Theo tâm lý học Phật giáo, sân hận là một trong 6 phiền nãocăn bản, bao gồmtham dục, si mê, kiêu ngạo, nghi kỵ, ác kiến. Sân hận có khi cực nóng, nhưng cũng có khi cực lạnh. Sân hận có thể hướng ra bên ngoài, đến những người khác, hay đến một tình huống nào đó, hay đối với cuộc sống nói chung. Nó cũng có thể hướng vào bên trong, trong một hình thức tự căm ghét mình, oán hận, hay chối bỏ những phần nào đó của bản thân khiến mình xấu hổ và dễ bị tổn thương. Sân hận có thể khiến bạn giết người; và cũng có thể khiến bạn tự sát. Sân hận được châm mồi do động lực muốn chối bỏ, muốn gạt phăng, muốn hủy diệt. Nó liên quan đếncảnh giớiđịa ngục, một trạng thái cực kỳ đau khổ, và sợ hãi. Cái tính chấtsợ hãi, hay cảm giác giống như bị ép sát vào chân tường.
Sân hận có một năng lực kinh khiếp. Bạn cảm thấy bị đe dọa và hoảng sợ, và cảm giácđau đớn đó cứ tăng cao cho đến khi bạn bùng nổ như một con chuột bị dồn vào góc kẹt. Hay nó có thể biểu hiện bằng sự oán hờn âm ỉ mà bạn luôn mang theo như một gánh nặng trên vai. Như những phiền não khác, sân hận là một phần của con ngườichúng ta. Ai cũng có nó hết! Nhưng mỗi người ứng xử với nó mỗi vẻ khác nhau, về mặt cá nhân lẫn văn hóa.
Chúng ta thường tìm cáchloại bỏsân hận bằng mọi giá vì sự trải nghiệm với nó rất là uy mãnh. Một trong những cách loại trừ là nhồi nhét, hay đè nén nó xuống, vì xấu hổ hay vì mình khó thừa nhận là mình đang tức giận. Một cách khác nữa là mình trở nên bạo động từ lời nói đến hành động, mà chỉ khiến cơn giận càng tệ hơn.
Vì sân hận là một bản chấttự nhiên của con người nên thực sự rất là khó trừ diệt, dù bạn có thử cách nào đi nữa! Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi cách mình đối xử với nó. Khi làm vậy, bạn bắt đầu khám phá một đặc tính rất ‘người’ và có giá trị, ẩn dấu bên trong cái uy lực hủy diệt này. Bạn giữ lại những gì quý giá và vất bỏ những thứ xấu dơ. Phật dạy, có nhiều cách thực tập để đối đầu với sân hận. Bước đầu tiên là bắt đầu bằng thiền quán. Trong khi thực hành thiền định, bạn sẽ bắt đầu hiểu được năng lực của sân hận, cùng các phiền nãocăn bản khác, và tạo một mối tương quan mới với chúng. Trên căn bản đó, chúng ta có thể bắt đầu ứng dụngtuệ giác này trong môi trường đầy thử thách của đời sốnghằng ngày.
Chánh Niệm Bào Mòn Sân Hận
Thực tậpchánh niệm là nền tảng để khám phánăng lực mạnh mẻ của sân hận. Khi cơn sân hận đã bùng nổ thì thật là khó trị. Đó là lý do tại sao thiền quán là một công cụ rất cần thiết. Nhờ từ từ dừng lại và tăng thêm sức mạnhquán chiếu, bạn có thể sớm bắt gặp sân hận đang khởi lên trong giai đoạn đầu, trước khi nó có cơ hội nuốt chửng mình hoàn toàn.
Sự thực hànhngồi yên, thở một cách tự nhiên, và quán chiếu tâm mình trải nghiệm trong từng giây, từng phút chính là món thuốc giải độc đối với cơn sân hận. Đây là sự thật vì sân hận và những cơn cảm xúc mạnh phát tán nhanh khi mình không có chánh niệm. Chúng lớn mạnh bằng cách ẩn trốn dưới bề mặt ý thức của chúng ta và trồi lên bất cứ khi nào chúng thích. Vì vậy, mở rộngchánh niệm sẽ lấy đi nơi cư trú tự nhiên của những phiền não.
Nhờ có chánh niệm, chúng ta biết bắt trúng tầng số mà mình đang cảm nhận và quán sát trải nghiệm đó bằng một thái độ bình nhiên, nhưng thông cảm. Càng làm được việc này trong khi thực hànhchánh niệm, chúng ta càng ít bị gọng kềm của giận dữ xiết chặt. Đồng thời, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để chuyển hóa mối liên hệ của mình đối với sân hậntrong đời sống hằng ngày.
