PHÁP THOẠI 19

13/12/20153:46 SA(Xem: 10045)
PHÁP THOẠI 19

Minh Đức Triều Tâm Ảnh 
(Sīlaguṇa-Mahāthera)
NHẶT LÁ RỪNG XƯA 2
(Pháp Thoại An Cư 2015)

Nhà xuất bản Văn Học

PHÁP THOẠI 19 (Tối ngày 08/7/ÂL)

 

Hồi chiều thầy nói đến Thiền trong công việc. Thế là sau đó có người hỏi, tại sao trong công việc lại chú tâm được, mải mê, say mê với công việc được; còn công việc đếm, công việc thở sao lại dễ hôn trầm, thuỵ miên hoặc buông lung, phóng dật... không thể chú tâm liên tục được?

Đấy là câu hỏi hay.

Bây giờ hãy nghe đây. Sở dĩ đối tượng công việc, sáng tác phẩm lại dễ mải mê, dễ nhất tâm hơn là công việc nội quán – vì ít nhất có 10 lý do sau đây:

- Thứ nhất là vì quen hướng ngoại: Từ lúc sinh ra, ấu nhi, thiếu niên, trưởng thành... chúng ta đều hướng ngoại, hướng ra bên ngoài để thu góp kinh nghiệm, dữ liệu, kiến thức... và dường như chưa bao giờ hướng vào bên trong cả. Vì bên trong chẳng có cái gì cả ngoài tim gan phổi phèo... ! Hướng ngoại đã thành thói quen, thành bản chất của cái tâm - còn hướng nội đối với một số người mới tập thiền thì nó là lần đầu, nên rất khó, vì nó cứ nhảy đi!

- Thứ hai, đối tượng bên ngoài là sắc, thanh, hương... là cái gì dễ khả ái, khả hỷ, khả lạc... dễ hấp dẫn lôi cuốn hơn. Khi thiền trong công việc, là hoa, là cảnh, là rác, là cát, là đá, là xanh, là trắng, là khói, là bụi... tuy không khả ái, khả hỷ nhưng cũng lôi cuốn hơn đối tượng là số đếm, là hơi thở chẳng thú vị gì!

- Thứ ba, đối tượng trong công việc nó rõ ràng, nó to lớn nên dễ nắm bắt, còn đối tượng số đếm, hơi thở do mơ hồ, vi tế nên khó chú tâm vào đấy.

- Thứ tư, đối tượng bên ngoài nó sờ sờ ra đó, nó cụ thể, có hình tướng, có âm thanh, có hương, có vị... còn số đếm, hơi thở nó không cụ thể, nó chẳng có mùi màu gì nên khó nắm bắt.

- Thứ năm, khi làm công việc bên ngoài ai cũng thấy là nó có ích lợi thật sự, cái ích lợi có thể đo đếm, tính toán, xác định được – còn đếm số, theo dõi hơi thở... nó tựa như làm việc vô ích vậy!

- Thứ sáu, công việc bên ngoài thì mình hoàn thành được nhiệm vụ, bổn phận được giao, mình tạo được nơi ăn, chốn ở, tăng thêm cảnh trí đẹp, phục vụ mình và người – rõ ràng là nó có ý nghĩa, có giá trị hơn số đếm và hơi thở nhiều.

- Thứ bảy, công việc bên ngoài thì lợi ích cho đại chúng, mình lại tích luỹ thêm công đức, phước báu...

- Thứ tám, công việc bên ngoài nó đáp ứng được cái tâm lăng xăng cố hữu trong mỗi chúng sanh nên dễ thực hiện – còn đối tượng nội quán bắt nó phải dừng nghỉ, ở yên cái tâm lăng xăng nên nó khó hơn là dĩ nhiên.

- Thứ chín, cũng do tất cả những điều ấy nên nội quán bao giờ cũng đi ngược với phạm trù quyền lực của nghiệp dị thục nên nó phản ứng, nó bày trò ra đấy!

- Và thứ mười, là quan trọng nhất, lộ trình bên ngoài thường là hữu vi, bản ngã, được cái gì đó; còn lộ trình bên trong có khuynh hướng tĩnh chỉ, vô vi, vô dục, vắng lặng bản ngã, sở đắc nên nó thù diệu hơn, gần cứu cánh phạm hạnh hơn.

Vậy đếm số, theo dõi hơi thở khó khăn hơn nhiều, đòi hỏi công phu, chịu khóthời gian, cụ thể là tấn và niệm phải thuần thục. Đây là giai đoạn không thể lướt qua, đi qua mau chóng được. Nhưng qua được rồi thì êm đó. Con trâu hoang dã cần phải xỏ mũi, buộc giàm mới lôi cổ nó về nhà được. Tương tự giới, có giới mới có định vậy.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.