Nghệ thuật sống an lạc

30/12/20174:03 SA(Xem: 14656)
Nghệ thuật sống an lạc

NGHỆ THUẬT SỐNG AN LẠC
Thích Đạt Ma Phổ Giác

Thich Dat Ma Pho Giac“Buông xả” ở đây không phải là buông tha hay là chối bỏ chạy trốn cuộc đời. Chúng ta có thể buông xả các tâm niệm xấu ác làm hại người vật, tâm tham lam ích kỷ, tâm oán giận thù hận, tâm si mê tiêu thụ các chất độc hại và tuyên truyền mê tín dị đoan làm lẽ sống.

Không tranh giành nhưng vẫn dấn thân đóng góp vì lợi ích chung. Không tranh cãi nhưng vẫn góp ý chân thành với tinh thần hòa hợp.

Ta vẫn nghe tất cả mọi âm thanh nhưng không bị quên mình theo vật. Ta có đôi mắt để nhìn thấy mọi việc nhưng không dính mắc. Ta có thể cảm thôngtha thứ bởi ai cũng có nghiệp chung và nghiệp riêng. Ta vẫn sống hòa hợp vào dòng chảy cuộc đời nhưng không bị dòng đời cuốn trôi.  

Để chuyển hóa được nghiệp nhân xấu ác, chúng ta phải biết muốn ít biết đủ, đó chính là nếp sống thiền môn làm người tốt trong hiện tạimai sau. Sống trên đời ta hãy nên khắc khe với chính mình, nhưng mà vẫn khoan dung độ lượng đối với người khác. Đây là cách sống của bậc trí giả.

Con người sở dĩ đau khổ nhiều là do những thói quen cố chấp sau đây:

1-Chúng ta hay quen phóng đại hạnh phúc của người khác mà mình chưa thấu rõ.

2-Chúng ta thường phóng đại nỗi khổ niềm đau của bản thân mình và đồng hóa người khác.

3-Chúng ta hay nhớ nghĩ tiếc nuối về quá khứ, quen mong cầu xa vời ở tương lai mà đánh mất chính mình trong hiện tại.

Phóng đại hạnh phúc của người khác thì sẽ luôn thấy mình thiếu thốn, bất hạnh, rồi từ đó sinh tự ti, hoặc ghen tỵ, bất mãn, đồng thời khởi sinh tâm tham muốn chiếm đoạt.

Phóng đại nỗi khổ của bản thân mình thì khiến mình chìm đắm trong đau khổ, trầm cảm và bi quan với cuộc đời mà mất hết động lực vươn lên. Đa phần những nỗi khổ ấy đều không thực có, chỉ tạm thời giả có; do chúng ta tưởng tượng mà sinh ra ám ảnh nên trở thành niềm đau mà ghim vào lòng. So sánh luôn luôn là khập khiễng và vô ích, nhất là khi so sánh mình với người, chỉ có hại mà chẳng có lợi chút nào. Khi so sánh thấy mình hơn người thì sinh tâm cống cao ngã mà coi thường thiên hạ, khi thấy mình kém người thì tự ti mặc cảm, bất mãn chống đối.

Tất cả những nguyên nhân trên đều xuất phát từ sự ôm đồm của chính bản thân do tham vọng quyền lực và hư danh ảo huyền, cái gì cũng muốn được, muốn hơn mà không chịu buông xả tâm cố chấp của mình.

Sống trên đời, làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, có phước không hưởng hết, đối nhân xử thế nên lấy bao dung độ lượng làm trọng yếu. Điều đáng sợ nhất trên thế gian này chính là đánh mất đi lý trí của bản thân, không tin nhân quả nghiệp báo, không tin lời Phật dạy, không tin khả năng của chính mình nên mới sống trong đau khổ lầm mê.

Đạo Phật dạy chúng ta làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, mình làm mình chịu, không ai có thể ban phước giáng họa hay sắp đặt số phận cho mình mà chính mình đã gieo nhân thì gặt quả. Nhưng nhân quả không cố định và có thể thay đổi được tùy theo sự quyết tâmý chí tu tập, phước không chỉ gắn liền với cuộc sống hiện tại mà còn được nối kết bởi kiếp quá khứ đã gieo tạo
Rõ ràng, phước đức không phải tự nhiên mà có, đó là do chính bản thân ta phải ra sức đầu tư để làm các việc có lợi ích cho đời. Cũng giống như một khu vườn, nếu chúng ta không biết chăm sóc từ việc gieo giống, bón phân và tưới tẩm thì chẳng bao giờ hưởng được hương thơm quả ngọt. 
Trong lúc chúng ta đang giúp đỡ người khác mà không hề nghĩ mình đang làm phước, ta chỉ làm với tâm không tính toán so đo, đó là ta biết cách đem lại phước báo vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Phước hữu lậu được ví như chúng ta đang gửi tiền tiết kiệm, có khả năng giúp ta giàu sang sung sướng, thỏa mãn vật chất đầy đủ.

Trong Kinh A Hàm Phật dạy: “Chỉ có phước báo mới có thể chuyển hóa được nghiệp báo xấu mà thôi.” Nghiệp xấu ác được ví như một nắm muối. Nếu chúng ta nuốt phải nắm muối đó thì chắc chắn ta sẽ cảm thấy khó chịu đến dường nào. Tuy nhiên, nếu chúng ta bỏ nắm muối vào trong một tô nước rồi uống thì có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Nếu bỏ nắm muối vào trong một lu nước rồi uống thì ta cảm nhận gần như vị mặn đó không làm cho ta thấy khó chịu nữa. Tô nước, lu nước tượng trưng cho người có phước báo do chính họ tạo được ít hay nhiều sẽ giúp họ chuyển hóa bớt nghiệp xấu ác. Khi chúng ta làm được nhiều lợi ích cho người khác thì chuyện lớn sẽ hóa nhỏ, chuyện khó sẽ hóa dễ. Luật nhân quả rất công bằng, dù cho ta có tu hành chứng đắc đi nữa thì chúng ta vẫn phải chịu một phần nào quả báo xấu đã gieo tạo trước kia.

Sống an vui hạnh phúc là sống biết đủ với những gì mình đang có, sống biết ơnđền ơn cuộc đời vì đã cho mình cơ hội được sống làm người, được học hỏirèn luyện bản thân để có cơ hội dấn thân phục vụ nhân sinh. Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi ta không lãng phí thời gian, không hối tiếc mà biết quay lại chính mình để làm chủ thân miệng ý. 
Thư Viện Hoa Sen


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/03/2016(Xem: 8865)
15/02/2021(Xem: 5531)
21/10/2022(Xem: 2569)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.