9 Thế Nào Là Tu Tâm Và Tu Tướng

01/01/202110:26 SA(Xem: 4594)
9 Thế Nào Là Tu Tâm Và Tu Tướng
TRÊN ĐƯỜNG VỀ NHÀ
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation
 9
THẾ NÀO LÀ TU TÂM VÀ TU TƯỚNG
 

Sống ở đời người ta hay xem trọng sắc diện, dáng vẻ bề ngoài. Thói thường người phụ nữ xinh đẹp, ăn mặc sang trọng, hay một người nam tử bảnh bao ăn diện đúng mốt, đi đến đâu cũng thường được sự săn đón của người xung quanh, ngược lại những người có nét mặt buồn rầu u tối, ăn mặc xốc xếch... đi đến đâu cũng thường hay chịu thiệt thòi, không ai thèm quan tâm đề ý.

          Nói đến tướng là nói đến hình dáng tổng thể bề ngoài, bề mặt của hiện tượng thế gian trong đó có con người. Ngày xưa ông bà ta thường nói tư tưởng sẽ làm thay đổi tướng mạo của con người. Ngày nay các nhà Khoa học cũng có quan niệm như thế, họ cũng đồng ý tướng mạo con người có thể thay đổi. Họ giải thích rằng khi một đứa bé mới chào đời có bé trông rất xinh xắn nhưng khi trưởng thành thì thay đổi hoàn toàn. Cũng có những trẻ em khi còn nhỏ thì không mấy ưa nhìn nhưng khi lớn lên thì lại duyên dáng khiến nhiều người đắm say yêu thích.

          Sự thay đổi tướng mạo này có thể do vì người đó thay đổi tánh tình, tâm địa không còn trong sáng ngây thơ như ngày còn bé. Cũng có thể do hoàn cảnh môi trường sinh sống ảnh hưởng khiến họ lúc nào cũng ưu tư phiền não. Con người mà lúc nào cũng đau khổ thì làm sao vui vẻ dễ thương cho được. Chúng ta hãy quan sát khuôn mặt của một người làm nghề đồ tể chuyên giết heo, bò... mỗi ngày. Chắc chắn trên khuôn mặt của người này luôn hằn lên nét hung dữ bởi tâm địa của họ không thể hiền từ được. Tâm ác độc thì thể hiện hình tướng hung ác, còn tâm hiền lành thì cho dù tướng mạo không đẹp nhưng vẫn thể hiện sự hoà nhã dễ mến. Tóm lại, tâm và tướng liên hệ với nhau, tâm con người ta như thế nào sẽ biểu lộ ra cái tướng như thế ấy.

          Đó là quan niệm về tâm và tướng liên hệ với nhau trong cuộc sống thế gian. Trong giáo lý nhà Phật cũng có đề cập đến việc "Tu Tâm""Tu Tướng".  Vậy "Tu Tâm và Tu Tướng" là tu như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng nhau khai triển chủ đề này.

CHỮ "TU" TRONG NHÀ PHẬT

          Trước hết chúng ta tìm hiểu động từ "tu". Chữ "tu" bao hàm nhiều nội dung khác nhau. Theo quy ước nhân gian, chúng ta có thể hiểu:

          - Khi chúng ta khát nước, chúng ta cầm ly nước lớn, uống một hơi không dừng. Hành động đó gọi là "tu" một hơi hết ly nước, thay vì gọi là "uống" nước.

          - Nhà cửa, xe cộ ... hư hao, chúng ta sửa chửa lại, hành động này gọi là "tu sửa" lại căn nhà hay "tu sửa" lại chiếc xe.

          - Học bổ túc thêm kiến thức về nghề nghiệp của mình thì gọi là "tu nghiệp"

          - Chữ "tu" dịch qua tiếng Anh, tương đương với từ "practic". Pratic có nghĩa là "thực tập". Như vậy tu là sự thực tập, làm đi làm lại một phương pháp nào đó. Nó cũng gần giống nghĩa với chữ "tu" trong đạo Phật.

          Chữ "tu" trong Phật giáo, gốc từ chữ "bhavanà" có nghĩa là "gieo trồng" để được một cái gì đó, hoặc "trở thành" một cái gì khác. Ở đây chúng ta có thể hiểu rộng thêm một chút "tu" có nghĩa là tu tập, thực tập, thực hành hay hành trì... một pháp môn nào đó để biến những gì chúng ta học từ lý thuyết trở thành những kinh nghiệm thực tế trên thân và tâm của chúng ta.

          Nói cách khác, "tu" là một tiến trình thực tập để chuyển đổi lời ăn tiếng nói, nếp suy nghĩ, hành vi của chúng ta trong những sinh hoạt giao tế hằng ngày trên chính đời sống của chúng ta, quan trọng nhất là những quán tính xấu trở thành những quán tính tốt theo lời Phật dạy.

          Tóm lại, "tu" là cách tiếp thu pháp học và pháp hành phù hợp với căn cơ trình độ để có kết quả tốt trên thân và tâm. Nó đòi hỏi thời gian. Thời gian này có thể xem như thời gian "gieo trồng" để sau này được kết quả tốt vậy.

"TU TƯỚNG" CÒN GỌI LÀ "TU PHƯỚC"

          Tu tướng là gìn giữ hình tướng bên ngoài, nhưng không có nghĩa là cần phải ăn diện quần áo sang trọng, trang sức mắc tiền, trang điểm loè loẹt, mà tu tướng ở đây là thái độ tôn trọng bản thân mình bằng cách giữ gìn thân thể sạch sẽ, đầu tóc chải gở gọn gàng, y phục chỉnh tề, đi đứng đàng hoàng, nói năng từ tốn, tôn trọng mình và tôn trọng những người xung quanh. Người tu tướng là người sống đạo đức luôn có thái độ tự trọng. Cư xử với người lớn họ khiêm nhường kính trọng. Đối với người nhỏ, họ luôn cởi mở vui vẻ. Người tu tướng biết tuân theo luật lệ, nghi lễ, văn hoá, phong tục, tập quán của cộng đồng, làng nước, xã hội. Chính những điều đạo đức trang nghiêm này khiến cho sự giao tế trong đời sống cộng đồng xã hội được văn minh, lịch sự và nề nếp.

          Tu tướng đối với người xuất gia hay Phật tử tại gia, là phải tuân theo giới luật, giữ gìn oai nghi tế hạnh tức là giữ cái tướng của người tu trong mọi hoàn cảnh qua bốn động tác đi, đứng, nằm, ngồi. Người đời luôn có cảm tìnhkính trọng những vị tu sĩ tuy áo cũ sờn vai nhưng nơi họ toả ra từ trường từ bi đạo đức của một bậc tu hành giữ giới. Một người tu sĩ ăn mặc xốc xếch bê bối, hoặc quá loè loẹt lụa là nhiều màu lắm sắc, đi như chạy, khi nói chuyện phùng mang trợn mắt, múa tay rung đùi, hát hò như ca sĩ chuyên nghiệp ngoài đời...  khó được sự chấp nhận của mọi người. Do đó tu tướng là điều rất cần thiết cho người tu theo đạo Phậttại gia hay xuất gia để tạo tín tâm và gây ấn tượng tốt đẹp cho mọi người xung quanh.

          Tu tướng còn có nghĩa là tu tập những việc làm có thể nhìn thấy được qua hình tướng bên ngoài còn gọi là tu phước,  chẳng hạn như: đi chùa lễ Phật, quy y Tam Bảo, thọ và giữ giới luật, bái sám, tụng kinh, niệm Phật, toạ thiền, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, xây chùa tháp, ấn tống kinh sách, hộ niệm, đóng góp công sức tiền bạc giúp đỡ người nghèo khó, bệnh tật, thiên tai, bão lụt, đào giếng, đắp đường, xây cầu v.v...  Nếu khôngphương tiện tiền bạc vật chất, thì bố thí thời giờ, công sức, tham gia thực hiện các công tác thiện nguyện bằng khả năng hay kiến thức chuyên môn như dạy học, xây nhà, dựng lều, phát thuốc, tiêm thuốc, băng bó vết thương, an ủi khuyên lơn xoa dịu nỗi đau đớn của người bệnh v.v.... Làm được một hay nhiều điều trên đây thì đó là tu phước.

          Tu phước cần có tinh thần "Bố thí Ba-La-Mật" nghĩa là giúp đỡ bố thí không vì danh lợi, không tính toán, không so đo, cũng không đòi hỏi điều kiện, phe nhóm này, chính trị kia, tôn giáo này, tín ngưỡng nọ. Nếu bố thí mà đặt điều kiện thì việc tu phước mất đi ý nghĩa "quên mình vì người".

