Thương yêu là gì (song ngữ Vietnamese-English)

24/02/20211:00 SA(Xem: 8460)
Thương yêu là gì (song ngữ Vietnamese-English)

THƯƠNG YÊU LÀ GÌ
Tác giả: Ayya Khema
Minh Hằng dịch sang tiếng Việt

 

Trên đường tâm linh, không có gì để lấy được và có mọi thứ để buông bỏ. Điều đầu tiên để buông bỏ là việc cố “lấy được” thương yêu, thay vào đó là hết lòng trao tặng tình thương yêu.

 

Ayya_KhemaSinh ra ở Berlin vào năm 1923, cha mẹ là người Do Thái, Ayya Khema [1923-1997] đã trốn thoát Đức Quốc xã vào năm 1938, cùng với 200 trẻ em đến Glasgow. Hai năm sau bà gặp lại cha mẹ ở Thượng Hải, khi chiến tranh bùng nổ ở đó, cả nhà đã bị đưa vào trại tập trung của Nhật Bản, nơi cha của bà đã qua đời.

Bốn năm sau khi trại của bà được phóng thích, Ayya Khema đã di cư đến Hoa Kỳ, bà đã kết hôn và có hai con. Trong khi đi du lịch ở Châu Á từ 1960 đến 1964, bà đã học thiền định và bắt đầu dạy vào 1975. Ba năm sau, bà đã thành lập Tu viện Wat Buddha Dhamma, là tu viện theo truyền thống Nguyên Thủy thiền trong rừng gần Sydney, Úc. Năm 1979, bà đã thọ ni giới tại Sri Lanka. Ni sư đã phụng sự với tư cách là giám đốc tâm linh của Tu viện BuddhaHaus ở Oy-Mittleberg, Đức, do Ni sư thành lập. Ni sư đã viết nhiều sách bằng tiếng Anh và tiếng Đức, bao gồm Vô Ngã Vô Ưu (Nhà xuất bản Wisdom) và Khi Nào Chim Sắt Bay (Penguin Books).

 

Hầu hết người ta đều có cảm tưởng rằng mình có thể lên kế hoạch cho cuộc đời mình. Nhưng đó là một quan niệm sai. Chúng ta lệ thuộc vào các cảm xúc của mình và suy nghĩ dựa vào những cảm xúc của chúng ta. Vì vậy điều vô cùng quan trọng là làm gì đó liên quan đến các cảm xúc của chúng ta. Giống như cách Đức Phật trao cho chúng ta Tứ Chánh Cần dành cho tâm, Ngài cũng vạch ra Bốn Tâm Vô Lượng. Tứ Chánh Cần cho tâm là (1) đừng để phát sinh ý bất thiện chưa sinh khởi, (2) đừng để tiếp diễn ý bất thiện đã phát sinh rồi, (3) làm cho phát sinh ý thiện lành chưa sinh khởi, (4) làm cho tiếp diễn ý thiện lành đã phát sinh rồi. Bốn Tâm – từ (metta), bi (karuna), hỷ (mudita), và xả (upekkha) – được gọi là “các cõi thiêng liêng”. Khi chúng ta đã hoàn thiện những tứ này, chúng tathiên đường trên mặt đất, lạc địa trong chính tâm của mình. Tôi nghĩ mọi người đều biết trên chúng ta là bầu trời, không phải thiên đường. Chúng tathiên đườngđịa ngục bên trong chúng ta và có thể trải nghiệm điều này hoàn toàn dễ dàng. Vậy là thậm chí khi không có định trọn vẹn trong thiền và các tuệ giác sâu sắc, Bốn Cõi Thiêng Liêng hoặc Bốn Tâm Vô Lượng cho phép chúng ta sống ở mức độ chân thậtthương yêu, an ổnvững vàng, điều đó mang lại cho cuộc sống một phẩm chất khác hẳn. Khi chúng ta có thể đánh thức tình thương yêu trong lòng của chúng ta mà không có bất kỳ nguyên nhân nào, chỉ vì thương yêu là đức tính của tâm thì chúng ta cảm thấy an ổn. Không thể nào mua sự an ổn, dù cho nhiều người thích làm vậy. Các công ty bảo hiểm có những toà nhà lớn nhất bởi vì người ta cố mua sự bảo đảm. Nhưng khi chúng ta tạo sự vững vàng bên trong, nhờ lòng từ, chúng ta cảm thấy được bảo đảm rằng các phản ứngcảm thọ của chúng ta sẽ không gây hại cho bản thân chúng ta hoặc hạnh phúc của những người khác. Nhiều nỗi sợ hãi sẽ tan biến.

 

Metta— Tâm trạng đầu tiên trong Bốn Tâm Vô Lượng – thường được hiểu là “lòng từ”. Nhưng lòng từ không có cùng ảnh hưởng trong tiếng Anh như chữ “thương yêu (love)”, vốn hàm chứa nhiều ý nghĩa. Chúng ta có nhiều ý tưởng về thương yêu. Ý tưởng sâu sắc nhất mà chúng ta có về thương yêu, được sinh sôi nảy nở trong các tiểu thuyết, phim ảnh, và bảng quảng cáo, là quan niệmthương yêu tồn tại giữa hai người tuyệt đối thích hợp với nhau tạo thành một cặp, thường là trẻ và đẹp, và những người, vì lý do kỳ lạ nào đó, có sức hút lại với nhau – không cái nào có thể kéo dài. Hầu hết người ta phát hiện trong cuộc đời của mình rằng đây là thần thoại, rằng nó không tồn tại theo cách đó. Hầu hết người ta khi ấy nghĩ đó là lỗi của chính họ hoặc lỗi của người khác hoặc lỗi của cả hai, và họ thử một mối quan hệ mới. Sau khi thử lần thứ ba, thứ tư, hoặc thứ năm, họ có thể biết rõ hơn; nhưng nhiều người vẫn còn thử. Đó là cái thường được gọi là thương yêu trong xã hội của chúng ta.

 

Thật ra, thương yêu là đức tính của tâm chúng ta. Tâm khôngchức năng nào khác. Nếu chúng ta nhận thức rằng tất cả chúng ta đều chứa đựng thương yêu bên trong mình và rằng chúng ta có thể nuôi dưỡng và vun bồi nó thì chắc chắn chúng ta sẽ dành quan tâm nhiều hơn điều chúng ta làm. Trong tất cả các xã hội phát triển đều có các thiết chế để nuôi dưỡng mở rộng tâm, từ ba tuổi cho đến mãn đời. Nhưng chúng ta không có bất cứ thiết chế nào để vun bồi cho tâm, vì vậy chúng ta phải tự mình làm lấy.

 

Hầu hết người ta hoặc là đợi chờ hoặc quan hệ với một người khiến họ có thể rốt cuộc cảm thấy thương yêu. Nhưng loại thương yêu đó bị sợ hãi bao vây và sợ hãi là một phần của sân. Cái mà chúng ta không thích với ý nghĩ rằng người đặc biệt này có thể mất, bỏ đi, có các cảm thọ và các ý khác – nói cách khác, sợ hãi rằng thương yêu có thể chấm dứt, bởi vì chúng ta tin rằng thương yêu hoàn toàn nằm trong người đó. Vì có sáu tỷ người trên hành tinh này (1994) nên điều này khá vô lý. Vậy mà hầu hết người ta đều nghĩ rằng khả năng thương yêu của chúng ta lệ thuộc vào một người và người đó ở gần chúng ta. Điều đó tạo thành nỗi sợ mất mát và thương yêu bị sợ hãi bao vây không thể thuần khiết. Chúng ta tạo ra một sự dựa dẫm vào người đó, vào các ý nghĩcảm xúc của người đó. Không có tự chủ trong đó, không có tự do để thương yêu. Nếu chúng ta thấy hết sức rõ ràng rằng thương yêu là một đức tính mà tất cả chúng ta đều có, rồi thì chúng ta có thể bắt đầu phát triển khả năng đó. Bất kỳ kỹ năng nào mà chúng ta có, chúng ta đều phát triển qua thực hành. Nếu chúng ta học đánh máy thì chúng ta phải luyện tập. Chúng ta có thể luyện tập thương yêucuối cùngchúng ta sẽ có kỹ năng đó.

 

Thương yêu chẳng liên quan gì đến việc tìm người nào đó đáng để thương, hoặc đánh giá xem liệu người đó có thực sự đáng yêu không. Nếu chúng ta thẩm nghiệm chính chúng ta đủ trung thực, chúng ta thấy rằng mình cũng không dễ thương gì cho lắm, vì vậy tại sao chúng ta đòi hỏi người nào khác hoàn toàn dễ thương đâu? Chẳng có gì liên quan tới các đức tính của người khác, hoặc liệu người đó muốn được thương yêu, sẽ thương yêu lại chúng ta hoặc cần thương yêu không. Mọi người cần thương yêu. Bởi vì chúng ta biết các sai lầm của chính mình, khi người nào đó thương yêu chúng ta, chúng ta nghĩ Ồ, thật là tuyệt, người này thương yêu mình và không hề biết mình có tất cả những vấn đề này. Chúng ta đang tìm kiếm người nào đó thương yêu chúng ta để ủng hộ hình ảnh nào đó của chính chúng ta. Nếu chúng ta không thể tìm thấy bất cứ ai, chúng ta cảm thấy mất mát vô cùng. Thậm chí người ta còn nản lòng hoặc tìm kiếm những đường thoát. Đây là những lối làm sai.

 

Trên đường tâm linh, chẳng có gì để lấy được và có mọi thứ để bỏ đi. Hiển nhiên, điều đầu tiên cần buông bỏ là việc cố “lấy được” thương yêu, thay vào đó là trao tặng thương yêu. Đó là bí quyết của đường tâm linh. Người ta phải hết lòng hiến dâng chính mình. Bất cứ thứ gì chúng ta làm không thật tâm thì mang lại kết quả miễn cưỡng. Làm sao chúng ta có thể hiến dâng chính mình đây? Bằng cách không giữ lại. Bằng cách không đòi hỏi cho chính chúng ta. Nếu chúng ta muốn được thương yêu, chúng ta tìm kiếm một phương thức hỗ trợ. Nếu chúng ta muốn thương yêu, chúng ta tìm cách trưởng thành về mặt tâm linh.  

 

Không thích những người khác thì quá dễ. Bất cứ ai cũng có thể làm vậy và biện luận cho nó bởi vì dĩ nhiên, người ta thường không sáng suốt lắm và không làm theo cách mà chúng ta muốn họ làm. Cảm xúc không thích tạo thành các rãnh trong tâm và càng ngày càng dễ rơi vào những rãnh này. Chúng ta chẳng những không thích những người khác, mà còn không thích chính mình nữa. Nếu một người thích hoặc thương yêu chính mình, thì dễ dàng thương yêu người khác hơn, đó là lý do tại sao chúng ta luôn bắt đầu các thiền định về lòng từ với sự tập trung vào chính mình. Đó không phải là vị kỷ. Nếu chúng ta không thích chính mình bởi vì chúng tasai lầm hoặc đã làm sai, chúng ta sẽ chuyển cảm xúc không thích đó cho những người khác và phán xét họ theo đó. Chúng ta không ở đây để làm thẩm phán và bồi thẩm đoàn. Trước hết, chúng ta thậm chí không có đủ tư cách. Đó cũng là một công việc không thích thú lắm, không được trả lương và chỉ làm người ta không vui.    

 

Người ta thường cảm thấy cần thiết phải làm theo cách đó để bảo vệ chính mình. Nhưng chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ chính chúng ta? Chúng ta phải che chở thân của chúng ta khỏi bị tổn thương. Chúng tacần phải bảo vệ chính mình khỏi thương yêu không? Chúng ta cùng nhau sống trên hành tinh này, cùng thở cùng bầu không khí. Tất cả chúng ta đều có tứ chi, các ý nghĩcảm xúc như nhau. Ý nghĩ rằng chúng ta là những con người riêng biệt là một ảo tưởng. Nếu chúng ta thực hành thiền một cách chuyên cầnkiên định thì một ngày, chúng ta sẽ vượt qua ảo tưởng tách biệt này. Thiền định giúp cho chúng ta có thể thấy tính toàn thể của mọi biểu hiện. Có một sự sáng tạo và tất cả chúng ta là một phần của nó. Chúng ta có thể sợ hãi điều gì? Chúng ta sợ thương yêu chính mình, sợ thương yêu sáng tạo, sợ thương yêu những người khác bởi vì chúng ta biết những điều tiêu cực về chính chúng ta. Biết rằng chúng ta làm những điều sai, rằng chúng ta có những ý nghĩ buồn rầu hoặc bất thiện, không phải là lý do để không thương yêu. Một bà mẹ thương yêu những đứa con, không ngừng thương yêu chúng khi chúng hành động ngớ ngẩn hay khó ưa. Những trẻ nhỏ có hàng trăm ý bất thiện một ngày và biểu lộ chúng khá ầm ĩ. Chúng ta cũng có những ý nghĩ tương tự, nhưng chúng ta không bày tỏ tất cả chúng. Vì vậy, nếu một bà mẹ có thể thương yêu đứa con đang gây khó khăn cho mình, thì tại sao chúng ta không thể thương yêu chính mình chứ?

Thương yêu chính mình và biết chính mình không giống nhau đâu. Thương yêu là ấm áp trong lòng, là nối kết, bao bọc, chăm sóc, quan tâm, ôm ấp bắt nguồn từ sự chấp nhậnhiểu biết chính mình. Khi thực hành điều đó, chúng ta có vị thế thực hành thương yêu đối với những người khác tốt hơn nhiều. Họ cũng không dễ thương gì như chúng ta thôi và họ cũng có nhiều ý bất thiện. Nhưng điều đó không sao. Chúng ta không phải thẩm phán và bồi thẩm đoàn. Khi chúng ta nhận biết rằng mình có thể thực sự thương yêu chính mình thì có cảm giác dễ chịu và không lo ngại gì. Chúng ta không phải luôn luôn biến thành hoặc giả vờ hoặc cố thành ai đó. Chúng ta chỉ có thể là mình. Thật là tốt khi chỉ là mình, không phải “ai kia”. Thương yêu làm cho điều này có khả năng. Tương tự như vậy, khi chúng ta liên hệ tới người khác, chúng ta có thể để cho họ chỉ là họ và thương yêu họ. Tất cả chúng ta đều có các cơ hội hàng ngày để thực hành điều này. Đó là một kỹ năng, như bất cứ kỹ năng khác.    

 

Ayya Khema (1923 - 1997) là vị thầy Phật Giáo quốc tế và là người phụ nữ Tây phương đầu tiên trở thành Ni sư Phật Giáo Nguyên Thủy. Người ủng hộ các quyền của ni giới Phật Giáo, năm 1987 Sư bà đã giúp tổ chức hội nghị đầu tiên cho Hiệp Hội Quốc Tế Sakyadhita của Ni Giới Phật Giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ.

 

Nguồn: https://tricycle.org/magazine/what-love/

 

 


 

What Love Is

On the spiritual path, there’s nothing to get, and everything to get rid of. The first thing to let go of is trying to “get” love, and instead to give it wholeheartedly.

