Xuất Gia hay ở Chùa

27/03/20226:10 SA(Xem: 3265)
Xuất Gia hay ở Chùa
XUẤT GIA HAY Ở CHÙA
Thích Pháp Hỷ

duc phat ngoi thien 4 (2)Sự kiện Thái tử Sĩ Đạt Đa (Siddhartha) từ bỏ tất cả những lạc thú, hứa hẹn quyền lực, sở hữu tài sản, danh vọng để trở thành vị khất sĩ là nguồn cảm hứng vô tận cho hướng sống tỉnh thức, tự tại giữa những ràng buộc đời thường.

Người tu - biểu tượng của đạo đức

Không biết từ bao giờ, hình ảnh người tu trong cái nhìn của số đông, mặc nhiênbiểu tượng của đạo đức, giải thoát. Đối diện một vị “đầu tròn áo vuông”, người ta không cần biết trước đó họ là ai, mà chỉ nghĩ trong hiện tại, họ là người thầy tâm linh, xuất gia dấn thân sống theo hạnh của Đức Phật. Cũng chính vì lẽ đó, khi một người trong hình thức xuất gia có bất cứ suy tư, lời nóihành vi cử chỉ không phù hợp với mẫu mực đạo đức lý tưởng đã định hình trong tâm thức của mọi người, thì họ phải nhận về những chỉ trích, phê bình khắt khe.

Đó cũng là nguyên nhân của nhiều câu chuyện rùm beng trong dư luận, được báo chí và mạng xã hội thổi bùng thành lửa ngọn trong khu vườn Phật giáo, khiến nhiều người bức xúc, gây nên những ảnh hưởng, thậm chí có thể nói là xấu xí đến hình ảnh của đạo Phật, tổ chức Giáo hội.

Hiện tượng “Thích Tâm Phúc” ở Củ Chi trở thành chủ đề trên mạng xã hội trong cụm từ bỡn cợt “thầy chùa ăn thịt chó”, đã xảy ra rất lâu nhưng vẫn chưa lắng trên mạng xã hội. Còn người xem, còn kiếm lợi được từ những đoạn clip liên quan, các YouTuber vẫn tiếp tục khai thác hình ảnh nhân vật này. Họ bất chấp đó là người đã giả danh, ngụy tạo các giấy tờ chứng nhận tu sĩ, bổ nhiệm trụ trì, cả tới các bằng khen, huân chương cao quý của Nhà nước và Giáo hội.

Thông tin cứ vậy xoáy vào danh nghĩa “thầy chùa”, “cựu tu sĩ”, “cựu trụ trì”… khi đề cập tới một vài cá nhân từng ở chùa có hành vi phạm pháp, ngầm nói lên tình trạng đạo đức suy thoái tột cùng, dẫu đó cũng chỉ là hoàn cảnh cá biệt.

Người xuất giacư sĩ ở chùa

Không phải ai ở chùa, trong hình thức “đầu tròn áo vuông” cũng là người xuất gia. Đó là điều mà trước đây, Đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã từng phân định khi nói đến hiện tượng một vài cá nhân có biểu hiện vi phạm giới luật, sống buông thả. “Người xuất gia nếu không dụng công tu tập thì chỉ là người tại gia ở chùa”, ngài minh định.

Gần đây, dư luận đã hết sức gay gắt phê phán, mỉa mai một vị đang là chức sắc của Giáo hội cấp huyện “thường trú” trên mạng xã hội khi những hình ảnh của vị này đi làm thẩm mỹ, bơm dái tai để dài ra cho giống tai… Phật. Hình ảnh đó vẫn đang là chủ đề để một số người ác ý với Phật giáo sử dụng để nhắm vào chỉ trích đoàn thể người xuất gia.

Một bài kệ mà bất cứ người nào phát tâm và được chấp nhận cho xuất gia tại thời điểm “xuống tóc”, cũng như được nhắc lại mỗi khi cạo bỏ râu tóc là đừng quên chí nguyện của người xuất gia, lấy việc dụng công tu tập quan trọng hơn tất cả hình thức đẹp đẽ của con người theo lẽ thường tình. Do đó, việc đi đến một cơ sở thẩm mỹ để “sửa sang” như vị kia thì thật là bi hài. Như lời của Đức Phật trong kinh Kim cang, nếu ai mong muốn tìm thấy Đức Như Lai qua hình tướng bên ngoài thì thật là lầm lạc và chẳng bao giờ thấy được Phật.

Nếu lãng quên mục tiêu, xa rời lý tưởngchí nguyện của người xuất gia được phòng hộ bởi giới luật, củng cố bởi định lựcsoi sáng dưới tuệ giác của sự tu tập, thì người ở chùa chắc chắn sẽ bị cuốn theo lối sống hưởng thụ với tiền bạc, sắc dục, danh vọng, quyền lực…

Người xuất gia rời bỏ lý tưởng là tự hủy hoại chính mình

Với lịch sử hai ngàn năm, Phật giáo đã trở thành một tín ngưỡng trong dân gian, hình thành các giá trị đạo đức phổ quát của người Việt. Cũng chính trong chiều dài lịch sử ấy, Phật giáo đã có sự tiếp biến, mang trên cơ thể nhiều dấu ấn của văn hóa bản địathời đại trong tinh thần gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

Chính vì thế, nửa đầu thế kỷ XX, chư vị tôn túc Tăng, Ni, cư sĩ đã nỗ lực đi ngược dòng để làm nên công cuộc chấn hưng Phật giáo, đáng tiếc công cuộc ấy đang nửa chừng thì đất nước lại bị chia đôi hai miền với bối cảnh xã hội khác nhau. Trên cơ thể đạo Phật Việt Nam, như cây đa tán lá sum suê, vẫn còn nhiều đám tầm gửi ký sinh trên thân, cành của cả quá trình lịch sử lâu dài du nhập và phát triển cùng xứ sở này.

Nếu mỗi người đệ tử Phật nhận thức được trách nhiệm chính của mình, không rời lý tưởng, đặc biệt đối với người xuất gia mỗi ngày sống trong chánh niệm, tự xoa đầu mình để nhớ lại sự kiện rời bỏ cung vàng điện ngọc, những lạc thú và hứa hẹn sự giàu có, quyền lực, để dấn thân thực nghiệm tâm linh, đạt đến giải thoátgiác ngộ hoàn toàn. Có trăn trở như thế mới hầu mong sẽ tự nhắc nhở chính mình và khích lệ người khác cùng đi trên con đường cao thượng.

Xét cho cùng, mục tiêu của đời sống con ngườihạnh phúc. Khi không nếm được hương vị của tuệ giải thoát do giữ gìn giới, rèn luyện thiền định và trau dồi chánh kiến thì chắc chắn họ sẽ tìm kiếm những giá trị hạnh phúc giữa đời thường, lao vào những mưu cầu, chiếm đoạt hay sở hữu đầy toan tính thường tình. Họ, nói như Đức cố Đệ tam Pháp chủ GHPGVN, cũng chỉ là kẻ ở chùa chứ không hề là người tu.

Mong rằng những hiện tượng xấu xí đã diễn ra chỉ và mãi là hiện tượng cá biệt, dẫu cho nó vẫn tồn tại đâu đó, gây ảnh hưởng đến cái nhìn của một số người về Phật giáo, đoàn thể những người xuất gia - biểu tượng cho Tăng bảo, nhưng sẽ không thể hủy hoại được Chánh pháp - nguồn cảm hứng sống hướng đến giá trị hạnh phúc chân thực. Chánh pháp ấy, gần 2.600 năm trước đã được khơi mở bởi Đức Thích Ca, Người từ bỏ mọi giá trị vật chất để xuất giathành Phật - bậc đã giác ngộ hoàn toàn.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/08/2010(Xem: 41907)
28/08/2010(Xem: 49861)
28/08/2010(Xem: 33904)
27/08/2010(Xem: 73295)
27/08/2010(Xem: 39409)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :