Nhân duyên sinh

18/10/20164:18 SA(Xem: 9021)
Nhân duyên sinh
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA HƯƠNG SEN TINH KHIẾT 
Thích Nhuận Châu dịch

PHẦN III : 
NHỮNG BÀI VIẾT VÀ PHÁT BIỂU CỦA
ĐỨC ĐẠT-LẠI LẠT-MA
 
NHÂN DUYÊN SINH

L.G.T: Bài giảng nầy gồm hai đề tài: »Nhân duyên sinh« (Depending Arising) và »Tam độc« (The Three Poisons) được đức Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 Tenzin Gyalso trình bày bằng tiếng Tây Tạng, Giáo sư Jeffrey Hopkins thuộc viện đại học Virginia, Hoa Kỳ dịch sang tiếng Anh và được Nhà xuất bản Wisdom Publications ấn hành năm 1992.

Nhân duyên sinh là triết học phổ thông trong tất cả các hệ thống Phật học, mặc dù có rất nhiều cách giải thích khác nhau về nó. Trong thuật ngữ Sanskrit, pratītyasamutpāda được chỉ cho »nhân duyên sinh«. Trong đó, chữ pratiya có ba nghĩa khác nhau: gặp gỡ, dựa vàotùy thuộc – nhưng trong cả ba nghĩa ấy, trong phạm trù ý nghĩa căn bản, thì nó có nghĩa là tùy thuộc. Samutpada có nghĩa là sinh khởi. Bởi vậy, ý nghĩa của Pratītyasamutpāda là sự sinh khởi tùy thuộc vào những điều kiện, nhờ vào nhiều điều kiện và thông qua lực tác động của các điều kiện khác nhau. Trên bình diện vi tế, đó là sự giải thích lý do chính tại sao các hiện tượng không tồn tại trên cơ sở tự tính[80].

Khi đức Phật đưa ra thuyết 12 nhân duyên, là Ngài nói từ cái nhìn siêu tuyệt và với ý nghĩa vô cùng rộng lớn. Ngài dạy 12 nhân duyên trong kinh Đạo can[81] rất chi tiết, vì trong các bài pháp khác, trong bối cảnh đức Phật trả lời khi có thính chúng đặt vấn đề. Trong kinh nầy, đức Phật nói về nhân duyên sinh trong ba cách:

Do sự hiện hữu của cái nầy, mà cái kia sinh khởi

Do sự sinh ra của cái nầy, nên cái kia được sinh ra.

Có nghĩa như thế nầy: Do vô minh[82] mà có hành[83] (hành động tạo tác), do hành nên có thức[84], do thức nên có danh sắc[85], do danh sắc nên có lục nhập[86], do lục nhập nên có xúc[87], do xúc nên có thọ[88], do thọ nên có ái[89], do ái nên sinh thủ[90], do thủ nên sinh ra hữu[91] (bình diện tiềm ẩn của nghiệp), do có hữu nên có sinh[92] và do có sinh nên có lão tử[93].

Trong dòng đầu tiên, đức Phật nói: »Do sự hiện hữu của cái nầy mà cái kia sinh khởi«. Đức Phật muốn xác định rằng vòng sinh khởi luân hồi của các hiện tượng không thông qua một lực siêu nhiên bởi một vị thần thường hằng vĩnh cửu mà do một chuỗi những điều kiện đặc biệt. Chỉ do sự hiện hữu của các nhân và duyên đặc biệt nầy mà có sự sinh khởi thành các kết quả đặc biệt.

Trong dòng thứ hai, khi đức Phật nói:

»Do sự sinh ra của cái nầy nên cái kia được sinh ra«

Đức Phật nhằm xác định rằng một hiện tượng thường tại, không sinh khởi như một bản chất chung như tư tưởng mà hệ phái Số luận[94] chủ trương thì không thể lập nên một chức năng tạo ra kết quả (là cái kia) được. Đúng hơn, vòng triển chuyển luân hồi của các hiện tượng sinh khởi từ nhân duyên vốn là vô thường từ trong bản chất.

Như thế sẽ phát sinh một vấn đề: nếu vòng triển chuyển luân hồi của các hiện tượng được sinh ra từ các điều kiện mang tính vô thường, liệu các hiện tượng ấy có được sinh ra chỉ từ bất kỳ yếu tố vô thường nào đó chăng? Yếu tố nầy chắc là sẽ không đủ. Vậy nên, trong ý thứ ba, đức Phật xác định rằng vòng triển chuyển luân hồi của các hiện tượng không chỉ phát sinh chỉ từ bất kỳ yếu tố nhân duyên vô thường nào đó, mà đúng hơn, phát sinh từ những nhân duyên đặc biệt có tiềm năng tạo nên sự sinh khởi các hiện tượng đặc biệt.

Khi đưa ra vấn đề duyên sinh của khổ, đức Phật muốn hiển bày cái khổ ấy có sự mê mờ như là nguyên nhân cội gốc. Hạt giống bất tịnh, mê lầm nầy tạo tác nên hành động lưu giữ trong tâm thức một tiềm lực khiến sẽ phát khởi nỗi khổ do tái sinh thân mới trong vòng luân hồi sinh tử. Cuối cùng, kết quả kéo dài đến khâu cuối cùng của vòng nhân duyên sinh, cái khổ của lão tử.

Với cái nhìn về mười hai nhân duyên, căn bản có hai cách giải thích, một là trong chiều hướng nhiễm ô phiền não, và một cách khác theo chiều hướng thanh tịnh. Ngay trong Tứ diệu đếgiáo lý căn bản của đạo Phật, cũng có hai chiều hướng về nguyên nhân và kết quả, một chiều hướng do thành phần nhiễm ô của các hiện tượng và chiều hướng khác do thành phần thanh tịnh, nên ở đây, pháp mười hai nhân duyên đều có những tiến trình liên quan đến cả hai hiện tượng nhiễm ôthanh tịnh. Từ trong Tứ Diệu Đế, khổ đếchân lý thứ nhất – là bị ảnh hưởng của chiều hướng nhiễm ô của thế giới hiện tượng. Và tập đế chân lý thứ hai, là nguyên nhân của khổ đế. Trong chiều hướng thanh tịnh của hiện tượng giới và diệt đếchân lý thứ ba là do ảnh hưởng từ chiều hướng thanh tịnh, và đạo đế, chân lý thứ tư – là nguyên nhân của diệt đế.

Tương tự, khi giải thích mười hai nhân duyên, nhờ có điều kiệnvô minh mà hành sinh khởi và cứ thế... đó là cách giải thích theo chiều hướng nhiễm ô, và khi được giải thích nhờ vào sự chuyển hóa vô minhhành không sinh khởi, và cứ thế... là theo chiều hướng thanh tịnh. Cách giải thích thứ nhất theo tiến trình sinh khởi của khổ, cách thứ hai theo tiến trình chuyển hóa của khổ.

Để lập lại. Mười hai nhân duyên xuất phát từ tiến trình nhiễm ô phiền nãoxuất phát từ tiến trình thanh tịnh hóa. Và mỗi tiến trình được trình bày theo thứ tự thuận và nghịch.

Như vậy, theo tiến trình thuận, mười hai nhân duyên được giải thích như sau:

Do nhân duyên vô minh, nên hành sinh khởi

Do nhân duyên là hành, nên thức sinh khởi

Do nhân duyên là thức, nên danh sắc sinh khởi

Do nhân duyêndanh sắc, nên lục nhập sinh khởi

Do nhân duyênlục nhập, nên xúc sinh khởi

Do nhân duyên là xúc, nên thọ sinh khởi

Do nhân duyên là thọ, nên ái sinh khởi

Do nhân duyên là ái, nên thủ sinh khởi

Do nhân duyên là thủ, nên gọi là hữu (bình diện tiềm ẩn của nghiệp), sinh khởi.

Do nhân duyên là hữu, mà sinh sinh khởi

Do nhân duyên của sinh, mà lão tử sinh khởi

Vì lối này nhằm vào diễn đạt cách mà khổ được phát sinh, đó là cách giải thích nguồn gốc tại sao mà khổ được hiện hành. Trong chiều nghịch, mười hai nhân duyên được giải thích như sau:

Cái khổ không mong muốn (lão tư)û, được phát khởi tùy thuộc vào sự hiện hữu của yếu tố sinh..

Yếu tố sinh được phát khởi tùy thuộc vào bình diện tiềm ẩn của nghiệp được gọi là hữu

Hữu phát sinh tùy thuộc vào thủ

Thủ phát sinh tùy thuộc vào ái

Ái phát sinh tùy thuộc vào thọ

Thọ phát sinh tùy thuộc vào xúc

Xúc phát sinh tùy thuộc vào lục nhập

Lục nhập phát sinh tùy thuộc vào danh sắc

Danh sắc phát sinh tùy thuộc vào thức

Thức phát sinh tùy thuộc vào hành

Hành phát sinh tùy thuộc vào vô minh.

Ở đây nhấn mạnh vào chân lý thứ nhất trong Tứ diệu đế, chính khổ đế là quả.

Thế nên trong tiến trình thanh tịnh hóa[95], mười hai nhân duyên được giải thích như sau:

Khi vô minh đã được chuyển hóa thanh tịnh rồi thì hành không còn sinh khởi

Khi hành diệt thì thức diệt

Khi thức diệt thì danh sắc diệt

Khi danh sắc diệt thì lục nhập diệt

Khi lục nhập diệt thì xúc diệt

Khi xúc diệt thì thọ diệt

Khi thọ diệt thì ái diệt

Khi ái diệt thì thủ diệt

Khi thủ diệt thì bình diện tiềm ẩn tạo nghiệp gọi là »hữu« diệt

Khi »hữu« diệt, thì sinh không hiện hành

Khi sinh không hiện hành thì lão tử diệt.

Cách giải thích nầy nhắm đến chiều hướng thanh tịnh hóa các hiện tượng, nhấn mạnh vào nguyên nhân, đó là đạo đế trong Tứ diệu đế.

Theo thứ tự chiều nghịch, có thể giải thích: Tiến trình chuyển hóa (nguyên nhân) sinh khởi của lão tửtùy thuộc vào sự tiêu diệt tiến trình sinh.

Tiến trình sinh được chuyển hóa tùy thuộc vào sự tiêu diệt bình diện tiềm ẩn của nghiệp được gọi là hữu.

Sự chuyển hóa của »hữu« có được là tùy thuộc vào sự tiêu diệt của thủ.

Sự chuyển hóa của thủ có được là nhờ vào sự tiêu diệt của ái

Sự chuyển hóa của ái có được là nhờ vào sự tiêu diệt của thọ.

Sự chuyển hóa của thọ có được là nhờ vào sự tiêu diệt của xúc.

Sự chuyển hóa của xúc có được là nhờ vào sự tiêu diệt của lục nhập.

Sự chuyển hóa của lục nhập có được là nhờ sự tiêu diệt của danh sắc.

Sự chuyển hóa của danh sắc có được là nhờ sự tiêu diệt của hành.

Sự chuyển hóa của hành có được là nhờ sự tiêu diệt của vô minh.

Ở đây, các tiến trình ấy được miêu tả qua một bức tranh gọi là bánh xe luân hồi gồm năm ngăn. Cảnh giới của các vị Thiện thần và Á thần[96] được mô tả cùng trong một ngăn, cảnh giới của loài người được mô tả trong một ngăn. Hai ngăn nầy hàm nghĩa sự luân chuyển theo chiều hướng thiện lành, an lạc, được mô tả ở phần trên của bánh xe luân hồi. Ba ngăn còn lại được bố trí ở phần nửa dưới của bánh xe, hàm nghĩa sự tái sinh ở các cảnh giới thấp kém và khổ cực – đó là cảnh giới của loài vật, quỷ đói và địa ngục. Tất cả các ngăn nầy đều biểu tượng cho các bình diện khổ trong tiến trình sinh khởi.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.