          Theo Hoà Thượng Thích Thông Triệt thì "Tu phước là cách ta cụ thể hoá thái độ, cử chỉ, và lời nói của ta đối với người hay thú vật với mục đích đem lại niềm an vui hạnh phúc, sự an toàn hay làm vơi đi những nỗi lo âu, sợ hãi, những nỗi đau tâm lý và thân xác cho những đối tượng này."  (Trích Bản tin sinh hoạt Thiền Tánh Không tháng 9-2002, trang 4)

          Nói chung, người tu phước là người tự nguyện hy sinh phần vật chất tiền tài của mình để chia xẻ cho người khác với tâm không mong cầu danh lợi cho mình mà chỉ muốn mang lại sự an vui hạnh phúc cho người khác.

GIÁ TRỊ CỦA TU PHƯỚC

          Tu phước có hai loại phước báo. Đó là phước hữu lậu và phước vô lậu.

          - Phước hữu lậu là khi mình làm công việc bố thí, cúng dường, góp công góp của xây dựng chùa chiền hay tham gia cứu trợ những nạn nhân kém may mắn với tâm mong cầu làm phước nhiều sẽ được hưởng phước báo nhiều trong đời này hay đời sau. Điều này không trái với quy luật Nhân Quả Nghiệp Báo trong đạo Phật. Vì theo quy luật Nhân Quả, mình làm điều gì thì mình sẽ hưởng Quả đó khi hội đủ duyên. Nếu làm việc thiện lành thì sẽ hưởng Quả thiện lành. Nếu làm việc ác thì sớm hoặc muộn gì cũng nhận Quả báo ác, không trốn tránh được.     

          - Phước vô lậu là làm một trong những việc thiện nêu trên, ngay cả giảng Pháp cũng là một việc thiện vô cùng thù thắng mà ta không màng đến công đức đã làm, không cầu mong sẽ nhận lại những phước báo tốt lành ở đời này hay đời sau.   Sự kiện này trong kinh có nhắc tới qua câu "Tam luân không tịch" nghĩa là không có chủ thể trao truyền Pháp hay vật tặng, không có người nhận, cũng không có lời giảng Pháp hay vật trao truyền. Tất cả chỉ là sự trao truyền thế thôi! Tuy người làm việc thiện không mong muốn được hưởng gì hết về việc làm của mình, nhưng Quả báo thiện lành sẽ tự nhiên xuất hiện với người tu phước vô lậu khi duyên đến.

          Trong cuộc sống hằng ngày người tu phước hữu lậu hay vô lậu thường gặp nhiều may mắn trong mọi hoàn cảnh, nhất là về con đường tâm linh sẽ gặp được những thiện tri thức giúp đỡ tiến tu.

          Kẻ nào sống ích kỷ, keo kiệt, không biết bố thí, ai khổ ai chết mặc tình, không hề để ý, không quan tâm giúp đỡ, chỉ biết gom lợi về mình. Những người đó xem như là những người thiếu vắng lòng từ thiện. Hễ thiếu lòng từ thiện thì đương nhiên sẽ không hưởng được phước báo. Nếu có chút phước báo nào trong đời này thì phước báo đó đã hưởng hết rồi, nên khi gặp tại nạn thì không còn phước báo để được may mắn thoát khỏi nữa. Cho nên chư tôn đức thường dạy chúng ta phải để dành phước báo bằng cách không nên hưởng hết mà hằng ngày cần phải tô bồi thêm phước báo bằng những việc thiện lành. Ví như tiền gửi trong nhà băng, rút ra xài hết khi cần thì không có tiền để mà tiêu là như thế! 

          Tóm lại, tu phước được xem như là cách để dành "tài nguyên công đức". Tu phước hữu lậu hay tu phước vô lậu tuỳ quan niệm của mỗi người, tu thế nào cũng được nhưng là người Phật tử, dứt khoát tu phước là điều vô cùng cần thiết.

