8- Các thể dạng tâm thần

25/09/20215:49 SA(Xem: 3650)
8- Các thể dạng tâm thần

225 CÂU TRÍCH DẪN GIÁO HUẤN
CỦA 
ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA

Hoang Phong


8) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về các thể dạng tâm thần

 

Câu 94
 
Chủ động tâm thức đòi hỏi rất nhiều thời gian.
 
(thế nhưng việc luyện tập tâm thức giúp mình chủ động nó thì lại là bước đầu tiên trong việc tu tập Phật giáo)
 
(trích trong quyển L'Art de la compassion, id)
 
Câu 95
 
Rơi vào sự trầm cảm (depressive / trầm uất) là một thể dạng vô cùng trầm trọng
Phải tìm mọi cách để ra thoát tình trạng đó.
 
 
Câu 96
 
Mọi sinh hoạt mang lại lợi ích cho kẻ khác
đều là các hành động giúp cho tâm thức kiên cường hơn.
 
Câu 97
 
Chiếc chìa khóa mang lại một cuộc sống hạnh phúc và tròn đầy
chính là thể dạng tâm thức mình.
Điểm chủ yếu là chỗ đó.
 
Câu 98
 
Nếu rơi vào một cảnh huống hay một tình trạng
khó khăn nào đó nhưng không có cách nào làm cho nó biến đổi khác hơn được,
thì lo lắng để mà làm gì?
 
Câu 99
 
Sự phát lộ xúc cảm (emotionality) của chúng ta
tạo ra tình trạng mất thăng bằng thường xuyên trong tâm thức,
nếu tình trạng đó trở nên quá mạnh
thì nó sẽ ảnh hưởng tai hại đến sức khoẻ tâm thần của mình.
 
(trích trong quyển L'art de la compassion, id)
 
Câu 100
 
Trong cuộc sống thường nhật sự khoan dungkiên nhẫn
sẽ mang lại thật nhiều lợi điểm,
giúp củng cốduy trì sự tỉnh táo (presence / không xao động) trong tâm thức mình.
 
Câu 101
 
Các thể dạng tâm thần tích cực
là các liều thuốc hóa giải các xu hướng tiêu cực
và các thể dạng tâm thần gây ra ảo giác trong tâm thức mình.
 
(trích trong quyển L'art du bonheur, id)
 
Câu 102
 
Nếu muốn mang lại cho mình một niềm hạnh phúc thật sự
thì phải tạo được cho mình một tâm thức an bình.
Và sự an bình trong tâm thức đó
chỉ có thể thực hiện được nhờ vào lòng từ bi.
 
(trích trong quyển Sur la voie de l'éveil / Trên đường giác ngộ, Lời tựa Fabrice Midal, nxb Archipoche, 2017)
 
Câu 103
 
Nếu càng lương thiện và càng cởi mở thì bạn sẽ càng bớt lo sợ.
Bạn sẽ không còn cảm thấy một chút lo lắng nào
khi phải phơi bày hay tỏ lộ lòng mình với kẻ khác.
Nếu bạn lương thiện với chính mình
thì sự tự tin nơi bạn cũng sẽ trở nên vững chắc hơn.
 
Câu 104
 
Đối với tôi vấn đề tâm linh cũng chỉ đơn giản là sự biến cải tâm thức mình.
phương pháp hữu hiệu nhất để biến cải tâm thức
thật ra cũng chỉ đơn giản là cách tập cho mình biết suy nghĩ vị tha hơn.
Đạo đức thế tục áp dụng cho tất cả mọi người,
không phải chỉ là để dành riêng cho một nhóm người
tin vào tôn giáo này hay tôn giáo nọ.
 
Câu 105
 
Không có bất cứ ai có thể ép buộc chúng ta
phải biến cải tâm thức mình, kể cả Đức Phật.
Chúng ta làm việc đó với tư cách là chủ nhân của chính mình.
Và cũng chính vì thế mà Đức Phật đã từng tuyên bố:
"Chính bạn là người thầy của bạn".
 
(trích trong quyển L'art du bonheur, id)
 
Câu 106
 
Các gương mặt lớn trong lãnh vực tâm linh
là những người tự nguyện xóa bỏ mọi thể dạng tâm thần tiêu cực
hầu giúp mình hội đủ sức mạnh giúp đỡ chúng sinh hàm chứa giác cảm
đang mong cầu tìm được hạnh phúc.
Họ trông thấy được điều đó và ước vọng đó nơi tất cả chúng sinh,
thế nhưng sự thực hiện cần phải có một sự tự tin vô cùng to lớn.
Sự tự tin đó thật hết sức cần thiết,
bởi vì nó sẽ mang lại cho các bạn sự dũng cảm trong tâm thức,
giúp các bạn thực hiện được các tham vọng vô cùng to lớn đó.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/12/2018(Xem: 14426)
09/09/2021(Xem: 20995)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.