Vấn Đề Tái Sanh

27/08/201012:00 SA(Xem: 21191)
Vấn Đề Tái Sanh

Thưa quý thính giả,

Tuần qua, trong số thư của quý thính giả gửi về, chúng tôi trích ra hai câu hỏi và sẽ xin lần lượt trả lời.

Câu hỏi thứ nhất như sau:

-- Nếu linh hồn người chết đi tái sinh thành kiếp sống mới, thì tại sao mấy trăm năm trước, loài người chỉ có mấy trăm triệu, mà nay theo thời gian đã tăng lên tới 5 tỷ, vậy linh hồn của những người mới này ở đâu mà ra?

Kính thưa quý vị,

Trong những kỳ phát thanh trước, chúng tôi đã có trình bày về quan điểm của nhà Phật trước vấn đềlinh hồn”, nay chúng tôi xin nhắc sơ lại.

Nhà Phật quan niệm rằng tất cả mọi hiện hữu đều là do sự biến hiện của Thức. Theo kinh Lăng Nghiêm, dòng sinh mệnh khởi đi do một niệm Vô Minh bất giác, nổi lên từ Biển Tâm mênh mông, bỗng thấy có “cái Ta” và “cái không phải Ta”, cũng như người đang thức, chớp mắt đã lạc vào giấc ngủ, mộng thấy đủ thứ hiện ra, bị đánh cũng thấy đau, khóc cũng có nước mắt, sợ hãi cũng chạy trốn, vân vân ... Nhưng thời gian của giấc ngủ bình thường chỉ lâu có một đêm, sáng dậy bèn biết ngay rằng chuyện xảy ra trong đêm là nằm mộng, không thật. Đó là những giấc mộng nhỏ, nằm trong giấc mộng lớn, là kiếp người

Trong dòng sinh tử kéo dài triền miên, từ kiếp này qua kiếp khác, người ta không thể tự tỉnh dậy, như đối với giấc ngủ một đêm, mà từ cái niệm Vô Minh bất giác đó khởi đi, trải qua mỗi đời sống, lại do những hành động mà tạo thành nghiệp thiện, hoặc ác. Theo tâm lý học của nhà Phật, thì những hành động thiện hoặc ác này đều chứa trong Tàng Thức (là cái kho lưu giữ lại mọi hoạt động của Thức), làm nhân cho những kiếp sau, tiếp tục trôi lăn trong mê vọng của sinh tử luân hồi, mãi đến khi nào thức tỉnh, trở lại được trạng thái Tâm Thanh Tịnh, thì mới hội nhập lại với Bản Thể Chân Tâm, mới chấm dứt được dòng sinh tử, đó là Kiến Tánh thành Phật.

Phật có nghĩa là người giác ngộ, không phải thần linh. Vì Vô Minh khởi đi từ vô thủy, hiện hành Thức Tâm sinh diệt, còn gọi là Vọng Tâm sinh diệt, không phải là Thật, là Chân, nên nhà Phật không quan niệm rằng có một cái được coi là Thật, là linh hồn trường tồn bất biến, kéo dài từ kiếp này qua kiếp khác đến vô tận, mà chỉ coi dòng đời hiện ra là do sự chi phối của nghiệp nhân thiện, hoặc ác, trong Tàng Thức, khi Tâm trở lại trạng thái thanh tịnh, không còn nghiệp nhân làm chủng tử gây nên đời sau, thì dòng đời sẽ chấm dứt, hóa giải Vọng Tâm, hội nhập Bản Thể Chân Tâm.

Sự kiện dòng đời xuất hiện là do một niệm Vô Minh bất giác nổi lên từ Biển Tâm, cũng có thể tạm ví như một đợt sóng nổi lên từ biển cả. Trong biển cả mênh mông, nhiều hay ít đợt sóng nổi lên, tùy theo gíó thổi mạnh hay yếu. Từ Biển Tâm, nhiều hay ít dòng đời xuất hiện, tùy theo nhiều hay ít niệm Vô Minh bất giác. Chúng ta có thể tạm dùng thí dụ cụ thể, cũng như máy thu thanh và làn sóng trong không gian. Vào thời kỳ đầu của kỹ thuật truyền thanh, người ta mới chế tạo được máy phát và thu thanh trên một làn sóng, gọi là radio một đài. Sau này, khoa học kỹ thuật tiến bộ, máy thu thanh có thể thu cả trăm làn sóng khác nhau, nên gọi là radio nhiều đài. Như vậy, dù lúc trước chưa sử dụng được nhiều làn sóng để phóng âm thanh vào, không có nghĩa là không có làn sóng. Và khi khoa học tiến bộ hơn nữa, máy móc tinh vi hơn nữa có thể phát, thu hàng ngàn tỷ làn sóng khác nhau, thì cũng không có nghĩa là những làn sóng đó mới được sinh ra, mà nó vốn có sẵn trong không gian mênh mông, cũng như Biển Tâm vốn đã có sẵn những yếu tố để một niệm Vô Minh có thể khởi lên, bắt đầu một dòng sinh mệnh, hoặc hàng ngàn tỷ niệm Vô Minh khởi đầu hàng ngàn tỷ dòng sinh mệnh.

Ngoài ra, nhà Phật không quan niệm chỉ có một thế giới mà chúng ta đang ở, mà cho rằng trong khoảng không gian bao la, có hằng hà sa số thế giới (hằng hà sa số nghĩa là nhiều như số cát nơi sông Hằng bên Ấn Độ, là một biểu tượng số lượng lớn đến nỗi không thể tính đếm được). Có những thế giới mà nhà Phật thường nhắc đến, gọi là Tam Giới, gồm;

-- Dục Giới, là nơi ở của những cuộc sống nhiều tham muốn, cụ thểthế giới của chúng ta;

-- Sắc Giới, là nơi lưu trú của những chúng sinh không còn tham muốn, nhưng vẫn còn có hình thể, tướng mạo.

-- Vô Sắc Giới, là cảnh giớichúng sinh đã hết tham muốn, không còn hình thể, tạm gọi là thế giới vô hình, chỉ còn tâm thức.

Như thế thì sự sinh hay diệt của một kiếp sống có thể giao thoa trong nhiều thế giới, hữu hình và vô hình, nhưng chúng ta chỉ biết đến có mỗi thế giới loài ngưòi này, nên chỉ suy tính quanh quẩn trong thế giới này mà thôi.

Để quý thính giả thấu triệt vấn đềlinh hồn” theo quan điểm của nhà Phật, chúng tôi xin kính gửi tới quý thính giả một bài pháp, lược trích trong cuốn Đức Phật và Phật Pháp, do hòa thượng Narada Maha Thera biên soạn theo kinh sách nhà Phật, và do cư sĩ Phạm Kim Khánh dịch:

Hòa thượng Narada, sinh năm 1898 tại Tích Lan, xuất gia năm 18 tuổi và nhập học tại đại học đường Tích Lan. Sau này, hòa thượng được bổ làm giảng sư về môn Đạo Đức Học và Triết Học tại đại học này.

Hòa thượng nổi tiếng về kiến thức sâu rộng, nhất là về đạo hạnhlòng từ bi. Ngài là tác giả của nhiều sách Phật giáo rất có giá trị, thí dụ cuốn "The Manual of Abhidhamma" là bản chuyển dịch ra Anh văn phần uyên thâm nhất của giáo lý nhà Phật. Kinh Pháp Cú cũng được ngài phiên dịch ra Anh văn và chú giải. Còn cuốn "The Buddha and His Teachings" (Đức PhậtPhật Pháp) là một tác phẩm xuất sắc của tác giả. Cuốn này có thể được xem là sách căn bản cho những ai muốn tìm hiểu Phật giáo.

Trong công cuộc hoằng pháp, hòa thượng được cử đi truyền giáo tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á như Cam Bốt, Lào, Việt Nam, Nam Dương, Mã Lai, vân vân ... Tại những nơi này, ngài thường được tiếp đón rất nồng hậu. Quốc vương Cam Bốt tôn vinh ngài là Đức Đại Tôn Giả (Sri Maha Sadhu).