TU TÂM DƯỠNG TÁNH

          Ngoài việc tu tướng, người Phật tử còn phải tu tâm. Nói cho đủ là "Tu Tâm Dưỡng Tánh". Tu tâm là làm sao cho tâm ý được trong sạch, không còn ô nhiễm bởi tam độc: tham, sân, si. Dưỡng tánh là làm sao cho các tánh hiển lộ. Các tánh đó là tánh Thấy, tánh Nghe, tánh Xúc Chạm và sâu sắc hơn hết là tánh Nhận Thức, gọi chung là Tánh Giác. Tánh Giác hiển lộ thì mới có cơ hội phát huy trí huệ tâm linh. Cho nên tu tâm còn gọi là tu tuệ hay tu huệ. Người tu huệ là người tu hướng đến tâm linh giải thoát, giác ngộ, nên công đức không thể nghĩ bàn.

          Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường nghe người đời hay than thở: "Tại sao đời tôi khổ quá vầy nè?" Thật ra có ai mà không khổ? Người nghèo khổ đã đành mà người giàu có cũng khổ. Người ngu khờ khổ thì không nói làm chi, đằng này những người có bằng cấp cao, địa vị tốt trong xã hội cũng khổ. Tại sao vậy? Suy nghĩ thật kỹ, tìm ra gốc gác ngọn ngành thì chính mình làm khổ mình chứ có ai làm khổ mình đâu!

          Đức Phật nói người nào sống trong đau khổ triền miên thì người đó vô minh, bất kể người đó sang giàu hay nghèo hèn, học thức cao hay thấp. Bởi vì vô minh nên mới khổ. Vì vô minh nên mình chấp đủ thứ. Trước hết chấp cái thân ngũ uẩn này là có thật, nó chính là ta, mà hễ có cái ta, cái ngã thì lúc nào ngã kiến cũng  đúng nên dễ dàng xung đột với cái ngã kiến của người khác khiến mình khổ và người khác cũng khổ. Vì chấp ngã nên thương yêu nó, bảo vệ nó, khi thành phần nào trên thân đau yếu là mình khổ. Cũng vì chấp ngã nên ích kỷ muốn ôm gọn hết tất cả: tài, sắc, danh, thực, thuỳ về cho nó, muốn chiếm đoạt tất cả và muốn được phục vụ khi ngũ dục đòi hỏi. Lòng tham ái vô đáy nên nhiều bao nhiêu cũng không đủ. Muốn hoài nên khổ hoài!

          Khi không được toại nguyện điều gì thì nổi sân, nổi giận. Mà sân giận thì nóng nảy. Người có tâm sân là người hay chấp nhặt những điều không vừa ý, khắc ghi những điều người khác vì vô tình hay cố ý làm tổn thương danh dự hoặc chạm tự ái, oán thù những ai phỏng tay trên hoặc làm hỏng kế hoạch làm ăn của mình ...  nên ôm mối hận thù dai dẵng, chỉ mong có dịp để trả thù. Từ sân hận đưa đến si, phát ra những lời nói hàm hồ, những hành động thiếu suy nghĩ làm khổ mình khổ người.

          Ngoài ra, vì vô minhcon người tin tưởng những điều mê tín dị đoan, cố chấp những phong tục tập quán thế gian lỗi thời bất công, đòi hỏi những điều vô lý quá đáng, tuân theo những lời răn giới cấm vô nhân và tàn ác. Nói chung là bị sợi dây kiết sử trói buộc tâm khiến cho họ u mê gây nhiều nghiệp xấu.

          Muốn sống thảnh thơi an lạchạnh phúc không khổ mình khổ người thì ngoài việc tu phước, người Phật tử còn phài biết tu tâm dưỡng tánh để loại trừ cái gốc vô minh. Do đó tu tâm còn gọi là tu tuệ hay tu huệ.

THẾ NÀO LÀ TU HUỆ?

          Tu tâm hay tu huệ là làm trong sạch tâm bằng cách rèn luyện tâm có quán tính mới từ lăng xăng dao động trở nên tĩnh lặng sáng suốt, làm giảm hay dứt hẳn tham, sân, si...  đi đến chỗ hoàn toàn trong sạch tức ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh tuyệt đối.

          Đức Phật phân loại tâm con người thành ba nhóm. Đó là Tâm Phàm Phu, Tâm Bậc Thánh và Tâm Phật. Thật ra con người chỉ có một tâm thôi, nhưng nếu trạng thái tâm lộn xộn phiền não thì lúc đó ta đang ở trong Tâm Phàm Phu. Nếu tâm tĩnh lặng, trầm lắng sáng suốt với dòng Biết không lời thì ta đang ở trong Tâm Bậc Thánh còn gọi là Chân Tâm hay Tánh Giác. Còn khi tâm ta hoàn toàn định tĩnh, nhu nhuyến, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, ngoài lý luận (atakkàvacara) dễ sai khiến nghĩa là hoàn toàn vô ngã thì đó là Tâm Phật.

          Về Tâm Phàm Phu được chia làm ba trạng thái tâm. Đó là Ý (Ý Căn), Thức (Ý Thức) và Tâm (Trí Năng). Nếu Ý Căn có mặt tức là có sự suy nghĩ những chuyện đã qua, rồi buồn phiền lo lắng, đi đến những tác ý xấu hay tốt trong đầu tạo thành Ý Nghiệp, kinh Kim Cang xếp nó là Tâm Quá Khứ.  Nếu Ý Thức có mặt là có sự phân biệt, so sánh đối tượng có mặt trong hiện tại, nên thường dính mắc với ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thuỳ ... sinh lòng khát ái tham dục, thương yêu hay thù ghét, nói ra lời và hành động tạo Khẩu NghiệpThân Nghiệp được xếp là Tâm Hiện Tại. Còn một trạng thái Tâm khác gọi là Trí Năng. Trí Năng là sự thông minh bén nhạy của con người. Nó là công cụ của Ý CănÝ Thức. Khi Ý CănÝ Thức phát tín hiệu ra, Trí Năng là cơ chế suy luận suy diễn tưởng tượng vẽ vời để thực hiện trong tương lai. Trong kinh so sánh Trí Năng là một thợ vẽ tài ba, nó vẽ đủ thứ mà hiện tại không có thật nên được xếp là Tâm Tương Lai.

          Cả ba tâm này Đức Phật gọi là Hồ Nước Đục. Nước Đục vì nó chứa đủ thứ phiền não khổ đau của Tâm Ba Thời là Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Những thứ ô nhiễm trong tâm là lậu hoặc/tập khí, kiết sử, tuỳ miên mà cái gốc chánh là tam độc tham, sân, si. Những thứ ô nhiễm này khiến cho tâm lúc nào cũng xao động, khiến cho Hồ Nuớc Tâm bị đục ngầu, mắt nhìn không thấy sò hến cá rùa bên duới đáy Hồ. Cho nên tu tâmtu tập làm sao cho tâm yên lặng. Muốn tâm yên lặng thì phải dẹp màn vô minh. Vô minh biến mất thì mặt trời Trí Huệ mới xuất hiện.

          Tu tập ban đầu phải xử dụng Trí Năng tỉnh ngộ tức cái ta tỉnh ngộ. Trí Năng tỉnh ngộ muốn tu tập nên không còn nghe lời xúi biểu của Ý CănÝ Thức nữa. Ngược lại nó trở thành ông chủ của Ý CănÝ Thức. Khi nó yên lặng thì hai tâm kia cũng yên lặng. Khi nó muốn học hỏi Pháp Phật thì hai tâm kia phải học hỏi theo.

          Pháp Phật dạy theo thứ tự Giới-Định-Tuệ, Văn-Tư-Tu với các phương pháp tu tập như Quán, Chỉ, Định và Huệ. Pháp nào cũng nhằm triệt tiêu tham sân si, dẹp màn Vô Minh để ngọn đèn Trí Tuệ tự phát sáng.

          Bước đầu hành giả học những lời dạy của Đức Phật qua các bài kinh Tứ Thánh Đế để hiểu rõ bốn chân lý về Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Học bài kinh Vô Ngã Tướng để nhận ra Tam Pháp Ấn: Vô thường, Khổ, Vô Ngã. Học giáo lý Duyên Khởi để biết vạn pháp đều không tự nó sinh ra mà phải do nhiều duyên mới thành tựu, hết duyên thì tan rã. Học giáo lý Nhân Quả để biết chúng ta gieo Nhân nào thì sẽ nhận Quả nấy chứ không mất đi đâu.

          Khi học thuộc và hiểu nhuần nhuyễn giáo lý của Đức Phật dạy, hành giả thành tựu được Tuệ Tri, tức có trí thông hiểu sự thành hoại của hiện tượng thế gian trong đó có con người. Hiểu được do đâu con người khổ đau và làm thế nào để tận diệt khổ đau. Giai đoạn này tạm gọi là giai đoạn tu thiền Quán (Anupassanà).

          Kết quả của giai đoạn này là giúp cho hành giả gia tăng cái biết thầm lặng, chuyển đổi Nhận Thức mới, chuyển tâm, chuyển nghiệp.  Học, suy tư để hiểu rõ lời Phật dạy cũng có thể nói đây là thời gian của Văn TuệTư Tuệ.

          Giai đoạn kế tiếptu tập để chuyển đổi tâm lăng xăng trở nên yên lặng. Bước đầutu thiền Chỉ, chúng ta áp dụng các chiêu thức: - Nghe tiếng chuông giữ niệm Biết không lời về âm thanh, nghĩa là khi nghe mà trong não không nói thầm khen chê âm thanh ngân dài hay ngắn, trong hay đục. - Khi làm việc gì biết đang làm việc đó, không suy nghĩ những chuyện khác. - Thực tập mắt nhìn đối tượng giữ tâm yên lặng không khen chê, chỉ biết đó là bình hoa hay đó là cái chuông hoặc là cái bàn mà thôi. - Thư giãn lưỡi. - Thiền hành... Đó là những cách tu thiền Chỉ. Hành trì như thế một thời gian sẽ giúp tâm quen với quán tính mới là bớt suy nghĩ, bớt dao động.

          Trong Thiền Sử các Tổ hay nói: "Nghe như điếc, thấy như mù" có nghĩa là nghe, thấy... biết rõ ràng nhưng tâm không dao động, không phản ứng vì không dính mắc nên không biểu lộ vui buồn vì thế nên mới nói người "nghe như điếc, người thấy như mù" là vậy!

          Tâm được yên lặng tức ta có định ở mức độ ban đầu, dù không vững chắc nhưng tâm ta cũng được thanh thản, có tuệ tri nhận rõ chân tánh hiện tượng thế gian. Sống trong đời ta sẽ bớt khổ vì đã bớt dính mắc, bớt chấp trước, bớt buồn phiền người khác.

          Ở mức độ cao hơn, hành giả thực tập Pháp Như Thật, nghĩa là đối tượng như thế nào thấy, nghe, xúc chạm biết như thật về đối tượng như thế ấy. Trong tâm hoàn toàn yên lặng vì "không dán nhãn đối tượng" tức không chụp mũ đối tượng là thế này thế khác, "không định danh đối tượng" tức đặt tên hay gọi tên đối tượng theo quy ước thế gian.

          Dần dần hành giả Nhận Thức Như Thật về các đối tượng của giác quan mà trong đó không có ý niệm "Ta". Lúc bấy giờ Trí Năng vẽ vời, Ý Thức phân biệt đã hoàn toàn yên lặng, nhường năng lực hoạt động cho các Tánh. Mắt thấy mà không nói thầm trong đầu là Tánh Thấy nó thấy. Tai nghe mà không nói thầm trong đầu là Tánh Nghe nó nghe. Thân nóng lạnh tự biết mà không phàn nàn suy diễn gì trong đầu thì đó là Tánh Xúc Chạm đang biết xúc chạm.  Giai đoạn này hành giả đang thực tập thiền Huệ (Vipassanà tức Tuệ Minh Sát). Qua đó mạng lưới của tưởng sẽ không hoạt động. Tầm Tứ yên lặng tức ngôn hành tịnh chỉ, hành giả lọt vào trạng thái "Định Không Tầm Không Tứ". Tâm hoàn toàn an tịnh với thầm nhận biết không lời.

          Khi xả thiền, hành giả sống trong chánh niệm, đi đứng nằm ngồi giữ niệm biết không lời, thì những phiền não xung quanh khó mà xâm nhập vào tâm hành giả.

          Đến mức độ cao hơn nữa, qua các chủ đề trừu tượng của thiền Định (Samàdhi) như Không, Chân Như, Huyễn...  thì tiềm năng giác ngộ sẽ bộc phát. Lúc này hành giả kinh nghiệm Định-Huệ đồng thời. Hành giả có sự hiểu biết chân thật của chính mình chứ không phải hiểu biết qua học hỏi của Đức Phật. Trí huệ này là trí huệ tự phát từ trong Nhận Thức, tạm gọi là Phật Tánh bên trong hành giảHành giả sẽ có những nhận thức mới về hiện tượng thế gian và nắm vững những pháp hành để ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày qua bốn oai nghi.

          Kết quả của sự hành trì này đã tạo điều kiện giúp cân bằng thân-tâm của chính hành giả, đưa đến sự hài hoà giữa hành giả với người chung quanh và môi trường xung quanh. Lúc bấy giờ hành giả cảm thấy thân tâm thật sự an lạchạnh phúc. Sự an lạchạnh phúc đó không phải đến từ bên ngoài mà đến từ bên trong Nhận Thức của hành giả đối với chân tánh hiện tượng thế gian.        

          Trên căn bản khi bắt đầu nhận rõ chân tánh hiện tượnghành giả đã bắt đầu có trí huệ, biết rõ mọi hiện tượng đều vô thường đều thay đổi. Nó có mặt do nhiều duyên hợp lại, khi duyên tan rã thì nó biến mất, không dại gì mà dính mắc với nó cho khổ. Ngoài ra, thông qua những cách ứng dụng pháp học là giáo lý do Phật, Tổ truyền thừapháp hànhthiền Định, hành giả có khả năng khai triển các năng lực bên trong cơ chế tánh giác để phát huy trí huệ tự phát, trong kinh gọi là trí huệ bát nhã hay trí huệ tâm linh. Nhờ Huệ tự phát mà hành giả dẹp được tham sân si, cho nên nói tu Tâmtu Huệ, còn tu tập để phát huy năng lực của các Tánh gọi là Dưỡng Tánh. Tu Tâm Dưỡng Tánh có nghĩa là như thế!

KẾT LUẬN

          Tu Tướng hay Tu Phước, Tu Tâm hay Tu Huệ...  cả hai đều cần thiết cho cuộc đời tu tập của người Phật tử. Nếu chúng ta chỉ muốn cuộc sống của chúng ta bớt khổ được an lạc trong đời này và đời sau thì nên tập tu phước.

          Tuy nhiên tu phước vẫn còn phải chịu lặn ngụp trong vòng  sanh tử để nhận phước báo mình đã gieo trồng hay những nghiệp xấu mà mình đã tạo ra trong nhiều đời nhiều kiếp trước, hoặc vì sơ sót trong đời này, mình đã lỡ gây ra. 

          Tu Huệchúng ta cần phải học giáo lý để hiểu rõthâm nhập Nhận thức của Đức Phật về con ngườivũ trụ như thế nào, rồi hành trì các pháp Chỉ, Quán, Định, Huệ,  theo đúng con đường tu tập Đức Phật đã phát hoạ là: Văn, Tư, Tu (tam Tuệ) để mở mang trí huệ. Tu hành với mục đích thoát khổ, giải thoát, giác ngộ... thành Phật thì phải tu theo thứ tự Giới-Định-Huệ (tam Vô Lậu học) dẹp sạch lậu hoặc thì mới vượt thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.

          Đường tu còn dài, dài vô cùng tận... nhưng nếu không bắt đầu thì bao giờ mới tới đích? Trong khoảng thời gian dài ba a-tăng-kỳ kiếp hoặc hơn đó, chúng ta hãy cứ tu phướctu huệ. Được bao nhiêu quý bấy nhiêu. Tu phước thì chúng ta sẵn sàng làm những việc thiện có lợi cho người cũng có lợi cho ta. Giúp người bớt khổ hẳn tâm ta cũng nhẹ nhàng an vui. Tu phướcchúng ta không làm việc ác mà làm việc lành. Bên cạnh việc tu phước chúng ta cũng tu huệ bằng cách học những phương pháp thanh lọc cho tâm ý được thanh tịnh. Ứng dụng sự thanh tịnh tuyệt đối của tâm để phát huy trí huệ từ thấp đến cao theo các chủ đề trong thiền Quán (Anupassanà), thiền Chỉ (Samatha), thiền Định (Samàdhi) và thiền Huệ (Vipassanà). Đó là chúng ta tu tập cả hai: Phước và Huệ gọi chung là "Phước Huệ Song Tu" hay "Phước Huệ Đồng Tu". Cả hai phương pháp tu này hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho đời sống hiện tại của chúng ta được an ổn hạnh phúc. Và những đời sống kế tiếp ở tương lai ít nhiều gì cũng hưởng được phước báo thiện lành, tiếp tục gặp Phật Pháp để tiến tu cho đến khi nào trọn thành Phật đạo.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật;

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Ngày 05-8-2018)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.