Tìm Hiểu Kinh Giáo Giới La Hầu La

20/08/20184:05 SA(Xem: 17586)
Tìm Hiểu Kinh Giáo Giới La Hầu La

TÌM HIỂU KINH GIÁO GIỚI LA HẦU LA
Thích Trung Định

la hau laTôn giả La-hầu-la là một trong Thập đại đệ tử của Đức Phật, vị được mệnh danh là Mật hạnh Đệ nhất. Cuộc đờihành trạng của ngài thật đáng cho người đời cung kính, quy ngưỡng. Ngài  là bậc sở đắc hai thứ cao quý nhất thế gian; đó là kế thừa dòng dõi huyết thống và thánh đạo sở đắc: ở thế gian, ngài thuộc dòng dõi quý tộc, hoàng thân quốc thích; xuất gia, ngài đi trên con đường của các bậc thánh

Tôn giả La-hầu-la là vị Sa-di đầu tiên trong lịch sử Tăng-già Phật giáo. Hình ảnh Sa-di La-hầu-la trong Giáo hội Nguyên th ủy cho đến ngàn sau vẫn là hình ảnh tuyệt đẹp của một thiên thần bé nhỏ, xuất gia từ lúc ấu thời, và cuối cùng cũng đã sánh vai với chư Thánh trên lộ trình giác ngộ giải thoát. La-hầu-la không chỉ mở đường cho chính mình, mà còn mở đường cho vô số chú tiểu bé nhỏ khác trên khắp thế giới, trong mọi thời đại, bước vào vòm trời cao rộng siêu thoát của nếp sống Thiền môn.

trungbo-biaTôn giả La-hầu-la được đề cập nhiều trong Kinh tạng, nhưng quan trọng nhất là ba bài kinh được ghi ở Trung bộ, cụ thể là: bản kinh số 61 có tựa đề Giáo giới La-hầu-la ở rừng Am-ba-la, bản kinh số 62 có tựa đề Đại kinh Giáo giới La-hầu-la; cả hai bản kinh này thuộc tập I Trung bộ; và bản kinh số 147 có tựa đề Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la nằm trong tập II Trung bộ.

Về hành trạng của ngài La-hầu-la, sách Thập đại đệ tử truyện của Đại sư Tinh Vân do Thích nữ Như Đức dịch cho biết, lúc mới xuất gia, Sa-di La-hầu-la còn quá nhỏ lại có gốc gác vương giả, là con của Đức Phật, nên chưa thể một sớm một chiều mà tu hành được như người lớn. Những lúc vắng người, ngài cũng bày trò nghịch ngợm. Lúc khoảng hơn mười tuổi, khi ở thành Vương Xá, một đôi lần vào dịp có quan đại thần, trưởng giả hay cư sĩ đến hỏi thăm Đức Thế Tôn hiện ở đâu thì Tôn giả thường tìm cách nói gạt để trêu ghẹo mọi người2 .

Biết được hành vi của con mình nên Đức Phật đã quan tâm giáo dục vị Sa-di đặc biệt này theo cách riêng. Việc dạy dỗ đó được thể hiện qua ba bản kinh dẫn trên. Ở đây, chúng ta tóm tắt và phân tích sơ lược ba bản kinh này.

2

Về bản kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Am-ba-la (Ambalatthikā Rāhulovādasuttam).

Bấy giờ Thế Tôn ở Rajagaha (thành Vương Xá), Veluvana (rừng Trúc), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng những con sóc); trong khi Tôn giả La-hầula ở Ambalatthika (rừng Am-ba-la). Bản kinh cho biết Thế Tôn tự mình đến rừng Am-ba-la để gặp La-hầu-la.

Thấy Thế Tôn từ xa, La-hầu-la vội vàng cung đón rồi lấy nước dâng Ngài rửa chân. Rửa chân xong, Thế Tôn hỏi La-hầu-la phẩm chất của nước trong chậu sau khi Ngài đã rửa chân; tiếp theo, Thế Tôn hắt chậu nước dơ đi, chỉ để một ít nước trong chậu; rồi sau cùng lại lật úp chậu xuống. Qua đó, Thế Tôn dạy cho La-hầu-la biết về tàm quý cũng như về thân khẩu và ý nghiệp. Kinh nêu việc Thế Tôn dùng thí dụ con voi biết bảo vệ vòi khi lâm trận với ý nghĩa là con voi ấy còn biết giữ mạng sống; nếu một con voi sử dụng cả vòi khi lâm trận thì đó là con voi đã quyết thí mạng, nghĩa là không việc gì nó không dám làm; cũng vậy, một kẻ cố ý nói dối thì sẽ không chừa điều ác nào. Cũng trong kinh này, Thế Tôn dùng thí dụ tấm gương để dạy cho La-hầu-la biết tự phản tỉnh. Ở đây, Thế Tôn chú trọng đến việc hướng dẫn Tôn giả La-hầu-la phải biết hành động sao cho đem đến lợi mình, lợi ngưởi và lợi cả hai; từ đó dần dần tịnh hóa ba nghiệp thân khầu và ý.

3

Về Đại kinh Giáo giới La-hầu-la (Maha Rāhulovādasuttam).

Bấy giờ Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (rừng Kỳ-đà), tinh xá Anathapindika (Cấp Cô Độc). Buổi sáng Ngài đi khất thực, có La-hầu-la đi theo. Biết La-hầu-la ở sau lưng, Thế Tôn bảo Tôn giả cần phải quán sát với chánh trí tuệ rằng tất cả mọi pháp đều không phải là của ta, là ta, là tự ngã của ta. Kinh cho biết Tôn giả La-hầu-la không tiếp tục vào làng khất thực mà lui vể rồi lập tức ngồi xuống một gốc cây, kiết già, lưng thẳng, an trú niệm trước mặt. Tôn giả Xá-lợiphất, vốn là vị được Đức Phật giao nhiệm vụ giám hộ La-hầu-la, thấy vậy, bèn bảo La-hầu-la hãy tu tập sự tu tập Nhập tức xuất tức niệm.

Buổi chiều, sau từ thiền định đứng dậy, Tôn giả Lahầu-la đến chỗ Đức Phật xin được dạy thêm về Nhập tức xuất tức niệm. Do đó, Thế Tôn dạy La-hầu-la phải quán sát với chánh trí tuệ về địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giớihư không giới, cả ở nội thân và ngoại thân, để thấy rằng tất cả không phải là của ta, là ta, là tự ngã của ta. Ngài phân tích hạnh của đất, của nước, của lửa, của gió và của hư không; tiếp đó Ngài khuyên La-hầu-la hãy tu tập theo hạnh của các giới ấy. Ngài hướng dẫn La-hầu-la tu tập tứ vô lượng tâm: tu tập lòng từ để diệt sân tâm, tu tập lòng bi để diệt hại tâm, tu tập lòng hỷ để diệt bất lạc tâm, tu tập lòng xả để diệt hận tâm… Ngài cũng dạy La-hầu-la quán bất tịnh để diệt tham ái, quán vô thường để diệt ngã mạn.

Sau cùng, Thế Tôn hướng dẫn La-hầu-la tu tập Tứ niệm xứ qua Nhập tức xuất tức niệm liên quan đến thân, thọ, tâm, pháp và từ đó từng bước hướng đến ly tham, đoạn diệt, từ bỏ. Đức Phật xác nhận với La-hầula rằng với việc tu tập niệm hơi thở vào hơi thở ra như vậy, đến khi những hơi thởhơi thở ra tối hậu chấm dứt thì hành giả chứng được giác tri.

4

Về Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la (Cùla Rāhulovādasuttam).

Bối cảnh trong kinh này là lúc Thế Tôn ở Savatthi, Jetavana, tinh xá Anathapindika. Ngài khởi niệm thấy cần huấn luyện thêm để La-hầu-la có đủ năng lực đoạn tận các lậu hoặc, vì La-hầu-la đã thuần thục trong 15 pháp đem lại giải thoát [tức là năm căn tín, tấn, niệm,  định, tuệ đều đã được thanh tịnh theo ba cách]. Do vậy, Ngài cho gọi La-hầu-la đến. Sau đó, vào buổi chiều, Ngài cùng La-hầu-la đi tới Andhavana. Kinh cho biết, khi thấy Thế Tôn dẫn La-hầu-la đến rừng Andha, hàng ngàn vị chư Thiên đi theo và nghĩ rằng La-hầu-la sẽ được Thế Tôn huấn luyện sâu sắc hơn nữa trong việc đoạn tận các lậu hoặc.

Tại rừng Andha, Thế Tôn tuần tự hỏi La-hầu-la về năm sắ c, năm căn, năm trần, năm thức là thường hay vô thường; cái gì vô thường thì khổ hay vui; cái gì đã vô thường mang lại đau khổ thì có hợp lý để xem nó là của tôi, là tôi, hay tự ngã của tôi hay không. Trước các câu hỏi đó, La-hầu-la đều trả lời bằng sự phủ định. Thế Tôn kết luận: do thấy biết như vậy, vị đa văn thánh đệ tử yếm ly các căn trần thức, yếm ly xúc thọ tưởng hành. Do yếm ly, vị ấy ly dục; do ly dục, vị ấy giải thoát. Khi giải thoát, vị ấy biết tâm đã giải thoát; sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.

Kinh xác định rõ rằng, “Trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của Tôn giả La-hầu-la được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Và đối với hàng ngàn chư Thiên [đi theo] ấy, được khởi lên pháp nhãn ly trần, vô cấu: Phàm cái gì được khởi lên, tất cả đều bị diệt tận”.

Bản kinh này cho thấy Đức Phật rất quan tâm đến việc thành tựu thánh quảTôn giả La-hầu-la, và Ngài cũng đã dành cho Tôn giả rất nhiều công sức trong việc huấn luyện Tôn giả thật thuần thục. Đáp lại, Tôn giả Lahầu-la cũng đã xứng đáng với sự tận tuỵ của Đức Phật; và theo Phật sử, La-hầu-la được coi là vị đầu tiên nhập Niết-bàn khi mới ngoài hai mươi tuổi.

5

Ngoài ba bản kinh vừa nêu, trong Kinh tạng thỉnh thoảng còn có một số bài kinh cũng thể hiện việc Đức Phật hướng dẫn Tôn giả La-hầu-la tu tập. Có lần đi khất thực với Phật mà vô tình thất niệm bị Đức Phật quở trách, La-hầu-la bỏ buổi khất thực đến ngồi bên vệ đường để thực tập quán niệm. La-hầu-la được coi là người đại diện cho hàng tu sĩ trẻ gia nhập giáo đoàn thực hành nếp sống phạm hạnh. Lý tưởng thì thanh cao nhưng tuổi trẻ sẽ có những hành động nghịch ngợm. Đây là tâm lý chung của đại đa số tu sĩ trẻ. Thế nhưng, khi được Đức Phật giáo giới, La-hầu-la luôn ý thức một cách sâu sắc; với căn tánh thông minh, lanh lợi, Tôn giả luôn sửa chữa một cách chân thựcđạt được những thành tựu trên con đường tu học. Cuối cùng Tôn giả là một trong Thập đại đệ tử của Đức Phật với danh hiệu Mật hạnh Đệ nhất. Những lời giáo giới của Đức Phật cho La-hầu-la vẫn còn nguyên giá trị cho hành giả tu học mãi về sau. Đó là cương lĩnh tu tập, hành trang mang theo cho tất cả mọi hành giả bước đi trên lộ trình tìm cầu chân lý giác ngộ.

Tóm lại, các bản kinh liên quan đến việc giáo giới Lahầu-la được ghi lại trong Kinh tạng mang nội dung triết lý giáo dục sâu sắc. Có nhiều phương thức giáo dục trong các bản kinh này. Đó là, giáo dục phản tỉnh, giáo dục luận đàm, giáo dục đánh thức, và giáo dục giới định tuệ. Qua ba bản kinh này, hành giả sẻ tiếp nhận được những pháp hành căn bản, nhằm ứng dụng thực hành đưa đến đoạn tận phiền não, lậu hoặc, chứng đắc giải thoát.

Ghi chú:
1. Trong Trưởng lão Tăng kệ, có ghi lại các bài kệ của Tôn giả La-hầu-la sau khi ngài chứng quả A-la-hán, như sau: 294. Nhờ ta được đầy đủ, Hai đức tánh tốt đẹp, Được bạn có trí gọi, ‘Ra-hu-la may mắn’ Ta là con Đức Phật, Ta lại được Pháp nhãn. 295. Các lậu hoặc ta đoạn, Không còn có tái sanh, Ta là bậc La-hán, Đáng được sự cúng dường. Ba minh ta đạt được, Thấy đuợc giới bất tử. 296. Bị dục làm mù quáng, Bị lưới tà bao trùm, Khát ái làm màn che, Bao trùm che phủ kín. Do phóng dật trói buộc, Như cá mắc mắt lưới. 297. Ta vượt qua dục ấy, Cắt đứt ma trói buộc, Nhổ lên gốc khát ái, Ta mát lạnh tịch tịnh.
2. Theo Đại sư Tinh Vân, Thập đại đệ tử truyện, Thích nữ Như Đức dịch, Nxb Tôn Giáo, 2006, tr.320.

Thích Trung Định
Thư Viện Hoa Sen

Bài đọc thêm:
Tóm Tắt Kinh Giáo Giới La Hầu La



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/12/2015(Xem: 12353)
11/12/2018(Xem: 14873)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.