By Ayya Khema

 

Born in Berlin of Jewish parents in 1923, Ayya Khema [1923-1997] escaped Nazi Germany in 1938 with a transport of 200 children to Glasgow. She joined her parents two years later in Shanghai, where, with the outbreak of war, the family was put into a Japanese POW camp, in which her father died.

Four years after her camp was liberated, Ayya Khema emigrated to the United States, where she married and had two children. While traveling in Asia from 1960 to 1964, she learned meditation and in 1975, began to teach. Three years later she established Wat Buddha Dhamma, a forest monastery in the Theravada tradition near Sydney, Australia. In 1979 she was ordained as a Buddhist nun in Sri Lanka. She served as the spiritual director of BuddhaHaus in Oy-Mittleberg, Germany, which she established. She has written numerous books in English and German, including Being Nobody, Going Nowhere (Wisdom Publications) and When the Iron Eagle Flies (Penguin Books).

Most people are under the impression that they can think out their lives. But that’s a misconception. We are subject to our emotions and think in ways based on our emotions. So it’s extremely important to do something about our emotions. In the same way as the Buddha gave us the Four Supreme Efforts for the mind, he also outlined the Four Emotions for the heart. The Four Supreme Efforts for the mind are (1) not to let an unwholesome thought arise which has not yet arisen, (2) not to let an unwholesome thought continue which has already arisen, (3) to make a wholesome thought arise which has not yet arisen, (4) to make a wholesome thought continue which has already arisen. The Four Emotions—lovingkindness (metta), compassion (karuna), joy with others (mudita), and equanimity (upekkha)—are called the “divine abodes.” When we have perfected these four, we have heaven on earth, paradise in our own heart. I think everybody knows that above us is the sky and not heaven. We have heaven and hell within us and can experience this quite easily. So even without having complete concentration in meditation and profound insights, the Four Divine Abidings, or Supreme Emotions, enable us to live on a level of truth and lovingness, security, and certainty, which gives life a totally different quality. When we are able to arouse love in our hearts without any cause, just because love is the heart’s quality, we feel secure. It is impossible to buy security, even though many people would like to do so. Insurance companies have the largest buildings because people try to buy security. But when we create certainty within, through a loving heart, we feel assured that our reactions and feelings are not going to be detrimental to our own or other people’s happiness. Many fears will vanish.

Metta—the first of the Supreme Emotions—is usually translated as “loving kindness.” But loving-kindness doesn’t have the same impact in English that the word love has, which carries a lot of meaning for us. We have many ideas about love. The most profound thought we have about love, which is propagated in novels, movies, and billboards, is the idea that love exists between two people who are utterly compatible, usually young and pretty, and who for some odd reason have a chemical attraction toward each other—none of which can last. Most people find out during the course of their lifetime that this is a myth, that it doesn’t work that way. Most people then think it’s their own fault or the other person’s fault or the fault of both, and they try a new relationship. After the third, fourth, or fifth try, they might know better; but a lot of people are still trying. That’s usually what’s called love in our society.

In reality, love is a quality of our heart. The heart has no other function. If we were aware that we all contain love within us, and that we can foster and develop it, we would certainly give that far more attention than we do. In all developed societies there are institutions to foster the expansion of the mind, from the age of three until death. But we don’t have any institutions to develop the heart, so we have to do it ourselves.

Most people are either waiting for or relating to the one person who makes it possible for them to feel love at last. But that kind of love is beset with fear, and fear is part of hate. What we hate is the idea that this special person may die, walk away, have other feelings and thoughts—in other words, the fear that love may end, because we believe that love is situated strictly in that one person. Since there are six billion people on this planet, this is rather absurd. Yet most people think that our love-ability is dependent upon one person and having that one person near us. That creates the fear of loss, and love beset by fear cannot be pure. We create a dependency upon that person, and on his or her ideas and emotions. There is no freedom in that, no freedom to love. If we see quite clearly that love is a quality that we all have, then we can start developing that ability. Any skill that we have, we have developed through practice. If we’ve learned to type, we’ve had to practice. We can practice love and eventually we’ll have that skill.