Sân hận đến từ đâu? Nó nằm trong tâm thức. Do vậy, bằng cách thuần hóatâm thứcchúng ta có thể thiết lập một nền móngvững chắc để biết khi nào cơn giận khởi lên trong ta và mình hay có thói quenphản ứng thế nào đối với nó. Chúng ta có thể thấy cơn giận phát tán và trú ẩn trong ta, và nó gây ra những bi kịch theo công thức, như là hay đổ thừa và gây đau khổ. Chúng ta có thể phơi bày những cấu trúc khái niệm của mình, nào là biện hộ, bảo vệ, và che đậy, đối với sân hận. Trên căn bản đó, chúng ta có thể đi xa hơn bằng cách dùng những phương phápthực tập sau:
Cây độc: 4 Bước Thực TậpĐối TrịSân Hận
Theo truyền thốngTây tạng, phương pháp cây độc là phương pháp tương xứng, để từng bước tiến bộ trong việc đối trịsân hận và những phiền não khác.
Làm cách nào để trị một cây có độc? Việc đầu tiên là phải tỉa bớt nhánh lá, để nó không lớn mạnh thêm và phát tán rộng ra. Nhưng điều đó chỉ để giữ nó trong tầm kiểm soát. Cái cây vẫn còn đó. Tuy nhiên, một khi cái cây nằm trong kích cỡ có thể quản lý được thì mình mới có thể đào nó lên và triệt tiêu nó hoàn toàn. Và đây là một phương pháptương đốihiệu quả.
Nhưng khi chúng ta sắp sửa làm điều trên thì mình nhớ ra có một vị bác sĩ nói rằng vỏ và lá của cây này có dược tính. Mình mới thấy rằng chặt bỏ cây đi thì uổng quá! Phải tìm ra cách nào hay hơn.
Cuối cùng, theo câu chuyệntruyền thống, một con công xuất hiện, và nó hoan hỉ ngốn hết cả cây mà không xảy ra chuyện gì. Con công đã biến cây độc thành thức ăn của nó.
Tỉa Cây: Kềm Chế, Không Chiều Theo Cơn Giận
Bước đầu tiên là phải kềm lòng, không nói năng hay hành động theo cơn giận. Khi cơn giận nảy sinh, thường là nó đã chiếm hữu hết tâm trí của mình rồi, trước khi mình biết nó đến. Cường độ của sự xúc cảm và phản ứng của mình đối với nó xảy ra nhanh đến độ mình tưởng như là chúng xảy ra cùng lúc. Chúng ta đang trong tình huống tuyệt vọng và phải làm cái gì đó để đối phócơn giận, hoặc là chiều theo nó, hay là đè nén nó xuống.
Bước kế đến là chúng ta kềm lòng, không làm gì cả, bất kể là mình bị áp lực mạnh mẻ phải làm một cái gì đó. Việc tu tập trong giai đoạn này là sống với cơn giận. Chúng ta khởi đầu ở giữa lằn ranh, nơi mình muốn đổ thêm dầu vô lửa, hay là xua đuổi nó ra khỏi con người mình. Lúc này, mình không làm theo 2 cách trên. Chính đây là lúc mình chỉ sống với cơn giận mà không tìm cáchgiải thích hay có một kế hoạch nào khác.
Sự phản ứng của chúng ta mạnh và nhanh đến độ lúc đầu mình không thực sự thấy cơn giận. Nhưng khi sự phản kháng dịu lại, thì một lổ hổng nhỏ mở ra để mình thấy có một khoảng cách giữa cơn giận và sự phản ứng của mình. Trong cái khoảnh khắc nhỏ đó, chúng ta có thể sống với cơn giận, và đồng thời kềm lòng, không để bị cơn giận cuốn hút mình vào. Chúng ta có thể học sống đơn giản và thuần túy với cơn sân hận, mà không bị những ý nghĩxen vào.
Nhổ Cây: Nhìn Thấu sự Kiên Cố của Sân Hận
Một khi chúng ta có thể sống cởi mở và ít phê phán đối với cơn giận, bước thứ hai là chúng taquán sát nó thật kỹ. Khi cơn giận đến, chúng ta khám nghiệm nó. Chúng ta nêu lên những câu hỏi như là: Vậy, đối với cái gì mà mình gọi tên là giận? Nó là một tri giác, một ý nghĩ, hay là một cảm thọ? Nó thực sự ra sao? Nó bất bại? Nó bất động? Nó di động? Khi mình muốn giữ nó lại, nó có tìm cách lẩn trốn? Nó từ đâu đến? Nó sống ở đâu? Nó đi về đâu? Đặc tính, kết cấu, màu sắc, hình dạng của nó là gì? Cái gì cho cơn giậnsức mạnh để sai khiển chúng ta?
Ở bước này, chúng ta xem cơn giận như là một hiện tượngđơn giản. Cơn giận từ đâu đến? Nó nhằm vào cái gì? Có phải lỗi tại mình, hay tại ai đó, hay tại cái gì đó? Nhìn thật sâu vào nó. Gốc rễ của nó ở đâu? Cái gì đang cảm nhận nó? Đi từng bậc từ cạn đến sâu và từ thấp đến cao. Bạn có tìm thấynguyên nhân gốc của nó không?
Sắc Thuốc: Khám PháTuệ Giác Trong Đau Khổ
Ở bước 3, chúng taquán chiếu xem cái lợi và hại của cơn sân hận. Làm sao sân hận lại là một liều thuốc trị bệnh được? Nếu mình diệt trừ nó đi thì mình bị mất cái gì? Ở đây, sự thực hành là phân biệt rõ sự khác biệt giữa cơn giận có tính nguy hại và có tính ích lợi. Rõ ràng, cơn giận thiếu chánh niệmxuyên qualời nói và hành động sẽ mang lại hại người và hại mình. Và, đè nén cơn giận cũng mang đếnmối nguy hại. Cơn giận không thực sự ra đi, mà còn xuất hiện bằng nhiều hình dạng ranh ma, quỷ quyệt. Vậy, còn cách nào khác không?
Theo truyền thốngPhật giáo Tây tạng, sân hận có một mặt khác: nó có mang tuệ giác bên trong. Phần nhiều chúng tavất vả đấu tranh với cơn sân hận nên không thấy tuệ giác này. Nhưng, thực rasân hận có một đặc tính bén nhạy và nhất quán. Nó chính là người đưa tin về một cái gì đó sai trái, và cần phải được nêu ra. Năng lựctỉnh giác của sân hậntrong sáng như gương soi. Nó nói cho chúng ta biết như thật, không giấu giếm. Sân hận có tính chấtdứt khoát, rõ ràng, nhanh chóng. Nó lôi kéo sự chú ý của chúng ta vào ngay vấn đề. Sân hận cắt ngắn tính tự mãn và động viên chúng ta phải hành động.
Khi chúng ta thấy sự bất công xảy ra cho kẻ khác, những bạo động làm tổn thương người vô tội, và thấy con ngườibiện hộ cho những hành động vô luân, đây là những việc khiến mình tan nát lòng và tức giận. Vì vậy, sự giận dữ có thể là chất kích thích khiến chúng ta hành động một cách can đảm và từ bi nói lên những bạo động, bất công, và bảo thủngu si. Và khi chúng ta càng thấy rõ những khuynh hướng như vậy trong thế giới quanh mình, chúng ta càng nhận thức được bên trong chúng ta những dấu hiệu của bạo đông và thờ ơ. Vậy, giận dữ có sức mạnh lột bỏ cái màn chắn trước mắtchúng ta, cắt đứt vô minh và trốn tránhtrách nhiệm.
Sức mạnh hủy diệt của sân hận thì thật rõ ràng. Nhờ nói đến sức mạnh hủy diệt này, chúng tathực tậpkềm chế nó trong bước một, và bắt đầu thấy rõ tính chất cứng rắn của nó trong bước hai. Bây giờ, chúng ta đang học sống với khả năng tuệ giác của sân hận.
Thực ra, không phải chính sự sân hận, mà là khuynh hướng muốn duy trì cơn sân hận và những mẩu chuyện có liên quan được ấp ủ trong lòng nên mới khiến mình đau khổ. Khi cơn sân hậnđánh thứcchúng ta vì một vấn nạncần phải nói ra, chúng ta có thể phản ứng bằng cách đắm mình trong cơn giận tức và cảm thấy thích về việc mình đã làm. Hay, chúng ta có thể thực sự lắng nghe cái thông điệp mà tâm sân hậnmang đến, trong khi đó dẹp bỏ, không quan tâm ai là người đưa tin đến. Có vậy, chúng ta mới có thể đương đầu với sự thật được phơi bày qua lăng kính trong suốt của sự sân hận.
Con Công: Giao Đấu với Sân Hận Mà Không Sợ Hãi, hay Do Dự
Bước cuối cùng không phải là thực hành thêm điều gì mới, mà là kết quả của việc tinh thông 3 bước đầu. Chúng tatiếp tụcthực hànhkềm chế, không để cơn giậnbùng nổ bất ngờ, thấy rõ đặc tínhkiên cố của cơn giận, và mở lòng đón nhận thông điệp cơn giậnmang đến, mà không bị chính cơn giậnchi phối. Khi chúng ta có thể dễ dàng làm những điều trên, chúng tacuối cùng mới có thể xử dụng cơn sân hận như là một công cụ, hay là một phương tiện. Chúng ta sẽ không còn sợ hãiứng dụng nó trong cuộc sống nếu sân hận là điều cần thiết và có ích lợi. Và khi cơn giận nguy hại đến, chúng ta không còn bị cuốn hút, hay lẩn trốn nó nữa. Chúng ta sẽ chuyển hóa nó và không để lại dấu tích gì!
Cô Giáo thọPhật học Judy Lief là tác giả của quyển ‘Làm Bạn Với Cái Chết’, và là người thu thập và xuất bản nhiều tác phẩm của sư phụ cô, Chogyam Trungpa Rinpoche, bao gồm quyển ‘Giá Trị Vi Diệu của Biển Pháp.’
Nguồn: The Poison Tree: How To Transform Anger in 4 Steps by Judy Lief, Shambhala Magazine, july 15, 2014.
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.