Chương 9: Vấn đáp - Chủ đề nghệ thuật sống

03/08/20173:29 SA(Xem: 7514)
Chương 9: Vấn đáp - Chủ đề nghệ thuật sống
NGHỆ THUẬT SỐNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông 2016

Chương 9: Vấn đáp - Chủ đề nghệ thuật sống

Hỏi: Trong đạo Phật có chỉ ra cách giao tiếp, cách đối nhân xử thế, đúng không ạ? 

Truyền thông là nhịp cầu rất quan trọng đạo Phật. Truyền thông có hai cách: Thứ nhất là truyền thông bằng ngôn ngữ, theo hình thức chữ viết, bây giờ bao gồm luôn cả internet, email. Thứ hai là truyền thông bằng các động tác biểu đạt. Văn hóa của mỗi quốc gia có mặc ước về biểu đạt khác nhau, ví dụ người Ấn Độ lắc đầu để bày tỏ sự đồng ý, trong khi đó ở Việt Nam và nhiều nước khác lắc đầu là biểu hiện sự không đồng tình. 

Cùng là một động tác nhưng nếu ta lấy hai nền văn hóa Ấn và Việt làm hai hệ qui chiếu văn hóa Ấn và Việt khác nhau. Theo đạo Phật, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu ta luôn lấy bản thân mình làm hệ qui chiếu, bắt người khác phải tuân theo. Trong quan hệ đối tác cần phải lấy sự tương tác (trong tiếng Anh là “interaction”). Trong văn hóa nhu cầu tương tác càng cao, vì thế ngôn ngữ chỉ nên được hiểu là một trong các phương tiện truyền thông chứ không phải toàn bộ truyền thông

Sử dụng đúng cách ngôn ngữ trong truyền thônghiệu quả rất lớn. Đức Phật đưa ra bốn tiêu chí, bốn tiêu chí này được liệt vào nhóm đạo đức thứ tư mà tất cả mọi người cần phải thực tập

Thứ nhất là “truth communication”, tức truyền thông sự thật. Những gì mình không nắm rõ thì không suy luận, chỉ xem nó như là một giả thuyết. Chỉ phát biểu những gì mình biết chắc chắn. Khi đó ta sẽ tránh được những ngộ nhận, hiểu nhầm và tránh mất uy tín, vì xây dựng lại uy tín rất khó. 

Thứ hai là “Harmony communication”, tức là truyền thông nhằm tạo ra sự hòa hợp đoàn kết trong các mối quan hệ xã hội, cũng như trong kinh doanh. 

Thứ ba là “Culture communication”, được hiểu theo nghĩa là truyền thông văn hóa. Mình phải hiểu văn hóa của người, để người hiểu được văn hóa của mình. Ứng dụng tiêu chí này trong cuộc sống nghĩa là sử dụng những ngôn ngữ để người nghe cảm thấy nhân cách của họ được đề cao. Không nên sử dụng những lời văn tục, nguyền rủa, chửi bới. Đặc biệt trong văn hóa doanh nghiệp điều này là tối kỵ. 

Cuối cùng là “Values communication”, tức là truyền thông giá trị. Người truyền thông chỉ phát biểu khi những gì mình nói ra mang lại giá trị cho người nghe. Bằng không, ta được quyền giữ yên lặng trong thiền định (“the safety in quiet meditation”). 

Sở dĩ giữ yên lặng trong thiền định là vì có những tình huống bất công xã hội mà ở quốc gia nào cũng có, thời điểm nào cũng có. Việc phát biểu không đúng tình huống, không đúng sự kiện, không đúng con người có thể dẫn đến rất nhiều tác hại tiêu cực. Đã nói là nói có lợi ích, còn nếu không thể nói được trong tình huống đó thì ta không cần phải phát biểu

Nói tóm, theo quan niệm Phật học, mục đích của truyền thông là mang lại tính chân lý, tính hòa hợp, tính văn hóa và tính giá trị. Bốn yếu tố này làm cho uy tín người truyền thông được nâng cao và sự truyền thông có kết quả như cả hai bên mong muốn. 


Hỏi: 
Đối với những đối tượng gây ảnh hưởng xấu tới cộng đồng, mình vi ý tốt muốn nói với họ để họ sửa đổi thì có vấn đề gì không? 

Đó là một tình huống rất nhạy cảm, tế nhị. Trước nhất, thẳng thắn nói với họ là điều cần thiết. Nhưng theo đức Phật, cần truyền thông một cách có nghệ thuật. Như vậy thiện chí của mình được hiểu đúng và người kia sẽ thay đổi. Trong tình huống này, cách sử dụng ngôn ngữ và ngữ điệu hết sức quan trọng. 

Ta có thể học cách dùng ngôn ngữ trong ngoại giao: Lịch sự, điềm đạm, nói vừa đủ. Ngữ điệu rất quan trọng. Cũng là một câu nói, nhưng nếu sử dụng hai ngữ điệu miêu tả khác nhau thì người nghe cảm nhận hai cảm xúc hoàn toàn khác nhau và từ đó có các thái độ phản ứng khác nhau. 

Ví dụ, người vợ đợi chồng về ăn cơm chiều. Người chồng về muộn hơn bình thường. Người vợ có thể nói: “Anh hôm nay có chuyện gì mà về muộn thế, làm mẹ con em phải chờ cơm lâu”. Nói với ngữ điệu bình thườngtruyền thông sự trìu mến, cảm thông với sự bận rộn của chồng. Nếu nói với giọng hờn dỗi, trách móc, thêm phần nghi ngờ, ghen tuông thì người chồng sẽ cảm nhận điều ngược lại. 

Phần lớn chúng ta chỉ quan tâm tới nội dung truyền thông mà không quan tâm tới cách thức diễn đạt thông điệp của mình. Vì thế, thiện chí trong tình huống này sẽ không được đánh giá đúng. 

Đạo Phật dạy lấy tâm làm nền tảng. Nhưng mặc khác, đạo Phật cũng dạy chúng ta phải có nghệ thuật diễn đạt để truyền đạt đúng sắc thái tâm ta, bằng không sự hiểu lầm, ngộ nhận sẽ xảy ra. 

Cách bắt tay của hai người khi gặp nhau có thể truyền thông tín hiệu rằng hai người rất thân thiện, cởi mở với nhau. Nhưng người thứ ba khi chứng kiến có thể sẽ không hiểu được 
thông điệp này. Vì vậy ta phải hết sức thận trọng. Không phải bất cứ người nào cũng có thể cảm nhận được trái tim của chúng ta, hay những nội dung mà chúng ta muốn truyền đạt, gửi gắm tới họ, cho nên phải nói một cách rất khéo. 

Để làm công việc ấy, đạo Phật dạy là ta phải nói ra những cái tích cực trước. Những gì là tiêu cực thì thường không nên nói ở chỗ đông người. Người bị phê bình sẽ tự ái, xấu hổcảm thấy mình bị thương tổn và không còn cảm nhận được thiện chí của chúng ta nữa. Cho nên, cái tích cực thì nêu ra với quần chúng để học hỏi, còn cái tiêu cực của người đó thì ta góp ý riêng. Có nhiều người khi bị phê bình nhiều quá thì sẽ ra sức phủ định để bảo vệ uy tín của bản thân. Khi đó ta phải tìm không gian, thời điểm thích hợp để góp ý. 

Người kia đang quá căng thẳng với công việc, đang bị quá nhiều sức ép. Vì thế vào ngay thời điểm đó người ta không thể đón nhận những lời khuyên nhủ dù là chân thành, đầy thiện ý. Để lúc người đó thoải mái rồi góp ý cũng không muộn. Trong ngày, thế nào cũng có 10 phút, nửa tiếng hay một giờ được xem là thuận lợi nhất để nói chuyện. Như vậy, chỉ có tấm lòng thôi chưa đủ. Cần phải có cả phương pháp truyền thông thì người kia mới vui vẻ sửa đổi, bằng không người đó sẽ phủ định ý kiến của ta và tiếp tục hành xử tiêu cực

Phụ nữ vốn nhiều cảm xúc, nên khi có gì không bằng lòng với chồng thì thường buột miệng trách móc ngay. Các ông chồng cảm thấy như mình bị xúc phạm trước đồng nghiệp, trước bạn bè nên khó bỏ qua được. Vì tự ái nên một số người có khuynh hướng đào tẩu luôn. 

Phải hết sức tế nhị để có được kết quả trong truyền thông để người kia tiếp nhận


Hỏi: Con nghĩ rằng, nói thẳng, nói thật thì tốt, nhưng người nghe sẽ không thích; Nhưng có những vấn đề mà chỉ khi nói thẳng, nói thật thì hai bên mới hy vọng xóa bỏ được những gút mắc với nhau. Nếu mình cứ nói theo kiểu tích cực, lẫn tránh bớt những cái tiêu cực đi thì cái xích mích vẫn còn, sau này mối quan hệ vẫn còn cái gút ấy, không thể vượt qua được, thế thì làm sao, thưa thấy? 


Khi nãy tôi có nói đến việc tế nhị là tìm thời điểm không gian thích hợp để góp ý một người, không có nghĩa là mình lẩn tránh các mặt tiêu cực của người ấy. Đã là góp ý thì mình nhấn mạnh đến việc xây dựng người đó, để người đó ngày càng tốt đẹp hơn, như vậy cái tiêu điểm trong tình huống này là gì? Những cái xấu, cái dở, cái tiêu cực nói chung, nhưng nói sao để người nghe không hiểu sai về thiện ý của ta. Cho nên phải có cách nói. 

Ví dụ ai đó có thói quen đi dép, đi giày cứ nện gót rất to, ở công ty thì không sao, nhưng nếu vào ban đêm ở khu tập thể thì có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của hàng xóm. Bây giờ mình góp ý: “Nếu mà chị đi khẽ khàng hơn thì chúng tôi hạnh phúc lắm” thì người nghe không cảm thấy gì, còn nếu ta nói: “Cái bà này vô duyên, giờ này mà đi nghe cốp cốp, ai chịu nổi...” thì mọi chuyện sẽ khác đi ngay. 

Sự góp ý không có nghệ thuật khiến cho hai bên càng bức xúc hơn, người đi giày làm ồn kia lại sẽ có khuynh hướng không muốn thay đổi thói quen của mình, trong bụng lại có ý nghĩ: “Lần sau thấy bà ấy đang ngủ, mình sẽ đi mạnh hơn cho biết!

Phải nói khéo. Nếu người đó đang đi với nhiều người quá mình không nên nói, đợi khi người đó có một mình ta mới góp ý nhẹ nhàng: “Đây là khu tập thể, cần đến sự yên tĩnh, nhất là sau cả ngày đi làm mệt nhọc, giấc ngủ là thuốc bổ phục hồi năng lượng cần thiết cho ngày hôm sau hay cho những giờ sau, nên nếu ta đi nhẹ nhàng thì hay biết mấy!”. Như vậy cũng là cách phản ánh cái tiêu cực của người đó, nhưng người bị góp ý không có cảm giác bị xét tội, xử phạt

Có một số người khi được góp ý một cách tế nhị, lịch sự vẫn tìm cách phản đối bằng những câu kiểu như: “Tính tôi thế, ai chịu được thì chịu, không chịu được thì thôi!”. Khi đó ta phải dùng cách “mưa dầm thấm đất”, từ từ người ta sẽ sửa đổi, nếu ta gắt gỏng lên là hỏng việc hết. Cũng có khi cần những sự hỗ trợ cần thiết thông qua bạn bè, người vợ, người chồng, con, ông, bà, cha mẹ. Nguyên tắc vẫn là tích cực, kiên nhẫn,bền bỉ, có nghệ thuật thì mới có thể có thành công

Hỏi: Mình tiếp thu thế nào mới là đúng cách? 

Phật giáo dạy về nghệ thuật nghe: “Nghe sâu, hiểu thấu, thương nhiều”. Sự thương nhiều là kết quả hay mục đích việc ta nghe từ một người mà ta quan tâm, còn hai vế đầu là nghe thật sâu sắc, tức là “listen deeply”. Thường là người ta nghe một cách hời hợt nên dễ hiểu sai thông điệp của người kia. Nghe sâu là nghe không phản ứng, nghe một cách chăm chú và tiếp nhận. Phản ứng ngay lập tức là không khôn ngoan. Cứ suy nghĩ thật sâu sắc về những nội dung mà ta được truyên thông, suy nghĩ ngày hôm nay chưa vỡ lẽ thì có thể suy nghĩ vào hôm sau, cho tới chừng nào mình hiểu một cách chín mùi về nội dung đó rồi thì vấn đề trở nên rõ ràng, không còn là mối trở ngại nữa. 

Việc nghe và hiểu đi liền với nhau. Có nhiều người nghe chưa kịp hiểu là phản ứng, trong tình huống đó mình không còn quan tâm tới người khác nữa, cho nên cái gút mắc càng lớn hơn. 

Năm 2008 chúng tôi thuyết giảng cho 2.100 phạm nhân ở trại giam K.20, quận Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Trong buổi chia sẻ, chúng tôi cũng có nghe một câu hỏi tương tự và đã đưa ra lời giải đáp như ngày hôm nay. Các anh chị em phạm nhân cảm thấy thấm thía. Sau này có khoảng ba, bốn người ra tù, họ về thăm chùa và tâm sự rằng phạm nhân như cá nằm trên thớt, ai không biết cách làm chủ cảm xúc của mình, khi bị người khác nói sai hay nói ức chếphản ứng liền thì sẽ bị phạt. Những người hay gây gỗ hoặc đánh lộn có thể bị lên án, thay vì 5 năm tù thành 5 năm rưỡi hay 6 năm. Trong tù khổ đau biết chừng nào, ăn không no, ngủ không đủ, lao động tay chân suốt ngày, thậm chí mất luôn nhân cách vì không ai xem mình ra cái gì. Thực tập được sự kiên nhẫn trong tù là rất khó nhưng lại là rất cần thiết

Nghe sâu thì hiểu thấu, khi hiểu thấu rồi thì ta càng thương người đó hơn và tìm cách giúp người ấy thoát khỏi vướng mắc. Hôm qua, có một người đàn ông 37 tuổi đến chùa Giác Ngộ tâm sự là anh vừa làm đơn li dị cô vợ 22 tuổi, hai người mới cưới nhau được 6 tháng. Tôi hỏi anh quen với cô ấy được bao lâu? Câu trả lời là ba năm. Quen ba năm, sống chung nhau sáu tháng mà đòi dị là lý do tại sao? Anh nói: Cô vợ không hiểu được tôi. Tôi làm giao dịch ở ngân hàng nên phải tiếp xúc nhiều với khách hàng, bất cứ khi nào sếp điều động là tôi phải đi. Vợ tôi có tính hay ghen nên chỉ cần tôi về muộn chừng 30 phút là cô ta gọi điện, tức tối hỏi xem tôi đang đi với cô nào. Trong lúc tôi cần bình tĩnh, vui vẻ để nói chuyện với khách hàng mà cứ bị tấn công như thế, tôi cảmthấy bị xúc phạm

Một lần anh chồng đi làm, cô vợ xem trên máy tính thì thấy có ảnh của người yêu cũ thì giận lắm. Anh chồng giải thích: “Đó là mối tình cũ của ba năm trước, bây giờ còn nữa đâu, tại anh chưa xóa, bây giờ em không thích thì anh xóa. Đó chỉ là người trong mộng, không phải người thực”. Ngày hôm sau cô vợ đi họp, anh chồng phát hiện trên điện thoại di động của cô vợ có hai tin nhắn rất mùi mẫn của anh chàng nào đó. Anh chồng nói: “Cô cũng có hơn gì tôi đâu, chuyện của tôi là chuyện quá khứ, nhưng chuyện của cô là của hiện tại, như vậy cô ăn vụng chứ không phải tôi”. Vậy là hai người cứ nghi ngờ lẫn nhau. Thái độ bất cẩn trọng người A sẽ trở thành điều kiện cho người B tấn công, cứ thế cuộc hôn nhân của họ toàn là đấu khẩu, không ai chịu nghe ai, không ai chịu hiểu người kia, làm sao thương nhau nhiều được! 

Chúng tôi phân tích với họ: “Thật ra không ai là người có lỗi trong chuyện này. Chỉ là những sơ suất nhỏ lẽ ra không nên có. Ở đây anh không có ngoại tình thật, cô ấy không có ngoại tình thật, vấn đề còn lại là ngồi lại, thẳng thắn chia sẻ với nhau để hai bên cùng hiểu, hiểu nhau rồi thì không còn ai nổi loạn với ai nữa hết. Người vợ cũng phải tự sửa mình, điều chỉnh những cảm xúc bồng bột, bỏ đi những suy luận vôcăn cứ khiến người chồng không yên tâm làm việc và buồn bực khi về nhà”. Chúng tôi đề nghị: “Ngày mai anh hãy đưa vợ đến đây. Trước khi anh chị chính thức chia tay với nhau, cũng nên truyền thông với nhau lần cuối với tư cách là hai người bạn để vẫy tay chào nhau mà không phải tiếc nuối. Khi hai bên đã hoan hỷ với nhau rồi thì tôi tin chắc các vị không còn muốn ly dị với nhau nữa”. 

Ở nhà, người chồng giải thích cho người vợ, người vợ không chịu lắng nghe, nghe một chút là lại để cho cảm xúc lấn át thì làm sao hiểu sâu được? Cứ thế, người kia sẽ có cảm giác là mình không được hiểu, không được cảm thông, không được đồng tình, vì thế bất cần, nghĩ tới chuyện ly dị

Phải lắng nghe sâu, phải bình tĩnh nghe người khác nói hết rồi mới tuyên bố sự thật: Tôi không phải là tác giả của việc này. Khi người kia đã trút hết được giận dữ và bức xúc thì họ sẽ dễ dàng hiểu ra vấn đề. Đằng này, cô vợ chưa nói hết thì anh chồng đã cắt ngang, và cũng như thế, khi anh chồng chưa nói hết thì cô vợ cắt ngang. Họ chưa biết cách nghe sâu. Nghe sâu là nghe có thời gian và phải suy nghĩ cho thật kỹ rồi mới đưa ra kết luận của mình. 

Nghệ thuật nghe của Phật giáo là lấy người khác làm hệ quy chiếu chứ không phải lấy chính mình. Nếu biết lấy người khác làm hệ quy chiếu thì ta sẽ xem mình như là một nhà tư vấn, người kia đang trút bỏ những khổ đau của họ, ta như là cái sọt rác để hứng lấy những khổ đau này. Nhưng khi khối rác khổ đau đã được trút ra rồi thì người nghe cũng phải mang rác đó đi đổ, chứ đừng giữ lại trong lòng mình. Đó là nghệ thuật nghe sâu mà không dính. 

Đức Phật dạy: Khổ đau của người khác giống như một cơn lốc đi ngang qua cảm xúcnhận thức của chúng ta. Người thiếu nghệ thuật nghe sẽ dễ bị ngã gục bởi sự thu phục cảm xúc và của nhận thức. Nhưng nếu biết thực tập rằng đó chỉ là một cơn lốc đi ngang qua thì ta sẽ không bị chao đảo hoặc cuốn theo cơn lốc đó. Nghe mà không bị vướng dính là thế.

Đức Phật dạy: “Không có hai tình huống sau đây trên cuộc đời này: Thứ nhất, người hoàn toàn được khen; thứ hai, người hoàn toàn bị chê”. Như vậy, dù ta dù có nhiều ưu điểm cỡ nào cũng có những lý do để người khác tấn công, phê bìnhđánh giá. Đó là chuyện hết sức tự nhiênchúng ta không cần phải bận tâm nhiều. Nếu thực sự có thì ta thay đổi, nếu không có ta cho qua, đừng suy nghĩ, dằn vặt thêm. 

Thứ nữa, vì không có người nào toàn bị chê, nên ta nên hành xử khôn ngoan hơn bằng cách nghĩ rằng: Mình chỉ bị người ta tấn công một hai điểm, còn những điểm khác mình tốt. Tại sao mình lại không nhớ tới những điểm tốt này để vui lên, mà cứ bị vướng dính vào những điểm tiêu cực để phiền muộn làm gì? 

Hỏi: Khi mình phát hiện lầm lỗi của một người nào đó, hoặc người vợ hay chồng phát hiện lỗi của người hôn phối thì người vợ hay chồng khôn ngoan trong tình huống này phải xử sự như thế nào? 

Trong Phật giáocâu chuyện rất sâu sắc: Một người đi đường bị một người khác bắn mũi tên từ sau lưng, anh ấy ngã quị xuống trên mặt đường và phản ứng của anh ta có thể xuất 
hiện theo ba cách:

Cách một: Giận dữ, muốn truy tìm ai là tác giả của cuộc bắn cung này, lý do tại sao? Đức Phật nói: “Anh ấy có thể chết trước khi có câu trả lời”. 

Cách thứ hai, anh ta cảm thấy sợ hãi hơn và cố gắng lẩn trốn, che giấu chính mình, hoặc giả vờ chết để người kia không tiếp tục tấn công mình nữa. Trong trường hợp này, anh ấy vẫn sẽ vẫn tiếp tục bị truy sát cho tới khi đối thủ hạ gục được anh thì mới thôi. 

Cách thứ ba, sử dụng các dịch vụ an toàn và các dịch vụ y khoa. Đương nhiên là ngày xưa đức Phật không dùng từ “dịch vụ”, chúng tôi nói vậy cho dễ hiểu. Nhiệm vụ an toàn liên hệ đến an ninh. Khi việc bị lộ tẩy ra thì cá nhân hay nhóm đang làm công việc đâm thuê, chém mướn này sẽ dừng hành động sai lầm, sai luật pháp của họ. Bước thứ hai là phải sử dụng các dịch vụ y khoa để phục hồi sức khỏe, chứ đừng bận tâm tới chuyện vì sao ta bị tấn công. Hãy quan tâm tới việc rút được mũi tên ra một cách an toàn. Nếu sợ đau mà để nguyên mũi tên thì cái đau sẽ còn mãi. Phải chịu đau để giải phẫu thì mới giải quyết rốt ráo sự việc. 

Bây giờ ta thử áp dụng hình ảnh đó vào câu chuyện chị vừa nêu. Nếu có một khổ đau nào đó thì người chồng hay vợ khôn ngoan trong tình huống này sẽ không cần đổ lỗi cho người còn lại,mà hãy giải quyết hậu quả, xử lý cảm xúc của mình trước. Lúc đó mà ngồi cãi vã với nhau thì vấn đề trở nên căng thẳng, mệt mỏi hơn, có thể phá hủy tình thân. 

Khi giận dỗi, người ta có thể làm bất cứ hành động thiếu khôn ngoan nào. Khi đã thiếu khôn ngoan sẽ dẫn đến sự đổ vỡ lớn. Đổ vỡ rồi, muốn hàn gắn không phải là chuyện dễ. Có những việc xây dựng trong mười năm mà đổ vỡ chỉ trong một giây, đó là một sự dại dột. Cho nên lúc ấy cần đóng vai của một người cao thượng và giải quyết những hậu quả trước mắt

Chúng tôi đã từng có một chuyến đi Thái Lan để nghiên cứu về mô hình chăm sóc sức khỏe cho những người mắc bệnh sida ở giai đoạn cuối trong các chùa Phật giáo Thái Lan. Những ngôi chùa này nằm dọc biên giới giữa Thái Lan và Miến Điện. Người dân ở đây vì quá nghèo nên phải mưu sinh bằng con đường mãi dâm, do vậy bệnh truyền nhiễm rất nhiều. 

Chúng tôi có gặp một tình huống rất cảm động. Một người chồng ngồi bên cạnh vợ bị bệnh và tâm sự: “Ngày tôi nghe cái tin sét đánh là vợ tôi bị nhiễm HIV dương tính, tôi lặng người đi nhưng không nói, không chửi bới. Ngược lại, tôi thấy thương cô ấy nhiều hơn vì tôi nghĩ đơn giản cô ấy là một nạn nhân. Nỗi đau không phải riêng của cô ấy mà của cả một gia đình. Thay vì làm cô ấy đau hơn, gia đình tôi đã chấp nhận cô ấy, lo cho cô ầy và từ đó tới giờ, tôi chưa hề căn vặn vì sao cô ấy bị nhiễm bệnh này. Cũng vì vậycho đến ngày hôm nay tôi vẫn sống hạnh phúc với cô ấy”.

Đó là một cách trị liệu hướng tới mục tiêu, tới kết quả hơn là chỉ đi đào bới nguyên nhân, làm cho nỗi đau càng gia tăng, trong lúc căn bệnh này chưa có cách trị liệu. Trong một gia đình, mỗi khi có gút mắc nào đó chúng ta đừng vội tìm cách đổ lỗi cho nhau, hãy cứ giải quyết, xử lý tình huống đó trước. Đợi lúc vui vẻ, ta mới đem vấn đề ra để phân tích nhằm rút kinh nghiệm, chứ không phải phân tích để đổ thừa. Như vậy vấn đề sẽ được khắc phục và tình thân càng khăng khít, gắn bó

Nếu người chồng lúc ấy nói: “Cô hư hỏng, hẳn cô ngoại tình nên mới bị bệnh” thì bi kịch gia đình càng nặng nề hơn. Đằng này, mặc dù không phải là người có trình độ, sống ở vùng biên xa xôi nhưng cách ứng xử của anh ta rất có hiểu biết. Bởi vì, khoa học vẫn nói rất rõ là bệnh sida có thể lây qua máu khi dùng chung dao cạo, kéo cắt móng tay, móng chân. Cho nên, ta đừng nên vội kết luận như một quan tòa. Trong tình huống đó tốt nhất là “giảm tiết phát thanh”, mọi việc đâu vào đấy, ta tiếp tục đến với nhau, thương nhau, lo lắng cho nhau thì mọi gút mắc nho nhỏ, thậm chí là lớn cũng có thể hàn gắn. Nếu không lo giải quyết sự cố mà cứ lo đổ lỗi cho nhau thì cả hai sẽ cùng khổ đau. 

Một ngôi nhà phát hỏa, đang cháy bùng bùng mà ta cứ mãi đổ lỗi cho nhau thì tất cả cùng chết. Cho nên việc đầu tiên là phải lo dập lửa. Phải thấy được những giá trị chung thì ta mới bỏ qua được việc qui đổ trách nhiệm không cần thiết. Lối ứng xử này giúp bản thân ta sống hạnh phúc, những người sống chung với ta cũngthấy tự tin, hành xử có trách nhiệm. Trong tình yêu hay trong cuộc sống gia đình, đừng nên lấy mình làm hệ qui chiếu. Người này nên lấy người kia làm hệ qui chiếu, cả hai cùng làm thì hạnh phúc sẽ lâu bền. 

Hỏi: Con muốn truyền lại cho con của con gia tài đạo đứctrí khôn, mong nó trưởng thành và sống an lạchạnh phúc nhưng nó thích hưởng thụ vật chất. Học thì cằn nhằn, chơi thì hăng hái. Con đã tìm mọi cách khuyên can, thậm chí phạt mà vẫn không có kết quả. Vậy con phải làm thế nào để truyền thừa sự nghiệp tâm linh cho con mình mà không rơi vào tình trạng bế tắc như vừa nêu? 

Đây là câu hỏi khó vì con cái trong gia đình này chưa có cơ hội tiếp xúc với Phật giáo dầu dưới hình thức tín ngưỡng hay sinh hoạt văn hóa hay sinh hoạt học thuật nên ý niệm về Phật giáo trống rỗng trong đầu cô ta/anh ta. Người mẹ dầu có khích lệ muốn chia sẻ những kiến thức mà mình tâm đắc nhưng chưa chắc đã nhận được sự cảm thông của đứa con. Vì vậy mọi sự khuyên lơn trong tình huống này đôi khi không có kết quả. 

Tình huống nêu ra là đứa con có khuynh hướng thích hưởng thụ, thích chơi hơn thích làm gì đó một cách nghiêm túc. Chút nữa ta sẽ phân tích xem nghiệp chơi và hưởng thụ đó là do cách giáo dục của cha mẹ hay do hoàn cảnh giao lưu đối tác giữa nó với những người bạn có cùng cá tính, hoặc là một biệt nghiệp nào đó mà đứa trẻ này đang di hưởng từ quá khứ. Câu hỏi không đề cập đến bối cảnh gia đình và cách thức chăm sóc con cái nên xin chia sẻ chung chung. 

Tình huống 1: Cha mẹ quá bận rộn lo đời sống kinh tế, vật chất cho con, không có thời giờ sinh hoạt chung, trò chuyện tâm sự nên mối quan hệ giữa người mẹ và người cha với những người con trong tình huống này có phần nhạt nhẽo, vì vậy lời khuyên của cha mẹ với người con là không có tác dụng. Lúc đó cha mẹ phải điều chỉnh thời gian làm việc của mình làm sao thích hợp, dành tối thiểu mỗi ngày 1 giờ sinh hoạt với con cái, nhiều hơn nữa là 2 -3 giờ hoặc 7-8 giờ thì càng tốt. Cha mẹ và con cái càng gần gũi nhau thì việc giáo dục và giám sát con cái càng có hiệu quả

Tình huống 2: Giáo dục con cái với thời gian sinh hoạt gia đình đã tương thích nhưng đứa con vẫn có khuynh hướng hư, vì nó chơi toàn với bạn hư. Ví dụ, bạn bè của nó toàn những đứa ham chơi, ham vui, ham hưởng thụ. Từ một người tốt, giao lưu, tiếp xúc với người xấu lâu dài, nó bị ảnh hưởng một phần cá tính tiêu cực này. Lúc đó, ta nên tìm cách thức để giảm tối đa cơ hội tiếp xúc giữa nó với chúng bạnthói quen tiêu cực. Việc giảm thiểu các thói quen này buộc nó phải thích ứng với thói quen mới. Khi con cái đã nghiện cái gì đó lâu thì việc thay đổi không dễ. 

Cách đây 3 hôm, có một Phật tử đến tâm sự rằng có một đứa con bị nghiện. Nguyên nhân của cơn nghiện là chơi với bạn xấu. Những bạn này là con nhà giàu, lúc đầu rủ rê cho miễn phí thuốc lắc, á phiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Sau khi bị vướng chung, hai bên đều không có phương tiện để chu cấp cho cơn nghiện của mình. Đứa bạn nhà giàu đó cũng đã bị cha mẹ quản thúc. Kết quả là cậu con của Phật tử này không có phương tiện để thỏa mãn nên phải trộm cắp. Người mẹ thương con quá nên phải nhốt đứa con ở nhà bằng cách xiềng xích chân con lại để con khỏi đi. Thỉnh thoảng bà cũng đi mua thuốc cho con dùng để qua cơn nghiện, vì bà nghĩ làm thế còn tốt hơn là đưa vào trung tâm cai nghiện. 

Chúng tôi đã đề nghị bà nên mạnh dạn đưa con vào trung tâm, báo cáo với các cơ quanchức năng. Đưa con vào trung tâm thì nó có thể hơi hờn dỗi một thời gian, nhưng nó sẽ nên người. Cột chân nó ở nhà mà không có điều kiện thay đổi cá tính của nó thì chỉ mới giải quyết được một phần vấn đề là không giao lưu tiếp xúc với bạn xấu, còn cá tính và thói quen đó vẫn còn nguyên đó. 

Tình huống 3: Nghiệp này như một nghiệp riêng đã có từ trong quá khứ 5 – 10 năm trước hay thậm chí của kiếp trước. Bây giờ chỉ cần có chất xúc tác thích hợp thì hạt giống tiêu cực lập tức nảy mầm. Như vậy ta càng cần ngăn chặn việc tiếp xúc với môi trường tiêu cực, con người tiêu cực. Cha mẹ trong tình huống này phải dành thời gian nhiều hơn cho con cái của mình thì mới có kết quả. 

Tình huống 4: Sử dụng phương pháp thay thế. Nội dung của phương pháp thay thế phải hấp dẫn tối thiểu ở mức tương đương trở lên chứ không được kém hơn. Mình ngăn cản những thói quen xấu như: Ăn chơi, hưởng thụ, thiếu trách nhiệm, lân la, dạo phố chỗ này chỗ kia mà không có trách nhiệm gì đến gia đình mà không tạo ra một hấp dẫn mới, dần dà sự nhàm chán cũng sẽ làm cho nó quay trở lại theo đường cũ theo công thức “ngựa quen đường cũ”. Nếu ta không có cách hiệu quả hơn thì sẽ dẫn đến tình trạng “cáo thay da, thay lông” chứ không thay đổi tính tình. Trong tình huống này, cha mẹ phải hết sức kiên nhẫn, bền bỉ thì mới có thể giúp cho đứa con của mình vượt qua thói quen xấu. 

Có thể ta dẫn đứa con của mình đến gặp một người bạn đồng lứa nào đó sống chuẩn mực, có những thành tích về học tập hay các sinh hoạt ngoại khóa khác để làm gương. Có thể đứa bạn đó xuất thân từ một gia đình khốn khó, hoàn cảnh éo le nhưng do phấn đấu học tập, chăm chỉ làm ăn có phương pháp cuối cùng trở thành một người thành công. Khi đề cập đến danh tính của người đó, hầu như ở nhóm đồng lứa tuổi ai cũng biết. Ta khôn khéo dẫn dụ đứa con mình có dịp tiếp xúc với hình ảnh của nhân vật đó, với câu chuyện của nhân vật đó hoặc xem các câu chuyện trong chương trìnhVượt qua chính mình” trên đài truyền hình (VTV hoặc HVTV), dần dà đứa trẻ sẽ tự so sánh bản thân mình với những chúng bạn khác, nảy sinh ra mặc cảm: “Tại sao ta thua sút so với chúng bạn nhiều quá?, khi đó những lời hướng dẫn khéo léo, có nghệ thuật của cha mẹ sẽ có tác dụng. Cha mẹ phải biết khích lệ để các tiềm năng trong con mình biến thành hiện thực

Những hình phạt đôi lúc không phải là giải pháp. Ngăn cản, cấm đoán mà không có giải thích đâu là tốt là xấu cũng không có kết quả. Mắng nhiếc, chửi bới còn dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Người mẹ giận quá mà nói: “Nếu không nghe cha mẹ thì ra khỏi nhà!” hoặc người cha nóng nảy hơn: “Mày đừng có nhìn mặt tao!” thì đứa con sẽ bỏ đi thật luôn. Lúc đó cha mẹ còn khổ hơn. Ta phải tìm cách khích lệ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Không được cách này ta phải tìm cách khác, thậm chí ta có thể phải nhờ đến chuyên gia tư vấn. Điều quan trọng là việc sắp xếp sự gặp gỡ giữa con mình với một nhà tư vấnkinh nghiệm để nó được nghe trực tiếp. Nhà tư vấn không sống chung với nó, không bị phiền não bởi những hành động nó làm nên có đủ kiên nhẫn để chia sẻ những kinh nghiệm tốt, giúp nó vượt qua. Bản thân cha mẹ đôi khi không đủ bình tĩnh, hoặc nghe tư vấn rồi về áp dụng cũng không chắc đã trọn vẹntriệt để. Nên để đứa trẻ trực tiếp gặp chuyên gia tư vấn. Dĩ nhiên, người cha/người mẹ hay người thân trong tình huống này phải lánh mặt, dẫn con đến rồi đi chỗ khác để cho câu chuyện diễn ra một cách tự nhiên hơn.

Trước khi làm công việc đó, ta nên cung cấp đầy đủ mọi thông tin về đứa con mình cho nhà tư vấn, chẳng hạn như thói hư thật xấu gì, cách giáo dục đã áp dụng ra sao, những nét tính cách riêng của con mình. Như vậy câu chuyện giữa người tư vấn và đứa trẻ sẽ có hiệu quả

Nếu đứa con này là người tin vào bói toán thì nên tìm một nhà tư vấn nào đó có kinh nghiệm tâm lý, giả vờ như một người sành điệu về bói toán: Xem chỉ tay, nhân tướng học v.v…Ta đã được người cha/người mẹ cung cấp hết thông tin rồi, mình chỉ việc nói lại, cộng với nghệ thuật tâm lý, dùng ngôn ngữ văn chương nói làm cho nó nể phục. Từ đó, những lời khuyên chân thành tự động sẽ đi vào lòng đứa trẻ. Bản thân cha mẹ nói, hướng dẫn chưa chắc đã có tác dụng. Có tình huống con cái biết cha mẹ thương nó quá không dám phạt nó, không dám có biện pháp cứng rắn nên nó ỷ lại, vì thế việc giáo dục không có kết quả. 

Hỏi: Sống chân thật, hiền lương nhưng tôi vẫn gặp phải những người luôn “vạch lá tìm sâu”, chấp nhặt từng việc nhỏ trong gia đình, trong sinh hoạt, lời nói không hòa ái, thường lên giọng kẻ cả. Ngoài xã hội thì thích khoe khoang, mình là người có học không chịu nhún nhường một ai, luôn chê bai người khác dù là người trên, người trước, người lớn. Tôi phải ứng xử như thế nào đối với những người như vậy để thực hành lời của đức Phật là luôn sống hòa hợp như nước và sữa? 

Hòa hợp với người khó ưa khi họ sống ngoài gia đình của mình là điều có thể thực hiện được, vì ta chỉ tiếp xúc họ tối đa là 8 giờ/ngày, số giờ còn lại ta “thoát khỏi họ”, nên ta có thể làm chủ được dòng cảm xúc, bỏ qua và không để cho tâm mình bị khổ đau. Còn sống chung với người luôn bới móc, chọc gậy bánh xe, phá phách, gây sự thì đúng là một nỗi khổ thực sự. Nếu ta không có sự lựa chọn khác, phải sống chung với người đó trong một căn nhà thì tốt nhất là thực tập mù- điếc- câm với sự buông xả. Những hành động ứa gan của người đó giả vờ như không thấy, những lời nói trái lỗ tai của người đó giả vờ như không nghe. Không nên phát biểulý luận hay đối đầu vì ta biết rõ không đi đến đâu, thậm chí có thể làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. 

Sự kiên nhẫn bền bỉ với nụ cười buông xả sẽ làm người đó trước sau thay đổi thái độ, thay đổi cách thức ứng xử của mình. Việc này nói thì dễ, nhưng làm thì rất khó. Ở Bình Phước có một vị tu sĩ trẻ ngoài 30 tuổi, đã xuất gia trên 10 năm, bị mang tiếng là có đứa con riêng. Trên thực tế nhà sư này đã ba năm nay nuôi một đứa bé bị cha mẹ bỏ vào sọt rác trước cổng chùa. Biết bao nhiêu lời thị phi đã được tung ra, ngay cả những bạn đồng tu trong chùa bỏ chùa đi. Các Phật tử cũng không đến chùa. Nhưng nhà sư vẫn thầm lặng nuôi đứa trẻ. Các Phật tử bắt đầu tấn công, phê bình, chỉ trích, viết thư nặc danh, nhà sư này vẫn hoan hỉ, coi như không có gì, chăm sóc đứa bé như người cha ruột, như một người thầy, phớt lờ mọi thứ. Người ta gửi thư tố cáo lên cả bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện, Ban Tôn giáo tỉnh, Ban Tôn giáo huyện, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Ban Trị sự Phật giáo huyện, nhưng nhà sư vẫnthản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Rất nhiều cơ quan Nhà nước đã cho người đi xác minh nhưng không tìm ra manh mối gì. Trong khi đó, cha mẹ của đứa bé này vẫn thầm lặng theo dõi xem đứa con của mình sống trong chùa như thế nào. Lâu lâu, khi nhà sư đi khỏi chùa, họ lén nhìn vào phòng con mình ở, thấy chất đầy sữa Ensure mà nhà sư đã dành dụm chắt chiu để lo cho nó. Đứa bé lớn lên rất khôi ngô thông minh, học kinh đến đâu thuộc đến đó.

Khi biết nhà sư bị sức ép lớn quá, cha mẹ đứa trẻ bắt đầu thấy lương tâm mình bị cắn rứt. Một hôm nọ, trước mặt nhiều người, cha mẹ xuất hiện và xin tạ tội với thầy trụ trì. Thầy trụ trì yêu cầu cha mẹ đứa bé phải về sống chung với nhau và cũng yêu cầu người ông cùng có mặt và cam kết bảo hộ hạnh phúc của nó. Thực ra, cha mẹ của đứa bé đã sống với nhau như vợ chồng nhưng không có hôn thú. Nhà sư này nhân dịp rằm tháng bảy, trước sự chứng kiến của hàng ngàn Phật tử, đã tác hôn cho cả hai và yêu cầu họ phải thương nhau và chăm sóc đứa con đến nơi đến chốn. Từ đó mọi dư luận xấu kết thúc. Chuyện đó đã được báo Thanh niên đưa tin trên mấy số liên tục. Ở hải ngoại, các diễn đàn Phật giáo trên Internet đã nhận xét rất tích cực về câu chuyện có thật này. Đề tài của câu chuyện có thật này là “Nhà sư Thị Kính”, một số nơi còn thêm mấy chữ “thời hiện đại”. 

Đôi lúc phải sống như thế vì ta không có sự lựa chọn khác, không thể bỏ chỗ đó đi, nếu bỏ đi thì chùa đó ai coi.

Sống chung trong nhà với người khó thương cũng vậy, nếu bỏ đi thì ta ở đâu? Cách tốt nhất là ta thực tập buông xả với lòng hoan hỷ. Giống như trong bài kinh Trung Bộ 152 có nói: Quán chiếu những giọt nước chảy trên chiếc lá sen, nước chảy qua rồi lá sen vẫn sạch nguyên. Với những người như thế rất khó hòa hợp như nước với sữa. Hòa với họ là mình sẽ bị hòa tan. Hòa hợp và hòa tan là khác nhau. Hòa hợp là trong sự nối kết ta vẫn có nét riêng của mình, giữ được phẩm chất của mình, đạo đức của mình chứ không phải là ai sao mình vậy, ai làm bậy, mình làm theo. Hòa hợp kiểu đó là trở thành là hòa tan, hòa đồng. 

Cung cách sống đứng đắn của mình có thể tác động tích cực đến bên kia. Mối quan hệ tương giao bao giờ cũng theo nguyên tắc: Một bên khống chế và một bên bị khống chế. Năng lực của bên nào mạnh thì sẽ nắm quyền. Giống như cái nồi phải có vung thì mới hoàn hảo, hai cái nồi hay hai cái vung không là vô dụng. Thay vì chửi bới, phản ứng với người thiếu biết điều thì ta hãy đối xử tốt gấp hai, gấp ba lần với họ. Năng lực tốt này sẽ thay đổi được chính họ. Nếu mình không thay đổi được người đó thì sẽ đến lúc mình bị người đó thay đổi. Hoặc mình phải thay đổi tính cách để chấp nhận người đó như một biệt nghiệp để tâm ta khỏi bị phiền muộn, khỏi khổ đau. Nếu không thay đổi được hoàn cảnh, ta nên thay đổi thái độ để chấp nhận tình huống. Không có sự lựa chọn khác.

Cũng có thể chờ những thời điểm khi người ấy vui vẻthành công, hạnh phúc, ta góp ý có nghệ thuật thì người đó sẽ khắc phục được dần dần. Nếu đã cố gắng hết mức mà người đó vẫn không thay đổi thì ta đành chấp nhận để cuộc đời giáo dục người đó. Thói thường, soi mói nhiều quá thì trước sau sẽ bị người ta soi mói lại, khi đó người khó ưa kia sẽ rút được kinh nghiệm: Tốt nhất không soi mói ai để khỏi ai soi mói mình. 

Tương tự với những cá tính tiêu cực khác như thích khoa trương, xem ai không ra gì, thiếu nhún nhường. “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, gặp những người “cao cơ” hơn thì những người này chỉ là quả quýt thôi. Đến lúc đó người đó sẽ phải thay đổi chính mình.

Đôi lúc phải để nhân quả, nhất là quả xấu giáo dục để người đó trở thành người tốt. 

Hỏi: Tôi có gặp một người có học nhưng rất cố chấp. Có khi chỉ là một lỗi rất nhỏ nhặt có thể tha thứ, bỏ qua nhưng lại cằn nhằn không tiếc lời, phê bình và ghét lây sang những người tỏ ra đồng tình với người bị chỉ tríchNgười đó luôn tranh cãi và không thích nghe lời góp ý của ai. Làm thế nào để giải tỏa những gút mắc trong tâm người đó để mọi người lân cận được sống an vui? 

Ta tạm gọi nhân vật chính trong câu chuyện là “có cặp mắt diều hâu”, chỉ muốn ăn tươi nuốt sống người khác. Những người như thế tạm gọi là “thành tài nhưng chưa thành nhân”. Thành tài bao gồm: Có văn bằng, có học vị, có kiến thức, có chuyên môn sâu nhưng chưa thành nhân, nghĩa là khó ưa, tiếp xúc với ai cũng làm cho người ta lây lan cảm giác khổ đau, bất hạnh này. 

Tài không chưa đủ, phải luyện cả đức. Đức ở đây đòi hỏi sự cảm thông và cách ứng xử có tình, có lý. Có những việc không cần phải đào sâu, nhấn mạnh, làm lớn mà phải giúp cho người đó vượt qua được khó khăn. Có lỗi nhỏ nhưng ta làm lơ cho người đó vượt qua

Làm việc với những nhà quản lý “có cặp mắt diều hâu” như thế rất mệt mỏi. Chúng tôi vẫn ví cảnh sát giao thông có lương tâm không phải rình rập chờ cơ hội người ta vi phạm luật mà phạt, mà việc có mặt của họ ở những trục giao thông theo quy định của luật pháp để cho người khác sợ mà không dám làm. Hai điều này khác nhau hoàn toàn

Chỉ chực tìm dịp bắt được người khác vi phạm để trừng phạt là thiếu lương tâmđạo đức. Nếu người vi phạm không biết đút lót và hối lộ thì phạt nặng; còn nếu người vi phạm biết đút lót, hối lộ thì không làm biên bản, lấy tiền bỏ túi. Những kẻ như thế vi phạm luật pháp còn nặng hơn những kẻ xấu. 

Ở nước ngoài người ta thường áp dụng luật pháp theo phong cách này: Khi đi ở ngoài phố, người ta ghi rõ: “Đoạn đường này có máy quay phim ẩn. Hãy đi đúng luật và tốc độ  cho phép 90km/h”. Cả đoạn đường có thể chỉ dài 2 km hoặc 3 km, không biết người ta đặt máy quay ở chỗ nào. Nhưng cách cảnh báo như vậy khiến những người có thói quen vượt đèn xanh phải dè dặt và không dám làm càn. Trên thực tế, có thể không có máy quay nhưng người ta phải ghi như vậy. Đó là một cách cảnh báo để người ta phải thận trọng

Có thể con đường đó do vì khúc khuỷu, do vì độ dốc, do vì giới hạn về địa lý dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông, nên người ta phải ghi cảnh báo để cho người tham gia giao thông giảm tốc độ và tai nạn giao thông được khắc phục. Đó là một nghệ thuật rất hay về luật. Người thiếu lương tâm sẽ giấu bảng đi, đứng từ xa bắn tốc độ kiếm tiền xài. 

Có những hình thức khác khiến người ta đi vào nề nếp mà không cần phải hăm dọa hay tìm cơ hội đẩy người khác vào thế bí để bắt bẻ. Ở nước ngoài, người ta gắn liền các vi phạm giao thông với hệ thống bảo hiểm xe. Ví dụ, xe chạy quá tốc độ hay uống rượu trong lúc chạy hoặc chạy gây ảnh hưởng đến an ninh, tính mạng thì khi ta bị phạt, tiền bảo hiểm sẽ bị cao hơn mỗi tháng. Bị phạt từ 3 lần trở lên thì không có công ty bảo hiểm nào dám nhận bảo hiểm xe này. Người đó sẽ bị khốn đốn. Bằng lái xe ở hải ngoại giống như chứng  minh thư nhân dân và hộ khẩu ở nước ta. Người ta không cần phải giữ những giấy tờ kia, bằng lái xe đủ hết mọi thông tin. Bị thu hồi bằng lái xe hay treo bằng lái xe là rất khổ. Trước đây, thay vì bảo hiểm hai chiều mỗi tháng phải đóng là 300 Đô-la. Bây giờ vi phạm giao thông, bảo hiểm mỗi tháng tăng lên phải đóng 500Đô-la, vi phạm lần thứ 3 mức bảo hiểm lên tới 1.000 Đô-la. Tiền lương có 1.800 Đô-la mà đóng bảo hiểm 1.000 Đô-la thì không có tiền mà sống. Tự động người ta phải sợ. Quý vị sang Hoa Kỳ và các nước tiên tiến, quý vị không nhìn thấy cảnh sát giao thông ngoài đường phố. Ở ngã tư kể cả không có người đi bộ, nhưng xe vẫn vẫn điềm tĩnh chờ đèn xanh bật lên mới đi, vì người ta sợ những camera ẩn chụp hình, sẽ bị phạt tiền. 

Đó là cách tạo cho người ta có ý thức giữluật pháp mà không cần trừng phạt. Làm sai thì bị phạt tiền. Đóng tiền phạt nhiềuthì ảnh hưởng tới lương. Vi phạm nhiều mà tiền lương không đủ trả ngân hàng thì nhà bị dỡ hoặc bị hóa giá. Nhà bị hóa giá được hiểu đồng nghĩa là phá sản, kéo theo những liên đới trách nhiệm. Do đó, không cần phải đi vạch lá tìm sâu, bắt bớ người ta mà người ta vẫn phải sống đúng luật pháp

Người thích tìm kiếm, gây dựng liên minh khiến cho người khác rất mệt mỏi. Ta không thích người nào là muốn người khác cũng ghét theo, muốn họ không được phép giao du. Đây là biểu hiện của sự ích kỷ. “Ghét người ghét cả tông chi họ hàng” là một điều đơn giản. Ta ghét một người A thì người thân bằng quyến thuộc với người A, người giao du với người A mình cũng ghét luôn. Điều này đức Phật nói trong kinh Tăng Chi rất rõ. Thậm chí đức Phật cũng nói thêm, ai giúp đỡ người A đó mình cũng ghét luôn người giúp đỡ, mặc dầu người đó không có quan hệ hoặc làm ăn, đối tác với người A, chứ không nhất thiết là tông chi họ hàng

Trong khi tạo liên minh, ta bắt buộc những người có quan hệ trực tiếp và gián tiếp với mình phải thể hiện cùng một thái độ tiêu cực với người mình không thích. Đó là một cộng nghiệp rất xấu. Người gieo nghiệp xấu đó phải trả quả nhiều lần. Nếu ta tự làm những điều tiêu cực với người không thích thì mình chỉ chịu quả một lần. Ta buộc 10 người, 100 người hoặc 1.000 người dưới trướng phải ứng xử tiêu cực với người mình ghét là ta đã gieo nghiệp xấu 1.000 lần mặc dầu tình huống chỉ xảy ra có một lần

Những người hay mắc vào chứng bệnh lôi kéo liên minh phải thấy rằng: Đã là người phàm thì không ai hoàn thiện hết. “Nhân vô thập toàn”. Bản thân ta cũng như thế. Bản thân mình làm không được mà mình bắt người khác làm được là vô lý; phải có sự cảm thông. Thay vì phạt những người vi phạm, ta phải tìm cơ hội giúp cho người đó trở thành người tốt trong tương lai.

Một phương diện khác: Nếu đặt mình ở trong hoàn cảnh có những sơ suất dẫn đến tình trạng bị phạt, ta có làm tốt được hơn hay không? Nếu câu trả lời là “không” thì lỗi đó đáng được thông cảm và bỏ qua.

Ngày chuyển giao quyền lực giữa Tổng thống George W. Bush và Barack Obama, chúng tôi đang tham dự hội nghị chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản liên hợp quốc 2010. Lúc đó, đài BBC đưa ra những câu phỏng vấn trực tuyến, yêu cầu những người đang theo dõi truyền hình trả lời

Câu hỏi thứ nhất: Tổng thống G.Bush là siêu việt nhất trong lịch sử bốn mươi mấy đời tổng thống Hoa Kỳ, người tồi tệ nhất trong lịch sử các vị tổng thống hay là người trung bình? 

87% câu trả lờitồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Lúc đó G.Bush đang phát biểu và ông cũng tận mắt nhìn thấy những câu trả lời đó. Mỹ là nước dân chủ: Thích người ta khen, không thích người ta chửi. 

Câu hỏi thứ hai: Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng chiến tranh ở Trung Đông, đặc biệt ở Afghanistan và Iraq, nếu có một vị tổng thống nào xuất hiện trong lịch sử nước Mỹ, trong bối cảnh hiện tại, dầu người đó là bậc thánh thì việc họ làm có kết quả gì khác hơn so với Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ đang chuẩn bị chuyển giao quyền lực hay không? 

Có các phương án trả lời như sau: Có thể đạt được như ý muốn; Có thể đạt được trung bình như thế và Thậm chí tồi tệ hơn. Hơn 80% chọn câu trả lời thứ 3. 

Như vậy, Bush vẫn là người giỏi nhất trong hoàn cảnh đó thôi. Mặc dầu người ta không thích, người ta thấy hiệu quả quản lý của ông trong 2 nhiệm kỳ là không đạt được như ý muốn của người dân trong nước. Nhưng hoàn cảnh như thế, nhân như thế, duyên như thế, quả báo phải là như thế thôi, muốn khác đi cũng không được. Cho nên dầu kết quả là thấp nhưng ông vẫn là người hay nhất, giỏi nhất trong bối cảnh như thế. Đó là một nhận xét rất khách quan và mang tính chất xây dựng. Không phải đẩy người mình không thích nhân cơ hội họ bị thất bại, vi phạm lỗi này vào chỗ bế tắc để chết luôn. Như vậy là rất ác độc

Có những người muốn triệt hạ lẫn nhau phải gài bẫy, cho người ta vướng vào bẫy đó, nhân cơ hội đó để tuyên án họ để triệt hạ, loại bỏ họ, như vậy là không nên! Tâm ích kỷ và tâm ác độc làm cho người ta phải ứng xử mất tình người như thế. Luật đặt ra để người ta tốt hơn chứ không phải luật đặt ra để người ta vin vào đó trừng phạttriệt hạ lẫn nhau. 

Vượt qua yêu ghét là thái độ rất khách quan, để ai có công thì thưởng, còn ai có lỗi thì phạt tùy theo mức độ; cố tình hay vô ý, do hoàn cảnh hay do cạm bẫy có ứng xử với những khung hình phạt khác nhau. Cũng là tội giết người nhưng nếu là do uống rượu và bị người khác ép buộc thì nhẹ hơn người đang tỉnh táo nhưng vì muốn cướp bóc mà làm việc đó. Không thể ứng xử giống nhau cho những động cơ khác nhau của cùng một tình huống. 

Buông bỏ những cái gút trong tâm trước hết giúp cho mình hạnh phúc. Người có tâm ích kỷ thường nghĩ rằng ghét  người nào đó là ta làm cho ta được hạnh phúc. Thực tế thì ngược lại. Khi ta buông bỏ những cái gút,đồng nghĩa là ta đang chăm sóc hạnh phúc cho chính bản thân mình. Do đó, người có nhân cách cao thượng sẽ tha thứ hay tạo điều kiện cho người khác vượt qua những giới hạn của họ. 

Phần cuối của kinh Dược Sư có dạy: “Giải kết, giải kết, giải  oan kết” tức là “mở gút, mở gút, mở các oan gút”, nghiệp chướng bao đời đều giải hết. Còn nếu mỗi gút bị thắt chặt hơn, cứ mỗi biến cố ta thắt chặt hận thù nhiều hơn, mỗi tình huống xấu ta làm cho mối quan hệ đổ nát hơn thì cả ta lẫn người đang phải sống trên đống lửa, rất khổ đau. Người có tu học Phật phải hiểu rõ rằng không nên biến mình và người trở thành nạn nhân từ những hành động sân si của bản thân

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/02/2018(Xem: 13255)
02/06/2017(Xem: 28529)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.