Làm sao nhận diện một phương pháp thiền

21/11/20153:04 SA(Xem: 11463)
Làm sao nhận diện một phương pháp thiền

LÀM SAO NHẬN DIỆN MỘT PHƯƠNG PHÁP THIỀN
Tuệ thiện

duc phat toa thienThiền đã có mặt tại Ấn Độ trước khi Đức Phật ra đời. Điều đó chứng tỏ con người lúc nào cũng muốn vượt thoát cái giới hạn của số phận mình và muốn hướng tới cái toàn thiện. Năm lên 7 tuổi, Bồ tát Sĩ-Đạt-Ta, nhân dịp theo cha đi dự lễ Hạ Điền, đã ngồi nhập định dưới bóng mát của cây đa trong nhiều tiếng đồng hồ. Năm 29 tuổi (594 trước TC), bồ tát rời bỏ cung điện, vợ đẹp, con thơ, để tìm đường giải thoát khỏi sanh già đau chết cho mình và cho nhân loại. Năm 35 tuổi (588 trước TC), Ngài đắc đạo quả Chánh-đẳng Chánh-giác dưới cội bồ đề ở Bồ-Đề-ĐạoTràng (Bodhgaya). Rồi từ đó bánh xe Pháp được xoay chuyển.

Trong hạ thứ 11 Phật đã dạy ngài Rahula quán niệm hơi thở và giữ chánh niệm trong khi đi khất thực. Đến hạ thứ 22 (568 trước TC), Đức Phật giảng dạy kinh Tứ-Niệm-Xứ tại xứ Kuru, đây là bài kinh căn bản dạy cách tu tập thiền quán Vipassana là pháp thiền đặt biệt của Phật Giáo do Phật Thích Ca Mâu Ni khám phá và được Ngài tuyên bố : « đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ đau, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn ». (Kinh Niệm-xứ, Trung-bộ 10). Rồi từ đó đến nay nhiều thế hệ thiền sư tiếp nối giảng dạy pháp thiền nầy.



Sau hơn 25 thế kỷ, nhìn lại lịch sử truyền thừa Phật Giáo, chúng ta thấy không biết bao nhiêu là phương pháp thiền: Như Lai thiền, Tổ Sư thiền/ Thiền Đại Thừa, Thiền Nguyên Thủy/ Thiền Chỉ, Thiền Quán/ Thiền xuất hồn, Thiền Tánh Không...Vậy thì làm sao nhận diện một phương pháp thiền để xem nó khác với lời dạy của Đức Phật như thế nào? Trước hết chúng ta hãy nghe Đức Phật định nghĩa về thiền: « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng, vị tỳ kheo an trú trong nhiệt-tâm, tỉnh-giác, chánh-niệm và quán Thân trên thân, quán Thọ trên thọ,quán Tâm trên tâm, quán Pháp trên pháp » trong bài kinh niệm xứ (Sattipatthana sutta) đức Phậtgiải thích thế nào là Thân, Thọ, Tâm, Pháp và Đức Phật nhấn mạnh nhiều lần « Vị tỳ kheo khi ấy an trú trong nhiệt-tâm, tỉnh-giác, chánh-niệm để chế ngự tham ưu ở đời ».


pdf_download_2
Lam sao nhan dien mot phuong phap thien



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/03/2016(Xem: 9125)
15/02/2021(Xem: 5791)
21/10/2022(Xem: 2887)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :