Trước khổ sau vui

12/11/20163:34 SA(Xem: 9260)
Trước khổ sau vui
TRƯỚC KHỔ SAU VUI
Quảng Tánh 

duc phat thuyet phapSống trong cuộc đời, ai cũng mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, muốn có hạnh phúc thì chúng ta phải dày công tạo dựng. Ở đời hay đạo cũng đều như vậy, hạnh phúc không tự nhiên đến, mà đó là kết quả của một quá trình học tập, lao động, tu dưỡng đạo đức, thăng hoa tâm linh… theo lộ trình “trước khổ sau vui”.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ vua Ba-tư-nặc, sáng sớm, tụ tập bốn binh chủng, cỡi xe vũ bảo đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên. Thế Tôn hỏi vua:

- Đại vương từ đâu đến mà bụi bặm lấm đầy người như thế? Tụ tập bốn binh chủng có việc gì?

Vua Ba-tư-nặc bạch Thế Tôn:

- Nay, nước ta có giặc lớn nổi lên. Nửa đêm hôm qua, con dấy binh bắt được. Thân thể mệt mỏi, con muốn trở về cung, nhưng giữa đường, con lại nghĩ: ‘Ta nên đến chỗ Như Lai trước rồi sau hãy vào cung’. Con do việc này mà ngủ nghỉ không yên. Nay vì có công lao dẹp giặc xong, vui mừng hớn hở không kềm được, nên đến lễ bái thăm hỏi Như Lai. Nếu hôm qua con không dấy binh thì không bắt được giặc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo:

- Đúng vậy, Đại vương! Như lời vua nói. Vua nên biết rằng: Có bốn việc trước khổ mà sau vui. Thế nào là bốn? Sớm mai dậy sớm, trước khổ sau vui. Nếu dùng dầu bơ, trước khổ sau vui. Nếu lúc uống thuốc, trước khổ sau vui. Gia nghiệp, cưới gả tốt đẹp, trước khổ sau vui. Này Đại vương! Đó là có bốn việc này trước khổ mà sau vui.

Vua Ba-tư-nặc bèn từ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạy chân Phật, đi nhiễu ba vòng rồi lui đi. Vua đi chưa lâu, Thế Tôn liền bảo các Tỳ-kheo:

- Nay có bốn việc trước khổ sau vui. Thế nào là bốn? Tu tập Phạm hạnh, trước khổ sau vui. Tụng tập kinh văn, trước khổ sau vui. Tọa thiền, niệm định, trước khổ sau vui. Đếm hơi thở ra vào, bốn việc này, trước khổ sau vui. Nếu có Tỳ-kheo hành pháp trước khổ sau vui này thì sẽ hẳn xứng đáng được quả báo vui của Sa-môn. Thế nào là bốn?

Tỳ-kheo siêng hành pháp này, không muốn pháp ác, nhớ giữ hỷ an, tâm dạo chơi ở Sơ thiền. Đó là được điều vui đầu tiên của Sa-môn.

Lại nữa, có giác, có quán, dừng bên trong có tâm hỷ, chuyên ròng một lòng, không giác không quán niệm giữ hỷ an, đạo ở Nhị thiền. Đó là được điều vui thứ hai của Sa-môn.

Lại nữa, vô niệm, dạo tâm ở xả (hộ), hằng tự giác tri, biết thân có lạc, chỗ các Hiền thánh hy vọng, bỏ niệm lạc, dạo tâm ở Tam thiền. Đó là được điều vui thứ ba của Sa-môn.

Lại nữa, khổ vui đã dứt, trước không có hoạn lo lắng, không khổ, không vui, xả niệm thanh tịnh, đạo tâmTứ thiền. Đó là có bốn điều vui này của Sa-môn.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Nếu có Tỳ-kheo hành trước khổ, sau được quả báo bốn điều vui của Sa-môn này, dứt ba lưới kết, thành tựu Tu-đà-hoàn, không lui sụt pháp, ắt sẽ đến diệt độ.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Nếu dứt ba kết này, dâm nộ si nhạt mỏng, thành tựu Tư-đà-hàm, trở lại đời này, ắt dứt hết mé khổ.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Nếu có Tỳ-kheo đoạn năm hạ phần kết, thành tựu A-na-hàm, ở đó Bát Niết-bàn, không đến cõi này nữa.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Nếu có Tỳ-kheo hữu lậu đã hết, thành vô lậu, tâm giải thoát, trí tuệ giải thoát, ở trong hiện pháp thân tác chứng mà tự du hí, ‘Sanh tử đã đứt, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn tái sanh’; như thật mà biết. Đó là, Tỳ-kheo ấy tu pháp trước khổ này, sau được bốn quả vui của Sa-môn”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 28.Thanh văn,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.74)

Ai cũng biết tu hành lắm nỗi gian nan. Có điều, cực mà không khổ. Giữ giới, học kinh, điều thân, tịnh tâm… vốn chẳng dễ chút nào. Người nào đủ phước duyên trụ trong pháp, không thoái chuyển thì ngày càng thêm niềm vui, an lạc.

Thành tựu bốn Thiền (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền) mang đến hỷ lạc tràn ngập thân tâm, đây là nền tảng hạnh phúc của người tu. Nhờ an trú trong hỷ lạc của thiền định, người tu mới có thể vượt lên những cám dỗ thế thường.

Khi hành giả an trú trong bốn Thiền, giới và định đều sung mãn, tiếp tục phát huy tuệ giác (Thiền quán) sẽ thành tựu bốn Đạo quả, chấm dứt sinh tử, chứng đắc Niết-bàn. Quả vị A-la-hán là hạnh phúc chân thật nhờ đoạn tận phiền não, sau quá trình dài tu tập giới định tuệ tinh chuyên

Quảng Tánh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/03/2016(Xem: 8870)
15/02/2021(Xem: 5537)
21/10/2022(Xem: 2575)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.