Love has nothing to do with finding somebody who is worth loving, or checking out people to see whether they are truly lovable. If we investigate ourselves honestly enough, we find that we’re not all that lovable either, so why do we expect somebody else to be totally lovable? It has nothing to do with the qualities of the other person, or whether he or she wants to be loved, is going to love us back, or needs love. Everyone needs love. Because we know our own faults, when somebody loves us we think, Oh, that’s great, this person loves me and doesn’t even know I have all these problems. We’re looking for somebody to love us to support a certain image of ourselves. If we can’t find anybody, we feel bereft. People even get depressed or search for escape routes. These are wrong ways of going at it.

On the spiritual path, there’s nothing to get, and everything to get rid of. Obviously, the first thing to let go of is trying to “get” love, and instead to give it. That’s the secret of the spiritual path. One has to give oneself wholeheartedly. Whatever we do half heartedly, brings halfhearted results. How can we give ourselves? By not holding back. By not wanting for ourselves. If we want to be loved, we are looking for a support system. If we want to love, we are looking for spiritual growth.

Disliking others is far too easy. Anybody can do it and justify it because, of course, people are often not very bright and don’t act the way we’d like them to act. Disliking makes grooves in the heart, and it becomes easier and easier to fall into these grooves. We not only dislike others, but also ourselves. If one likes or loves oneself, it’s easier to love others, which is why we always start loving-kindness meditations with the focus on ourselves. That’s not egocentricity. If we don’t like ourselves because we have faults, or have made mistakes, we will transfer that dislike to others and judge them accordingly. We are not here to be judge and jury. First of all, we don’t even have the qualifications. It’s also a very unsatisfactory job, doesn’t pay, and just makes people unhappy.

People often feel that it’s necessary to be that way to protect themselves. But what do we need to protect ourselves from? We have to protect our bodies from injury. Do we have to protect ourselves from love? We are all in this together, living on this planet at the same time, breathing the same air. We all have the same limbs, thoughts, and emotions. The idea that we are separate beings is an illusion. If we practice meditation diligently with perseverance, then one day we’ll get over this illusion of separation. Meditation makes it possible to see the totality of all manifestation. There is one creation and we are all part of it. What can we be afraid of? We are afraid to love ourselves, afraid to love creation, afraid to love others because we know negative things about ourselves. Knowing that we do things wrong, that we have unhappy or unwholesome thoughts, is no reason not to love. A mother who loves her children doesn’t stop loving them when they act silly or unpleasant. Small children have hundreds of unwholesome thoughts a day and give voice to them quite loudly. We have them too, but we do not express them all. So, if a mother can love a child who is making difficulties for her, why can’t we love ourselves?

Loving oneself and knowing oneself are not the same thing. Love is the warmth of the heart, the connectedness, the protection, the caring, the concern, the embrace that comes from acceptance and understanding for oneself. Having practiced that, we are in a much better position to practice love toward others. They are just as unlovable as we are, and they have just as many unwholesome thoughts. But that doesn’t matter. We are not judge and jury. When we realize that we can actually love ourselves, there is a feeling of being at ease. We don’t constantly have to become or pretend, or strive to be somebody. We can just be. It’s nice to just be, and not be “somebody.” Love makes that possible. By the same token, when we relate to other people, we can let them just be and love them. We all have daily opportunities to practice this. It’s a skill, like any other.

Ayya Khema (1923 - 1997) was an international Buddhist teacher, and the first Western woman to become a Theravada Buddhist nun. An advocate of Buddhist women's rights, in 1987 she helped coordinate the first conference for the Sakyadhita International Association of Buddhist Women in Bodh Gaya, India.


Bài đọc thêm:
Bốn Tâm Vô Lượng - Four Immeasurable Minds (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)




 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/12/2015(Xem: 12381)
11/12/2018(Xem: 14889)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :