Bố Thí Theo Quan Điểm Phật Giáo - Song ngữ Vietnamese-English

19/12/20215:35 SA(Xem: 7677)
Bố Thí Theo Quan Điểm Phật Giáo - Song ngữ Vietnamese-English

BỐ THÍ THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
THIỆN PHÚC
PDF icon (4)
BỐ THÍ THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO

bo-thi-giup-doBố thí theo tiếng Phạn là “Dana”, có nghĩa là “cúng dường.” Nói chung từ “dana” chỉ một thái độ khoản đại. Đàn na quan hệ với việc phát triển một thái độ sẵn sàng cho ra những gì mà mình có để làm lợi lạc chúng sanh. Trong Phật giáo Đại thừa, đây là một trong lục Ba La Mật. Hành vi tự phát tặng cho tha nhân một vật, năng lượng hay trí năng của mình. Bố thí là một trong sáu hạnh Ba La Mật của người tu Phật, là tác động quan trọng  nhất làm tăng công đức tu hành mà một vị Bồ Tát tu tập trên đường đi đến Phật quả. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, đàn na là một trong mười pháp “quán chiếu” và là những tu tập công đức quan trọng nhất. Đàn na là một thành phần chủ yếu trên đường tu tập thiền quán, vì chính đàn na giúp chúng ta vượt qua tánh ích kỷ, đem lại lợi lạc cho cả đời này lẫn đời sau. Ngày nay, việc Phật tử tại gia cúng dường cho chư Tăng Ni cũng được gọi là “đàn na,” và đây là một trong những hoạt động tôn giáo quan trọng nhất cho người tại gia tại các quốc gia Đông Á. Người tại gia tin rằng cúng dường cho chư Tăng Già sẽ mang lại lợi lạc lớn hơn là cho người thường, vì ngoài đức Phật ra thì chư Tăng Ni cũng được xem là “phước điền” trong Phật giáo

I. Tổng Quan Về Bố Thí:

Theo từ Hán Việt, Bố có nghĩa là rộng lớn hay không có giới hạn, Thí có nghĩa là cho. Bố Thí là cho một cách rộng lớn, cho không giới hạn. Bố thí thực phẩm hay pháp giáo, đưa đến lợi lạc cho đời nầy và đời sau trong kiếp lai sanh, xao lãng hay từ chối không bố thí sẽ có hậu quả ngược lại. Đức Phật dạy: “Tham lam chính là đầu mối của các sự khổ đau trong vòng luân hồi sanh tử. Vì hễ có tham là có chấp giữ; có chấp giữ là còn bị trói buộc; còn bị trói buộc tức là chưa giải thoát; chưa giải thoát tức là còn luân hồi sanh tử; còn luân hồi là còn làm chúng sanh; còn làm chúng sanh là còn tiếp tục chịu các cảnh khổ đau phiền não.” Vì thấy các mối nguy hại của tham lam, nên Đức Phật đã nhấn mạnh với chúng sanh về pháp môn bố thí. Trong phần giảng giải Kinh Bát Đại Nhân Giác, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã giải thích về “Bố Thí” như sau: Bố Thí là cho ra đồng đều, có nghĩa là làm san bằng sự chênh lệnh giàu nghèo. Bất cứ hành động nào khiến cho tha nhân bớt khổ và thực thi công bằng xã hội đều được xem là “Bố Thí.” Bố Thí là hạnh tu đầu của sáu phép Ba La Mật. Ba La Mật có nghĩa là đưa người sang bờ bên kia, tức là bờ giải thoát; giải thoát khỏi bệnh tật, nghèo đói, vô minh, phiền não, sanh tử. Tuy nhiên, Phật pháp nói dễ khó làm. Bố thí tức là dùng tài sản vật chất hoặc Phật pháp bố thí cho người khác. Có người lúc cần bố thí thì không chịu bố thí. Ngược lại, lúc nào cũng muốn người khác cho mình, càng nhiều càng tốt. Người ấy luôn tìm cách chiếm đoạt tiện nghi. Vì vậy nói Phật pháp nói dễ khó làm là ở chỗ nầy. Người tu theo Phật phải nên biết hai chữ “Bố thí” và “Cúng dường” cũng đồng một nghĩa. Ở nơi chúng sanh thì gọi là “Bố thí.” Ở nơi cha mẹ, cùng các bậc thầy tổ và chư Thánh nhân thì gọi là cúng dường. Theo Thanh Tịnh Đạo, Ngài Phật Âm định nghĩa “Danam vuccati avakkhandham” là “thật lòng bố thí” thì gọi là “Đà na,” mặc dù theo nghĩa đen “đàn na” có bốn nghĩa: 1) bố thí, 2) rộng lượng, 3) của cứu tế, và 4) hào phóng.

Theo Phật giáo, chúng ta phải bằng mọi cách giúp đở lẫn nhau. Khi bố thí, không nên ấp ủ ý tưởng đây là người cho kia là kẻ được cho, cho cái gì và cho bao nhiêu, được như vậy thì kiêu mạn và tự phụ sẽ không sanh khởi trong ta. Đây là cách bố thíđiều kiện hay bi tâm dựa trên căn bản bình đẳng. Bố thí Ba la mật còn là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà trong từng giây phút, chúng ta làm cho chúng sanh hoan hỷ cũng như làm trang nghiêm cõi Phật; nhờ Bố thí Ba la mậtchúng ta chỉ dạy và hướng dẫn chúng sanh lìa bỏ tánh tham lam bỏn xẻn. Đặc biệt, chư Bồ Tát bố thí bình đẳng cho tất cả chúng sanh mà không màng chúng sanh có xứng đáng hay không. Trong Kinh Bổn Sanh kể nhiều câu chuyện về Bồ Tát hoàn thành bố thí Ba La Mật. Như trong một tiền kiếp của Đức Phật, lúc đó Ngài chỉ là một Bồ Tát, dù dưới dạng nhân hay phi nhân để thực hành hạnh bố thí. Trong Kinh Bổn Sanh Đại Kapi có kể Bồ Tát là chúa của loài khỉ bị quân lính của vua xứ Varanasi tấn công. Để cứu đàn khỉ, chúa khỉ lấy thân mình giăng làm cầu cho đàn khỉ chạy thoát. Trong Kinh Bổn Sanh Sasa, Bồ Tát là một chú thỏ rừng. Để giữ trọn như lời đã hứa, thỏ hiến thân mình chết thay cho một con thỏ khác. Trong truyện hoàng tử Thiện Hữu, để thực hiện lời nguyện bố thí ba la mật, hoàng tử không chỉ bố thí lầu đài hay thành quách, mà còn bố thí ngay đến vợ con và cả thân thể tứ chi của Ngài. Theo Thanh Tịnh Đạo, Bồ Tát vì lợi ích số đông, thấy chúng sanh đau khổ, muốn cho họ đạt được trạng thái an lạc mà nguyện tu tập Ba La Mật, khi bố thí Ba La Mật được hoàn thành thì tất cả các Ba La Mật khác đều được hoàn thành. Theo Kinh Thí Dụ, Bồ Tát bố thí cho những ai cần, rồi Bồ Tát tu hành tịnh hạnhBa La Mật cho đến viên mãn. Cuối cùng ngài đạt được giác ngộ tối thượng, chánh đẳng chánh giác.

II.  Các Loại Bố Thí Khác Nhau:  

hai loại bố thí: Thứ nhất là tài thí hay bố thí bằng của cảiThứ nhì là pháp thí, hay thuyết giảng những lời Phật dạy để độ ngườiCòn có hai loại bố thí khác: Thứ nhất là tịnh thí, hay bố thí thanh tịnh chẳng cần báo đápThứ nhì bất tịnh thí, hay bố thí mà còn mong cầu phước báoBố thí lại có ba bậc: Bậc thứ nhất là Hạ phần bố thí (bố thí ở bậc thấp nhất). Do khởi từ tâmbố thí tài vật cho dòng họ, vợ con. Đây gọi là bố thí bậc thấp. Bậc thứ nhì là trung phần bố thí (bố thí ở bậc trung). Với từ tâmbố thí đầu, mắt hay tứ chi. Đây gọi là bố thí bậc trung. Bậc thứ ba là thượng phần bố thí (bố thí bậc thượng). Với từ tâmbố thí sinh mạng. Đây gọi là bố thí bậc thượng. Lại có ba loại bố thí khác: Loại bố thí thứ nhất là “Tài Thí”: Bố thí tài sản vật chất, nghĩa là cho người tiền bạc hay vật chất. Trên đời này, không ai là không thể thực hiện một hình thức bố thí nào đó. Dù cho một người bần cùng đến đâu, người ấy cũng có thể bố thí cho những người còn tệ hơn mình hay có thể giúp vào việc công ích bằng sự bố thí dù nhỏ nhặt, nếu người ấy muốn. Ngay cả một người hoàn toàn không thể làm được như thế, người ấy cũng có thể có ích cho người khác và cho xã hội bằng cách phục vụ. Tài thí là thí của cải vật chất như thực phẩm, quà cáp, vân vân. Tài thí bao gồm nội thí và ngoại thí. Ngoại thí là bố thí kinh thành, của báu, vợ con... Bồ Tát là vị không chấp vào ngã, nên có thể cho cả kinh đô, của báuvợ con... Thái tử Sĩ Đạt Đa là một vị hoàng tử giàu sang phú quí, nhưng Ngài từ bỏ hết ngay cả vợ đẹp, con ngoan và hoàng cung lộng lẫy để trở thành một sa môn không một đồng dính túi. Nội thí là Bồ Tát có thể cho cả thân thể, đầu, mắt, tay chân, da thịt và máu xương của mình cho người xin. Loại bố thí thứ nhì là “Bố thí Pháp”: Nếu chúng ta chỉ thỏa mãn với việc bố thí tài vật mà không khiến cho chúng sanh tu hành chuyển hóa những khổ đau phiền não của họ thì theo Đức Phật là chưa đủ. Đức Phật nhắc nhở về cách bố thí cao tuyệt để giúp chúng sanh là giúp họ tu tập thiện nghiệp. Theo kinh Đại Bảo Tích, chương XXIV, Diệu Âm Bồ Tát đã hiện các thứ thân hình tùy theo căn cơ của chúng sanhthuyết pháp. Chương XXV, Quán Thế Âm Bồ Tát vì thương tưởng các chúng sanh kêu khổ nên ngài cũng đã biến ra đủ loại thân đồng sự với chúng sanhthuyết pháp làm lợi lạc cho họ. Theo Đức Phật, có hai cách bố thí, vật chấttinh thần. Trong hai cách nầy thì cách bố thí về tinh thầnthù thắng. Bố thí Pháp, nghĩa là dạy dỗ người khác một cách đúng đắn. Một người có kiến thức hay trí tuệ về một lãnh vực nào đó, hẳn cũng có thể dạy người khác hay dẫn dắt họ ngay cả khi họ không có tiền hay bị trở ngại về thể chất. Dù cho một người có hoàn cảnh hạn hẹp cũng có thể thực hiện bố thí pháp. Nói lên kinh nghiệm của riêng mình làm lợi cho người khác cũng là bố thí pháp. Như vậy, theo đạo Phật, pháp thí là đem pháp thoại đến với chúng sanh, nhằm mang lại lợi ích tinh thần cho họ. Loại bố thí thứ ba là “Bố thí vô úy”: Bố thí vô úy có nghĩa là gỡ bỏ những ưu tư hay khổ đau của người khác bằng nỗ lực của chính mình. An ủi ai vượt qua lúc khó khăn cũng được xem như là “vô úy thí.” Khi một người đang lo sợ vì gặp tai họa, mình bèn dùng phương tiện lời nói hay các phương cách khác để giúp người ấy hết lo âu, khổ sở và phiền não, đó là vô úy thí. Vô úy thí là cách tốt nhất có thể đóng góp sự an lạchạnh phúc cho mọi người.

Có bốn loại bố thíThứ nhất là “Bút Thí”: Bút thí có nghĩa là khi thấy ai phát tâm sao chép kinh điển liền phát tâm Bố Thí viết để giúp duyên cho họ chép kinh. Thứ nhì là “Mặc Thí”: Mặc thí là khi thấy người viết kinh liền Bố Thí  Mực để giúp thiện duyênThứ ba là “Kinh Thí”: Kinh thí có nghĩa là bố thí kinh sách để người có phương tiện đọc tụngThứ tư là “Thuyết Pháp Thí”: Thuyết pháp thí có nghĩa là bố thí bằng cách thuyết pháp cho người nghe để người tu hành giải thoátLại có năm loại bố thíThứ nhất là thí cho kẻ ở phương xa lại. Thứ nhì là thí cho kẻ sắp đi  xa. Thứ ba là thí cho kẻ bịnh tật ốm đau. Thứ tư là thí cho người đói khátThứ năm là thí trí huệđạo đức cho người. Bên cạnh năm loại bố thí trên, có năm hạng người giả danh hảo tâmbố thíHạng thứ nhất, miệng nói tốt, hoặc nói bố thí mà không bao giờ chịu thực hành, chỉ là những lời hứa trống rỗng. Hạng thứ nhì, lời nói và hành động đều trái ngược nhau, tức là ngôn hành bất tương ưng. Hạng thứ ba, bố thí mà trong tâm luôn mong cầu được bồi hoàn bằng các sự đền ơn đáp nghĩa. Hạng thứ tư, bỏ ra có một tấc mà muốn thâu vào một thước. Hạng thứ năm, gieo trồng ít mà muốn đặng trái nhiều.

Có bảy loại cúng dường bố thíLoại thứ nhất là bố thí cho khách lạ hay cho người lận đận chốn tha hương. Loại thứ nhì bố thí cho người đi đường. Loại thứ ba là bố thí cho người ốm đau bịnh hoạn. Loại thứ tư là bố thí cho người hầu bịnh (trông nom người bệnh). Loại thứ năm bố thí cho tịnh xá chùa chiền. Loại thứ sáu là bố thí (cúng dường) đồ ăn thường ngày cho chư Tăng Ni. Loại thứ bảy là tùy thời tùy lúc bố thí (nóng, lạnh, gió bão…). Lại có bố thí thân (dùng thân mình để phục vụ), bố thí tâm, bố thí mắt (một cái nhìn nồng ấm có thể làm cho tha nhân cảm thấy an tịnh), bố thí hòa tu (ban cho người một nụ cười hiền hòa êm dịu), ngôn thí (dùng lời ái ngữ nồng ấm làm cho người yên vui), sàng tọa thí (bố thí chỗ ngồi hay nhường chỗ cho người khác), và phòng xá thí (cho phép ai ngủ qua đêm). Lại có bảy nơi bố thí làm tăng trưởng thiện nghiệp (Thất Hữu Y Phúc Nghiệp): Thứ nhất bố thí cho khách và người lỡ bước. Thứ nhì là giúp đỡ người bịnh. Bố thí cho người bịnh và giúp đở người hầu bịnh. Thứ ba là bố thí vườn tược. Trồng cây và làm vườn cho tịnh xáThứ tư bố thí đồ ăn thường ngày. Thường xuyên cung cấp thực phẩm cho chư Tăng Ni. Thứ năm là thường xuyên cung cấp y áo cho chư Tăng Ni. Thứ sáu là thường xuyên cung cấp thuốc men cho chư Tăng Ni. Thứ bảy là tùy lúc bố thíTheo Trung Bộ, Kinh Phân Biệt Cúng Dường, có bảy loại cúng dường cho Tăng ChúngThứ nhất là cúng dường cho cả hai Tăng Chúng với Đức Phật là vị cầm đầu khi Ngài còn tại thếThứ nhì cúng dường cho cả hai Tăng Chúng sau khi Đức Phật nhập diệtThứ ba là cúng dường cho Tỳ Kheo Tăng. Thứ tư cúng dường cho Tỳ Kheo NiThứ năm là cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỳ KheoTỳ Kheo Ni như vậy” để tôi cúng dường các vị ấy. Thứ sáu là cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định một số Tỳ Kheo như vậy” để tôi cúng dường các vị ấy. Thứ bảy là cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định một số Tỳ Kheo Ni như vậy” để tôi cúng dường các vị ấy.

Theo Câu Xá Luận, có tám loại bố thíThứ  nhất là “tùy chí thí”: Có người đến nên bố thí và chỉ bố thí được sự tiện ích ở chỗ gần. Thứ  nhì là “bố úy thí”: Vì sợ mà bố thí, vì sợ tai ách mà bố thíThứ  ba là “báo ân thí”: Bố thí để trả ân (vì người ấy đã cho tôi nên tôi bố thí lại). Thứ  tư là “cầu báo thí”: Bố thí với ý mong cầu được báo đáp về sau nầy. Thứ  năm là “tập tục thí”: Bố thí vì thể theo tập tục của tổ tiên cha ông (hay vì nghĩ rằng bố thí là tốt). Thứ  sáu là “hỷ thiên thí”: Vì mong được sanh lên cõi trờibố thíThứ  bảy là “yếu danh thí”: danh tiếngbố thí (nghĩ rằng bố thí sẽ có tiếng đồn tốt). Thứ  tám là “công đức thí”: Bố thí để giúp cho tâm được trang nghiêm, tập hạnh buông xảdọn đường cho công cuộc tu hành giải thoátTheo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám loại bố thíThứ nhất là tùy chí thí. Thứ nhì là bố úy thíThứ ba là báo ân thíThứ tư là cầu báo thí. Thứ năm là bố thí vì nghĩ rằng bố thí là tốt. Thứ sáu là bố thí vì nghĩ rằng: “Ta nấu, họ không nấu. Thật không phải, nếu ta nấu mà ta đem bố thí cho kẻ không nấu.” Thứ bảy là yếu danh thí. Thứ tám bố thí vì muốn trang nghiêm và tư trợ tâm.

Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười pháp thanh tịnh thí của chư Đại Bồ TátChư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được bố thí quảng đại thanh tịnh vô thượng của Như LaiThứ nhất là “bình đẳng bố thí,” vì chẳng lựa chúng sanhThứ nhì là “tùy ý bố thí” vì thỏa mãn chỗ nguyện cầu. Thứ ba là “chẳng loạn bố thí,” vì làm cho được lợi íchThứ tư là “tùy nghi bố thí, vì biết thượng, trung, hạ. Thứ năm là “chẳng trụ bố thí,” vì chẳng cầu quả báoThứ sáu là “mở rộng xả bố thí,” vì tâm chẳng luyến tiếc. Thứ bảy là “tất cả bố thí,” vì rốt ráo thanh tịnhThứ tám là “hồi hướng Bồ Đề bố thí,” vì xa rời hữu vi vô viThứ chín là “giáo hóa chúng sanh bố thí,” vì nhẫn đến đạo tràng chẳng bỏ. Thứ mười là “tam luân thanh tịnh bố thí,” vì chánh niệm quán sát người thí, kẻ thọ, và vật thí như hư không.

Ngoài ra, còn có nhiều loại bố thí khác: Thứ nhất là báo ân thí, có nghĩa là bố thí để trả ân (vì người ấy đã cho tôi nên tôi bố thí lại). Đây là một trong tám loại bố thí theo Câu Xá LuậnThứ nhì là bố úy thí, có nghĩa là đem cái vô úy bố thí cho người. Vì sợ mà bố thí (Vì sợ tai ách mà bố thí). Đây là một trong tám loại bố thí theo Câu Xá LuậnKinh Phúng Tụng trong Trường Bộ KinhThứ ba là công đức thí, hay bố thí để giúp cho tâm được trang nghiêm, tập hạnh buông xảdọn đường cho công cuộc tu hành giải thoát. Đây là một trong tám loại bố thí theo Câu Xá LuậnThứ tư hồi hướng Bồ Đề bố thí. Hồi hướng Bồ Đề bố thí, vì xa rời hữu vi vô viThứ năm là hỷ thiên thí, có nghĩa là vì mong được sanh lên cõi trờibố thí. Thi ân bố thí với hy vọng sanh Thiên hay được hưởng phước (do mong cầu được sanh lên cõi trờibố thí). Đây là một trong tám loại bố thí theo Câu Xá LuậnThứ sáu là pháp thí, gay nói pháp giảng kinh hóa độ quần sanh. Thuyết giảng những lời Phật dạy để độ ngườiThứ bảy là tập tục thí, hay bố thí vì thể theo tập tục của tổ tiên cha ông (hay vì nghĩ rằng bố thí là tốt). Đây là một trong tám loại bố thí theo Câu Xá LuậnThứ tám là trang nghiêm thí, hay bố Thí vì muốn trang nghiêm và tư trợ tâm.  Đây là một trong tám loại bố thí theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ KinhThứ chín là tùy chí thí, hay lúc có người đến mới bố thí hay chỉ bố thí được sự tiện ích ở chỗ gần. Tùy ý bố thíthỏa mãn chỗ nguyện cầu. Đây là một trong tám loại bố thí theo Câu Xá LuậnKinh Phúng Tụng trong Trường Bộ KinhThứ mười là tùy nghi bố thí, vì biết thượng, trung, hạ. Thứ mười một là yếu danh thí, hay vì danh tiếngbố thí (nghĩ rằng bố thí sẽ có tiếng đồn tốt). Đây là một trong tám loại bố thí theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh. Đây cũng là một trong tám loại bố thí theo Câu Xá Luận.

III.  Thi ÂnBáo Đáp Theo Phật Giáo:

Đức Phật thường nhắc nhở tứ chúng về việc thi ân cầu báo, cầu phước đức nhân thiên và chân bố thí trong đạo PhậtThứ nhất, người Phật tử bố thí với lòng quảng đại, với tâm thanh tịnh, không vướng bận tham, sân, si, có thể được kết quả tốt, tái sanh trở lại làm người hay sanh lên cõi trời và sống ở đó thật lâu; tuy nhiên, lợi ích của phước đức trần thế (nhân thiên) vẫn còn trong vòng luân hồi sanh tửThứ nhì, thường thì người ta ao ước được đền đáp khi thi ân cho người khác. Tuy nhiên, trong đạo Phật, khi bố thí, không nên ấp ủ ý tưởng đây là người cho kia là kẻ được cho, cho cái gì và cho bao nhiêu, được như vậy thì kiêu mạn và tự phụ sẽ không sanh khởi trong ta. Đây là cách bố thíđiều kiện hay bi tâm dựa trên căn bản bình đẳng. Đức Phật dạy: “Thi ân bất cầu báo, còn cầu báo là thi ân có mưu đồ và sự thi ân như vậy sẽ đưa tới ham muốn danh lợi.” Nếu bạn làm việc thiện, bạn nên hành động vì lợi ích của tha nhân. Hạnh phúc khởi lên trong tâm mình ngay lúc bạn làm việc thiện lành ấy, tự nó là một phần thưởng tinh thần hết sức lớn lao.

IV.  Đại Bố Thí:

Đại bố thí tức là sự bố thíthí chủ sẽ có những phước báo lớn trong kiếp nầy hay kiếp tới. Có mười ba loại đại bố thíThứ nhất là bố thí đúng thời đúng lúc. Nghĩa là kẻ thọ thí đang lúc rất cần khổquẩn bách mà mình kịp thời giúp đở. Thứ nhì là bố thí cho người hành chánh đạo, hay những vị đang giảng dạy Phật pháp, các bậc xuất gia tu hành chân chánh. Thứ ba là bố thí cho người bệnh và người trị bệnh. Thứ tư là bố thí cho người giảng thuyết chánh pháp của Phật, tức là những bậc tu hành giảng giải kinh điển, hoằng dương Phật phápThứ năm là bố thí cho người sắp sửa đi xa. Thứ sáu là bố thí cho quốc vương bị mất ngôi đang trên đường bôn tẩu và bị khổ ách của kẻ thùThứ bảy là bố thí cho người bị quan quyền bức bách, không có nơi nương tựaThứ tám là bố thí cho người tật bệnh, đau khổ, hành hạ thân xác. Thứ chín là bố thí cho chư Tăng Ni đủ đầy giới đức, đúng lúc đúng thời. Thứ mười là bố thí cho người tu cầu trí huệ, như những vị tu hành nghèo khổ, thanh tịnh nơi chốn núi rừng để cầu trí huệ giải thoát, chớ không phải những kẻ tu hành giàu sang ở thành thị, có đầy đủ chùa tháp đồ sộ, kinh dinh. Thứ mười một là bố thí cho các loài súc sanh, như loài chim, cá, vân vânThứ mười hai là khuyên người khác bố thí, hoặc tùy hỷ nơi người bố thí cùng các việc bố thí. Tức là tự mình vì nghèo khổ nên không thể bố thí, nhưng khi thấy người khác làm việc bố thí thì mình vui mừng khen ngợi và tán đồng. Đức Phật gọi đây là “Tùy Hỷ Công Đức.” Việc tùy hỷ nầy rất ư là quan trọng, vì có lắm kẻ không bố thí, nhưng cảm thấy khó chịu khi thấy người khác bố thí. Người Phật tử nên cẩn trọng tránh tánh tự kỷ nhỏ nhen nầy. Thứ mười ba là bố thí sanh mạng ra để thế mạng cho người. 

V.   Bố Thí Ba La Mật:

Chúng ta phải bằng mọi cách giúp đở lẫn nhau. Khi bố thí, không nên ấp ủ ý tưởng đây là người cho kia là kẻ được cho, cho cái gì và cho bao nhiêu, được như vậy thì kiêu mạn và tự phụ sẽ không sanh khởi trong ta. Đây là cách bố thíđiều kiện hay bi tâm dựa trên căn bản bình đẳng. Bố thí Ba la mật còn là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà trong từng giây phút, chúng ta làm cho chúng sanh hoan hỷ cũng như làm trang nghiêm cõi Phật; nhờ Bố thí Ba la mậtchúng ta chỉ dạy và hướng dẫn chúng sanh lìa bỏ tánh tham lam bỏn xẻn. Có người cho rằng mình chỉ có thể bố thí khi mình có nhiều tiền bạc. Điều nầy không đúng. Vài người có nhiều tiền bạc đôi khi ít chịu bố thí, hoặc giả nếu có bố thí cũng chỉ để mua danh mua lợi hay lấy lòng người xung quanh. Những người có lòng thương người lại ít khi giàu có. Tại vì sao? Trước nhất, vì họ hay có lòng chia xẻ với người những gì họ có. Thứ nhì, họ không có ý định làm giàu trên sự nghèo khó khốn cùng của kẻ khác. Chính vì vậyĐức Phật nhắc nhở chúng ta về pháp bố thí Ba La Mật. Bố thí Ba La Mật là  cho một cách bình đẳng, không phân biệt thân sơ, bạn thù.

Bố thí Ba La Mật là cho vì ích lợihạnh phúc của tất cả chúng sanh bất cứ thứ gì và tất cả những gì ta có thể cho được: không những chỉ của cải vật chất, mà cả kiến thức, thế tục cũng như tôn giáo hay tâm linh. Chư Bồ Tát đều sẵn sàng bố thí ngay cả sinh mạng mình để cứu kẻ khác. Đây không chỉ có nghĩa là cho đi thứ gì mà người ta có thừa; nó còn bao gồm cả việc thí xả thân mệnh mình cho chính nghĩa. Đàn na bao gồm tài thí, pháp thívô úy thí. Bố thí Ba la Mật được dùng để diệt trừ xan tham, bỏn xẻn. Quả báo của Bố Thí là Phước. Đối nghịch lại với Bố Thíbỏn xẻn keo kiết. Trong Phẩm Tựa của Kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Di Lặc đã nói với Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng từ ánh hào quang sáng chói soi khắp một muôn tám ngàn cõi ở phương Đông của Như Lai, Bồ Tát Di Lặc đã thấy được chư Bồ Tát nhiều như số cát sông Hằng vì cầu tuệ giác của Phật mà đã bố thí vàng, bạc, trân châu, xa cừ, kim cương, mã não, vân vân, cho chúng sanh. Chẳng những chư Bồ Tát bố thí tài vật, mà họ còn bố thí cả thân mình. Họ tu tập hạnh bố thí như vậy chỉ cốt đạt được vô thượng giác ngộ mà thôi. Theo Kinh Đại Bảo Tích, chư Bồ Tát nào đã thông đạtduyên khởi của chư pháp thì các ngài tinh tấn thực hành hạnh bố thí ba la mật không mỏi mệt vì muốn làm lợi lạc cho chúng sanh. Trong Phẩm Đề Bà Đạt Đa, Đức Phật đã nói trong vô lượng kiếp về thời quá khứ khi Ngài làm vị quốc vương phát nguyện cầu đạo vô thượng bồ đề. Vì muốn đầy đủ sáu pháp Ba La Mật nên Ngài đã siêng làm việc bố thí mà lòng không vướng một chút tự mãn nào. Cũng trong chương nầy, chính Trí Tích Bồ Tát đã thấy Đức Thế Tôn trong vô lượng kiếp thực hành hạnh bố thí để cầu tuệ giác vô thượng. Và trong vô số kiếp Đức Thế Tôn vẫn không cảm thấy thỏa mãn với những công hạnh khó làm nầy. Ngài đã đi khắp mọi nơi để thực hành hạnh nguyện phục vụ lợi lạc cho chúng sanh. Trong Phẩm Đề Bà Đạt Đa, Đức Phật đã nói trong vô lượng kiếp về thời quá khứ khi Ngài làm vị quốc vương phát nguyện cầu đạo vô thượng bồ đề. Vì muốn đầy đủ sáu pháp Ba La Mật nên Ngài đã siêng làm việc bố thí mà lòng không vướng một chút tự mãn nào. Cũng trong chương nầy, chính Trí Tích Bồ Tát đã thấy Đức Thế Tôn trong vô lượng kiếp thực hành hạnh bố thí để cầu tuệ giác vô thượng. Và trong vô số kiếp Đức Thế Tôn vẫn không cảm thấy thỏa mãn với những công hạnh khó làm nầy. Ngài đã đi khắp mọi nơi để thực hành hạnh nguyện phục vụ lợi lạc cho chúng sanh. Nói tóm lại, người tu tập phước huệ luôn tỉnh thức nhận biết rằng tất cả các chúng sanh đáng thương đã từng là mẹ mình, và đã từng nuôi nấng mình trong tình thương qua vô lượng kiếp, nên lúc nào họ cũng phát lòng từ bi vô lượng đối với chúng sanh như lòng thương của mẹ dành cho đứa con yêu. Người tu tập phước huệ luôn hoàn thành hạnh bố thí ba la mật, luôn tìm cách tăng trưởng tâm bố thí mà không dính mắc, chính là chuyển hóa thân, tài vật và công đức của mình qua ba đời, thành những thức ao ước mong muốn bởi mỗi chúng sanh hữu tình.

VI.  Ý Tưởng Khởi Sanh Khi Có Người Đến Cầu Bố Thí:

Theo Thượng Tọa Thích Hải Quang trong Thư Gởi Người Học Phật, Đức Phật dạy hàng Phật tử Bồ Tát tại gia thực hành hạnh bố thí. Khi thấy người đến xin thí thì phải luôn phát khởi lên trong tâm những ý tưởng sau đây để tránh các sự buồn tiếc, hối hận, tức tối, hoặc khởi sanh các niệm tham sân si đối với người xin thí, mà làm giảm bớt hoặc mất đi các công đức bố thí của mình. Thứ nhất, vì thuận theo lời Phật dạy. Khi thấy người đến xin thí ở nơi ta, thì ta phải dụng tâm chơn chánh mà tưởng nghĩ rằng tất cả chư Phật mười phương ba đời do nơi thành tựu được Bố Thí Ba La Mật  mà chứng đắc được đạo quả Bồ Đề Vô Thượng. Nay ta là con của Phật, nếu muốn được giải thoát hay được thành Phật, ắt phải hành theo lời Phật dạy là phải siêng năng tu tập hạnh bố thí để diệt trừ  các tâm tham lam, keo kiết, vân vân, và như thế thì các việc bố thí mà ta thực hành ngày hôm nay đây chính là thuận theo lời Phật dạy.

Thứ nhì, khởi sanh ý tưởng thiện hữu tri thức. Khi thấy người đến cầu xin bố thí ở nơi mình thì mình phải tưởng nghĩ. Từ nhiều kiếp trong quá khứ cho đến ngày nay, ta vì tham lam, keo kiết, nên chỉ biết thâu góp, tích chứa cho thật nhiều, chớ không chịu xả thí. Nếu có xả thí thì lại sanh lòng hối tiếc, sầu buồn, hoặc bố thí mà trong tâm không được hoan hỷ, thanh tịnh. Vì thế mà chúng ta cứ mãi làm một phàm phu sanh tử, nổi trôi trong sáu nẻo luân hồi. Kiếp nầy ta như vậy, biết rồi đây kiếp kế sẽ ra sao? Của cải kiếp trước của ta bây giờ ở đâu? Còn của cải trong kiếp nầy cũng thế, bởi vì khi ta chết đi rồi thì tất cả đều bỏ lại hết chớ chẳng mang theo được thứ gì. May mắn thay, kiếp nầy nhờ ta biết đạo, biết rõ những lời Phật dạy về hạnh bố thí, vậy thì tại sao nay ta không chịu dõng mãnh thực hành để trừ bỏ cái tánh keo kiết kinh niên cố hữu nầy đi? Nay ta vừa phát tâm  muốn thực hành hạnh bố thí thì liền có người đến xin thí. Quả là điều may mắn cho ta lắm. Vì nhờ có người nầy mà chúng ta mới bỏ được lòng tham lam keo kiết đã theo ta từ quá khứ kiếp cho đến hôm nay; chúng ta mới thành tựu được tâm “Xả Bỏ” và hạnh “Bố Thí” của Thánh nhân; chúng ta sẽ thành tựu được các quả vị giải thoát xuất thế trong tương lai; người đến xin thí nầy đích thực là thiện tri thức của ta, là ân nhân của ta, và cũng là nhơn giải thoát cho ta vậy; do khởi sanh ra các ý tưởng đúng theo chánh pháp như vậy, cho nên chúng ta rất vui lònghân hạnh thực hành việc bố thí mà không có chút do dự hay ngại ngùng chi cả.

Thứ ba, khởi sanh ý tưởng đời khác giàu sang hay được phước báo của cõi Dục Giới. Khi thấy có người đến xin thí ở nơi ta, thì ta phải tưởng nghĩ như vầy: phải y theo lời Phật dạy thì tất cả các hạnh bố thí đều được quả báo tốt đẹp, hoặc ở nơi cõi người làm kẻ giàu sang hưởng phước; hoặc là sanh lên cõi trời làm thiên tử với đầy đủ  thiên phước vi diệu. Nói về công đức của sự bố thí, cho dù trong tâm ta không hề khởi sanh ý tưởng là muốn cầu giàu sang sung sướng về sau nơi cõi trời người, nhưng phước báo của sự bố thí ấy nó sẽ tự nhiên đến với chúng ta. Kiếp hiện tại đây ta được giàu sang, bạc tiền sung túc, lên xe xuống ngựa, vân vân, đó là nhờ ở nơi kiếp trước ta đã có thực hành hạnh bố thí rồi, cho nên kiếp nầy mới được hưởng phước báo tốt đẹp như vậy. Nay ta cứ phóng mắt nhìn ra bên ngoài xã hội và chung quanh ta, thấy còn có rất nhiều người sống đời nghèo nàn, thiếu hụt hoặc vất vả nhọc nhằn trong kiếp tôi đòi, hèn hạ, vân vân. Ấy là vì kiếp trước họ nặng lòng xan tham, keo kiết, không bao giờ biết mở lòng bố thí, cho nên kiếp nầy mới phải bị quả báo nghèo thiếu, nhọc nhằn như vậy. Chúng ta may mắn nhờ phước báo tốt đẹp nên kiếp nầy được cao sang trọng vọng, vậy thì ta càng phải nên bố thí nhiều hơn nữa, để cho phước lành của chúng ta ngày càng thêm tăng trưởng. Trong các kiếp vị lai về sau ta sẽ tránh thoát được các quả báo thiếu thốn, nghèo cùng. Do vì khởi sanh ra được các ý tưởng đúng pháp như vậy cho nên người thiện nhân ấy rất vui lònghân hạnh hành việc bố thí mà không chút do dự ngại ngùng.

Thứ tư, khi có người đến xin thí ở nơi ta, thì ta phải tưởng nghĩ  rằng bố thí để tiêu diệt hai cái tánh Tham và Xan: In order to conquer evil: Vì hàng phục ma quân.Thứ năm, với người đến xin có ý thưởng thân thuộc. Khi có người đến xin thí ở nơi ta, thì ta phải có ý tưởng  rằng từ quá khứ kiếp đến nay, trong sáu nẻo luân hồi, chúng sanh cứ theo hành nghiệp bản hữu mà lăn lên, lộn xuống, hằng luôn thay mặt đổi hình, có khi làm quyến thuộc lẫn nhau, nhưng đến kiếp nầy vì chuyển đời, cách ấm, bị vô minh che lấp, nên không nhận ra nhau mà thôi. Ngày hôm nay ta phát tâm bố thí đây và người đến xin thí nầy, biết đâu quá khứ họ là thân thuộc của ta, hoặc trong kiếp tương lai họ sẽ trở thành kẻ trong vòng lục thân của ta cũng không chừng. Vì nghĩ tưởng như vậy nên chúng ta vui lòngbố thí kgông có chút lòng hối hận, hay nuối ciếc chi cả. Đây gọi là vì tưởng thân thuộcbố thí.

Thứ sáu, với vô biên chúng sanhý tưởng xuất ly. Khi có người đến xin thí thì ta nghĩ rằng chư Phật hoặc chư Bồ Tát cùng với các bậc giải thoát đại thánh nhân khác sở dĩ chứng đắc được đạo quả Bồ Đề, giải thoát ra khỏi vòng sanh tửdo nơi thành tựu  được hạnh Bố Thí Ba La Mật. Nhờ chứng đắc được Bố Thí Ba La Mật mà quý ngài không còn sanh tử luân hồi nữa, còn chúng ta thì  nay bỏ thân nầy, rồi sanh ra nơi kiếp khác, mang thân khác, cứ như thế mà xoay chuyển trong sáu nẻo luân hồi, hết tử rồi sanh, hết sanh rồi tử, từ vô lượng vô biên kiếp xa xưa cho đến hôm nay mà vẫn không sao thoát ra được. Cho nên hôm nay chúng ta phải quyết tâmphát nguyện sẽ hành hạnh bố thí nầy không thối chuyển; các người đến xin thí nầy đều thật là ân nhân của ta, đều là nhơn duyên lớn làm cho ta thành tựu được Bố Thí Ba La Mật về sau nầy vậy. Có như thế thì ta mới được xuất ly, được giải thoát ra khỏi vòng vô lượng vô biên kiếp đời sanh tử trong tương lai.

Thứ bảy, dùng sự bố thí với ý tưởng như là phương tiện để nhiếp thọ  hết thảy chúng sanh. Thứ tám, khởi sanh ý tưởng chứng đạo Bồ Đề. Khi thấy có người đến xin thí ở nơi ta, thì ta phải khởi tâm nghĩ tưởng như vầy: trong lục độ Ba La Mật của chư đại Bồ Tát và chư Phật đã chứng đắc thì Bố Thí Ba La Mật là độ đứng đầu hết thảy. Sở dĩ quý ngài thành tựu được Bố Thí Độ nầy là nhờ quý ngài đã từng hành hạnh bố thí với tâm bất thối chuyển trong vô lượng vô biên kiếp đời quá khứ mà không bao giờ biết mỏi mệt, chán nản và ngưng nghỉ. Vì thế nên quý ngài mới huân tập được vô lượng vô biên phước báo thù thắng không thể nghĩ bàn, các phước báo ấy nếu như đem bố thí cho mười hai loại chúng sanh khắp mười phương thế giới trong vô lượng vô biên kiếp cũng không bao giờ cùng tận cả vì phước báo của quý ngài vốn là vô tận; vả lại, hiện nay quý ngài đã chứng đắc được các giai vị Bồ Tát trong hàng thập Thánh hay Thập Địa Bồ Tát, và đang trên đường đi đến sự thành tựu được quả vị vô thượng Bồ Đề của Phật trong tương lai, đó là nhờ quý ngài biết đem công đức của các việc bố thí kia mà hồi hướng cho chúng sanh và cầu đắc thành được Bồ Đề Phật quả. Nay ta là Phật tử Bồ Tát tại gia thì ta cũng nên học y như hạnh của quý ngài. Nghĩa là ta cũng nên tùy theo khả năng của mình mà thực hành hạnh bố thí. Các hạnh bố thí như thế, nếu như có gây tạo  nên công đức hoặc phước lành chi chúng ta sẽ không nguyện cầu sanh về cõi Trời người để hưởng phước báo, bởi vì dù cho có hưởng phước báo tốt đẹp thế mấy nơi cõi nhơn thiên đi nữa, rốt lại cũng không thể nào thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử được. Ngược lại, chúng ta sẽ hồi hướng các phước báo đó để trang nghiêm cho đạo quả Bồ Đề vô thượng của ta trong tương lai. Chúng ta sẽ bố thí không ngừng nghỉ.

VII.Tại Sao Chúng Ta Nên Thực Hành Hạnh Bố Thí?:

Đức Phật thường nhắc nhở tứ chúng về việc thi ân cầu báo, cầu phước đức nhân thiên và chân bố thí trong đạo PhậtThứ nhất, người Phật tử bố thí với lòng quảng đại, với tâm thanh tịnh, không vướng bận tham, sân, si, có thể được kết quả tốt, tái sanh trở lại làm người hay sanh lên cõi trời và sống ở đó thật lâu; tuy nhiên, lợi ích của phước đức trần thế (nhân thiên) vẫn còn trong vòng luân hồi sanh tửThứ nhì, thường thì người ta ao ước được đền đáp khi thi ân cho người khác. Tuy nhiên, trong đạo Phật, khi bố thí, không nên ấp ủ ý tưởng đây là người cho kia là kẻ được cho, cho cái gì và cho bao nhiêu, được như vậy thì kiêu mạn và tự phụ sẽ không sanh khởi trong ta. Đây là cách bố thíđiều kiện hay bi tâm dựa trên căn bản bình đẳng. Đức Phật dạy: “Thi ân bất cầu báo, còn cầu báo là thi ân có mưu đồ và sự thi ân như vậy sẽ đưa tới ham muốn danh lợi.” Nếu bạn làm việc thiện, bạn nên hành động vì lợi ích của tha nhân. Hạnh phúc khởi lên trong tâm mình ngay lúc bạn làm việc thiện lành ấy, tự nó là một phần thưởng tinh thần hết sức lớn lao.

Theo Thượng Tọa Thích Hải Quang trong Thư Gửi Người Học Phật, có 14 điều khiến chúng ta nên bố thíLý do thứ nhất, của đem bố thí cho người rồi mới chính là của ta, chớ của còn ở trong nhà chẳng phải là của ta. Vì quả báo tốt đẹp của sự bố thí nầy sẽ đi theo mình đời đời kiếp kiếp, thế nên mới gọi là của mình. Còn của ở trong nhà thì không phải là của mình, mà nó là của năm ông chủ sau đây: nước lụt dâng lên cuốn trôi tất cả, lửa dữ thiêu rụi tất cả, thân quyến phung phí phá tán, tham quan, giặc cướp và trộm cắp lấy đi tất cả, và tiền thuốc men cho bệnh hoạn ốm đau. Lý do thứ nhì, của đã bố thí thì vững chắc, còn của chưa bố thí thì chẳng vững chắc. Vì của đã bố thí rồi thì được quả báo đáp đền cho mình đời đời, chớ không mất, đúng theo luật nhân quả, tất cả những gì mình làm đều phải có đền trả, dù chúng tatái sanh bất cứ ở đâu và dưới bất cứ hình thức nào. Còn của chưa bố thí cũng sẽ bị năm ông chủ trên (1) phá tán lúc nào không hay. Lý do thứ ba, của đã bố thí thì khỏi phải mất công giữ gìn còn của còn lại chúng ta phải ra công giữ gìn. Nghĩa là của bố thí đã thuộc về người khác, nên họ cần giữ gìn, chớ mình khỏi lo giữ gìn nữa. Còn của còn lại trong nhà thì chúng ta phải luôn luôn giữ gìn vì sợ mất trộm. Lý do thứ tư, của đã bố thí thì vui ngày sau, còn của chưa thí thì vui hiện tại. Nghĩa là kiếp nầy bố thí thì kiếp sau hay nhiều kiếp sau  nữa, phước báo bố thí sẽ theo mình hoài nên luôn được giàu sang sung túc. Còn của ở trong nhà hay của chưa bố thí bất quá chỉ mang lại cho mình sự giàu sang đầy đủ, vui vẻ trong kiếp hiện tại nầy mà thôi. Lý do thứ năm, của đã bố thí thì chúng ta khỏi phải bị tham ái trói buộc; trong khi của còn lại thì càng thêm tham ái. Nghĩa là khi đã bố thí rồi thì dứt được tham ái nơi tiền của. Của còn lại thì cứ làm cho mình càng tăng thêm tâm tham lam, luyến ái nơi chúng. Lý do thứ sáu, của đã thí giúp ta chẳng còn bận lòng; trong khi của còn lại sẽ làm chúng ta thêm bận lòng. Nghĩa là của đã bố thí rồi thì khỏi cần phải bận tâm lo nghĩ chi nữa, chớ của còn lại thì chúng ta cứ nghĩ nhớ tới hoài vì sợ ngày nào đó chúng ta sẽ mất chúng. Lý do thứ bảy, của đã bố thí thì chẳng lo sợ, còn của còn lại chúng ta sẽ phải lo sợ mãi. Của đã bố thí thì chúng ta không còn lo sợ năm ông chủ cướp đọat, chớ của còn lại thì chúng ta cứ hồi hộp lo sợ chúng sẽ bị năm ông chủ ra tay cướp đoạt không biết lúc nào. Lý do thứ tám, của đã thí là cột trụ Chánh đạo, còn của còn lại là cột trụ của ma. Nghĩa là đã bố thí rồi thì sau nầy sẽ đạt được bố thí Ba La Mật, thành một vị Bồ Tát; trong khi của còn lại vì lòng keo kiết bỏn xẻn, thì kiếp sau nầy chúng ta sẽ thành ra con ma đói. Lý do thứ chín, của đã bố thí thì vô tận, còn của còn lại thì hữu hạn. Nghĩa là khi đã bố thí rồi thì đời đời kiếp kiếp được phước điền vô tận, chớ của còn lại chỉ là hữu hạn, tức là bất quá chỉ có ở trong kiếp nầy rồi thôi, chớ kiếp sau không còn nữa. Lý do thứ mười, của đã bố thí thì vui, chớ của còn thì khổ bởi phải lo giữ gìnLý do thứ mười một, của đã bố thí giúp chúng ta lìa gút trói, chớ của còn lại khiến ta càng thêm trói buộc. Nghĩa là khi đã đem của đi bố thí rồi thì chúng ta khỏi bị tâm tham lam trói buộc, chớ của còn lại thì mình cứ luôn luôn bị lòng tham lam của cải trói buộc hoài, đi đâu cũng đều bận tâm lo lắngLý do thứ mười hai, của đã thí là lộc, chớ của còn lại chẳng phải là lộc. Nghĩa là của đã bố thíphước lộc ở kiếp nầy, qua đến kiếp sau sẽ cành được tốt đẹp hơn; chớ của còn lại không phải là phước lộc vì một ngày nào đó chúng ta sẽ tiêu sạch. Lý do thứ mười ba, của bố thísự nghiệp của bậc đại trượng phu, chớ của còn lại chẳng phải là sự nghiệp của bậc đại trượng phu. Nghĩa là người chân thật đại trượng phu mới biết bố thí, chớ kẻ ngụy đại trượng phu thì không bao giờ biết bố thí, mà trái lại cứ bo bo giữ của. Lý do thứ mười bốn, của bố thí được Phật khen ngợi, trong khi của còn lại thì được phàm phu khen ngợi. Nghĩa là người biết bố thí vì hợp được với tâm từ bi vô lượng của Phật, Bồ Tát nên được Phật và Bồ Tát khen. Còn kẻ keo kiết thì hợp với tâm phàm phu nên chỉ có phàm phu khen ngợi, chớ Phật và Bồ Tát thì chê.  

VIII.Phước Đức Bố Thí:

Đức Phật thường nhắc nhở người tại gia về phước đức bố thí cho người nghèo hay cho chư Tăng Ni. Cúng dường chư Tăng Ni những thứ cần thiết trong cuộc sống hằng ngày như ăn, mặc, ở, bịnh. Chư Tăng Ni phải nên luôn nhớ rằng nợ đàn na tín thí là nặng đến nổi chỉ một hạt gạo đã nặng bằng hòn núi Tu Di. Khi chư Tăng Ni đã từ bỏ cuộc sống thế tục, họ hoàn toàn tùy thuộc vào của bố thí của đàn na, những người làm việc cật lực để cúng dường quần áo, thực phẩm, thuốc men, mền mùng. Họ phải làm việc vất vả vô cùng để vừa lo cho gia đình vừa hộ trì Tam Bảo. Có khi họ làm không đủ ăn mà họ vẫn sẳn sàng hộ trì. Đôi khi Phật tử tại gia là những kẻ không nhà, thế mà họ vẫn dành dụm để cúng dường Tam Bảo. Chính vì những lý do đó, sự lạm dụng tiền của Tam Bảo hay của cúng dường, thì mỗi hạt gạo mỗi tất vải là nợ nần Tam Bảo. Nếu chư Tăng Ni không dụng công tu hành và giúp người khác cùng tu hành giải thoát, thì bất cứ thứ gì họ vay tạo trong đời nầy họ sẽ phải đền trả trong những kiếp lai sanh bằng cách sanh làm nô lệ, làm chó, làm heo, làm bò làm trâu, vân vân.

Theo Thượng Tọa Thích Hải Quang trong Thư Gửi Người Học Phật, đức Phật dạy hàng Phật tử Bồ Tát tại gia thực hành hạnh bố thí. Khi thấy người đến xin thí thì phải luôn phát khởi lên trong tâm những ý tưởng sau đây để tránh các sự buồn tiếc, hối hận, tức tối, hoặc khởi sanh các niệm tham sân si đối với người xin thí, mà làm giảm bớt hoặc mất đi các công đức bố thí của mình. Thứ nhất, vì thuận theo lời Phật dạy: Khi thấy người đến xin thí ở nơi ta, thì ta phải dụng tâm chơn chánh mà tưởng nghĩ rằng tất cả chư Phật mười phương ba đời do nơi thành tựu được Bố Thí Ba La Mật  mà chứng đắc được đạo quả Bồ Đề Vô Thượng. Nay ta là con của Phật, nếu muốn được giải thoát hay được thành Phật, ắt phải hành theo lời Phật dạy là phải siêng năng tu tập hạnh bố thí để diệt trừ các tâm tham lam, keo kiết, vân vân, và như thế thì các việc bố thí mà ta thực hành ngày hôm nay đây chính là thuận theo lời Phật dạyThứ nhì, khởi sanh ý tưởng thiện hữu tri thứcKhi thấy người đến cầu xin bố thí ở nơi mình thì mình phải tưởng nghĩ. Từ nhiều kiếp trong quá khứ cho đến ngày nay, ta vì tham lam, keo kiết, nên chỉ biết thâu góp, tích chứa cho thật nhiều, chớ không chịu xả thí. Nếu có xả thí thì lại sanh lòng hối tiếc, sầu buồn, hoặc bố thí mà trong tâm không được hoan hỷ, thanh tịnh. Vì thế mà chúng ta cứ mãi làm một phàm phu sanh tử, nổi trôi trong sáu nẻo luân hồi. Kiếp nầy ta như vậy, biết rồi đây kiếp kế sẽ ra sao? Của cải kiếp trước của ta bây giờ ở đâu? Còn của cải trong kiếp nầy cũng thế, bởi vì khi ta chết đi rồi thì tất cả đều bỏ lại hết chớ chẳng mang theo được thứ gì. May mắn thay, kiếp nầy nhờ ta biết đạo, biết rõ những lời Phật dạy về hạnh bố thí, vậy thì tại sao nay ta không chịu dõng mãnh thực hành để trừ bỏ cái tánh keo kiết kinh niên cố hữu nầy đi? Nay ta vừa phát tâm  muốn thực hành hạnh bố thí thì liền có người đến xin thí. Quả là điều may mắn cho ta lắm. Vì nhờ có người nầy mà chúng ta mới bỏ được lòng tham lam keo kiết đã theo ta từ quá khứ kiếp cho đến hôm nay; chúng ta mới thành tựu được tâm “Xả Bỏ” và hạnh “Bố Thí” của Thánh nhân; chúng ta sẽ thành tựu được các quả vị giải thoát xuất thế trong tương lai; người đến xin thí nầy đích thực là thiện tri thức của ta, là ân nhân của ta, và cũng là nhơn giải thoát cho ta vậy; do khởi sanh ra các ý tưởng đúng theo chánh pháp như vậy, cho nên chúng ta rất vui lònghân hạnh thực hành việc bố thí mà không có chút do dự hay ngại ngùng chi cả. Thứ ba, khởi sanh ý tưởng đời khác giàu sang hay được phước báo của cõi Dục GiớiKhi thấy có người đến xin thí ở nơi ta, thì ta phải tưởng nghĩ như vầy: phải y theo lời Phật dạy thì tất cả các hạnh bố thí đều được quả báo tốt đẹp, hoặc ở nơi cõi người làm kẻ giàu sang hưởng phước; hoặc là sanh lên cõi trời làm thiên tử với đầy đủ  thiên phước vi diệu. Nói về công đức của sự bố thí, cho dù trong tâm ta không hề khởi sanh ý tưởng là muốn cầu giàu sang sung sướng về sau nơi cõi trời người, nhưng phước báo của sự bố thí ấy nó sẽ tự nhiên đến với chúng ta. Kiếp hiện tại đây ta được giàu sang, bạc tiền sung túc, lên xe xuống ngựa, vân vân, đó là nhờ ở nơi kiếp trước ta đã có thực hành hạnh bố thí rồi, cho nên kiếp nầy mới được hưởng phước báo tốt đẹp như vậy. Nay ta cứ phóng mắt nhìn ra bên ngoài xã hội và chung quanh ta, thấy còn có rất nhiều người sống đời nghèo nàn, thiếu hụt hoặc vất vả nhọc nhằn trong kiếp tôi đòi, hèn hạ, vân vân. Ấy là vì kiếp trước họ nặng lòng xan tham, keo kiết, không bao giờ biết mở lòng bố thí, cho nên kiếp nầy mới phải bị quả báo nghèo thiếu, nhọc nhằn như vậy. Chúng ta may mắn nhờ phước báo tốt đẹp nên kiếp nầy được cao sang trọng vọng, vậy thì ta càng phải nên bố thí nhiều hơn nữa, để cho phước lành của chúng ta ngày càng thêm tăng trưởng. Trong các kiếp vị lai về sau ta sẽ tránh thoát được các quả báo thiếu thốn, nghèo cùng. Do vì khởi sanh ra được các ý tưởng đúng pháp như vậy cho nên người thiện nhân ấy rất vui lònghân hạnh hành việc bố thí mà không chút do dự ngại ngùngThứ tư, hàng phục ma quân:  Khi có người đến xin thí ở nơi ta, thì ta phải tưởng nghĩ  rằng bố thí để tiêu diệt hai cái tánh Tham và Xan. Thứ năm, với người đến xin có ý thưởng thân thuộcKhi có người đến xin thí ở nơi ta, thì ta phải có ý tưởng  rằng từ quá khứ kiếp đến nay, trong sáu nẻo luân hồi, chúng sanh cứ theo hành nghiệp bản hữu mà lăn lên, lộn xuống, hằng luôn thay mặt đổi hình, có khi làm quyến thuộc lẫn nhau, nhưng đến kiếp nầy vì chuyển đời, cách ấm, bị vô minh che lấp, nên không nhận ra nhau mà thôi. Ngày hôm nay ta phát tâm bố thí đây và người đến xin thí nầy, biết đâu quá khứ họ là thân thuộc của ta, hoặc trong kiếp tương lai họ sẽ trở thành kẻ trong vòng lục thân của ta cũng không chừng. Vì nghĩ tưởng như vậy nên chúng ta vui lòngbố thí không có chút lòng hối hận, hay nuối ciếc chi cả. Đây gọi là vì tưởng thân thuộcbố thíThứ sáu, với vô biên chúng sanhý tưởng xuất lyKhi có người đến xin thí thì ta nghĩ rằng chư Phật hoặc chư Bồ Tát cùng với các bậc giải thoát đại thánh nhân khác sở dĩ chứng đắc được đạo quả Bồ Đề, giải thoát ra khỏi vòng sanh tửdo nơi thành tựu  được hạnh Bố Thí Ba La Mật. Nhờ chứng đắc được Bố Thí Ba La Mật mà quý ngài không còn sanh tử luân hồi nữa, còn chúng ta thì  nay bỏ thân nầy, rồi sanh ra nơi kiếp khác, mang thân khác, cứ như thế mà xoay chuyển trong sáu nẻo luân hồi, hết tử rồi sanh, hết sanh rồi tử, từ vô lượng vô biên kiếp xa xưa cho đến hôm nay mà vẫn không sao thoát ra được. Cho nên hôm nay chúng ta phải quyết tâmphát nguyện sẽ hành hạnh bố thí nầy không thối chuyển; các người đến xin thí nầy đều thật là ân nhân của ta, đều là nhơn duyên lớn làm cho ta thành tựu được Bố Thí Ba La Mật về sau nầy vậy. Có như thế thì ta mới được xuất ly, được giải thoát ra khỏi vòng vô lượng vô biên kiếp đời sanh tử trong tương lai. Thứ bảy, dùng sự bố thí với ý tưởng như là phương tiện để nhiếp thọ hết thảy chúng sanhThứ tám, khởi sanh ý tưởng chứng đạo Bồ ĐềKhi thấy có người đến xin thí ở nơi ta, thì ta phải khởi tâm nghĩ tưởng như vầy: trong lục độ Ba La Mật của chư đại Bồ Tát và chư Phật đã chứng đắc thì Bố Thí Ba La Mật là độ đứng đầu hết thảy. Sở dĩ quý ngài thành tựu được Bố Thí Độ nầy là nhờ quý ngài đã từng hành hạnh bố thí với tâm bất thối chuyển trong vô lượng vô biên kiếp đời quá khứ mà không bao giờ biết mỏi mệt, chán nản và ngưng nghỉ. Vì thế nên quý ngài mới huân tập được vô lượng vô biên phước báo thù thắng không thể nghĩ bàn, các phước báo ấy nếu như đem bố thí cho mười hai loại chúng sanh khắp mười phương thế giới trong vô lượng vô biên kiếp cũng không bao giờ cùng tận cả vì phước báo của quý ngài vốn là vô tận; vả lại, hiện nay quý ngài đã chứng đắc được các giai vị Bồ Tát trong hàng thập Thánh hay Thập Địa Bồ Tát, và đang trên đường đi đến sự thành tựu được quả vị vô thượng Bồ Đề của Phật trong tương lai, đó là nhờ quý ngài biết đem công đức của các việc bố thí kia mà hồi hướng cho chúng sanh và cầu đắc thành được Bồ Đề Phật quả. Nay ta là Phật tử Bồ Tát tại gia thì ta cũng nên học y như hạnh của quý ngài. Nghĩa là ta cũng nên tùy theo khả năng của mình mà thực hành hạnh bố thí. Các hạnh bố thí như thế, nếu như có gây tạo  nên công đức hoặc phước lành chi chúng ta sẽ không nguyện cầu sanh về cõi Trời người để hưởng phước báo, bởi vì dù cho có hưởng phước báo tốt đẹp thế mấy nơi cõi nhơn thiên đi nữa, rốt lại cũng không thể nào thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử được. Ngược lại, chúng ta sẽ hồi hướng các phước báo đó để trang nghiêm cho đạo quả Bồ Đề vô thượng của ta trong tương lai. Chúng ta sẽ bố thí không ngừng nghỉ.

IX.  Bố Thí Chân Thật:

Đức Phật thường nhắc nhở tứ chúng về việc thi ân cầu báo, cầu phước đức nhân thiên và chân bố thí trong đạo Phật. Thứ nhất, người Phật tử bố thí với lòng quảng đại, với tâm thanh tịnh, không vướng bận tham, sân, si, có thể được kết quả tốt, tái sanh trở lại làm người hay sanh lên cõi trời và sống ở đó thật lâu; tuy nhiên, lợi ích của phước đức trần thế (nhân thiên) vẫn còn trong vòng luân hồi sanh tử. Thứ nhì, thường thì người ta ao ước được đền đáp khi thi ân cho người khác. Tuy nhiên, trong đạo Phật, khi bố thí, không nên ấp ủ ý tưởng đây là người cho kia là kẻ được cho, cho cái gì và cho bao nhiêu, được như vậy thì kiêu mạn và tự phụ sẽ không sanh khởi trong ta. Đây là cách bố thíđiều kiện hay bi tâm dựa trên căn bản bình đẳng. Đức Phật dạy: “Thi ân bất cầu báo, còn cầu báo là thi ân có mưu đồ và sự thi ân như vậy sẽ đưa tới ham muốn danh lợi.” Nếu bạn làm việc thiện, bạn nên hành động vì lợi ích của tha nhân. Hạnh phúc khởi lên trong tâm mình ngay lúc bạn làm việc thiện lành ấy, tự nó là một phần thưởng tinh thần hết sức lớn lao.

X.   Bố Thí Thiệt-Bố Thí Giả:

Bố thí chân thật liên hệ tới việc phát triển một thái độ tự nguyện cho bất cứ thứ gì mà người ta có nhằm lợi lạc chúng sanh. Bên cạnh đó cũng có loại người giả danh hảo tâmbố thí. Đây là những loại người thân tu mà tâm chẳng tu. Đây là những người muốn có hình tướng tu hành bằng cách biểu lộ cho mọi người thấy là mình luôn làm việc bố thí, nhưng thay vào đó chỉ là cầu danh, cầu lợi, cầu tài, vân vân. Tu hành theo kiểu nầy là hoàn toàn trái ngược với những lời giáo huấn của Đức Phật, và tốt hơn hết là nên đừng làm gì cả. Theo Phật giáo, có năm loại người giả danh hảo tâmbố thíHạng thứ nhất là miệng nói tốt, hoặc nói bố thí mà không bao giờ chịu thực hành, chỉ là những lời hứa trống rỗng. Hạng thứ nhì là lời nói và hành động đều trái ngược nhau, tức là ngôn hành bất tương ưngHạng thứ ba là bố thí mà trong tâm luôn mong cầu được bồi hoàn bằng các sự đền ơn đáp nghĩa. Hạng thứ là bỏ ra có một tấc mà muốn thâu vào một thước. Hạng thứ năm là gieo trồng ít mà muốn đặng trái nhiều.

Cũng theo Phật giáo, có mười hai loại người bố thí chân thậthảo tâm: Hạng thứ nhất là làm việc lợi ích cho người mà chẳng cần trả ơnHạng thứ nhì là làm việc giúp đỡ cho người mà chẳng cần quả báoHạng thứ ba cúng dường cho người mà chẳng cần sự báo ơnHạng thứ tư là tự nhún nhường để làm cho lòng muốn của kẻ khác được đầy đủ. Hạng thứ năm là việc khó bỏ xả mà bỏ xả được. Hạng thứ sáu là việc khó nhịn mà nhịn được. Hạng thứ bảy là việc khó làm mà làm được. Hạng thứ tám là việc khó cứu mà cứu được. Hạng thứ chín là chẳng luận thân sơ, cũng vẫn cứ một lòng lấy cái tâm bình đẳng như nhau ra mà cứu giúp và làm đúng như sự thậtHạng thứ mười là hễ miệng nói tốtthực hành được ngay lời nói tốt ấy, có nghĩa là ngôn hành tương ưngHạng thứ mười một là tâm hiền thường làm các việc tốt mà miệng chẳng khoe khoang. Hạng thứ mười hai ý nghĩ chỉ đơn thuần là muốn giúp đỡ cho người mà thôi, chớ chẳng cần danh vọng, khen tặng, hay lợi ích chi cho mình.

XI.  Ba Mươi Loại Bố Thí Bất Tịnh:

Bố Thí đưa đến lợi lạc cho đời nầy và đời sau trong kiếp lai sanh. Xao lãng hay từ chối không bố thí sẽ có hậu quả ngược lại. Đức Phật dạy: “Tham lam chính là đầu mối của các sự khổ đau trong vòng luân hồi sanh tử. Vì hễ có tham là có chấp giữ; có chấp giữ là còn bị trói buộc; còn bị trói buộc tức là chưa giải thoát; chưa giải thoát tức là còn luân hồi sanh tử; còn luân hồi là còn làm chúng sanh; còn làm chúng sanh là còn tiếp tục chịu các cảnh khổ đau phiền não.” Vì thấy các mối nguy hại của tham lam, nên Đức Phật đã nhấn mạnh với chúng sanh về pháp môn bố thí. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người vì danh vọngbố thí nên không được gọi là hảo tâm bố thí, nhưng những thứ họ cho ra đều là bất tịnh bố thí. Theo “Thơ Gửi Người Học Phật” của Thượng Tọa Thích Hải Quang, có ba mươi loại bất tịnh bố thí, mà người thí chẳng được phước, cũng chẳng được gọi là “Hảo Tâm Bố Thí Nhân”. Thứ nhất là bố thí theo kiểu thấy biết điên đảobố thí, thí cô hồn, mong người nhận rồi đi cho khuất mắt, chứ kỳ thật chẳng có lòng thương xót chi cả. Hoặc là bố thí tùy hứng, nghĩa là vui thì cho, buồn thì không cho, thậm chí còn đòi lại những gì đã cho, hoặc chưởi bới, vân vânThứ nhì bố thí theo kiểu bố thíbáo ân, vì trước kia đã lỡ mang ơn người đó rồi nên bây giờ bố thí lại như trừ nợ. Thứ ba là bố thí theo kiểu bố thí mà chẳng có lòng thương, tức là bố thí theo kiểu ném liệng vào mặt người. Thứ tư bố thí theo kiểu bố thísắc dục. Tức là thấy người đàn bà hay đàn ông có sắc đẹp nên khởi tâm tà dục, muốn giả bộ bố thí để lấy lòng trước, để sau nầy có thể thỏa mãn được dục tâm của mình. Thứ năm là bố thí theo kiểu để mưu đồ đe dọa người. Tức là bố thí trước rồi hăm dọa sau với ý đồ gài bẫy để hối lộ, làm cho người nhận phải sợ mà làm thinh không dám tố cáo những điều sai quấy của mình trước pháp luật. Thứ sáu là bố thí theo kiểu đem đồ ăn có độc ra mà bố thí với mục đích giết hại người. Thứ bảy là bố thí theo kiểu đem dao gậy, binh khí, súng ống, bom đạn ra mà bố thí, như viện trợ về quân sự. Thứ tám là bố thí theo kiểu vì được khen ngợi mà bố thí, tức là bố thí để cầu danh và muốn được tiếng tăm khen tặngThứ chín bố thí theo kiểu vì ca hát mà bố thí. Thấy ca sĩ đẹp, hát hay mà bố thí để cầu thân, chớ còn xấu xa và hát dở thì không thèm cho một xu. Thứ mười là bố thí theo kiểu vì xem tướngbố thí. Tức là mình biết tướng, thấy kẻ đó bây giờ tuy còn nghèo, nhưng về sau nầy sẽ trở thành người giàu sang quyền quý, nên bây giờ làm bộ bố thí, trước để lấy lòng, hầu cầu lợi lộc cho mình về sau nầy. Thứ mười một là bố thí theo kiểu vì muốn kết bạnbố thíThứ mười hai là bố thí theo kiểu vì muốn học nghềbố thí. Thấy người ấy tuy nghèo nhưng cò nghề hay trong tay, muốn cầu học nghề nên làm bộ bố thí để lấy thiện cảmThứ mười ba là bố thí theo kiểu bố thínghi ngờ là có quả báo hay không có quả báo. Tức là bố thí mà trong lòng còn nghi ngờ, do dự là không biết bố thí như vậy thì sau nầy có được hưởng quả báo tốt đẹp hay không. Thứ mười bốn là bố thí theo kiểu trước mắng chửi cho hả hê rồi sau đó mới chịu bố thíThứ mười lăm là bố thí theo kiểu bố thí rồi mà trong lòng bực bội, ghét tức và hối tiếcThứ mười sáu bố thí theo kiểu bố thí rồi mà nói rằng các người thọ lãnh sau nầy sẽ phải làm thân trâu ngựa, súc vật, tôi tớ để đền trả lại cho mình. Thứ mười bảy là bố thí theo kiểu bố thí rồi mà nói rằng sau nầy mình sẽ được thọ phước báo, giàu sang lớn. Thứ mười tám là bố thí theo kiểu già yếu đau bệnh  nên sợ chếtbố thí. Tức là khi còn trẻ đẹp mạnh khỏe thì không có tâm bố thí, đến chừng già yếu, bệnh hoạn mới chịu xuất tiền ra bố thíThứ mười chín là bố thí theo kiểu bố thí mà muốn được nổi danh khắp mọi nơi rằng ta đây là một người đại thí chủ. Tức là bố thí chỉ muốn được nổi danh để hân hạnh, khoe của mà thôi chớ không có tâm từ bi, thương xót ai. Thứ hai mươi bố thí theo kiểu hoặc ganh ghét ngạo nghễbố thí. Tức là các người chỉ bố thí có một, chớ ta đây bố thí gấp hai, ba lần hơn cho biết mặt, kỳ thật khôngtâm thanh tịnh thương xót chi cả. Đây là loại bố thí vì muốn cạnh tranh sự giàu sang thế lực và hơn thua lẫn nhau mà thôi. Thứ hai mươi mốt bố thí theo kiểu hoặc ham mộ giàu sang, danh vọngbố thí. Tức là thấy gia đình người ta giàu có, danh vọng, quý phái nên làm bộ bố thí để cầu thân, cầu hôn, như tặng quà cáp, biếu xén, vân vânThứ hai mươi hai là bố thí theo kiểu vì cầu hôn nhân mà bố thí. Tức là thấy người ta có con gái hay con trai quý tướng, xinh đẹp, nhưng mà nghèo, muốn cưới về làm vợ làm chồng, nên làm bộ bố thí để lấy lòngThứ hai mươi ba là bố thí theo kiểu mong cầu được con trai, con gái mà bố thí. Tức là người tuy giàu có nhưng không có tâm bố thí, đến chừng lớn tuổi bị hiếm con, hoặc có toàn con trai, nay muốn con gái; hay toàn con gái, nay muốn con trai, nên mới chịu xuất tiền của ra bố thí, mục đích chỉ để cầu được con mà thôi, chớ không có thật lòng từ bi thương xót. Thứ hai mươi bốn là bố thí theo kiểu hoặc muốn cầu giàu sangbố thí. Tức là đã giàu rồi, lại còn muốn được giàu hơn nữa nên bố thíThứ hai mươi lăm là bố thí theo kiểu hoặc suy nghĩ rằng kiếp nầy ta bố thí để kiếp sau được giàu sangbố thí. Tức là bố thí với ý định thủ lợi, có tính toán lời lỗ ở kiếp nầy, kiếp sauThứ hai mươi sáu là bố thí theo kiểu thấy kẻ nghèo không bố thí, mà cứ chăm chỉ bố thí cho người giàu. Thấy kẻ nghèo đã không bố thì mà còn khi dễ, và chẳng có lòng thương xótThứ hai mươi bảy là bố thí theo kiểu vì bị cưỡng ép, hăm dọabố thí. Tức là người tuy giàu nhưng không chịu bố bố thí, bị kẻ “anh hùng nghĩa hiệp” nửa đêm phi thân đột nhập  vào nhà hăm dọa: “Nếu không chịu bố thí thì ta sẽ giết chết,” hoặc là bị chúng nắm được chuyện bí mật riêng tư, dọa sẽ đăng báo, bêu xấu, vân vân, sợ quá nên bất đắc dĩ phải bố thí theo yêu sách của đối phương. Thứ hai mươi tám là bố thí theo kiểu vì giết hại mà bố thí. Tức là bố thí cho kẻ ác nhân đặng lấy lòng mang ơn của nó, rồi sau đó sai nó đi giết hại kẻ thù của mình. Thứ hai mươi chín là bố thí theo kiểu bố thí trong lửa. Tức là ngoài mặt thì bố thí, chớ trong lòng thì đầy lửa giận. Ý nói chỉ bị bắt buộc, chớ không có lòng nhân từ, vừa cho vừa quăng ném vào mặt. Thứ ba mươi là bố thí theo kiểu bố thíái dục. Bố thí để lấy lòng người đẹp, hy vọng sau nầy có dịp thỏa mãn được tâm ái dục, tà dâm của mình.

XII. Hành Giả Tu Tập Bố Thí-Trì Giới-Tinh Tấn Là Đang Đi Vào Cửa Phước Đức:

Sáu Ba La Mật có nghĩa là sự tích lũy năng lực thanh sạch trong một cái tâm. Mỗi khi tâm chúng ta không bị ảnh hưởng bởi tham, sân, si, nó sẽ có năng lực làm cho dòng tâm thức trở nên tinh khiết. Trên bước đường tu tập, nhất là tu thiền, chúng ta rất cần một chuỗi liên tục của dòng tâm thức tinh khiết để có thể vượt qua khỏi cảnh giới ta bà nầy. Đối với hành giả tu Phật, khi những yếu tố vô tham, vô sânvô si được tích lũy đầy đủ, dòng tâm thức trở nên tinh khiếttrở thành sức mạnh sanh ra những quả hạnh phúc đủ loại, kể cả quả vị an lạc giải thoát cao tột nhất. Lục độ Ba La Mật là sáu giáo pháp đưa người vượt qua biển sanh tử. Ngoài ra, Lục Độ Ba La Mật còn có mục tiêu cứu độ hết thảy chúng sanh. Lục độ Ba La Mật hay sáu đức tính cốt yếu của Bồ TátSáu Ba La Mật đưa chúng sanh qua biển sanh tử để đi đến Niết Bàn. Sáu giai đoạn hoàn thiện tinh thần của chư Bồ tát trong tiến trình thành Phật. Chẳng những Lục độ Ba La Mật là đặc trưng cho Phật Giáo Đại Thừa trong nhiều phương diện, mà chúng còn gồm những cơ bản đạo đức chung cho tất cả các tôn giáo. Lục độ bao gồm sự thực tập và sự phát triển khả dĩ cao nhất. Vì vậy, thực hành sáu Ba La Mật sẽ giúp hành giả vượt bờ mê qua đến bến giác. Tuy nhiên, riêng đối với việc tu tập phước đức, thì bố thí, trì giới, và tinh tấn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tích tập phước đức của bất cứ hành giả tu Phật nào.

Theo giáo thuyết nhà Phật, bố thí, trì giới, và tinh tấn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tích tập phước đức. Bố thí là cho vì ích lợihạnh phúc của tất cả chúng sanh bất cứ thứ gì và tất cả những gì ta có thể cho được: không những chỉ của cải vật chất, mà cả kiến thức , thề tục cũng như tôn giáo hay tâm linh. Chư Bồ Tát đều sẵn sàng bố thí ngay cả sinh mạng mình để cứu kẻ khác. Bố thí tài sản vật chất, nghĩa là cho người tiền bạc hay vật chất. Trên đời này, không ai là không thể thực hiện một hình thức bố thí nào đó. Dù cho một người bần cùng đến đâu, người ấy cũng có thể bố thí cho những người còn tệ hơn mình hay có thể giúp vào việc công ích bằng sự bố thí dù nhỏ nhặt, nếu người ấy muốn. Ngay cả một người hoàn toàn không thể làm được như thế, người ấy cũng có thể có ích cho người khác và cho xã hội bằng cách phục vụ. Bố thí Pháp, nghĩa là dạy dỗ người khác một cách đúng đắn. Một người có kiến thức hay trí tuệ về một lãnh vực nào đó, hẳn cũng có thể dạy người khác hay dẫn dắt họ ngay cả khi họ không có tiền hay bị trở ngại về thể chất. Dù cho một người có hoàn cảnh hạn hẹp cũng có thể thực hiện bố thí pháp. Nói lên kinh nghiệm của riêng mình làm lợi cho người khác cũng là bố thí pháp. Bố thí vô úy nghĩa là gỡ bỏ những ưu tư hay khổ đau của người khác bằng nỗ lực của chính mình. An ủi ai vượt qua lúc khó khăn cũng được xem như là “vô úy thí.” Đây không chỉ có nghĩa là cho đi thứ gì mà người ta có thừa; nó còn bao gồm cả việc thí xả thân mệnh mình cho chính nghĩa. Đàn na bao gồm tài thí, pháp thívô úy thí. Bố thí Ba la Mật được dùng để diệt trừ xan tham, bỏn xẻn.

Trì giới dạy chúng ta rằng chúng ta không thể cứu độ người khác nếu chúng ta không tự mình tháo gỡ những nhiễm trược của chúng ta bằng cách sống theo phạm hạnhchánh trực. Tuy nhiên, cũng đừng nên nghĩ rằng chúng ta không thể dẫn dắt người khác vì chúng ta chưa được hoàn hảo. Trì giới còn là tấm gương tốt cho người khác noi theo nữa, đây là một hình thức giúp đỡ người khác. Trì giới hạnh thanh tịnh nghĩa là thực hành tất cả các giới răn của đạo Phật, hay tất cả những thiện hạnh dẫn tới chỗ toàn thiện đạo đức cho mình và cho tất cả mọi người. Trì giữ giới hạnh thanh tịnh. Trì giới Ba La Mật được dùng để diệt trừ phạm giới và hủy báng Phật Pháp. Giới luật còn có một ý nghĩa sâu xa hơn thế nữa đối với người tu thiềngiới luật giải thoát tâm chúng ta ra khỏi mọi hối hậnlo âu. Hành giả nên luôn nhớ rằng mặc cảm tội lỗi về những chuyện trong quá khứ không mang lại lợi ích gì; chúng chỉ làm cho tâm chúng ta thêm lo buồn mà thôi. Hành giả phải cố gắng tạo dựng cho mình một căn bản trong sạch cho hành động trong giây phút hiện tại vì nó có thể giúp làm cho tâm mình an tĩnhnhất tâm một cách dễ dàng hơn. Chính vì vậy mà nền tảng giới luật trở thành một căn bản vô cùng cần thiết cho việc phát triển tâm linh của  hành giả. Người tu tập phước huệ song hành luôn hăng hái cố gắng, tinh tấn tu tập hành trì giới luậtkềm chế dòng tâm thức để hành xử theo  những lời nguyện thanh tịnh của chư Bồ Tát, con đường duy nhất mà chư Phật đã từng đi qua trong nhiều đời kiếp. Cuối cùng, người tu tập phước huệ song hành luôn hoàn thành hạnh trì giới ba la mật, và luôn hành động lợi ích cho chúng sanh hữu tình, tạo công đức lành và không phạm ác giới cấm. Họ luôn giữ Bồ đề tâm nguyện và nghiêm trì các giới luật dù phải hy sinh tính mạng.

Tinh tấn có nghĩa là tiến thẳng lên một mục tiêu quan trọng mà không bị xao lãng vì những việc nhỏ nhặt. Chúng ta không thể bảo rằng chúng ta tinh tấn khi ý tưởng và cách hành sử của chúng ta không thanh sạch, dù cho chúng tanỗ lực tu tập giáo lý của Đức Phật. Ngay cả khi chúng ta nỗ lực tu tập, đôi khi chúng ta vẫn không đạt được kết quả tốt, mà ngược lại còn có thể lãnh lấy hậu quả xấu, trở ngại trong việc tu hành do bởi người khác; đó chỉ là những bóng ma, sẽ biến mất đi khi gió lặng. Do đó, một khi chúng ta đã quyết định tu Bồ Tát đạo, chúng ta cần phải giữ vững lòng kiên quyết tiến đến ý hướng của chúng ta mà không đi lệch. Đó gọi là “tinh tấn.” Tinh tấnkiên trì thể hiện động lực  chí thiện. Đời sống của các vị tu theo Phật giáo Đại Thừa là một cuộc đời hăng say tột bực, không chỉ trong đời sống hiện tại mà cả trong đời sống tương lai và những cuộc đời kế tiếp không bao giờ cùng tận. Tinh tấn còn có nghĩa là luôn khích lệ thân tâm tiến tu năm Ba La Mật còn lại. Tinh tấn Ba la mật được dùng để diệt trừ các sự giải đãi.

XIII. Bố Thí Theo Kinh Địa Tạng:

Theo Kinh Địa Tạng Bồ Tát, Phẩm thứ 10, Đức Phật dạy về nhơn duyên công đức của sự bố thí. Đức Phật dạy: “Trong cõi Nam Diêm Phù Đề có các vị Quốc Vương, hàng Tể Phụ quan chức lớn, hàng đại trưởng giả, hàng đại Sát Đế Lợi, hàng đại Bà La Môn, vân vân. Nếu gặp kẻ hết sức nghèo túng, nhẫn đến kẻ tật nguyền câm ngọng, kẻ điếc ngây mù quáng, gặp những hạng người thân thể không được vẹn toàn như thế. Lúc các vị Quốc Vương đó, vân vân muốn bố thí, nếu có thể đủ từ tâm từ bi lớn, lại có lòng vui vẻ tự hạ mình, tự tay mình đem của ra bố thí cho tất cả những kẻ đó, hoặc bảo người khác đem cho, lại dùng lời ôn hòa dịu dàng an ủi. Các vị Quốc Vương, Đại Thần đó, vân vân đặng phước lợi bằng phước lợi công đức cúng dường cho trăm hằng hà sa chư Phật vậy. Tại làm sao? Chính bởi vị Quốc Vương  đó vân vân, phát tâm đại từ bi đối với kẻ rất mực  nghèo cùng và với những người tàn tật kia, cho nên phước lành được hưởng quả báo như thế nầy, trong trăm ngàn đời thường được đầy đủ những đồ thất bảo, huống là những thứ để thọ dùng như y phục, đồ uống ăn, vân vân. Trong đời sau, như có vị Quốc Vương cho đến hàng Bà La Môn vân vân, gặp chùa tháp thờ Phật, hoặc hình tượng Phật, cho đến hình tượng  Bồ Tát, Thanh Văn hay Bích Chi Phật, đích thân tự sửa sang, cúng dường bố thí. Vị Quốc Vương đó sẽ đặng trong ba kiếp làm vị trời Đế Thích hưởng sự vui sướng tốt lạ. Nếu có thể đem phước lành bố thí đó mà hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong pháp giới, thời vị Quốc Vương đó, trong mười kiếp thường được làm vị trời Đại Phạm Thiên Vương. Trong đời sau, nếu có vị Quốc Vương cho đến hàng Bà La Môn, vân vân gặp chùa tháp của Đức Phật thuở trước, hoặc là kinh điển hay hình tượng bị hư sụp rách rã, liền có thể phát tâm tu bổ lại. Vị Quốc Vương đó, hoặc tự mình đích thân lo sửa sang, hoặc khuyên hóa người khác cho đến khuyến hóa trăm ngàn người khác cùng chung bố thí cúng dường để kết duyên lành. Vị Quốc Vương đó, trong trăm ngàn đời thường làm vua Chuyển Luân, còn những người khác chung cùng làm việc bố thí đó, trong trăm ngàn đời thường làm vua nước nhỏ. Nếu lại ở trước chùa tháp có thể phát tâm đem công đức cúng dường bố thí đó mà hồi hướng về đạo vô thượng chánh giác, được như vậy thời vị Quốc Vương đó cho đến tất cả mọi người đều sẽ thành Phật cả, bởi quả báo ấy rộng lớn vô lượng vô biên. Trong đời sau, như có vị Quốc Vương hay hàng Bà La Môn, gặp những người già yếu bệnh tật, và kẻ phụ nữ sanh đẻ, nếu trong khoảng chừng một niệm sanh lòng từ lớn đem thuốc men, cơm nước, giường chiếu bố thí, làm cho những kẻ ấy được an vui. Phước đức đó rất không thể nghĩ bàn đến được, trong một trăm kiếp, thường làm vua trời Tịnh Cư, trong hai trăm kiếp thường làm vua sáu tầng trời cõi Dục, không bao giờ còn đọa vào ác đạo, cho đến trong trăm ngàn đời, lỗ tai không hề nghe đến tiếng khổ, rốt ráo thành Phật đạo. Trong đời sau như có vị Quốc VươngBà La Môn, có thể làm những việc bố thí như thế sẽ đặng vô lượng phước lành. Nếu có thể đem phước đức đó hồi hướng đạo Bồ Đề, thời không luận là nhiều hay ít, rốt ráo sẽ thành Phật cả, huống gì là những quả trời Phạm Vương, trời Đế Thích, vua Chuyển Luân. Nầy Địa Tạng Bồ Tát, vì thế nên khuyến hóa tất cả chúng sanh đều phải học theo như thế. Trong đời sau, như có thiện nam kẻ thiện nữ nào ở trong Phật pháp mà gieo trồng chút ít cội phước lành chừng bằng cái lông, sợi tóc, hạt cát, mảy bụi, phước lợi của những người đó sẽ hưởng thọ không thể ví dụ thế nào cho được. Trong đời sau, như có kẻ thiện nam cùng thiện nữ nào gặp hình tượng Phật, hình tượng Bồ Tát, hình tượng Bích Chi Phật, hình tượng vua Chuyển Luânbố thí cúng dường, thời đặng vô lượng phước lành, thường sanh ở cõi người, cõi trời hưởng sự vui thù thắng vi diệu. Trong đời sau, như kẻ thiện nam người thiện nữ nào gặp kinh điển Đại Thừa hoặc nghe thấy một bài kệ, một câu kinh, rồi phát tâm ân cần trân trọng cung kính ngợi khen, bố thí cúng dường, người ấy được quả báo lớn vô lượng vô biên. Nếu có thể đem phước đức hồi hướng cho khắp pháp giới chúng sanh thời phước lợi nầy không thể ví dụ thế nào cho được. Trong đời sau, như có kẻ thiện nam người thiện nữ nào gặp chùa tháp và kinh điển Đại Thừa, nếu là kinh tháp mới thời bố thí cúng dường, chiêm ngưỡng lễ lạy ngợi khen, chắp tay cung kính. Nếu gặp kinh tháp cũ, hoặc hư rách thời sửa sang tu bổ, hoặc riêng mình phát tâm làm, hoặc khuyến người khác cùng đồng phát tâm. Những người cùng đồng phát tâm đây, trong ba mươi đời thường làm vua các nước nhỏ. Còn vị đàn việt chánh đó thường làm vua Chuyển Luân, lại dùng pháp lành mà giáo hóa vua các nước nhỏ. Trong đời sau như có người thiện nam thiện nữ nào ở nơi cội phước lành đã gieo trồng trong Phật pháp, hoặc là bố thí cúng dường, hoặc là tu bổ chùa tháp, hoặc sửa sang kinh điển, cho đến chừng bằng một sợi lông, một mảy bụi, một hạt cát, một giọt nước. Những sự lành như thế, không luận nhiều hay ít, chỉ có thể đem hồi hướng cho khắp pháp giới chúng sanh, thời công đức của người đó trong trăm ngàn đời thường hưởng thọ sự vui thượng diệu. Còn như chỉ hồi hướng cho thân quyến trong nhà hoặc tự mình được lợi ích thôi, như thế thời  sẽ hưởng quả vui tong ba đời, cứ làm một phần sự lành, thời được hưởng báo tốt một muôn lần trội hơn. Nầy Địa Tạng Bồ Tát! Những nhơn duyên công đức về sự bố thí như thế đó.”

XIV. Đại Thí Hội:

Mặc dầu Đức Phật đã từng dạy rằng vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào không chịu tập trung vào sự tu tập, mà chỉ chú tâm tập trung vào công tác từ thiện, khiến Tăng Ni chúng phải làm việc vất vả mà lãng quên đi việc tu hành, là phạm giới Ba Dật Đề, phải phát lồ sám hối. Tuy nhiên, theo Kinh Duy Ma Cật, Ngài vẫn nói về Đại Thí HộiĐại thí hội cho mọi người, giàu lẫn nghèo, trên danh nghĩa năm năm một lần. Vào thời Phật còn tại thế, lúc cư sĩ Duy Ma Cật lâm bệnh, Phật bảo trưởng giả tử Thiện Đức: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm ta.” Thiện Đức bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông. Vì sao? Nhớ lại thuở trước, con lập ra đại hội thi ở nhà cha con, hạn trong bảy ngày để cúng dường cho tất cả vị sa Môn, Bà la môn, cùng hàng ngoại đạo, kẻ nghèo khó, hèn hạ, cô độc và kẻ ăn xin. Bấy giờ ông Duy Ma Cật đến trong hội nói với con rằng, ‘Nầy trưởng giả tử! Vả chăng hội đại thí không phải như hội của ông lập ra đâu, phải làm hội Pháp thí chớ lập ra hội tài thí này làm gì?” Con nói: “Thưa cư sĩ! Sao gọi là hội Pháp thí?” Ông đáp: “Hội Pháp thíđồng thời cúng dường tất cả chúng sanh, không trước không sau đó là hội Pháp thí.” Con hỏi: “Thế là nghĩa gì?” Cư sĩ đáp: “Nghĩa là vì đạo Bồ Đề, khởi từ tâm; vì cứu chúng sanh, khởi tâm đại bi; vì muốn giữ gìn Chánh Pháp,  khởi tâm hoan hỷ; vì nhiếp trí tuệ, làm theo tâm xả; vì nhiếp tâm tham lẫn, khởi bố thí Ba la mật; vì độ kẻ phạm giới, trì giới Ba la mật; vì không ngã pháp, khởi nhẫn nhục Ba la mật; vì rời tướng thân tâm, khởi tinh tấn Ba la mật; vì tướng Bồ Đề, khởi thiền định Ba la mật; vì nhứt thiết trí, khởi trí tuệ Ba la mật; vì giáo hóa chúng sanh mà khởi ra ‘Không;’ chẳng bỏ Pháp hữu vi mà khởi ‘vô tướng;’ thị hiện thọ sanh, mà khởi ‘vô tác;’ hộ trì Chánh Pháp, khởi sức phương tiện; vì độ chúng sanh, khởi tứ nhiếp pháp; vì kính thờ tất cả, khởi pháp trừ khinh mạn; đối thân mạngtài sản, khởi ba pháp bền chắc; trong pháp lục niệm, khởi ra pháp nhớ tưởng; ở sáu pháp hòa kính, khởi tâm chất trực; chơn chánh thực hành thiện pháp, khởi sự sống trong sạch; vì tâm thanh tịnh hoan hỷ, khởi gần bực Thánh hiền; vì chẳng ghét người dữ, khởi tâm điều phục; vì pháp xuất gia, khởi thâm tâm ; vì đúng theo chỗ nói mà làm khởi đa văn; vì pháp vô tránh, khởi chỗ yên lặng; vì đi tới Phật huệ, khởi ra ngồu yên lặng (tọa thiền); vì mở ràng buộc cho chúng sanh, khởi tâm tu hành; vì đầy đủ tướng tốt và thanh tịnh cõi Phật, khởi sự nghiệp phước đức; vì muốn biết tâm niệm tất cả chúng sanh đúng chỗ nên nói pháp, khởi  ra nghiệp trí; vì biết tất cả pháp không lấy không bỏ, vào môn nhứt tướng, khởi ra nghiệp huệ; vì đoạn tất cả phiền não, tất cả chướng ngại, tất cả bất thiện, khởi làm tất cả pháp trợ Phật đạo. Như vậy thiện nam tử! Đó là hội Pháp Thí. Nếu Bồ Tát trụ nơi hội pháp thí đó, là vị đại thí chủ, cũng là phước điền cho tất cả thế gian.” Bạch Thế Tôn! Khi ông Duy Ma Cật nói pháp ấy, trong chúng Bà la môn hai trăm người đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Lúc đó tâm con đặng thanh tịnh, ngợi khen chưa từng có, cúi đầu đảnh lễ dưới chơn ông Duy Ma Cật. Con liền mở chuỗi Anh Lạc giá đáng trăm ngàn lượng vàng dâng lên, ông không chịu lấy. Con nói: “Thưa cư sĩ! Xin ngài hãy nạp thọ, tùy ý Ngài cho!” Ông Duy Ma Cật liền lấy chuỗi Anh Lạc chia làm hai phần, một phần đem cho người ăn xin hèn hạ nhứt trong hội, còn một phần đem dâng cho Đức Nan Thắng Như Lai. Tất cả chúng trong hội đều thấy cõi nước Quang Minh và Đức Nan Thắng Như Lai, lại thấy chuỗi Anh Lạc ở trên đức Phật kia biến thành bốn trụ đài quý báu, bốn mặt đều trang nghiêm rực rỡ không ngăn che nhau. Sau khi ông Duy Ma Cật hiện thần biến xong, lại nói rằng: “Nếu người thí chủ dùng tâm bình đẳng thí cho một người ăn xin rất hèn hạ xem cũng như tướng phước điền của Như Lai, không phân biệt, lòng đại bi bình đẳng, không cầu quả báo, đó gọi là đầy đủ pháp thí vậy.” Trong thành những người ăn xin hèn hạ nhất thấy thần lực như vậy và nghe lời nói kia, đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì thế nên con không kham lãnh đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật. Như thế, các Bồ Tát đều tuần tự đến trước Phật trình bày chỗ bổ duyên của mình, vị nào cũng khen ngợi, thuật lại những lời ông Duy Ma Cật và đều nói: “Không kham lãnh đến thăm bệnh ông.”

XV. Vô Thượng Bố ThíVô Sở Trụ Bố Thí:

Vô thượng Bố thí là loại bố thíthí chủ có được phước báo lớn lao không thể nghĩ bàn được. Có năm loại vô thượng bố thíLoại thứ nhất bố thí hay cúng dường ở nơi Đức Phật. Loại thứ nhì bố thí hay cúng dường ở nơi chúng Tăng Ni. Loại thứ ba là bố thí ở nơi người thuyết giảng chánh phápLoại thứ tư là bố thí hay cúng dường ở nơi cha. Loại thứ năm là bố thí hay cúng dường ở nơi mẹ. Theo Kinh Kim Cang, Đức Phật nhắc nhở Tu Bồ Đề về Bố Thí Vô Sở Trụ như sau: “Ông Tu Bồ Đề! Bồ Tát thực hành phép bố thí phải nên “Vô sở trụ.” Nghĩa là không nên trụ vào sắc mà làm bố thí, không nên trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp mà làm bố thí. Ông Tu Bồ Đề! Tại sao mà Bồ Tát không nên trụ vào sắc tướngbố thí như thế? Vì nếu Bồ Tát không trụ vào hình sắcbố thí, thì phúc đức đó không thể suy lường được. Lại nữa, ông Tu Bồ Đề! Bồ Tát không trụ vào hình tướngbố thí, thì phúc đức đó cũng nhiều như thế, không thể suy lường được. Ông Tu Bồ Đề! Nếu tâm của Bồ Tát còn trụ vào pháp  sự tướng mà làm hạnh bố thí, thì cũng ví như người ở chỗ tối tăm, không thể trông thấy gì hết, còn nếu Bồ Tát làm hạnh bố thítâm không trụ trược vào sự tướng, thì như người có con mắt sáng, lại được ánh sáng của mặt trời, trông thấy rõ cả hình sắc sự vật.”

XVI. Lời Phật Dạy Về Bố Thí Trong Kinh Điển:

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Vì có tín tâm hoan hỷ nên người ta mới bố thí, trái lại kẻ có tâm ganh ghét người khác được ăn, thì ngày hoặc đêm kẻ kia không thể nào định tâm được (249). Nhưng kẻ nào đã cắt được, nhổ được, diệt được tâm tưởng ấy, thì ngày hoặc đêm, kẻ kia đều được định tâm (250). Trong các cách bố thí, pháp thí là hơn cả; trong các chất vị, pháp vị là hơn cả; trong các hỷ lạc, pháp hỷ là hơn cả; người nào trừ hết mọi ái dục là vượt trên mọi đau khổ (354). Cỏ làm hại rất nhiều ruộng vườn, tham dục làm hại rất nhiều thế nhân. Vậy nên bố thí cho người lìa tham, sẽ được quả báo lớn (356). Cỏ làm hại rất nhiều ruộng vườn, sân nhuế làm hại rất nhiều thế nhân. Vậy nên bố thí cho người lìa sân, sẽ được quả báo lớn (357). Cỏ làm hại rất nhiều ruộng vườn, ngu si làm hại rất nhiều thế nhân. Vậy nên bố thí cho người lìa si, sẽ được quả báo lớn (358).  Cỏ làm hại rất nhiều ruộng vườn, ái dục làm hại rất nhiều thế nhân. Vậy nên bố thí cho người lìa dục, sẽ được quả báo lớn (359).”

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật dạy: “Thấy người thực hành bố thí, hoan hỷ giúp đở thì được phước rất lớn. Có vị Sa môn hỏi Phật, ‘Phước nầy có hết không?’ Phật đáp, ‘Thí như lửa của ngọn đuốc, hàng trăm hàng ngàn người đem đuốc đến mồi lửa về để nấu ăn hay thắp sáng, lửa của ngọn đuốc nầy vẫn như cũ. Phước của người hoan hỷ hỗ trợ người thực hành bố thí cũng vậy’ (Chương 10). Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu-Đà-Huờn ăn. Cho một triệu vị Tu-Đà-Huờn ăn không bằng cho một vị Tư-Đà-Hàm ăn. Cho một trăm triệu vị Tư-Đà-Hàm ăn không bằng cho một vị A-Na-Hàm ăn. Cho một ngàn triệu vị A-Na-Hàm ăn không bằng cho một vị A-La-Hán ăn. Cho mười tỷ vị A-La-Hán ăn không bằng cho một vị Phật Bích Chi ăn. Cho một trăm tỷ vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật Ba Đời ăn (Tam Thế Phật). Cho một ngàn tỷ vị Phật Ba Đời ăn không bằng cho một vị Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, và Vô Chứng ăn (Chương 11).” Bố thí không chỉ có nghĩa là cho đi thứ gì mà người ta có thừa; nó còn bao gồm cả việc thí xả thân mệnh mình cho chính nghĩa. Đàn na bao gồm tài thí, pháp thívô úy thí. Bố thí Ba la Mật được dùng để diệt trừ xan tham, bỏn xẻn, đồng thời làm tăng trưởng phước báu.

  

 

Almsgiving In Buddhist Point of View

 

Charity in Sanskrit is “Dana”, meaning “almsgiving.” In general this refers to an attitude of generosity. It involves developing an attitude of willingness to give away whatever one has in order to benefit sentient beings. In Mahayana Buddhism, this is one of the six paramitas or virtues of perfection. Charitable giving, the presentation of gift or alms to monks and nuns (the virtue of alms-giving to the poor and needy or making gifts to a bhikkhu or community of bhikkhus). Voluntary giving of material, energy, or wisdom to others, regarded as one of the most important Buddhist virtues. Dana is one of the six perfections (paramitas) and one of the most important of the meritorious works that a Bodhisattva cultivates during the path to Buddhahood. In Theravada Buddhism, it is one of the ten “contemplations” (anussati) and the most important meritorious activities (punya). It is seen as a key component in the meditative path, as it serves to overcome selfishness and provide benefits in both the present and future lives. Nowadays, the practice of giving alms to monks and nuns by laypeople is also called “dana,” and it is one of the most important religious activities for non-monastics in East Asian countries. Laypeople believe that gifts given to the Samgha would bring geater benefits than giving to other people, for besides the Buddha, monks and nuns are also referred as “fields of merit” in Buddhism.

 

I.    An Overview of Dana:

According to Vietnamese-Chinese terms, Bố means wide or unlimited, Thí means giving. “Charity” (Bố Thí) means to give without any limits. Almsgiving of food or doctrine, with resultant benefits now and also hereafter in the form of reincarnation, as neglect or refusal will produce the opposite consequences. The Buddha taught: “Greed is the origin of various pains and sufferings in the cycle of births and deaths. For if there is greed, there is attachment; if there is attachment, there is bondage; if there is bondage, there is the cylcle of briths and deaths; if there is a cycle of rebirths, one is still a sentient being; if one is still a sentient being, there are still pains, sufferings, and afflictions.” Realizing the calamities from greediness, the Buddha emphasized a dharma door of generosity. In the explanation of the Sutra on The Eight Realizations of the Great Beings, Zen Master Thích Nhất Hạnh explained “Practicing Generosity” as follow: ‘Practicing generosity means to act in a way that will help equalize the difference between the wealthy and the impoverished. Whatever we do to ease others’ suffering and create social justice can be considered praticing generosity. Practicing generosity is the first of the six paramitas. Paramita means to help others reach the other shore, the shore of liberation from sickness, poverty, hunger, ignorance, desires and passions, and birth and death. However, Buddha-dharma is always easy to speak but difficult to do. Giving means to give wealth or Buddha-dharma to others, but when you are in a situation to do so, you do not want to do. On the contrary, you demand that others give to you, the more the better. This is why people say “Buddha-dharma is always easy to speak but difficult to do.” Buddhists should know that both concepts of “giving to charity” and “making offerings” mean the same thing. With regard to sentient beings, this act is called “Giving.” With regard to parents, religious teachers, Patriarchs, and other enlightened beings, this act is called “Making offerings.” According to the Visuddhimagga, Buddhaghosa defines “Dana” as follows: “Danam vuccati avakkhandham”, means to give with heart is really called the “Dana”, though the word “Dana” literally stands for 1) charity, 2) genrosity, 3) alms-giving, 4) liberality, etc. It is Bodhisattva’s perfection of gift when he offers, gives up or remains indifferent to his body.

One should help other people, as best as one can, to satisfy their needs. When giving charity, one does not cherish the thought that he is the giver, and sentient beings are the receivers, what is given and how much is given, thus, in one’s mind no arrogance and self-conceit would arise. This is an unconditioned alms-giving or compassion on equlity basis. Dana paramita is also a gate of Dharma-illumination; for with it, in every instance, we cause creatures to be pleasant, we adorn the Buddhist land, and we teach and guide stingy and greedy living beings. Especially, Bodhisattvas give alms to all beings, so that they may be happy without investigating whether they are worthy or not. In the Jataka literature, many stories are found which show how the Bodhisattva fulfilled the Paramita-charitable giving, the former birth stories of Gautama, when he was a Bodhisattva, either in human form or non-human form, it is written that he practiced such types of Paramita-charitable giving. In the Mahakapi Jataka, the Bodhisattva is a great monkey leader, who at the attack by men of the Varanasi king, allowed fellow monkeys to pass off safely by treading on his body, stretched as the extension of a bridge. In the Sasa Jataka, the Bodhisattva is a young hare who offers his own body in the absence of any other thing to offer, just to observe the sacred vow. The story of Prince Vessantara, which is widely appreciated, shows Prince Vessantara in fulfillment of his vow to give whatever he is asked to give, not only surrenders the palladium of his father’s kingdom, but even his own wife and children. According to the Visuddhimaga, Great Enlightening Beings are concerned about the welfare of living beings, not tolerating the sufferings of beings, wishing long duration to the higher states of happiness of beings and being impartial and just to all beings, by fulfilling the Paramita-charitable giving they fulfill all other paramitas. According to the Apadana, the Bodhisattva gave the gift to the needy. He then observed precepts perfectly and fulfilled the paramitas in the worldly renunciation. He then attained the Supreme Enlightenment.

 

II.   Different Kinds of Dana:

There are two kinds of dana or charity: First, giving of goods. Second, giving the Buddha’s truth to save sentient beings. There are also two different kinds of dana or charity: First, pure or unsullied charity, which looks for no reward here but only hereafter (expecting no return). Second, impure or sullied charity whose object is personal benefit (expecting something in return). There are three levels of dana: The first level of dana is the low degree of dana-paramita. With compassion, a person gives alms (ordinary goods) to his relatives, wife, children... This is called Dana-parami or “given in low degree.” The second level of dana is the middle degree of dana-paramita. With compassion, a person his own head, eyes, arms, legs... This is called Dana-uppaparami or “given in middle degree.” The third level of dana is the high degree of dana-paramita. With compassion, a person gives his own life. This is called Dana-paramattha-parami or “given in high degree.” Besides, there are three different kinds of generosity: The first kind of dana is “Giving of material objects”:  Giving of material goods, that is, to give others money or goods. In this world, there is no one who is unable to perform some form of giving. No matter how impoverished one is, he should be able to give alms to those who are worst off than he or to support a public work with however small a donation, if he has the will to do so. Even if there is someone who absolutely cannot afford to do so, he can be useful to others and to society by offering his services. Giving of goods (or donating material goods such as flesh, food, meat, prey, gift, etc). Giving of wealth includes both outer and inner wealth. The outer wealth refers to one’s kingdom and treasures, one’s wife and sons. Those who practice the Bodhisattva way have no mark of self so they are able to give away their kingdom, their homes and even their wives and sons. Sakyamuni Buddha for example should have become a king, but he chose instead to become a monk. He left his wife and his newly born son. Relinquishing the glory of royalty. He went to the state of homelessness. The inner wealth, on the other hand, refers to one’s own body, head, eyes, brains and marrow, skin, blood, flesh and bones. All can be given to others. The second kind of dana is the “giving of law”: If we feel satisfied only with the giving of wealth and materials, without helping sentient beings cultivate to transform their sufferings and afflictions, according to the Buddha is not enough. The Buddha reminded about the supreme method in helping sentient beings is to help them cultivate wholesome deeds. According to the Maharatnakuta Sutra, Chapter XXIV, the Bodhisattva Wonderful Sound preaches Dharmaparyaya in various shapes to different beings according to their ability and capacity. In Chapter XXV, Avalokitesvara Bodhisattva also preaches Dharmaparyaya in various shapes to different beings. According to the Buddha, there are two gifts, the carnal and spiritual. Of these two gifts, the spiritual is prominent. Giving of law means to teach others rightly. A person who has knowledge or wisdom in some field should be able to teach others or guide them even if he has no money or is physically handicapped. Even a person of humble circumstances can perform giving of the Law. To speak of his own experience in order to benefit others can be his giving of the Law. Therefore, according to Buddhism, giving of the law is to teach and transform all living beings by explaining the Buddha-dharma to them. The third kind of dana is the “giving of fearlessness”: Giving of fearlessness means to remove the anxieties or sufferings of others through one’s own effort. To comfort others in order to help them overcome their difficult time can be considered as “giving of fearlessness.” When someone is terrified in encountering disasters or calamities, we try to use our own words or other efforts to remove his anxities, sufferings and afflictions, this is the gift of fearlessness. The giving of fearlessness is the best way that can attribute a peaceful and happy atmosphere for everyone.

There are four kinds of dana: First, giving of pens for other people to write the sutras. Second, giving of ink for other people to write the sutras. Third, giving of the sutras  for other people to recite. Fourth, preaching the sutras for sentient beings so that they can cultivate to liberate themselves. There are five kinds of almsgiving: First, offer the alsmgiving to those from afar (a distance). Second, offer the almsgiving to those going afar (going to a distance). Third, offer the almsgiving to the sick. Fourth, offer the almsgiving to the hungry. Fifth, offer the almsgiving to those wise in Buddhist doctrine. Besides these five kinds of giving: There are five kinds of people who pretend to give out of goodness of their hearts. The first kind of givers: People who talk of goodness or giving, but they never carry out what they say, only hollow speech or empty promises. The second kind of  givers: People who speech and actions contradict one another. The third kind of  givers: People who give but their minds always hope that their actions will be compensated and be returned in some way. The fourth kind of  givers: People who give little but want a great deal in return. The fifth kind of  givers: People who plant few seeds but wish to harvest abundance of fruits. 

There are seven kinds of offerings: First, almsgiving to visitors or callers. Second, almsgiving to travellers. Third, almsgiving to the sick. Fourth, almsgiving to the nurses. Fifth, almsgiving to the monasteries. Sixth, almsgiving of daily food to the monks and nuns. Seventh, general almsgiving of clothing and food according to season. There are physical offerings (to offer service by one’s labor), spiritual offerings (to offer a compassionate heart to others), offerings of eyes (to offer a warm glance  to others which will give them tranquility), offerings of countenance (to offer a soft countenance with smile to others), oral offerings (to offer kind and warm words to relieve others), seat offerings (to offer one’s seat to others), and offerrings of shelters (to let others spend the night at one’s home). There are seven grounds for a happy karma through benevolence to the needy: First, almsgiving to visitors, travellers  or strangers. Second, help the sick and their nurses. Third, gifts of gardens and groves to monasteries. Fourth, regular provision of food for the monks and the nuns. Fifth, regular provision of clothes for the monks and the nuns. Sixth, regular provision of medicines to the monks and the nuns. Seventh, practice Almsgiving whenever possible. According to The Middle Length Discourses of the Buddha, Dakkhinavibhanga Sutra, there are seven kinds of offerings made to the Sangha: First, one gives offering to a Sangha of both Bhikkhus and Bhikkhnis headed by the Buddha. Second, one gives offering to a Sangha of both Bhikkhus and Bhikkhunis after the Tathagata has attained final Nirvana. Third, one gives offering to a Sangha of Bhikkhus. Fourth, one gives offering to a Sangha of Bhikkhunis. Fifth, one gives offering and saying: “Appoint so many bhikkhus and Bhikkhunis for me from the Sangha. Sixth, one gives offering, saying: “Appoint so many Bhikkhus for me from the Sangha.” Seventh, one gives offering, saying: “Appoint so many Bhikkhunis for me from the Sangha.”

According to the Kosa Sastra, there are eight causes of dana or giving: First, one gives as occasion offers, or giving of convenience or to those who come for aid. Second, giving for fear of evil. One gives from fear, or giving out of fear. Third, giving out of gratitude or giving in return for kindness received. One gives, thinking: “He gave something.” Fourth, seeking-reward giving or anticipating gifts in return. One gives, thinking: “I give him something now, he will give me back something in the future.” Fifth, giving because of tradition or custom, continuing the parental example of giving (one gives, thinking: “It is good to give”). Sixth, giving because of hoping to be reborn in a particular heaven. Seventh, giving for gaining name and fame or giving in hope of an honoured name. One gives, thinking: “If I make this gift I shall acquire a good reputation. Eighth, giving for personal virtue or for the adornment of the heart and life. According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight bases for giving: First, one gives as occasion offer. Second, one gives from fear. Third, one gives, thinking, “he gave me something.” Fourth, one gives, thinking: “he will give me something.” Fifth, one gives, thinking: “it is good to give.” Sixth, one gives, thinking: “I am cooking something, they are not. It would not be right not to give something to those who are not cooking.” Seventh, one gives, thinking: “If I make this gift I shall acquire a good reputation. Eighth, one gives, thinking to adorn and prepare one’s heart. 

According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of pure giving of Great Enlightening Beings: Enlightening Beings who abide by these ten principles can accomplish the supreme, pure, magnanimous giving of Buddhas. First, impartial giving, not discriminating among sentient beings. Second, giving according to wishes, satisfying others. Third, unconfused giving, causing benefit to be gained. Fourth, giving appropriately, knowing superior, mediocre, and inferior. Fifth, giving without dwelling, not seeking reward. Sixth, open giving, without clinging attachment. Seventh, total giving, being ultimately pure. Eighth, giving dedicated to enlightenment, transcended the created and the uncreated. Ninth, giving teach to sentient beings, never abandoning them, even to the site of enlightenment. Tenth, giving with its three spheres pure, observing the giver, receiver, and gift with right awareness, as being like space.

Giving also includes boundless giving and no attachment in acts of charity: Boundless giving will bring the benefactors infinite and endless meritorious retributions. There are five categories of boundless giving: First, give to the Buddha. Second, give to the Sangha, or community of ordained Buddhist monks or nuns. Third, give to those who speak and eludicate the Proper Dharma. Fourth, give to one’s father. Fifth, give to one’s mother. According to the Diamond Sutra, the Buddha reminded Sibhuti about “acts of charity without attachment” as follows: “Subhuti! Bodhisattvas in truth have no attachment in cts of charity. One should not attach to sight while giving. One should not attach to sound, smell, taste, touch, or conciousness in giving. Subhuti ! Bodhisattvas should give without attachment. Why ? If they do, the merits and virtues are immeasurable. Also, Subhuti! Bodhisattvas who give without attachment have equal amounts of merit and virtue. It is incomprehensible and immeasurable. Subhuti! If Bodhisattvas give with attchments, they are walking in darkness and see nothing. If Bodhisattvas give witohout attachments, they are walking under the sunand everything is clear.”

Besides, there are other kinds of dana: First, giving out of gratitude or giving in return for kindness received or one gives, thinking: “He gave something.” This is one of the eight causes of dana or giving according to the Kosa Sastra. Second, giving courage to someone. or bestowing of courage. The bestowing of confidence by every true Buddhist, i.e. that none may fear him. Absence or removal of fear, one of the three forms of giving. Giving out of fear or giving for fear of evil or one gives from fear. This is one of the eight causes of dana or giving according to the Kosa Sastra and Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha. Third, giving for personal virtue or for the adornment of the heart and life. This is one of the eight causes of dana or giving according to the Kosa Sastra. Fourth, giving dedicated to enlightenment, transcended the created and the uncreated. Fifth, giving in hope of bliss in the heaven, or giving because of hoping to be reborn in a particular heaven. This is one of the eight causes of dana or giving according to the Kosa Sastra. Sixth, giving of the doctrine. Giving of the dharma to preach or to speak Dharma to save sentient beings. Giving the Buddha’s truth to save sentient beings. Seventh, giving because of tradition or custom or continuing the parental example of giving (one gives, thinking: “It is good to give.”). This is one of the eight causes of dana or giving according to the Kosa Sastra. Eighth, giving because of hoping to adorn and prepare one’s heart. This is one of the eight bases for giving according to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha. Ninth, giving as occasion offers, or giving of convenience or to those who come for aid. Giving according to wishes, satisfying others. This is one of the eight causes of dana or giving according to the Kosa Sastra and Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha. Tenth, giving appropriately, knowing superior, mediocre, and inferior. Eleventh, giving for acquiring a good reputation, or giving in hope of an honoured name (one gives, thinking: “If I make this gift I shall acquire a good reputation). This is one gives, thinking: “If I make this gift I shall acquire a good reputation. This is one of the eight bases for giving according to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha. This is also one of the eight causes of dana or giving according to the Kosa Sastra.

 

 

III.  Dana and Being Repaid:

The Buddha always reminded the four assemblies regarding dana with wish be repaid for good deeds, good results in the human and deva worlds, and real dana in Buddhism. First, Buddhists performed charity with generosity and with a pure mind which is freed from greed, hatred, and delusion can produce good results in the human world and the world of celestial beings. A person of generosity can be reborn in the realm of the devas and stay there for so long; however, the benefit of mundane result is still within the cycle of birth and death. Second, usually people wish be repaid when granting or doing someone a favour. However, in Buddhism, when giving charity, one does not cherish the thought that he is the giver, and sentient beings are the receivers, what is given and how much is given, thus, in one’s mind no arrogance and self-conceit would arise. This is an unconditioned alms-giving or compassion on equlity basis. The Buddha taught: “One should not wish to be repaid for good deeds. Doing good deeds with an intention of getting repayment will lead to greed for fame and fortune.” If you do good, then do it for the sake of doing service to some other beings. The happiness which arises in your mind together with the performance of the good deed is itself an extremely big reward.

 

IV.  Great Giving:

Great Giving is the giving that will bring the benefactors great meritorious retributions in this life and next life. There are thirteen kinds of great giving: First, giving at the right time and moment. This means to give with perfect timing when someone is in desperate need. Second, giving to those who cultivate the proper path. This means to give to those who are on the path of enlightenment in Buddhism, which is to give to ordained Buddhists whose cultivated conducts are true and consistent with the Buddha’s teaching. Third, giving to the ill and the healer. Fourth, giving to those who speak and elucidate the proper dharma of Buddhism, i.e., Dharma Masters who teach the sutras and propagate the Buddha Dharma. Fifth, giving to those who are about to go on a long journey. Sixth, to give to a king who has lost the throne  and is searching for safety to evade the enemy. Seventh, to give to those who are helpless against authority. Eighth, to give to those who are handicapped, those enduring pain, suffering, and torture. Ninth, to give to Bhiksus and Bhiksunis who maintain their virtuous precepts, at the right time and moment. Tenth, to give to those who cultivate for wisdom, i.e., those who practice mendicant conducts, having peace and purity in the isolated mountains and forests, praying to attain wisdom of enlightenment. Thus, there are not people who cultivate in luxury and wealth in great cities who enjoy all modern conveniences. Eleventh, to give to various animals, i.e., birds, fish, etc. Twelfth, to encourage others to give or rejoice in seeing others give. This means if one is unable to give because one has no means or ability to give, yet when seeing others give, one is able to rejoice and be happy for the giver by prasing that person. The Buddha called this “Rejoice in others virtues and merits.” This is important because sometimes when people cannot give but seeing others give makes them extremely uneasy. As Buddhists, it is important to avoid this selfish nature. Thirteenth, to sacrifice one’s life to save another person’s life.

 

V.   Dana-Paramita:

Paramita-charitable giving: One should help other people, as best as one can, to satisfy their needs. When giving charity, one does not cherish the thought that he is the giver, and sentient beings are the receivers, what is given and how much is given, thus, in one’s mind no arrogance and self-conceit would arise. This is an unconditioned alms-giving or compassion on equlity basis. Dana paramita is also a gate of Dharma-illumination; for with it, in every instance, we cause creatures to be pleasant, we adorn the Buddhist land, and we teach and guide stingy and greedy living beings. Some people think that they can only practice generosity if they are wealthy. This is not true. Some people who are wealthy seldom practice generosity. If they do, they do with the aim of gaining fame, merit, profiting, or pleasing others. Generous and compassion people are seldom rich. Why? First of all, because they always share whatever they have with others, secondly because they are not willing to enrich their lives financially at the cost of others’ poverty. Thus, the Buddha reminded us on the “Generosity-Paramita.” Generosity-Paramita means to we should consider everyone equally when we practice charitable giving, not discriminating agaisnt anyone, i.e. to give alms to relatives, and not to give alms to enemies, etc.

Charity or giving-paramita, is to give away for the benefit and welfare of all beings anything and everything one is capable of giving: not only material goods, but knowledge, worldly as well as religious or spiritual (or knowledge belonging to the Dharma, the ultimate truth). The Bodhisattvas were all ready to give up even their lives to save others. Charity does not merely mean to give away what one has in abundance, but it involves even the giving-up of one’s whole being for a cause. Charity, or giving, including the bestowing of the truth and courage giving on others. The path of giving. Giving Paramita is used to destroy greed, selfishness, and stinginess. The reward stimulated by Dana is Enrichment. The opposite of Charity is Meanness. In the Lotus Sutra, Introduction Chapter, Maitreya Bodhisattva addresses Manjusri Bodhisattva that within the ehile hair mark emitted by the Buddha, the World Honored One, he can see Bodhisattvas as numberless as the grains of the sands in the Ganges River are giving all kinds of charity such as gold, silver, pearls, seashell, diamonds. Not only do these Bodhisattvas give valuable objects, but they even give their bodies, their own flesh, their hands and feet. These Bodhisattvas practice such giving in order to attain the supreme enlightenment. According to the Maharatnakuta Sutra, Bodhisattvas who have attained the realization of the non-arising of dharmas always practice dana-paramita for the benefits of other sentient beings. In the Chapter XII: Devadatta, Sakyamuni Buddha himself describes that during many thousands of aeons that long back when he had been a king, he had taken the strong resolution to arrive at supreme perfect enlightenment. For that he exerted himself to fulfill the Six Paramitas and He has given innumerable without a thought of self-complacency. Also in this chapter, Bodhisattva Prajnakuta says that he himself had seen the Blessed Sakyamuni, the Thathagata performing numberless charitable tasks while he was striving after enlightenment. And during many aeons the Buddha did not feel satisfied about His arduous tasks. He went everywhere for the welfare of sentient beings. In short, practitioners who cultivate merits alongside wisdom always mindfully develop unaffected compassion like a loving mothers spare for their precious child, by considering how all tormented beings are our mothers, who have raised us with kindness again and again. Practitioners who cultivate merits alongside wisdom always try to complete the perfection of generosity, and always try to enhance the mind that gives without attachment, transforming the body, wealth and collection of virtue of the three times into objects desired by each sentient being.

 

VI.  Thoughts Arise When There Are People Coming To Ask For Charity:

According to Venerable Thích Hải Quang in the Letters to Buddhists Followers,  the Buddha taught that lay Buddhists Bodhisattvas should practice the “Conduct of Giving.” When someone comes to ask for assistance, it is important to give rise to the following thoughts in order to avoid having regrets, sadness, anger, or giving rise to various thoughts of greed, hatred, and ignorance toward the receiver of charity, only to decrease or lose the virtues and merits they would have obtained from the acts of practicing charity. First, following the teachings of the Buddha. When someone needs assistance, we should use the sincere mind to think that all the Buddhas in the ten directions across the three time-spans of past, present, and future are able to attain the Ultimate Enlightenment because of their ability to fully realize the “Giving Paramita.” Now that we are Buddha’s children, if we wish  to attain enlightenment or to become Buddha, it is absolutely essential for us to follow the Buddha’s teachings. We should practice His Teachings. We must diligently cultivate the conduct of giving in order to eliminate various mind states of greed, selfishness, and stinginess. In this way, our practice of giving  of today demonstrate we are following the teachings of the Buddhas.

 Second, giving rise to the thought that asking person is a good knowledgeable advisorWhen someone comes and asks for assistance, we should think. From many lives in the past until now, we have been unbelievably greedy and stingy; thus, gathering and accumulating as much as possible are the only things we have known, while we refuse to give and let go of anything. Or even when we did give, we still feel regrets and sadness later, or we may have given but our minds were not peaceful and joyous while giving. Therefore, we continue to remain as unenlightened mortals drifting and drowning in the six realms of the cycle of rebirths. If we are like this in this life, who knows what we will be like in the nex life! Where are all of our possessions from the former lives? It will be the same way with the possessions of this life because once we die, we must leave behind everything, as we will not be able to bring anything along with us. Fortunately, in this life, we are knowledgeable of Buddhism, we know clearly the Buddha’s teachings with regard to the conducts of giving. So why should we not courageously practice what we know in order to eliminate our old selfish greedy habits? Now immediately after  we have just developed our minds to carry out the conduct of giving, someone comes to ask for assistance. It is truly a good opportunity. Because owing to this person we are able to abandon the greed and selfishness that have followed us from the infinite past to the present; we are able to accomplish the mind of “Letting Go” and the giving conduct of a saintly being; we will be able to accomplish the various fruits of enlightenment and liberation in the future; the person who has asked us is truly our good knowledgeable advisor, our benefactor, as well as our cause for enlightenment; if one is able to give rise to and hold on to these thoughts, that good charitable person will feel happy and honored from giving without having the slightest worries and regrets.

Third, giving rise to the thought of wealth and luxury in another life or attaining the meritorious retributions in the Desire World. When seeing the needy person approaching us, we should hold the following thought: just as the Buddha taught, all conducts of giving will result in wholesome retributions. This means one will be a wealthy person reaping merits in the human realm or will be born in Heaven to be a Heavenly Being with complete supreme blessings of the Heaven. Talking about the merits and virtues of the conduct of giving, if we practice conduct of giving, even if our minds do not give rise to the wish of being rich and wealthy in the future in Heaven or Human realms, those meritorious retributions from giving will come to us naturally. In the present life, we are wealthy, having extra money to spend on nice cars, homes, etc. because in the former life, we practiced giving. Thus, in this life we are able to reap the wholesome karmic retribution in this way. If we just look to the outside world and our surrounding, it will be obvious how many people live in poverty, not having enough of anything, but must struggle to make it from day to day. It is because in their former lives, these people were consumed with greed, stinginess, and never opened their hearts to give to anyone. Consequently, in this life, they must suffer and struggle in povery as their karmic retributions. We are fortunate to be able to rely on the wholesome karma of the past enabling us to live luxurious lives; therefore, we should give more so that the wholesome merits of the present will increase with each passing day. An in the future lives, we will avoid the karmic consequences of not having enough. If one is able to hold these thoughts that are true to the Proper Dharma, the good person will feel happy and honored to give without having sadness, regrets, and resentments.

Fourth, when someone asks us for assistance, we should think that practicing the conduct of giving will help us eliminate the two evil characteristics of greed and stinginess. Fifth, look upon those who ask for charity as family and friends. When someone asks for assistance, we should think  that from infinite past till now, in the six realms in the cycle of rebirths, sentient beings continue to follow their karmic actions to go up and down constantly, changing their appearances; sometimes they are relatives and friends, but once they pass on to another life, covered by ignorance, they are no longer able to recognize one another. Today we develop the mind to give because those asking for assistance can very well be our family and friends of the past or, who knows, it is possible, in the future lives they will become a part of our immediate or extended family. Having these thoughts we should be happy to give without the slightest regrets or feel we have given in vain.  

Sixth, in the process of endless births gives rise to the thought of liberation. When someone asks us for assistance, we should think that all Buddhas and Bodhisattvas, as well as other greatly enlightened sages were able to attain the Bodhi Mind and are liberated from the cycle of rebirths because they were able to attain the conduct of Giving Paramita. Owing to the fact that they have achieved the Giving Paramita, these greatly enlightened beings are able to eliminate the cycle of reincarnations. As for us, sentient beings, in the near future we will abandon this body and then we will be born with another body in another life and will continue to go up and down in the six realms of the cycle of rebirths. In this way, from infinite and endless aeons ago to the present, we have lived and died, died and lived, and yet we are still unable to free ouselves from this vicious cycle of birth and death. Therefore, in this life, we must be determined to develop the vow to practice the conduct of giving without regression. All sentient beings who come to us for assistance are our benefactors and are great opportunities for us to attain the Giving Paramita in the future. Only practicing this we will be able to attain enlightenment and find liberation from infinite and endless lives of births and deaths in the future.  

Seventh, using the conduct of giving as a means of assistance to all sentient beings. Eighth, giving rise to the thought of attaining the path of enlightenment. When we see a needy person approaching us, we want to hold the following thoughts: among the Six Paramita Practices attained by Maha-Bodhisattvas and the Buddhas, the giving paramitas is first. These Virtuous Beings are able to attain the Giving Paramita because they have often carried out the conducts of giving with a non-retrogression mind in infinite and innumerable kalpas in the past, but are never tired, bored, nor will they rest and stop such practices. Therefore, they are to accumulate infinite, endless, and unimaginably supreme meritorious retributions. If those who meritorious retributions were used to give to all the sentient beings in the ten directions of infinite universes for infinite and innumerable kalpas they would still have some left the meritorious blessing of the Maha-Bodhisattvas are inherently limitless; furthermore, at the present time, they have attained the various enlighten stages of Maha-Bodisattvahood, and are on their way to the realization of the Ultimate Enlightenment. As lay Buddhists, cultivating for Bodhisattvahood, we should also follow these enlightened beings’ virtuous paths. This means we should work within our means and limitations to practice the conduct of giving. If our conducts of giving result in any wholesome virtuous or meritorious consequences, then we should not vow or pray to be reborn in the Heaven or Human realms in order to reap those meritorious retributions. This is because no matter how much pleasure we may enjoy from those wholesome meritorious retributions in the heaven and human realms, in the end, we will be able to escape and free ourselves from the cycle of birth death. In contrast, we should be determined to dedicate all those merits and virtues to adorn our future state of Ultimate Enlightenment. We continue to give without resting. 

 

VII.Why Should We Practice Giving?:

The Buddha always reminded the four assemblies regarding dana with wish be repaid for good deeds, good results in the human and deva worlds, and real dana in Buddhism. First, Buddhists performed charity with generosity and with a pure mind which is freed from greed, hatred, and delusion can produce good results in the human world and the world of celestial beings. A person of generosity can be reborn in the realm of the devas and stay there for so long; however, the benefit of mundane result is still within the cycle of birth and death. Second, usually people wish be repaid when granting or doing someone a favour. However, in Buddhism, when giving charity, one does not cherish the thought that he is the giver, and sentient beings are the receivers, what is given and how much is given, thus, in one’s mind no arrogance and self-conceit would arise. This is an unconditioned alms-giving or compassion on equlity basis. The Buddha taught: “One should not wish to be repaid for good deeds. Doing good deeds with an intention of getting repayment will lead to greed for fame and fortune.” If you do good, then do it for the sake of doing service to some other beings. The happiness which arises in your mind together with the performance of the good deed is itself an extremely big reward.

According to Venerable Thích Hải Quang in Letters to Buddhist Followers, there are fourteen reasons for us to practice Giving: The first reason, giving possessions are truly what is ours, but remaining possessions inside our homes, really not belong to us. This is true because the wholesome retributions of giving will be with us forever from life to life; therefore, they are ours. In contrast, the possessions inside our homes are not really ours, but they belong to the following five masters: floodwater will rise to take away everything, raging fire will burn down everything, family and relatives waste and destroy, corrupted officials, bandits and thieves will take away everything, and spending for medications for sicknesses. The second reason, given possessions are secured, but remaining possessions are not secured. For possessions that have been given will have their own appropriate retributions holding them for us for many lives to come without being lost. No matter where we are born in whatever life, they will always follow us, as stated in the Law of Karma, whatever you do, it will find its way back to you. Whereas, possessions that have not been given, may be taken by the above mentiond five masters in (1). The third reason, given possessions do not need to be safeguarded, but remaining possessions must be safeguarded. For possessions that are given will now belong to others and it is up to them to safeguard their possessions, we do not have to worry about safeguarding those possessions any longer. Whereas, remaining possessions in our homes must be carefully watched because if we don’t, we fear they will be taken away from us. The fourth reason, given possessions are the happines of the future, but remaining possessions are only the happines of the present. This means if we give in this lie, then in the next life or many future lives after, the meritorious retributions from giving will follow us and we will always have wealth and luxury. Whereas the remaining possessions, things that we have not given or we are not willing to give, will bring us wealth, luxury, and hapiness in the present life. The fifth reason, given possessions will no longer be bound by greedy desires; whereas remaining possessions will increase greed. This means if we are able to give, then we will be able to eliminate our greedy desires toward money and possessions. However, the remaining possessions will increase our greed and attachment to them. The sixth reason, given possessions are no longer worrisome, but remaining possessions are worrisome. If possessions that are given away, it is no longer necessary for us to worry or think about them, but if they remain, here will be constant worrying that someday they will be taken way from us. The seventh reason, given possessions are no longer feared, but remaining posessions must be feared. If possessions are given, then there is no fear that the “five masters” will steal from us, but if they remain, they will make us fearful and anxious that the “five masters” can come and steal them away at any moment. The eighth reason, given possessions are the pillars of  the Proper Path, but remaining posessions are the pillars of the devil. If we give, then one day we will attain the Giving Paramita and become a Maha-Bodhisattva; while remaining possessions due to stinginess and frugality wull result in being a hungry ghost in the next life. The ninth reason, given possessions are boundless, but remaining possessions are limited. This means possessions that are given will be the meritorious retributions for many reincarnations to come, but remaining possessions are limited and will only be available in this life, but will not be there in the next. The tenth reason, given possessions will bring hapines, but remaining possessions will cause suferings because they must be safeguarded. The eleventh reason, given possessions will lead to greater freedom, but remaining possessions will lead to greater imprisonment. If we are able to give, then, though we are still bound, we have freedom to some degree, but remaining possessions will entrap us even more, so no matter where we go, we are always worrying about them. The twelfth reason, given possessions are meritorious, but remaining possessions are not meritorious because someday we will spend them all. The thirteenth reason, given possessions are the practices of a great gentleman, but remaining possessions are not the practices of a great gentleman. Only a person who is truly a great gentleman will know to give. While a pretender will never know to give, but will maintain and hold on to everything he or she owns. The fourteenth reason, given possessions are praised by the Buddha, but remaining possessions are praised by ordinary people. This means those who give accord with the minds of the Buddhas of infinite compassion, so these people are praised by the Buddhas and Bodhisattvas. Those who are selfish and stingy accord with the minds of ordinary people and will be praised by ordinary people. They wil not be praised the Budhas and Bodhisattvas.

 

VIII.The Merits of Alms-Giving:

The Buddha always reminded lay-people about the merits of alms-giving to the poor and the needy, or offer gifts to a Bhikhu or community of Bhikhus. Offer gifts to Bhikhu or community of Bhikhus. Offerings to the monks and the nuns necessary things for a monastic living  from lay Buddhists (clothes, food, medicine, blankets, etc). Monks and nuns should always remember their debts to the giveers are so heavy that even a grain of rice weighs the weight of a Sumeru Mountain. Once Monks and Nuns renounced their worldly life, they totally depend on the people who make charitable donations such as clothes, food, medicine and blankets. These givers work hard to make their living, to take care of themselves and to support the Order. Sometimes, no matter how hard they work, yet they don't’have enough to live on. Lay Buddhists are sometimes homeless, yet they still save money to support the Sangha. For those reasons, if the Sangha misuse the money or whatever offered, then every seed of rice, every milimeter of fabric shall have their debts. If the Monks and the Nuns don’t do their best to cultivate themselves and help liberate others, whatever they receive in this life must be repaid in the next reincarnation to the fullest by becoming slaves, or being dogs, pigs, cows, water buffalos, etc.

According to Venerable Thích Hải Quang in the Letters to Buddhists Followers, the Buddha taught that lay Buddhists Bodhisattvas should practice the “Conduct of Giving.” When someone comes to ask for assistance, it is important to give rise to the following thoughts in order to avoid having regrets, sadness, anger, or giving rise to various thoughts of greed, hatred, and ignorance toward the receiver of charity, only to decrease or lose the virtues and merits they would have obtained from the acts of practicing charity. First, following the teachings of the Buddha: When someone needs assistance, we should use the sincere mind to think that all the Buddhas in the ten directions across the three time-spans of past, present, and future are able to attain the Ultimate Enlightenment because of their ability to fully realize the “Giving Paramita.” Now that we are Buddha’s children, if we wish  to attain enlightenment or to become Buddha, it is absolutely essential for us to follow the Buddha’s teachings. We should practice His Teachings. We must diligently cultivate the conduct of giving in order to eliminate various mind states of greed, selfishness, and stinginess. In this way, our practice of giving  of today demonstrate we are following the teachings of the Buddhas. Second, giving rise to the thought that asking person is a good knowledgeable advisor: When someone comes and asks for assistance, we should think. From many lives in the past until now, we have been unbelievably greedy and stingy; thus, gathering and accumulating as much as possible are the only things we have known, while we refuse to give and let go of anything. Or even when we did give, we still feel regrets and sadness later, or we may have given but our minds were not peaceful and joyous while giving. Therefore, we continue to remain as unenlightened mortals drifting and drowning in the six realms of the cycle of rebirths. If we are like this in this life, who knows what we will be like in the nex life! Where are all of our possessions from the former lives? It will be the same way with the possessions of this life because once we die, we must leave behind everything, as we will not be able to bring anything along with us. Fortunately, in this life, we are knowledgeable of Buddhism, we know clearly the Buddha’s teachings with regard to the conducts of giving. So why should we not courageously practice what we know in order to eliminate our old selfish greedy habits? Now immediately after  we have just developed our minds to carry out the conduct of giving, someone comes to ask for assistance. It is truly a good opportunity. Because owing to this person we are able to abandon the greed and selfishness that have followed us from the infinite past to the present; we are able to accomplish the mind of “Letting Go” and the giving conduct of a saintly being; we will be able to accomplish the various fruits of enlightenment and liberation in the future; the person who has asked us is truly our good knowledgeable advisor, our benefactor, as well as our cause for enlightenment; if one is able to give rise to and hold on to these thoughts, that good charitable person will feel happy and honored from giving without having the slightest worries and regrets. Third, giving rise to the thought of wealth and luxury in another life or attaining the meritorious retributions in the Desire World: When seeing the needy person approaching us, we should hold the following thought: just as the Buddha taught, all conducts of giving will result in wholesome retributions. This means one will be a wealthy person reaping merits in the human realm or will be born in Heaven to be a Heavenly Being with complete supreme blessings of the Heaven. Talking about the merits and virtues of the conduct of giving, if we practice conduct of giving, even if our minds do not give rise to the wish of being rich and wealthy in the future in Heaven or Human realms, those meritorious retributions from giving will come to us naturally. In the present life, we are wealthy, having extra money to spend on nice cars, homes, etc. because in the former life, we practiced giving. Thus, in this life we are able to reap the wholesome karmic retribution in this way. If we just look to the outside world and our surrounding, it will be obvious how many people live in poverty, not having enough of anything, but must struggle to make it from day to day. It is because in their former lives, these people were consumed with greed, stinginess, and never opened their hearts to give to anyone. Consequently, in this life, they must suffer and struggle in povery as their karmic retributions. We are fortunate to be able to rely on the wholesome karma of the past enabling us to live luxurious lives; therefore, we should give more so that the wholesome merits of the present will increase with each passing day. An in the future lives, we will avoid the karmic consequences of not having enough. If one is able to hold these thoughts that are true to the Proper Dharma, the good person will feel happy and honored to give without having sadness, regrets, and resentments. Fourth, in order to conquer evil: When someone asks us for assistance, we should think that practicing the conduct of giving will help us eliminate the two evil characteristics of greed and stinginess. Fifth, look upon those who ask for charity as family and friends: When someone asks for assistance, we should think  that from infinite past till now, in the six realms in the cycle of rebirths, sentient beings continue to follow their karmic actions to go up and down constantly, changing their appearances; sometimes they are relatives and friends, but once they pass on to another life, covered by ignorance, they are no longer able to recognize one another. Today we develop the mind to give because those asking for assistance can very well be our family and friends of the past or, who knows, it is possible, in the future lives they will become a part of our immediate or extended family. Having these thoughts we should be happy to give without the slightest regrets or feel we have given in vain. Sixth, in the process of endless births gives rise to the thought of liberation: When someone asks us for assistance, we should think that all Buddhas and Bodhisattvas, as well as other greatly enlightened sages were able to attain the Bodhi Mind and are liberated from the cycle of rebirths because they were able to attain the conduct of Giving Paramita. Owing to the fact that they have achieved the Giving Paramita, these greatly enlightened beings are able to eliminate the cycle of reincarnations. As for us, sentient beings, in the near future we will abandon this body and then we will be born with another body in another life and will continue to go up and down in the six realms of the cycle of rebirths. In this way, from infinite and endless aeons ago to the present, we have lived and died, died and lived, and yet we are still unable to free ouselves from this vicious cycle of birth and death. Therefore, in this life, we must be determined to develop the vow to practice the conduct of giving without regression. All sentient beings who come to us for assistance are our benefactors and are great opportunities for us to attain the Giving Paramita in the future. Only practicing this we will be able to attain enlightenment and find liberation from infinite and endless lives of births and deaths in the future. Seventh, using the conduct of giving as a means of assistance to all sentient beings. Eighth, giving rise to the thought of attaining the path of enlightenment. When we see a needy person approaching us, we want to hold the following thoughts: among the Six Paramita Practices attained by Maha-Bodhisattvas and the Buddhas, the giving paramitas is first. These Virtuous Beings are able to attain the Giving Paramita because they have often carried out the conducts of giving with a non-retrogression mind in infinite and innumerable kalpas in the past, but are never tired, bored, nor will they rest and stop such practices. Therefore, they are to accumulate infinite, endless, and unimaginably supreme meritorious retributions. If those who meritorious retributions were used to give to all the sentient beings in the ten directions of infinite universes for infinite and innumerable kalpas they would still have some left the meritorious blessing of the Maha-Bodhisattvas are inherently limitless; furthermore, at the present time, they have attained the various enlighten stages of Maha-Bodisattvahood, and are on their way to the realization of the Ultimate Enlightenment. As lay Buddhists, cultivating for Bodhisattvahood, we should also follow these enlightened beings’ virtuous paths. This means we should work within our means and limitations to practice the conduct of giving. If our conducts of giving result in any wholesome virtuous or meritorious consequences, then we should not vow or pray to be reborn in the Heaven or Human realms in order to reap those meritorious retributions. This is because no matter how much pleasure we may enjoy from those wholesome meritorious retributions in the heaven and human realms, in the end, we will be able to escape and free ourselves from the cycle of birth death. In contrast, we should be determined to dedicate all those merits and virtues to adorn our future state of Ultimate Enlightenment. We continue to give without resting.

 

IX.  Real Dana:

The Buddha always reminded the four assemblies regarding dana with wish be repaid for good deeds,  good results in the human and deva worlds, and real dana in Buddhism. First, Buddhists performed charity with generosity and with a pure mind which is freed from greed, hatred, and delusion can produce good results in the human world and the world of celestial beings. A person of generosity can be reborn in the realm of the devas and stay there for so long; however, the benefit of mundane result is still within the cycle of birth and death. Second, usually people wish be repaid when granting or doing someone a favour. However, in Buddhism, when giving charity, one does not cherish the thought that he is the giver, and sentient beings are the receivers, what is given and how much is given, thus, in one’s mind no arrogance and self-conceit would arise. This is an unconditioned alms-giving or compassion on equlity basis. The Buddha taught: “One should not wish to be repaid for good deeds. Doing good deeds with an intention of getting repayment will lead to greed for fame and fortune.” If you do good, then do it for the sake of doing service to some other beings. The happiness which arises in your mind together with the performance of the good deed is itself an extremely big reward.

 

X.   Real Almsgivings & Pretending Giving Alms:

Real almsgivings involve developing an attitude of willingness to give away whatever one has in order to benefit sentient beings. Besides, there are people who pretend to give out of goodness of their hearts. These are people who cultivate body but do not cultivate the mind. These are people who have the appearance of true cultivators by showing to other people that they always give alms, but instead they yearn for fame, notoriety, wealth, etc. Thus, cultivating in this way is entirely contradictory to the Buddha’s teachings and they are better off not doing anything. According to Buddhism, there are five kinds of people who pretend to give out of goodness of their hearts: The first kind are those who talk of goodness or giving, but they never carry out what they say, only hollow speech or empty promises. The second kind are those whose speech and actions contradict one another. The third kind are those who give but their minds always hope that their actions will be compensated and be returned in some way. The fourth kind are those who give little but want a great deal in return. The fifth kind are those who plant few seeds but wish to harvest abundance of fruits.

Also according to Buddhism, there are also twelve kinds of people who have truly good heart and genuine giving: First, benefit others without asking for anything in return. Second, help others without wishing for something in return. Third, make offerings to others without wishing for compensation, not even to be thanked. Fourth, lower themselves, or less emphasis on self-importance, so others’ wishes will be fully realized. Fifth, let go of things that are difficult to let go. Sixth, tolerate things that are difficult to tolerate. Seventh, accomplish things that are difficult to accomplish. Eighth, rescue when it is difficult to rescue. Ninth, not to discriminate between relatives or strangers, but maintain an equal and fair mind in helping others as well as carrying out conducts that are proper to the truths. Tenth, speak of goodness, then they should be able to  “make good” what they say. This means speech and action are consistent with one another. Eleventh, have kind and gentle souls, who often carry out wholesome conducts without boasting to everyone. Twelfth, have only intent is simply to help others. Otherwise, they do not hope for fame, praise, notoriety or for self-benefits.

 

XI.  Thirty Types of Impure Giving:

Almsgivings have the resultant benefits now and also hereafter in the form of reincarnation, as neglect or refusal will produce the opposite consequences. The Buddha taught: “Greed is the origin of various pains and sufferings in the cycle of births and deaths. For if there is greed, there is attachment; if there is attachment, there is bondage; if there is bondage, there is the cylcle of briths and deaths; if there is a cycle of rebirths, one is still a sentient being; if one is still a sentient being, there are still pains, sufferings, and afflictions.”  Realizing the calamities from greediness, the Buddha emphasized a dharma door of generosity. However, there are still many people who give alms for fames. These people do not give out of the goodness of their hearts, but what they give are impure. According to Venerable Thích Hải Quang in Letters To Buddhist Followers, there are thirty types of giving that are not pure that the givers will neither gain merits, nor will they be called “People who give out of the goodness of their hearts”. The first type is to give while having delusional and chaotic views, similar to giving to “ghosts,” so  people will no longer bother them. Otherwise, there is not an ounce of compassion. This also indicates people who give depending on their moods, meaning if they are happy they will give, if they are sad they will not give, or they may ask for it back, or going as far as insulting people while in the process of giving. The second type is to give to return a favor, or to even out a past favor. The third type is to give without having any compassion. The fourth type is to give because of form desire. This is seeing an individual who is beautiful, and so one pretends to give in hope of gaining sexual relations with that person or give in hope of winning that person as a spouse. The fifth type is to give and then make threats. Make bribes to a person or threaten the person with “blackmail,” so the individual will not dare go to the authorities. The sixth type is to use poisonous foods to give to someone with the purpose to murder that person. The seventh type is to use knives, daggers, weapons, guns, tanks, bombs, bullets, etc, i.e., military assistance. The eighth type is to give because of praises. The ninth type is to give because someone has a marvelous voice. The tenth type is to give by basing on someone’s physical characteristics. These are people who have the unique ability to foretell someone’s future based on their physical characteristics. Thus, they may see someone as being poor now but that person’s future is promising, so they give now in order to win that person over, hoping in the future that individual will remember them. The eleventh type is to give give in hope of winning someone’s friendship. The twelfth type is to give in hope to learn the tricks of the trade. These are people who realize a person’s talents despite the fact such a person is of “lower status,” so they pretend to give and befriend such an individual hoping to steal that person’s ideas to benefit themselves. The thirteenth type is to give but doubt whether there will be retributions or not. These are people who give but are still skeptical whether their good deeds will bring them benefits in the future. This is a type of giving in hope of something in return. The fourteenth type is to give but only after insulting someone until gaining contentment. The fifteenth type is to give but thereafter begin having regrets, resentments, and angers. The sixteenth type is to give and then say to the receivers, “in the future you will become servants, slaves, or various animals such as buffaloes and horses to repay the debts you owe me.” The seventeenth type is to give and then say in the future I will reap great meritorious retributions of wealth and luxury. The eighteenth type is to give out of fear of old age, sickness, and death. Meaning when they are young and healthy, the tought of giving never crosses their minds, but when they are old, weak, bedridden, afaid they will be condemned to hell or hungry ghost, only then are they willing to dispense their fortunes to give, hoping to escape their potential fates. The nineteenth type is to give in hope of being known throughout the land as a “Great Benefactor.” The twentieth type is to give because of jealousy or to ridicule others. This is giving based on ulterior motives, such as ‘you only gave one, but I gave tens and thousands more’ in order to ridicule someone. Otherwise, there is not any purity or compassion in this charitable act. This type of giving is to show off how much power and wealth one has over another person. The twenty-first type is to give because of fondness for wealth and notoriety. This refers to people who notice a family is wealthy and influential, so they pretend to give hoping to get to know or marry into the family, such as buying gifts, doing favors, etc. The twenty-second type is to give in hope of marriage. This refers to people who notice another family as having a boy or a girl who is precious, talented, but that family is poor; thus, in wishing to marry the child  as a husband or wife, these people pretend to give to the family to win the family over. The twenty-third type is to give in hope of having a son or a daughter. This refers to people who despite  having wealth are not charitable people. As they get older but have no children or have all girls, but no boys, or all boys but no girls, only then are they willing to dispense their money to give. However, their giving is not genuine or arising from compassion because their only intention is to pray to have a child. The twenty-fourth type is to give in hope of being wealthy. This refers to people who are already wealthy, so they give  more in hope of being even richer. The twenty-fifth type is to give in hope that if I give in this life, in the next life I will be rich. This is giving for self-benefit, calculating the loss and gain of this life, the next life, and so forth. The twenty-sixth type is not to give to the poor, but spend all of one’s focus to give to the rich. This refers to people who show disrespect and have not the slightest compassion  for those less fortunate, yet when they see wealthy and influential people, they give readily in hope of befriending these people. The twenty-seventh type is to give out of threats and coercion. This refers to people who are wealthy yet they refuse to give. Only when a more ‘powerful’ person makes threats ‘if you do not give, I will take your life,’ are they willing to give. Or if someone discovers ‘hidden secrets’ and forces them to give, or face the consequence of getting reported  to the newspapers, magazines, etc. In fear of being exposed, these people then give as demanded by the opposition. The twenty-eighth type is to give for killing and harming. This refers to people who give to wicked and evil beings to win these people over and then later ask them to kill or harm the enemy. The twenty-ninth type is to give while being under fire. On the outside, they appear to be giving, but in the inside the fire of anger rages on. Thus, this is referring to people who feel obligated or having no other choice but to give; otherwise there is not the slightest bit of compassion. Therefore as they give, they throw the gift in people’s faces, insulting them, etc.. The thirtieth type is to give in water of desire. This is giving in order to win the heart of someone beautiful hoping one day this act will lead to sexual gratification.

 

XII.Practitioners Who Cultivate Almsgivings-Observation of Precepts-Right Efforts  Are Entering the Door of Merits:

Six Paramitas mean the accumulated force of purity within the mind. Each time our mind is free of greed, hatred and delusion, it has a certain purifying force in the flow of consciousness. On our path of cultivation, especially practicing of meditation, we need a continuous flow of consciousness so that we can cross-over the samsara world. For Buddhist practitioners, when there is a great accumulation of the factors of non-greed, non-hatred, and non-delusion, the “Paramita” become forceful and result in all kinds of happiness including the highest happiness of enlightenment. The six paramitas are six things that ferry one beyond the sea of birth and death. In addition, the Six Paramitas are also the doctrine of saving all living beings. The six paramitas are also sometimes called the cardinal virtues of a Bodhisattva. Six Paramitas mean the six things that ferry one beyond the sea of mortality to nirvana. Six stages of spiritual perfection followed by the Bodhisattva in his progress to Buddhahood. The six virtues of perfection are not only characteristic of Mahayana Buddhism in many ways, they also contain virtues commonly held up as cardinal by all religious systems. They consist of the practice and highest possible development. Thus, practicing the six paramitas will lead the practitioner to cross over from the shore of the unenlightened to the dock of enlightenment. However, as for the cultivation of merits, almsgivings, observation of precepts, and right efforts play an extremely important role in the accumulations of merits for any Buddhist practitioners.

According to Buddhist teachings, almsgivings, observation of precepts, and right efforts play extremely important roles in the accumulations of merits. Charity or giving, is to give away for the benefit and welfare of all beings anything and everything one is capable of giving: not only material goods, but knowledge, worldly as well as religious or spiritual (or knowledge belonging to the Dharma, the ultimate truth). The Bodhisattvas were all ready to give up even their lives to save others. Giving of material goods, that is, to give others money or goods. In this world, there is no one who is unable to perform some form of giving. No matter how impoverished one is, he should be able to give alms to those who are worst off than he or to support a public work with however small a donation, if he has the will to do so. Even if there is someone who absolutely cannot afford to do so, he can be useful to others and to society by offering his services. Giving of law means to teach others rightly. A person who has knowledge or wisdom in some field should be able to teach others or guide them even if he has no money or is physically handicapped. Even a person of humble circumstances can perform giving of the Law. To speak of his own experience in order to benefit others can be his giving of the Law. Giving of fearlessness means to remove the anxieties or sufferings of others through one’s own effort. To comfort others in order to help them overcome their difficult time can be considered as “giving of fearlessness.” Charity does not merely mean to give away what one has in abundance, but it involves even the giving-up of one’s whole being for a cause. Charity, or giving, including the bestowing of the truth and courage giving on others. Giving Paramita is used to destroy greed, selfishness, and stinginess.

Keeping precepts teaches us that we cannot truly save others unless we remove our own cankers by living a moral and upright life. However, we must not think that we cannot guide others just because we are not perfect ourselves. Keeping precepts is also a good example for others to follow, this is another form of helping others. Sila-paramita or pure observance of precepts (keeping the commandments, upholding the precepts, the path of keeping precepts, or moral conduct, etc) is the practicing of all the Buddhist precepts, or all the virtuous deeds that are conducive to the moral welfare of oneself and that of others. Maintaining Precept Paramita is used to destroy violating precepts and degrading the Buddha-Dharma. For practitioners, the precepts have an even more profound meaning because they free our minds of remorse and anxiety. Practitioners should always remember that guilt about past actions is not very helpful; it only keeps our minds more agitated. Practitioners should try to establish basic purity of action in the present moment for it can help our minds becomes tranquil and one-pointed easier. Therefore, the foundation in morality becomes the basis of spritual development for practitioners. Practitioners who cultivate merits alongside wisdom always eagerly endeavor to put into practice the moral codes and restrain our mindstream with pure Bodhisattva vows, the single path journeyed by all Buddhas of many aeons. Finally, practitioners who cultivate merits alongside wisdom always complete the perfection of moral discipline, by working for the sake of sentient beings, enacting virtuous deeds and not transgressing. They always bound to the pratimoksha, bodhicitta and vows, even at the cost of their life.

Making right efforts means to proceed straight torward an important target without being distracted by trivial things. We cannot say we are assiduous when our ideas and conduct are impure, even if we devoted ourselves to the study and practice of the Buddha’s teachings. Even when we devote ourselves to study and practice, we sometimes do not meet with good results or may even obtain adverse effects, or we may be hindered in our religious practice by others. But such matters are like waves rippling on the surface of the ocean; they are only phantoms, which will disappear when the wind dies down. Therefore, once we have determined to practice the bodhisattva-way, we should advance single-mindedly toward our destination without turning aside. This is “making right efforts.” Devotion or Striving means a constant application of oneself to the promotion of good. The Mahayanists’ life is one of utmost strenuousness not only in this life, but in the lives to come, and the lives to come may have no end. Virya also means energy or zeal (earnestness, diligence, vigour, the path of endeavor) and progress in practicing the other five paramitas. Vigor Paramita is used to destroy laziness and procrastination. 

 

XIII.Merits and Virtues of Giving in the Earth Store Bodhisattva Sutra:

According to the Earth Store Bodhisattva Sutra, Chapter 10, the Buddha taught on conditions comparative Merits and Virtues of Giving. The Buddha taught: “In Jambudvipa, the kings of countries, noble men, great minister, great elder, great Kshatriyas, great Brahmans and others may encounter the most inferior and poor people, or those with various handicaps such as being hunchbacked, crippled, dumb, mute, deaf, retarded or eyeless (blind). When those kings and other king and other wish to give, they may be able to replete with great compassion, a humble heart and a smile. They may everywhere give personally with their own hands or arrange for other to do so, using gentle words and sympathetic speech. Such kings and others will obtain blessings and benefits comparable to the meritorious  virtue of giving to as many Budhas as there are grains of sand in one hundred Ganges Rivers. Why is this? Because of having shown a great compassionate heart toward the most impoverished, inferior and handicapped individuals, the kings and others will receive such a reward. For one hundred thousand lives, they will always have an abundance of the seven gems, not to mention clothing, food, and the necessities of life. If in the future, the kings, Brahmans and the others encounter Buddha stupas, monasteries, or images of Buddhas, Bodhisattvas, Sravakas, or Pratyeka-Buddhas and personally  make offerings or give gifts, the kings and other will obtain three aeons as Lord Sharka and will enjoy supremely  wonderful bliss. If they are able to transfer the blessing and benefits of that giving and dedicate it to the Dharma Realm, those great kings and others will be great Brahma Heaven Kings for ten aeons. In the future, the kings, Brahmans, and others may encounter ruined, decayed, broken and tumbledown, stupas, temples, or images of previous Buddhas, and be capable of resolving to restore them. They may then do so themselves or encourage others, as many as a hundred thousand people, to make offerings and thereby establish affinities. Those kings and the others will become Wheel-Turning Kings throughout a hundred thousand continuous lives and those others who make offerings with them, will be kings od small countries for a gundred thousand continuous lives. If, before the stupa or monastery, they are in addition, able to resolve to transfer and dedicate the merit, such kings and the other people will without exception, accomplish the Buddha Path, and their reward for this will be limitless and unbounded. In the future the kings, Bahmans and others are filled with great compassion for the direction of a single thought upon seeing the old, the sick, or women in childbirth and provided them with medicinal herbs, food, drink and bedding so as to make them peaceful  and comfortable, the blessings and benefits of such activities are quite inconceivable. For one thousand aeons they will constantly be lords of the Pure Dwelling Heaven; for two hundred aeons, they will be lords in the Desire Heaven, and they wil ultimately attain Buddhahood. They wil never fall into the evil paths and for one hundred thousand lives, they will hear no sounds of suffering. If in the future, the kings, Brahmans, and others can give in this way, they will receive limitless blesings. If they are in addition, able to dedicate that merit, be it great or small, they will ultimately attain Buddhahood. How much more easily will they be able to attain the rewards of becoming Sakra, Brahma, or Wheel-Turning King, Therefore, Earth Store, you should urge living beings everywhere to learn to perform such actions. In the future if there are good men or good women who plant within the Buddhadharma, a few good roots, equivalent to no more than a hair or a grain of sand, a mote of dust, the blessings and benefits they will receive will be beyond compare. Good men and women in the future may encounter the image of a Buddha, Bodhisattva, Pratyeka-buddha, or Wheel-Turning King, and may give gifts or make offerings, will always be born among humans or gods and enjoy supremely wonderful bliss. If they can dedicate that merit to the Dharma Realm, their blessings and benefits will be beyond compare. Good men or women in the future encounter a great Vehicle Sutra, and on hearing a single gatha or sentence of it, with dynamic and respectful resolve, praise, venerate and make offerings, those people will attain great, limitless and unbounded rewards. If they can dedicate that merit to the Dharma Realm, their blessings will be beyond compare. If in the future good men or good women encounter new Buddha-stupas, temples, or sutras of the Great Vehicle, and make offerings to them, gaze at them in worship, and respectfully make praises with joined palms; or if they encounter old temples, stupas, or those that have been destroyed or damaged, and either repair or rebuild them, such people will be kings of small countries throughout thirty continuous lives. The Danapatti will always be Wheel-Turning Kings, who moreover, will use the good Dharma to teach and transform those minor kings of small countries. In the future, good men or good women may plant good roots in the Buddhadharma by making offerings, reparing stupas or monasteries, rebinding sutras, or they may plant  good roots only as small as one strand of hair, one mote of dust, a grain of sand, or a drop of  water. Merely by transfering the merit from such deeds to the Dharma Realm, those people’s meritorious virtues  will be such that they will enjoy superior and wonderful bliss for one hundred thousand lives. If they dedicate the merit only to their own family or relatives, or to their own personal benefit, as a result, they will enjoy the bliss for three lives. By giving up one, a ten thousandfold reward is obtained. Therefore, Earth Store, such are the situations pertaining to the causes and conditions of giving.”

 

XIV.Great Gathering for Almsgiving:

Even though the Buddha always teaches that a Bhiksu or Bhiksuni who does not focus on the cultivation, but only focuses on charitable works, forcing the Sangha to work so hard that they neglect their cultivation, commits an Expression of Regret Offence. However, according to the Vimalakirti Sutra, He still speaks about the Great Gathering for Almsgiving. Great gathering for almsgiving for all, rich and poor, nominal quinquenial. Once Upasaka Vimalakirti was sick, the Buddha then said to a son a an elder called Excellent Virute: “You call on Vimalakirti to enquire his health on my behalf.” Excellent Virtue said: “World Honoured One, I am not qualified to call on him to enquire after his health.  The reason is that once I held a ceremonial meeting at my father’s house to make offerings to the gods and also to monks, brahmins, poor people, outcastes and beggars.  When the meeting ended seven days later, Vimalakirti came and said to me: ‘O son of the elder, an offering meeting should not be held in the way you did; it should bestow the Dharma upon others, for what is the use of giving alms away?’ I asked: ‘Venerable Upasaka, what do you mean by bestowal of Dhama?’ He replied: ‘The bestowal of Dharma is (beyond the element of time, having) neither start nor finish, and each offering should benefit all living beings at the same time.  This a bestowal of Dharma.’ I asked: ‘What does this mean?’ He replied: ‘This means that bodhi springs from kindness (maitri) toward living beings; the salvation of living beings springs from compassion (karuna); the upholding of right Dharma from joy (mudita); wisdom from indifference (upeksa); the overcoming of greed from charity–perfection (dana-parmita); ceasing to break the precepts from discipline-perfection  (sila-paramita); egolessness from patience-perfection (ksanti-paramita); relinquishment of body and mind from zeal-perfection (virya-paramita); realization of enlightenment from serenity-perfection (dhyana-paramita); realization of all-knowledge (sarvajna) from wisdom–perfection (prajna-paramita); the teaching and converting of living beings spring from the void; non-rejection of worldly activities springs from formlessness; appearance in the world springs from inactivity; sustaining the right Dharma from the power of expedient devices (upaya); the liberation of living beings from the four winning virtues; respect for and service to others from the determination to wipe out arrogance; the relinquishment of body, life and wealth from the three indestructibles; the six thoughts to dwell upon from concentration on the Dharma; the six points of reverent harmony in a monastery form the straightforward mind; right deeds from pure livelihood; joy in the pure mind from nearness to saints and sages; non-rising of hate for bad people from the effective control of mind; retiring from the world from the profound mind; practice in accordance with the preaching from the wide knowledge gained from hearing (about the Dharma); absence of disputation from a leisurely life; the quest of Buddha wisdom from meditation; the freeing of living beings from bondage from actual practice; the earning of all excellent physical marks to embellish Buddha lands from the karma of mortal excellence; the knowledge of the minds of all living beings and the relevant expounding of Dharma to them, from the karma of good knowledge; the understanding of all things commensurate with neither acceptance nor rejection of them to realize their oneness, from the karma of wisdom; the eradication of all troubles (klesa), hindrances and evils from all excellent karmas; the realization of all wisdom and good virtue from the contributory conditions  leading to enlightenment.  All this, son of good family, pertains to the bestowal of Dharma. A Bodhisattva holding this meeting that bestows the Dharma, is a great almsgiver (danapati); he is also a field of blessedness for all worlds.’ World Honoured One, as Vimalakirti was expounding the Dharma, two hundred Brahmins who listened to it, set their minds on the quest of supreme enlightenment. I myself realized purity and cleanness of mind which I had never experienced before.  I then bowed my head at his feet and took out my priceless necklace of precious stones which I offered to him but he refused it.  I then said: ‘Venerable Upasaka, please accept my present and do what you like with it.’  He took my necklace and divided it in two, offering half to the poorest beggar in the assembly and the other half to the ‘Invincible Tathagata’ whose radiant land was then visible to all those present, who saw the half-necklace transformed into a precious tower in all its majesty on four pillars which did not shield one another. After this supernatural transformation, Vimalakirti said:  ‘He who gives alms to the poorest beggar with an impartial mind performs an act which does not differ from the field of blessedness of the Tathagata, for it derives from great compassion with no expectation of reward.  This is called the complete bestowal of Dharma.’ After witnessing Vimalakirti’s supernatural power, the poorest beggar who had also listened to his expounding of the Dharma developed a mind set on supreme enlightenment.  Hence I am not qualified to call on Vimalakirti to enquire after his health.” Thus each of the Bodhisattvas present related his encounter with Vimalakirti and declined to call on him to enquire after his health.

 

XV.Unsurpassed and No Attachment in Acts of Charity:

Giving also includes boundless giving and no attachment in acts of charity. Boundless giving will bring the benefactors infinite and endless meritorious retributions. There are five categories of boundless giving: First, give to the Buddha. Second, give to the Sangha, or community of ordained Buddhist monks or nuns. Third, give to those who speak and eludicate the Proper Dharma. Fourth, give to one’s father. Fifth, give to one’s mother. According to the Diamond Sutra, the Buddha reminded Sibhuti about “acts of charity without attachment” as follows: “Subhuti! Bodhisattvas in truth have no attachment in cts of charity. One should not attach to sight while giving. One should not attach to sound, smell, taste, touch, or conciousness in giving. Subhuti! Bodhisattvas should give without attachment. Why? If they do, the merits and virtues are immeasurable. Also, Subhuti! Bodhisattvas who give without attachment have equal amounts of merit and virtue. It is incomprehensible and immeasurable. Subhuti! If Bodhisattvas give with attchments, they are walking in darkness and see nothing. If Bodhisattvas give witohout attachments, they are walking under the sunand everything is clear.”

 

XVI.The Buddha's Teachings on Dana in Buddhist Scriptures:

In the Dharmapada Sutra, the Buddha taught: “Some people give according to their faith, or according to their pleasure. He who is envious of others’ food and drink, will not attain tranquility by day or by night (Dharmapada 249). He who fully cut off, uprooted and destroyed such feeling, gain peace by day and by night (Dharmapada 250). No gift is better than the gift of Truth (Dharma). No taste is sweeter than the taste of truth. No joy is better than the joy of  Truth. No conquest is better than the conquest of craving; it overcomes all suffering (Dharmapada 354). Human beings are damaged by lust just as weeds damage the fields. Therefore, what is given to those who are lustless, yields great reward (Dharmapada 356). Human beings are damaged by hatred in just the same manner as weeds damage the fields. Therefore, to give to those who are free from hatred, yields great reward (Dharmapada 357). Human beings are damaged by delusion just like weeds damage the fields. Therefore, to give to those who are free from delusion, yields great reward (Dharmapada 358). Human beings are damaged by craving just like weeds damage the fields. Therefore, to give to those who rid of craving, yields great reward (Dharmapada 359).” In the Forty-Two Sections Sutra, the Buddha taught: “When you see someone practicing the Way of Giving, help him joyously and you will obtain vast and great blessings. A Saramana asked: ‘Is there an end to those blessings?’ The Buddha said: ‘Consider the flame of a single lamp, though a hundred thousand people come and light their own lamps from it so that they can cook their food and ward off the darkness, the first lamp remains the same as before. Blessings are like this, too’ (Chapter 10). The Buddha said: “Giving food to a hundred bad people does not equal to giving food to a single good person. Giving food to a thousand good people does not equal to giving food to one person who holds the five precepts. Giving food to ten thousand people who hold the five precepts does not equal to giving food to a single Srotaapanna. Giving food to a million Srotaapannas does not equal to giving food to a single Sakridagamin. Giving food to  ten million Sakridagamins does not equal to giving food to one single Anagamin. Giving food to a hundred million Anagamins does not equal to giving food to a single Arahant. Giving food to ten billion Arahants does not equal to giving food to a single Pratyekabuddha. Giving food to a hundred billion Pratyekabuddhas does not equal to giving food to a Buddha of the Three Periods of time. Giving food to ten trillion Buddhas of the Three Periods of time does not equal to giving food to a single one who is without thoughts, without dwelling, without cultivation, and without accomplishment (Chapter 11).” Charity does not merely mean to give away what one has in abundance, but it involves even the giving-up of one’s whole being for a cause. Charity, or giving, including the bestowing of the truth and courage giving on others. Giving Paramita is used to destroy greed, selfishness, and stinginess, at the same time to increase blessings.

 

Tài Liệu Tham Khảo

References

1.     Trích trong Ba La Mật, cùng tác giả Thiện Phúc, California, U.S.A., 2020—Extracted from Paramitas, the same author Thien Phuc, California, U.S.A., 2020.

2.     Trích trong  bộ Phật Pháp Căn Bản, Thiện Phúc, USA, 2009, Chương 20 & 27, Tập II—Extracted from Basic Buddhist Doctrines, Thiện Phúc, USA, 2009, Chapters 20 & 27, Volume II.

3.     Trích trong Phước Huệ Song Tu, cùng tác giả Thiện Phúc, California, U.S.A., 2021, Quyển 1—Extracted from Simultaneous Cultivation of Merits & Wisdom, the same author Thien Phuc, California, U.S.A., 2021, Volume 1.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/12/2018(Xem: 14429)
09/09/2021(Xem: 20999)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.