Ngoài ra hòa thượng cũng đi hoằng pháp tại các nước Tây phương. Năm 1955, ngài sang Úc, và giúp tổ chức các hội Phật Giáo địa phương tại các bang New South Wales, Victoria, Tasmania và Queensland. Năm 1956, hòa thượng sang Anh quốc, tổ chức lễ Tưởng Niệm 2.500 năm ngày Đại Bát Niết Bàn của đức Phật. Sau đó ngài giúp củng cố Phật sự, và xây dựng ngôi chùa danh tiếng mang tên Chùa Phật Giáo Luân Đôn (London Buddhist Vihara). Ngài cũng đã sang Hoa Kỳ thuyết giảng về đề tài "Đức Phật và Triết lý đạo Phật" tại đài kỷ niệm Washington, trước một cử tọa rất đông đảo.

Ngài là một sứ giả Như Lai rất hăng hái và nhiệt tình, thu hút được nhiều người nghe, và lúc nào cũng khuyến khích thành lập các hội Phật Giáo địa phương ,để bồi đắp công trình hoằng dương đạo pháp.

Hòa thượng Narada có nhiều gắn bó với đất nước và Phật tử Việt Nam. Ngài đã từng đến Việt Nam vào đầu thập niên 1930, mang theo nhiều nhánh cây bồ đề, đã trồng xuống tại nhiều địa danh trong nước, như Phú Lâm (Chợ Lớn), Cần Thơ, Châu Đốc, Vĩnh Long ở miền Tây Nam bộ, Biên Hòa, Phước Tuy, Vũng Tàu ở miền Đông Nam bộ, ra đến Đà Lạt, Huế ở miền Trung và Vinh, Hà Nội ở miền Bắc.
Trong thập niên 1950, khi Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam được thành lập, ngài đến Việt Nam nhiều lần, để thuyết pháp hằng tuần tại chùa Kỳ Viên, Sài Gòn, thu hút đông đảo Phật tử đến nghe, và có rất nhiều người đến xin quy y với ngài. Đặc biệt là vào năm 1963, ngài đã khuyến khích ủng hộ công tác xây cất bảo tháp Thích Ca Phật Đài tại Vũng Tàu, ngày nay được xem như là một di tích lịch sử. Ngoài ra, ngài còn giúp xây dựng một bảo tháp khác ở Vĩnh Long.

Sau đây là lời dạy của hòa thượng Narada, một bậc thầy người ngoại quốc mà Phật tử Việt Nam đã được kết duyên lành, một sứ giả Như Lai đã lặn lội đến những xứ sở xa xôi để chiếu rọi Tuệ Đăng tới chúng sinh.

Hòa thượng Narada dạy rằng:

...”.... Thuyết tái sanh của Phật Giáo không phải là thuyết chuyển sinh linh hồn, hiểu như có sự di chuyển của một linh hồn từ thân xác nầy đến cơ thể vật chất khác.

Trong sách vua “Milinda Vấn Đạo”, Đại Đức Nagasena đã dùng nhiều truyện ngụ ngôn để giúp ta lãnh hội dễ dàng quy luật tái sanh của Phật Giáo. Câu truyện mồi lửa rất là rõ ràng. Đời sống xem như một ngọn lửa, và hiện tượng tái sanh như sự mồi lửa từ cây đèn này sang cây đèn khác. Ngọn lửa của đời sống liên tục tiếp diễn, mặc dầu có sự gián đoạn bộc lộ ra bên ngoài mà ta gọi là cái chết.
Vua Milinda hỏi Đại Đức Nagasena:

- Bạch Đại Đức, phải chăng có sự tái sanh, mà không có cái gì được chuyển sinh từ xác thân này đến xác thân khác?

Đại Đức Nagasena trả lời:

- Tâu đại vương, đúng như vậy, sự tái sanh diễn tiến không cần có cái gì được chuyển sinh từ thân này đến thể xác khác?"

Vua đề nghị:

- Xin Đại Đức cho một thí dụ.

Đại Đức Nagasena hỏi:

- Tâu Đại Vương, thí dụ có người dùng lửa của cây đèn này để mồi cây đèn kia. Có phải ngọn lửa của cây đèn này được dời qua cây đèn kia không ?

Vua đáp:

- Bạch Đại Đức, không phải vậy.

Đại Đức Nagasena nói:

- Đúng thế, tâu Đại Vương, tái sanh diễn tiến không cần có sự di chuyển của cái gì từ nơi này đến nơi khác.

Vua lại đề nghị:

- Xin Đại Đức cho thêm một thí dụ khác.

Đại Đức Nagasena nói:

- Tâu Đại Vương, Ngài còn nhớ không, thuở nhỏ đi học, ông thầy dạy làm thơ đã đọc cho Ngài nghe vài vần thơ, để Ngài đọc theo đến thuộc lòng.

Vua trả lời:

- Bạch Đại Đức, quả có như vậy.

Đại Đức Nagasena hỏi:

- Vậy thì, tâu Đại Vương, có phải lời thơ được chuyển từ ông thầy sang trí nhớ của Đại Vương không?

Vua đáp:

- Bạch Đại Đức, không.

Đại Đức Nagasena nói:

- Thì cũng như thế, tâu Đại Vương, hiện tượng tái sanh diễn tiến mà không cần có cái gì chuyển từ chổ này sang qua nơi khác.

Vua Milinda hỏi tiếp:

- Bạch Đại Đức, vậy thì cái gì tiếp nối từ kiếp này sang kiếp khác?

Đại Đức Nagasena trả lời:

- Tâu Đại Vương, chính phần tâm linh và phần vật chất, được sanh ra trong kiếp sống kế.

Vua hỏi:

- Có phải cũng chính tâm linh và thể xác trong kiếp trước được di chuyển và sanh trở lại trong kiếp sống sau không?

Đại Đức Nagasena trả lời

- Tâu Đại Vương, không phải chính tâm linh và thể xác trong kiếp trước được được sanh trở lại trong kiếp sống sau này. Tuy nhiên, tâm linh và thể xác ở kiếp trước đã hành động, gây nhân, tạo nghiệp thiện hoặc nghiệp ác, thì tùy thuộc nơi nghiệp ấy, tâm linh và thể xác được sanh ra trong kiếp nầy.

Vua hỏi:

- Bạch Đại Đức, nếu không phải chính tâm và thân của kiếp trước được sanh trở lại trong kiếp kế, thì ta có thể tránh khỏi quả báo của những hành động bất thiện do tâm và thân của kiếp trước gây ra trong kiếp trước không?

Đại Đức Nagasena trả lời:

- Tâu Đại Vương, nếu ta còn tái sanh trong một kiếp sống khác, thì tất nhiên còn phải chịu hậu quả của những hành động trong những kiếp quá khứ. Chỉ khi nào ta chấm dứt được sức mạnh của nghiệp lực, thì ta mới chấm dứt được sự lãnh chịu quả báo, của những hành động thiện, hoặc ác, trong quá khứ mà thôi.

Dr. Ananda Coomasvami, trong cuốn "Buddha and the Gospel of Budhism", cũng giải thích tiến trình “ tử - sinh “ , bằng thí dụ về một loạt những quả bi da:

"Thí dụ như, nếu một quả bi da lăn đến, đụng một quả khác đang ở yên một chổ, thì quả lăn tới ngưng lại và quả bị đụng bắt đầu lăn. Không phải là quả banh lăn trước được dời sang quả banh bị đụng. Nó vẫn còn nằm lại phía sau, nó chết. Nhưng chính vì sự di chuyển của nó, sức xung kích của nó, cái kết quả dĩ nhiên, hay cái nghiệp lực của quả banh trước, xuất hiện trong quả banh kế, chớ không phải một chuyển động khác mới được tạo ra."

Cũng như thế, xác thân đã chết, nhưng nghiệp lực tái sanh trong một cơ thể khác, mà không cần có cái gì di chuyển từ kiếp sống nầy sang kiếp khác. Chúng sinh mới được sanh ra, không hoàn toàn là một, nhưng cũng không tuyệt đối khác hẳn với chúng sinh vừa mới chết, bởi vì cả hai cùng nằm trong một luồng nghiệp. Chỉ có sự liên tục của dòng đời, triền miên thay đổi, tiếp diễn trong thể xác mới, là hiện hành trong thân khác, mà thôi. ...”...

Thưa quý thính giả,

Trên đây là bài giảng của hòa thượng Narada Maha Thera. Chúng tôi ước mong đã gửi được tới quý vị đôi chút khái niệm về linh hồn qua nhãn quan của nhà Phật.

Sau đây, chúng tôi xin nói về câu hỏi thứ hai.

Hỏi:

-- Nếu đã có những người chết rồi, khi tái sinh lại nhớ được chuyện kiếp trước, thì tất cả mọi người đều phải nhớ chuyện kiếp trước, sao lại người thì nhớ, người thì chẳng hề nhớ tí nào chuyện kiếp trước cả?

Kính thưa quý vị,

Do quan niệm rằng cõi đời này là thế giới tương đối, là hư vọng, là tương sinh tương duyên, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt, không phải là tuyệt đối chân thật, cho nên nếu có người khi tái sinh không nhớ được kiếp sống cũ, trong khi có người khác lại nhớ được, thì cũng là chuyện nằm trong quy luật tương đối. Nhà Phật không thuyết phục mọi người bằng những lối giải thích mê tín, áp đặt người nghe phải tin. Vì thế, trước những hiện tượng xảy ra có bằng chứng rõ ràng, người Phật tử ghi nhận một cách công bình, phóng khoáng.
Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng những chuyện đã xảy ra để chiêm nghiệm, so sánh, thì cũng có thể tự tìm được câu trả lời, tạm coi như hữu lý.

Nhà Phật cho rằng kể từ lúc một niệm Vô Minh bất giác nổi lên, bỗng thấy có “cái Ta” và “cái không phải Ta”, khởi đầu dòng sinh mệnh, trôi lăn trong môi trường tương đối, thì cũng là khởi đầu giấc mộng dài. Trong giấc mộng dài đó, có những khúc ngắn hơn, tạm gọi là giấc mộng trung bình, là thời gian của một đời sống. Trong khoảng thời gian của giấc mộng trung bình là đời sống đó, lại có những giấc mộng ngắn hơn nữa, là khoảng thời gian của những giấc mộngchúng ta có hằng đêm.

Không phải tất cả các giấc ngủ hằng đêm của chúng ta đều có mộng. Hoặc giả tỉ tất cả các đêm đều có mộng, thì cũng không phải là mỗi sáng thức dậy, chúng ta đều nhớ lại tất cả những giấc mộng đã qua. Thực tế là có người đang ngủ bỗng la lên ú ớ, rồi choàng dậy, mắt nhìn ngơ ngác, tim đập mạnh, hoảng hốt, sợ hãi, vì những hình ảnh trong cơn ác mộng vừa qua. Có người lại rất ít khi mộng thấy có chuyện gì xảy ra, dù mọi người đều có những giấc ngủ đại khái giống nhau. Có người lại thường thấy mộng đẹp, trong mộng còn cười lên nữa. Nhưng khi tỉnh dậy, hỏi họ mộng thấy gì mà vui cười, thì họ ngơ ngác vì không nhớ gì cả.

Giấc mộng dài trung bình là cuộc đời thì cũng vậy thôi. Có một số ít người “thấy” được những chuyện xảy ra trong kiếp quá khứ của dòng sinh mạng, hiện vẫn còn trong Tàng Thức ngoài không gian. Nhưng có nhiều người không “thấy” được gì cả. Cũng như có những người có khả năng phi thường về lòng thương yêu, hy sinh vì người khác, trong khi lại có những người ích kỷ vô cùng tột, không hề biết giúp đỡ tha nhân là cái gì.

Câu chuyệnNgười đàn bà đi tìm các con của kiếp trước” được đài truyền hình BBC và đài ABC, chương trình 20/20 thực hiện, mà chúng tôi đã gửi tới quý thính giả trong một kỳ trước, đã nói lên sự “thấy” được quá khứ của người mẹ đi tìm con. Nếu chúng ta không “thấy” được quá khứ của chúng ta, thì cũng có thể hiểu được, rằng chúng ta sống trong thế giới tương đối, không thể có sự tuyệt đối giống nhau, của tất cả mọi ngườimọi việc.

Ban Biên Tập/TVHS

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/08/2010(Xem: 41712)
28/08/2010(Xem: 49743)
28/08/2010(Xem: 33777)
27/08/2010(Xem: 72422)
27/08/2010(Xem: 39300)
27/08/2010(Xem: 39567)
27/08/2010(Xem: 112337)
27/08/2010(Xem: 32553)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.