Thư Viện Hoa Sen

Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo

06/09/20211:01 SA(Xem: 7284)
Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo

ĐẮC NHÂN TÂM
THEO PHONG CÁCH PHẬT GIÁO
CHÍNH TRUNG
NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ

Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo - Chính Trung 

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU

Tôi biết tâm nguyện đạo hữu Chính Trung ấp ủ về ý tưởng viết cuốn “Đắc Nhân Tâm theo phong cách Phật Giáo” từ lâu, và tôi tán thán ý tưởng này, ủng hộ thực hiện và hứa viết lời giới thiệu khi sách hoàn thành.

Đọc qua bản thảo, thấy đề mục của sách hoàn chỉnh tạo cho người xem cảm giác an nhiên, tĩnh tại và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, lợi lạc cho người muốn tìm một phong cách sống của Phật Giáo giữa cuộc sống đời thường hối hả, bon chen, thực dụng xảy ra hiện nay trong xã hội chúng ta.

Xin giới thiệu đến thức giả, bạn đọc gần xa, đọc và thưởng lãm một phong cách sốngtác giả Chính Trung đã để cả tâm mình vào đấy.

Viết tại Chùa Xá Lợi Mùa An Cư 2556 (2012)
Tỳ Kheo Thích Đồng Bổn
Thượng Tọa Chùa Phật Học Xá Lợi
Trưởng ban Ban Phật Giáo Việt Nam
(Thuộc Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh)

 

NGƯỜI THẦY CỦA TÂM THƯ PHÁP

Ở Sài Gòn ai cũng biết thầy, nhất là dân thích thư pháp và nghệ thuật. Tôi thì cứ vào Sài Gòn là nhất định phải đến thăm thầy, thăm thư viện có nhiều sách hay và quý do chính thầy làm thủ thư, ngắm biết bao bức thư pháp do chính thầy sáng tác và uống trà, đàm đạo với thầy. Thầy có cái tên cũng rất ý nghĩa: Chính Trung.

Tôi mê thư pháp nên trong nhà tôi có đến mấy chục bức thư pháp. Bao nhiêu năm nay, mỗi lần Tết đến, tôi hay đi mua hay xin chữ ở Tây Hồ và các chùa tại Hà Nội. Tôi mải mê ngắm vẻ đẹp của từng con chữ, nét chữ (chủ yếu là chữ Hán) và cảm nhận ý nghĩa của những tác phẩm này.

Tuy nhiên, vài năm gần đây tôi mới biết đến thư pháp tiếng Việt. Rồi đặc biệt tôi có duyên lành biết đến một môn nghệ thuật mới - Tâm Thư Pháp. Người đầu tiên giảng cho tôi, chỉ ra cho tôi sự kỳ diệu này chính là thầy Chính Trung ở chùa Xá Lợi, thành phố Hồ Chí Minh.

Thầy Chính Trung dành ra các ngày chẵn trong tuần: thứ 2, thứ 4, thứ 6 và cả chủ nhật nữa để có mặt tại thư viện chùa Xá Lợi, quận 3. Tại đây thầy hướng dẫn những ai muốn học Tâm Thư Pháp, phân tích ý nghĩa từng nét, từng phần trên mỗi con chữ cho bất cứ ai quan tâm. Bạn ngắm các bức thư pháp đã thích, nhưng nếu được trực tiếp nghe thầy Chính Trung giảng, phân tích nữa thì chắc chắn bạn còn mê hơn. Tâm Thư Pháp rất rất đặc biệt.

Thầy Chính Trung luôn sẵn lòng giảng cho bạn về cách hình tượng hóa những con chữ để có tính phổ quát cao, về bút lý, tức cơ sở của bút viết, rằng tại sao lại viết như vậy. Thầy phân tích rõ rằng cần có cả hai thứ: đúng nghĩa và thể hiện ý tưởng của mình trong từng nét chữ.

Thầy Chính Trung giảng cho các trò cách viết thư pháp (tôi nghĩ là sáng tác thì đúng hơn). Rằng viết thư pháp như người quét nhà. Đơn giản vậy. Đưa ngọn bút qua phải để quét về bên trái. Đưa ngọn bút lên trên để quét xuống dưới. Thật tuyệt diệudễ hiểu.

Thầy Chính Trung nói rằng viết thư pháp chính là việc co duỗi các ngón tay, để thể hiện từng con chữ theo thư pháp. Rằng mỗi nét chữ của Tâm Thư Pháp đều hàm chứa ý nghĩa. Và rằng chúng ta phải thật sự sáng tác bằng tâm. Đúng vậy, khi ngắm các bức thư pháp của thầy, tôi thấy khách tham quan phân tích, cảm nhận và suy luận theo rất nhiều góc độ khác nhau!

Trong những chữ được thầy tặng, tôi rất thích chữ Nhẫn. Chữ NHẪN của thầy đặc biệt ở chỗ dấu ngã được thầy đặt bên dưới. Và dưới cùng là câu do chính thầy viết: “Nhờ ân nhân ngã nhẫn”. Hóa ra nhờ ơn của mọi người quanh mình ta mới nhận ra bản ngã của mình, mới biết cái tôi của mình. Hóa ra mình cần đưa mọi người lên trên, còn ta và cái ngã của ta phải đặt ở dưới cùng. Hóa ra cần khiêm cung và hạ thấp mình xuống. Và không thể không cám ơn bất cứ ai quanh mình đã tạo duyên để ta tu tập. Chính những ai mắng chửi ta, nộ nạt ta, đối xử không tốt với ta là những bậc thầy tuyệt vời. Đó chính là pháp để ta tu tập, để có hạnh nhẫn.

Thư pháp là một nghệ thuật. Tâm Thư Pháp phải là nghệ thuật của nghệ thuật. Viết Tâm Thư Pháp quan trọng nhất là tâm người viết. Nếu chúng ta viết bằng tâm, nhất định người xem sẽ cảm nhận được.

Tôi vô cùng vui mừng khi biết thầy Chính Trung đã chính thức hoàn thành bản thảo cuốn sách “Đắc Nhân Tâm theo phong cách Phật Giáo”.

Tôi là người đầu tiên cầm bản thảo này, là người đầu tiên đọc bản thảo của thầy. Tôi thì muốn đặt tên cuốn sách là “Đắc Nhân Tâm trong Tâm Thư Pháp”, bởi thầy Chính Trung đã thể hiện rất rõ Đắc Nhân Tâm trong từng nét chữ, trong từng bức thư pháp của mình. Mà ở Việt Nam, tôi chưa tìm thấy ai sáng tác Tâm Thư Pháp tuyệt vời hơn thầy!

Tôi biết rằng cuốn sách ra đời sẽ nhận được sự chào đón nhiệt thành của bạn đọc cũng như giới yêu văn hóa nghệ thuật. Tôi biết rằng đây là món quà quý giá sẽ được mua để tặng nhau. Tôi chắc rằng biết bao học trò của thầy và Phật tử cũng như những ai quan tâm đến thư pháp và nghệ thuật đang đón chờ. Và hơn thế nữa… Thầy Chính Trung chỉ có một tài sản duy nhất - tâm thầy. Những bức thư pháp mà tôi và bạn được thấy chỉ là một phần của tâm thầy mà thôi!

TIẾN SĨ NGUYỄN MẠNH HÙNG

pdf_download_2
Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo - Chính Trung


.

 

Tạo bài viết
18/07/2015(Xem: 12487)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: