Trái Tim Của Đức Phật

06/11/201212:00 SA(Xem: 31793)
Trái Tim Của Đức Phật

TRÁI TIM CỦA ĐỨC PHẬT
The Heart of the Buddha
Tác giả: His Holiness the Dalai Lama
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 02/12/2010

dalailama0123109Hãy quên tất cả những sự thực hành thiền quán, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, trái tim thật sự của Đạo Phậthoàn thành chí nguyện đến những người khác. Trong bình luận này về Con Đường của Bồ Tát, ngài diễn tả trái tim tỉnh thức của Đức Phật, đấy là thệ nguyện của Ngài đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

 

Trong tác phẩm nổi tiếng Con Đường của Bồ Tát, Tôn Giả Tịch Thiên nói rằng tất cả hạnh phúcan lạc là kết quả của việc yêu mến sự cát tường của những chúng sinh khác, trong khi tất cả những vấn nạn, thảm kịch và tai họahậu quả của những thái độ vị kỷ. Ngài hỏi, những gì cần thiết xa hơn ở đấy nói về điều này khi chúng ta có thể thấy những phẩm chất của Đức Phật, Người yêu mến lợi ích của những chúng sinh khác, và số phận của chính họ, những người ở trong thể trạng hiện tại này? Chúng ta có thể bị thuyết phục một cách dễ dàng về điều này bằng việc so sánh tính chất ngắn ngủi của những chúng sanh thông thường với những phẩm chất giác ngồ và tuệ trí của chư Phật. Trên căn bản của sự so sánh này, chúng ta có thể thấy những lợi íchcông đức của nguyện vọng yêu mến lợi ích của những chúng sanh khác và các lỗi lầm cùng khiếm khuyết của thái độ tự yêu mến và vị kỷ.

Tịch Thiên tuyên bố rằng vì tự thân và những người khác là bình đẳng trong khát vọng bẩm sinh được hạnh phúc và vượt thắng khổ não, tại sao chúng ta lại đi tìm cầu những quyền lợi cho riêng mình trên sự tổn hại của người khác - thậm chí đến mức độ hoàn toàn quên lãng họ? Tôi nghĩ điều này chỉ đến điều gì đấy rất đúng đắn. Như chính một người, tất cả những chúng sanh khác là bình đẳng trong việc có nguyện ước nguyện ước được hạnh phúc và vượt thắng khổ đau. Mỗi cá nhân chúng ta không hài lòng với bất cứ trình độ nào của vui thú và hạnh phúc và điều này đúng với tất ca chúng sanh. Giống như tôi, như một con người, có quyền tự nhiên để hoàn thành nguyện vọng căn bản này, tất cả những chúng sanh khác cũng như thế. Thật quan yếu để nhận thức sự bình đẳng căn bản này.

Rồi thì điều gì là khác biệt giữa tự thân và người khác? Bất kể mỗi cá nhân là quan trọng và quý giá như thế nào đi nữa, chúng ta chỉ đang nói về sự cát tường của một con người. Bất chấp họ khổ não kịch liệt như thế nào, thì chúng ta vẫn quan tâm ở đây với sự thích thú của một con người đơn độc. Trái lại, khi chúng ta nói về sự cát tường của các chúng sanh khác, chữ người khác này liên hệ đến vô hạn, vô số chúng sanh. Trong trường hợp của người khác nay, thậm chí nếu chúng ta đang đối phó với những mức độ nhẹ nhàng của khổ não, khi tập hợp lại, chúng ta đang nói về các khổ đau của một con số vô hạn của chúng sanh. Do thế, theo quan điềm này về số lượng, lợi ích của những chúng sanh khác là quan trọng hơn rất nhiều đối với một cá nhân.

Thậm chí từ quan điểm tư lợi của chính chúng ta, nếu những người khác hạnh phúchài lòng, thế tự chúng ta cũng hạnh phúc. Trái lại, nếu người khác ở trong tình trạng khổ não không ngừng, thế thì chính chúng ta cũng khổ đau trong cùng số phận. Việc quan tâm đến người khác quan hệ mật thiết với quyền lợi của chính chúng ta; điều này rất đúng đắn. Xa hơn nữa, căn cứ trên kinh nghiệm cá nhân của chính chúng ta, chúng ta có thể quán sát rằng chúng ta càng chấp chặc một cảm nhận mạnh mẽ về tự thân - yêu mến quyền lợi của chính mình - các rắc rối cảm xúctâm lý của chúng ta càng lớn hơn.

Dĩ nhiên, việc theo đuổi quyền lợi của chính mình là rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta cần một sự tiếp cận thực tiển hơn, đừng ôm lấy quyền lợi của riêng mình quá cực đoan mà hãy dành thêm thời gian để nghĩ về sự cát tường của những chúng sanh khác. Thể hiện vị tha hơn và chú ý hơn những cảm nhận và sự cát tường của những chúng sanh khác, trong thực tế, là một sự tiếp cận lành mạnh hơn trong việc theo đuổi những quyền lợi của chúng ta. Nếu chúng ta làm như thế, chúng ta sẽ thấy một sự thay đổi đáng chú ý, một cảm giác thoải mái. Chúng ta sẽ không còn dễ dàng bị kích thích bởi những hoàn cảnh lặt vặt, nghĩ rằng mọi thứ đang bị đe dọa, và hành động giống như toàn bộ tình thế, đặc tính, và hiện hữu đang bị lâm nguy. Trái lại, nếu chúng ta liên tục nghĩ về quyền lợi của riêng chúng ta - hoàn toàn quên lãng sự cát tường của những chúng sanh khác - thế thì ngay cả những hoàn cảnh nhỏ nhặt cũng có thể khích động các cảm nhận sâu xa của tổn thươngquấy rầy. Sự thật chân chính của điều này là việc gì đấy chúng ta có thể phán xét từ kinh nghiệm của chính chúng ta.

Về lâu dài, việc phát sinh một trái tim thánh thiện sẽ làm lợi ích cho cả chính chúng ta và những người khác. Trái lại, việc cho phép tâm thức chúng ta vẫn bị nô lệ bởi sự vị kỷ sẽ chỉ nuôi dưỡng mãi những cảm giác không hài lòng, chán nản và đau khổ của chúng ta cả trong giai đoạn tạm thời lẫn về lâu dài sau này. Chúng ta sẽ lãng phí cơ hội kỳ diệuchúng ta đang có bây giờ - của việc sanh ra như một con người, với việc được trang bị với những năng lực thông minh kỳ diệu của con người có thể được sử dụng cho những mục tiêu cao thượng và siêu việt hơn. Do vậy, điều quan trọng là có thể đánh giá những hậu quả dài hạn và ngắn hạn này. Cách nào tốt hơn để làm cho sự hiện hữu của nhân loại đầy đủ ý nghĩa hơn bằng việc hành thiền về tâm bồ đề - nguyện vọng vị tha để đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh.

Phát Tâm Bồ Đề

Về phần tôi, tôi không thể nói là tôi đã thực chứng tâm bồ đề. Tuy nhiên, tôi có một ngưỡng mộ sâu xa về tâm bồ đề. Tôi cảm thấy rằng sự ngưỡng mộ tôi có cho tâm bồ đề là sự giàu có của tôi và là một cội nguồn cho lòng can đảm của tôi. Điều này cũng là căn bản cho hạnh phúc của tôi; đấy là những gì có thể giúp tôi làm cho người khác hạnh phúc, và nó là nhân tố làm cho tôi cảm thấy hài lòngtoại nguyện. Tôi hoàn toàn dâng hiến chí nguyện đến lý tưởng vị tha này. Cho dù bệnh hay khỏe, già đi hay ngay thời điểm lâm chung, tôi sẽ duy trì chí nguyện với lý tưởng này. Tôi có niềm tin mãnh liệt rằng tôi sẽ luôn luôn duy trì sự ngưỡng mộ sâu xa của tôi cho lý tưởng này của việc phát sinh lòng vị tha của tâm bồ đề. Về phần của quý vị, những người bạn của tôi, tôi muốn kêu gọi các bạn hãy cố gắng để trở thành quen thuộc với lòng vị tha hay tâm bồ đề. Hãy phấn đấu, nếu có thể, phát sinh một thể trạng vị thatừ bi của tâm thức.

Việc thực chứng thật sự tâm bồ đề đòi hỏi thực tập thiền quán hàng năm. Trong vài trường hợp, việc này có thể cần đến hàng vô số kiếp để có sự thực chứng này. Không chỉ đơn giản tương xứng với việc có một sự thấu hiểu thông minh về vấn đề tâm bồ đề đề là gì. Có một cảm nhận trực giác như, "Nguyện cho tất cả chúng sanh đạt đến giác ngộ trọn vẹn" cũng không đủ. Những thứ này không phải là sự thực chứng tâm bồ đề. Thậm chí như thế thì tôi nghĩ thật xứng đáng cho việc ấy, cho những thực tập thậm thâm hơn về Phật Pháp gì ở đấy? Như Tịch Thiên đã tuyên bố:

Giống như vật chất siêu việt của những nhà giả kim[1],
Lấy hình thức ô nhiễm của xác thịt con người
Và tạo nó thành thân vô giá của một vị Phật.
Đấy là tâm bồ đề: chúng ta nên nắm bắt nó một cách vững chắc!

Khi chúng ta nghĩ về tâm bồ đề một cách nông cạn, nó dường như khá đơn giản; thậm chí nó không hiện hữu với tất cả những sự thôi thúc như thế. Trái lại, những thiền quán mật tông về mạn đà la và bổn tôn có thể dường như huyền bí, và chúng ta có thể thấy chúng thúc giục hơn. Tuy nhiên, khi chúng ta thật sự dấn thân trong sự thực tập, thì tâm bồ đềkhông giới hạn. Cũng không có hiểm họa để trở thành bị vở mộng hay ngã lòng như một kết quả của việc thực hành tâm bồ đề, trái lại trong thiền quán bổn tôn du già, trì tụng mật ngôn, v.v…, có một hiểm họa trở thành vở mộng, bởi vì chúng ta thường đi vào những sự thực tập như vậy với một sự dự đoán quá cao. Sau nhiều năm, chúng ta có thể nghĩ, "Mặc dù tôi đã hoàn thành việc thiền tập bổn tôn du già và trì tụng tất cả những mật ngôn này, không có sự thay đổi đáng chú ý nào; tôi đã không có bất cứ kinh nghiệm huyền bí nào". Loại vở mộng này không là trường hợp với việc thực tập tâm bồ đề.

Vì sự thực chứng tâm bồ đề đòi hỏi một sự thực tập trong một thời gian dài, một khi chúng takinh nghiệm nhẹ nhàng, nó thật sinh động nên chúng ta kiên quyết với việc trau dồi tâm bồ đề của chúng ta qua những lời phát nguyện ngưỡng mộ. Điều này có thể được hoàn tất trong sự hiện diện của một đạo sư hay trong sự hiện diện của một đại diện của một Đức Phật. Một sự thực tập như vậy có thể làm nổi bật hơn khả năng của chúng ta cho việc phát tâm bồ đề. Bằng việc tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát trong một nghi lễ đặc biệt (thọ giới Bồ tát), chúng ta khẳng định việc phát tâm bồ đề trong sự hiện diện của một vị thầy.

Phần thứ nhất của loại nghi thức này là phát lòng ngưỡng mộ tâm bồ đề. Những gì được liên hệ ở đây là bằng việc phát sinh lòng ngưỡng mộ vị tha để đạt Quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh, chúng ta hứa nguyện rằng chúng ta sẽ không từ bỏ hay để tâm bồ đề tàn lụi, không chỉ trong kiếp sống này, mà cũng trong những kiếp sống tương lai. Như một chí nguyện, có những giới điều nào đấy được quán chiếu.

Phần thứ hai là tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát. Điều phải được hoàn thành bởi những người nào đó đã tự chuẩn bị trước rồi bằng việc hoàn tất giai đoạn thứ nhất.

Đã phát triển lòng can đảm cho việc dấn thân trong những hành vi Bồ tát, chúng ta sau đó tiếp nhận những thệ nguyện Bồ tát. Một khi chúng ta đã tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát, cho dù chúng ta thích hay không, cho dù nó thú vị hay không, điều được đòi hỏi là một chí nguyện giữ gìn những thệ nguyện cũng quý giá như cuộc sống của chính mình. Để thực hiện hứa nguyện ấy, chúng ta phải có quyết tâm vững vàng như một quả núi; chúng ta đang thực hiện một lời hứa nguyện rằng từ bây giờ trở về sau chúng ta sẽ tuân theo những giới điều của Bồ tát và hướng cuộc sống của chúng ta theo sự rèn luyện Bồ tát.

Dĩ nhiên, một số bạn đọc không thực hành Đạo Phật, và ngay cả trong những người thực hành Phật Giáo, một số có thể không cảm thấy chí nguyện tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát, một cách đặc biệt phần thứ hai. Nếu chúng ta cảm thấy do dự về việc thể hiện có thể quán chiếu những thệ nguyện của Bồ tát, thế thì tốt nhất là đừng phát nguyện; chúng ta vẫn có thể phát sinh một tâm vị tha và nguyện ước rằng tất cả mọi chúng sanh có thể hạnh phúccầu nguyện rằng chúng tathể đạt đến giác ngộ trọn vẹn vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Điều này cũng là đầy đủ; những người này sẽ đạt được công đức của việc phát tâm bồ đề, nhưng những người này sẽ không phải tuân thủ những giới điều. Cũng thế, ít có hiểm họa làm thệ nguyện không được toàn vẹn. Do vậy, nếu bạn không tiếp nhận bất cứ thệ nguyện nào, các bạn chỉ phát triển sự ngưỡng mộ tâm bồ đề. Chúng ta có thể là người phán xét chính mình.

Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sanh
Con sẽ luôn luôn nương tựa
Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo,
Cho đến khi con đạt đến giác ngộ hoàn toàn.
Được thúc đẩy bởi tuệ trítừ bi
Hôm nay với sự hiện diện của Đức Phật
Con phát tâm tỉnh thức hoàn toàn


Vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
Cho đến khi không gian còn tồn tại
Cho đến khi chúng sanh còn hiện hữu
Cho đến lúc ấy, con nguyện cũng sẽ hiện diện
Và xua tan khỗ não của trần gian.

Từ quyển Thực Hành Tuệ Trí: Sự Hoàn Hảo của Phương Pháp Bồ tát của Tịch Thiên, của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thông dịch và nhuận sắc bởi Thupten Jinpa. © 2004 Tenzin Gyatso. Reprinted with permission of Wisdom Publications.

The Heart of the Buddha, His Holiness the Dalai Lama, Shambhala Sun, March 2005.

Ẩn Tâm Lộ ngày 3/11/2012 - 17:32:15

http://www.shambhalasun.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1310&Itemid=247



[1] Alchemist: người có thể biến kim loại thành vàng

 

Nguyên tác bản tiếng Anh:

The Heart of the Buddha

By His Holiness the Dalai Lama


Forget all the fancy meditation practices, says His Holiness the Dalai Lama, the real heart of Buddhism is complete commitment to others. In this commentary on The Way of the Bodhisattva, he describes the awakened heart of the Buddha, which is his vow to attain enlightenment for the sake of all sentient beings.


In his famed text The Way of the Bodhisattva, Shantideva states that all happiness and joy are the consequences of cherishing the well-being of other sentient beings, while all problems, tragedies and disasters are the consequences of self-cherishing attitudes. What further need is there, he asks, to talk about this when we can see the qualities of the Buddha, who cherishes the welfare of other sentient beings, and the fate of ourselves, who are in this current state? We can easily be convinced of this by comparing the shortcomings of ordinary sentient beings with the enlightened qualities and wisdom of the buddhas. On the basis of this comparison, we are able to see the benefits and merits of the aspiration to cherish the welfare of other sentient beings and the faults and disadvantages of a self-cherishing and self-centered attitude.

Shantideva states that since self and others are equal in having the innate desire to be happy and to overcome suffering, why do we seek our own self-interest at the expense of others—even to the extent of being totally oblivious to them? I think this points to something very true. Like oneself, all other sentient beings are equal in having this wish to be happy and to overcome suffering. Each of us individually is not satisfied with any level of pleasure and happiness, and this is true of all sentient beings. Just as I, as an individual, have the natural right to fulfill this basic aspiration, so do all other sentient beings. It is crucial to recognize this fundamental equality.

What then is the difference between self and others? No matter how important and precious each person is, we are only talking about the well-being of one person. No matter how acute their suffering may be, we are still concerned here with the interest of one single person. In contrast, when we speak about the well-being of other sentient beings, this word other refers to limitless, countless sentient beings. In the case of this other, even if we are dealing with slight degrees of suffering, when aggregated, we are talking about the sufferings of an infinite number of beings. Therefore, from the point of view of quantity, the welfare of other sentient beings becomes far more important than that of oneself.

Even from the point of view of our own self-interest, if others are happy and satisfied, then we ourselves can also be happy. On the other hand, if others are in a perpetual state of suffering, then we too will suffer from the same fate. The interest of others is intimately linked with our own self-interest; this is very true. Furthermore, based on our own personal experience, we can observe that the more we hold on to a strong sense of self—cherishing our own self-interest—the greater our own emotional and psychological problems.

Of course the pursuit of our own self-interest is very important. However, we need a more realistic approach, that is, not to take self-interest too seriously but spend more time thinking about the well-being of other sentient beings. Being more altruistic and taking into account the feelings and well-being of other sentient beings is, in actual fact, a much more healthy approach in pursuing our own interests. If we do that, we will see a marked change, a feeling of relaxation. We will no longer be easily provoked by petty circumstances, thinking that everything is at stake, and acting as if our whole image, identity and existence is being threatened. On the other hand, if we constantly think of our own self-interest—totally oblivious to the well-being of other sentient beings—then even the tiniest circumstances can provoke deep feelings of hurt and disturbance. The truth of this is something we can judge from our own experience.

In the long run, generating a good heart will benefit both ourselves and others. In contrast, allowing our minds to remain enslaved by self-centeredness will only perpetuate our feelings of dissatisfaction, frustration and unhappiness, both in temporary terms and in the long term as well. We will waste this wonderful opportunity we have now—of being born as a human, of being equipped with this wonderful human faculty of intelligence, which can be utilized for higher purposes. So it is important to be able to weigh these long-term and short-term consequences. What better way to make our human existence meaningful than by meditating on bodhichitta—the altruistic aspiration to attain enlightenment for the sake of all sentient beings.


Generating Bodhichitta


On my part, I cannot claim to have realized bodhichitta. However, I have a deep admiration for bodhichitta. I feel that the admiration I have for bodhichitta is my wealth and a source of my courage. This is also the basis of my happiness; it is what enables me to make others happy, and it is the factor that makes me feel satisfied and content. I am thoroughly dedicated and committed to this altruistic ideal. Whether sick or well, growing old, or even at the point of death, I shall remain committed to this ideal. I am convinced that I will always maintain my deep admiration for this ideal of generating the altruistic mind of bodhichitta. On your part too, my friends, I would like to appeal to you to try to become as familiar as possible with bodhichitta. Strive, if you can, to generate such an altruistic and compassionate state of mind.

Actual realization of bodhichitta requires years of meditative practice. In some cases, it may take eons to have this realization. It is not adequate simply to have an intellectual understanding of what bodhichitta is. Nor is it sufficient to have an intuitive feeling like, “May all sentient beings attain the fully enlightened state.” These are not realizations of bodhichitta. Even so, I think it is worth it, for what more profound practice of dharma is there? As Shantideva states:

For like the supreme substance of the alchemists,
It takes the impure form of human flesh
And makes of it the priceless body of a buddha.
Such is bodhichitta: we should grasp it firmly!

When we think of bodhichitta superficially, it may seem quite simple; it may not even appear all that compelling. In contrast, the tantric meditations on mandalas and deities might seem mysterious, and we may find them more appealing. However, when we actually engage in the practice, bodhichitta is inexhaustible. There is also no danger of becoming disillusioned or disheartened as a result of practicing bodhichitta, whereas in meditations on deity yoga, reciting mantras and so on, there is a danger of becoming disillusioned, because we often enter into such practices with too high an expectation. After many years, we might think, “Although I have done deity yoga meditation and recited all these mantras, there is no noticeable change; I haven’t had any mystical experiences.” This type of disillusionment is not the case with the practice of bodhichitta.

Since the realization of bodhichitta requires a long period of practice, once you have slight experience, it is vital that you affirm your cultivation of bodhichitta through aspirational prayers. This can be done in the presence of a guru or in the presence of a representation of a buddha. Such a practice can further enhance your capacity for generating bodhichitta. By taking the bodhisattva vow in a special ceremony, you affirm your generation of bodhichitta in the presence of a teacher.

The first part of this type of ceremony is the generation of aspirational bodhichitta. What is involved here is that by generating this altruistic aspiration to attain buddhahood for the benefit of all beings, you pledge that you will not give it up or let it degenerate, not only in this lifetime, but also in future lives. As a commitment, there are certain precepts to be observed. The second part is the ceremony for taking the bodhisattva vows. This should be done by someone who has already prepared themselves by going through the first stage.

Having developed enthusiasm for engaging in the bodhisattva’s deeds, you then take the bodhisattva vows. Once you have taken bodhisattva vows, whether you like it or not, whether it is pleasurable or not, what is required is a commitment to keep the vows as precious as your own life. To make that pledge, you must have determination as solid as a mountain; you are making a pledge that from now on you will follow the precepts of the bodhisattva and lead your life according to the bodhisattva training.

Of course some readers are not practicing Buddhists, and even among practicing Buddhists, some may not feel committed to taking the bodhisattva vows, especially the second part. If you feel hesitant about being able to observe the bodhisattva vows, then it is best not to make the pledge; you can still generate an altruistic mind and wish that all sentient beings may be happy and pray that you may be able to attain full enlightenment for the sake of all sentient beings. This should be sufficient; you will gain the merit of generating bodhichitta, but you do not have to follow the precepts. Also, there is less danger of breaking the vows. So if you do not take any vows, you simply develop aspirational bodhichitta. You can be your own judge.

With the wish to free all beings
I shall always go for refuge
To the Buddha, Dharma, and Sangha,
Until I reach full enlightenment.

Enthused by wisdom and compassion
Today in the Buddha’s presence
I generate the mind for full awakening
For the benefit of all sentient beings.

As long as space remains,
As long as sentient beings remain,
Until then, may I too remain
and dispel the miseries of the world.


From Practicing Wisdom: The Perfection of Shantideva's Bodhisattva Way, by His Holiness the Dalai Lama. Translated and edited by Thupten Jinpa. © 2004 Tenzin Gyatso. Reprinted with permission of Wisdom Publications.

The Heart of the Buddha, His Holiness the Dalai Lama, Shambhala Sun, March 2005.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.