Tư Lương Tịnh Độ

31/03/201212:00 SA(Xem: 11533)
Tư Lương Tịnh Độ

TƯ LƯƠNG TỊNH ĐỘ

Pháp Sư Tịnh Không

  1. 1. Sơ lược về nhận thức Phật pháp

Xin chào Hội trưởng, các vị pháp sư, các vị đại đức đồng tu!

Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng đến như vậy, Học Hội Tịnh Tông Liên Hoa bố trí một hội trường trang nghiêm long trọng. Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ. Trước khi chúng ta thảo luận đến vấn đề này, thì trước tiên phải có sự nhận thức chuẩn xác đối với Phật pháp. Sau đó chúng ta mới có thể xây dựng tín tâm, nguyện tâm để đạt tới mục tiêu của sự tu học. Phật pháp do Thích Ca Mâu Ni Phật sáng lập ra ở miền bắc Ấn Độ từ 3000 năm trước. Sau khi Phật diệt độ khoảng 1000 năm mới chính thức truyền đến Trung Quốc, Phật pháp truyền vào Trung Quốc đến ngày nay cũng sắp đến 2000 năm rồi. Có thể nói, nó có lịch sử lâu dài, thế nhưng nó cũng không thể vượt qua được nguyên tắc của lịch sử. Đó chính là bất luận một học thuyết nào, khi truyền đến thời gian dài thì không tránh khỏi xen tạp những ý tưởng khác, nên gọi là càng truyền càng biến chất, càng truyền càng sai sự thật. Truyền thừa của Phật pháp không thể tránh khỏi hiện tượng này.

Thế là trong xã hội ngày nay, chúng ta nhìn thấy Phật pháp chí ít có năm hình thức không giống nhau xuất hiệnthế gian này. Chúng ta học Phật nếu muốn đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp, những hiện tượng này chúng ta không thể không tỉ mỉ mà chọn lựa.

Vậy thì hiện tượng thứ nhất là Phật giáo biến thành tôn giáo. Thứ này rất là phổ biến, cho đến trên thế giới của thời hiện đại cũng đem Phật pháp xếp vào một trong sáu tôn giáo lớn. Vậy thì Phật pháp có phải là tôn giáo hay không? Vấn đề này ở đầu năm Dân Quốc, năm Dân Quốc thứ 12, ông Âu Dương Cảnh Vô đã từng nêu ra. Ông nói, Phật pháp không phải là tôn giáo, không phải là triết học, mà là thứ người thời nay cần phải có. Rất nhiều người nghe qua cách nói này đã không thể tiếp nhận.

Lần diễn giải này của ông Âu Dương ngay lúc đó cũng làm chấn Động giới Phật giáo. Nhận thức của ông không sai, thế nhưng cách nói của ông không được viên dung. Phật pháp có phải là tôn giáo hay không vậy? Phật pháp không phải là tôn giáo, không phải là tôn giáo mà thông thường trong xã hội phần đông người quan niệm. Phật pháp không giống như vậy. Bởi vì thông thường định nghĩa của các tôn giáo thì điều tối trọng yếu là nó phải có một vị thần làm chủ tể, chủ tể vũ trụ, chủ tể tất cả chúng sanh, là thần linh chí cao vô thượng, đây là đối tượng sùng bái của họ. Việc này trong Phật pháp đích thực là không có. Phật là người, không phải là thần; Bồ Tát cũng là người, không phải là thần.

Phật pháp là nói bình đẳng, địa vị của Phật Bồ Tát và tất cả chúng sanhbình đẳng, điều này thì nhất định không thể nào tìm ra trong tất cả tôn giáo khác. Người trong các tôn giáo khác không thể bình đẳng với thần, không bình đẳng với Thượng đế, thế nhưng người trong Phật môn của chúng ta thì bình đẳng với Phật, bình đẳng với Bồ Tát, cho nên Phật giáo không giống như quan niệm của những người trong tôn giáo khác. Thế nhưng Phật giáo chính bản thân mình lại xưng là tôn giáo, đây là sau khi Phật giáo truyền đến Trung Quốc mới có, ở Ấn Độ không có. Vào thời đại Tùy Đường của Trung Quốc, do vì pháp môn của Phật giáo quá nhiều, phức tạp, cũng giống như trường đại học vậy, nội dung rất phong phú, các loại khóa trình nên có thì phải có, như vậy thì đối với người căn tánh kém một chút thì đối với việc tu học sẽ rất khó khăn. Thế là có một số pháp sư thông minh đã tuyển chọn một bộ phận ở trên kinh luận, chuyên tu một bộ phận ở trong kinh luận, giống như trong trường học vậy, đem nó phân thành rất nhiều khóa mục, chỉ chuyên tu một môn, như vậy thì đối với người căn tánh bậc trung hạ thì được rất nhiều tiện lợi, nhận được hiệu quả của sự tu học rất tốt. Đây chính là hình thành các tông phái Phật giáo Trung Quốc.

Tông là tên gọi của phái lớn. Ở Trung Quốc chúng ta tiểu thừa có hai tông là Thành Thật tôngCâu Xá tông, thế nhưng hiện tại không còn nữa, ngay đến tiểu thừa cũng không còn.

Đại thừa có tám tông phái. Hiện tại,lột trên thực tế mà nói, chỉ còn tên mà thực chất không còn, không còn gì nữa. Phổ biến thì chúng ta có thể nghe đượcThiên Thai, ở Đài Loan thì chúng ta nghe đượcThiên Thai, học Thiên Thai; Hiền Thụ Giáo thì không thấy nghe đến, không hề nghe qua; Pháp Tứ và Duy Thức có thể còn, nhưng rất hiếm thấy; Tam luận thì không nghe nói, phổ biến nhất chỉThiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông. Những tông này hiện tạiphổ biến.

Về sau trong mỗi một tông phái lại phân nhánh. Cái nhánh này chính là chi phái, cũng giống như trong trường học phân khoa vậy, càng phân càng nhỏ đặc biệt là đối với người tu học hiện đại này đích thực là có được rất nhiều tiện lợi. Như vậy mới hình thành tông và phái. Trong pháp môn chúng ta tự mình xưng là tông giáo. Tông chuyên môn chỉ Thiền tông, bao hàm tất cả các phái thiền tông khác như Lâm Tế tôngĐài Loan ngày nay, đây là một phái của Thiền tông. Ở Hàn Quốc có tông Tào Khê tương đối quy mô hơn một chút, số người tu học tương đối nhiều nên gọi là tông môn. Ngoài thiền thông ra đều xưng là giáo, cho nên chúng ta gọi là tông môn giáo hạ. Bản thân Phật giáo xưng tông giáo là cái ý này, cùng với các tôn giáo mà thông thường trong xã hội gọi là hoàn toàn không giống nhau. Đồng tu học Phật của chúng ta gọi là đệ tử Phật, đối với cái biết cơ bản này không thể nào không biết, không thể nào không rõ ràng.

Vậy thì tông môn cùng giáo hạ, phương thức giáo học của nó không giống nhau. Giáo hạ chính là ngoài Thiền tông ra thì còn có chín tông giáo khác. Ngoài hai phái tiểu thừa ra, đại thừa có bảy tông phái đều là y cứ kinh điển, từ cảng mà vào sông, theo bộ mà xếp lớp dạy học, đây là giáo hạ. Sự giáo học của tông môn này thì sao? Nó không y theo kinh điển, nó không dùng kinh điển, cho nên gọi là bất lập văn tự trực chỉ nhân tâm. Việc này cũng y như lớp thiên tài trong giáo dục hiện tại, nó không phải là lớp thông thường. Bạn xem, lục tổ Huệ Năng trong Bảo Đàn kinh nói với chúng ta, những đối tượng mà ngài dạy là người thượng thượng căn, hay nói cách khác, còn cao hơn căn tánh đại thừa. Người có thượng thượng căn mới có năng lực tiếp nhận giáo học của Thiền tông, cho nên lớp Thiền tông là lớp thiên tài của Phật giáo, không phải là lớp thông thường, lớp thông thường đến đó thì không thể học thứ gì. Đó thật gọi là một bước lên trời. Bạn không có năng lực này thì không bước lên nổi, khi bị rớt xuống thì tan xương nát thịt.

Còn giáo hạ thì sao? Giống như đi cầu thang vậy, thời gian của nó dài, mức tiến bộ tương đối chậm, thế nhưng bạn có thể bước đi từng bước, cảnh giới của bạn cũng tăng thêm được một tầng. Cũng giống như đi học vậy, chúng ta có tiểu học, trung học, đại học, đại học năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba, dần dần mà tiến. Đây chính là sự khác biệt của tông giáo.

Tông môn tuy rằng không lập môn tự, tuyệt nhiên không phải là nó không cần văn tự. Ngày nay chúng ta mở Tạng kinh ra xem, văn tự của Thiền tông còn nhiều hơn và rộng hơn so với bất kỳ tông phái nào. Bất lập văn tựkhông chấp vào văn tự, thế nhưng họ vẫn cần có kinh điển để ấn chứng, chứng minh thấy biết của họ có chính xác hay không. Khi Tổ Đạt Ma đến Trung Quốc, ban đầu dùng kinh Lăng Già để chứng minh. Từ Ngũ tổ Hoàng nhẫn trở về sau thì mới dùng kinh Kim Cang. Lục Tổ Huệ Năng là từ kinh Kim Cangkhai ngộ, thế là người biết đến kinh Kim Cang trong kinh điển Phật giáo Trung Quốc được xếp vào hàng bậc nhất, không người nào là không biết kinh Kim Cang, mãi đến đời sau vẫn không thể nào thay đổi được. Hiện tại thì Thiền tông suy rồi. Nguyên nhân suy yếu là vì người thượng căn thượng trí không còn nữa. Người căn tánh trung hạ từ Giáo hạ mà nhập môn cũng là khổ rồi, thời gian quá dài, kinh sách thì quá nhiều chính là thời khóa quá nhiều, thời gian thì là quá nhiều, đặc biệt là người hiện đại ngày nay không hề có lòng nhẫn lại, do đó Giáo hạ cũng suy luôn, tất cả đều suy. Chúng ta đi khắp cả thế giới, đối với giáo hạ chân thật chịu bỏ công ra nghiên cứu thì ví như lông phượng hoàng sinh kỳ lân.

Vậy thì hiện tại phổ biết nhất là gì? Phải xem là Tịnh Độ tông. Cho nên tôi vừa có thí dụ, Thiền tông thì một bước lên trời, dựa vào bản lĩnh của chính mình phải bay lên được; Giáo hạ thì như leo cầu thang, rất là khổ cực; còn Tịnh Độ tông thì sao? Không phải leo cũng không phải một bước lên trời, vậy thì lên bằng cách nào? Đi lên bằng thang máy. Người căn tánh bậc hạ cũng có thể đi, chỉ cần bạn chịu bước vào thang máy thì bạn có thể lên đến tầng cao nhất. Việc này chính là nói rõ, tu học của tịnh độ rất thích hợp với người hiện đại. Điển tích của Tịnh Độ rất ít, khi Thế Tôn truyền lại chỉ có ba kinh, chính là tịnh độ ba kinh. Về sau, Bồ Tát Thiên Thân viết ra một cuốn, đó là nói ra tâm đắc sự tu học của ngài ấy, cũng truyền đến Trung Quốc của chúng ta. Đây là nói ra một phần tu học tâm đắc nên gọi là Vãng Sanh Luận. Thực tế thì Vãng Sinh Luận là gì? Là báo cáo của Bồ Tát thiên thân tu học tịnh độ, ngài lý giải đối với pháp môn tịnh độ, tín tâm đối với tịnh độ, phương pháp đối với tu học tịnh độ. Văn từ Vãng Sanh Luận tuy là không nhiều, thế nhưng rất rõ ràng, rất đáng để chúng ta tham khảo. Vì vậy, nương tựa của Tịnh Độ chính là ba kinh một luận. Trong ba kinh thì kinh Vô Lượng Thọ là dài nhất, phân lượng nhiều nhất; tiểu bổn kinh A Di Đà là ngắn nhất, cho nên các điển tích này tôi nghĩ mỗi vị đồng tu đều đã xem qua. Ba kinh một luận hợp lại cũng chỉ là một quyển nhỏ mỏng mỏng thôi. Tất cả kinh điển của Tịnh Độ chúng ta chỉ có bấy nhiêu thôi, thế cho nên rất thích hợp với người đời nay.

Đến sau này, năm Hàm Phong trước nhà thanh, Ngụy Nguyên cư sĩ đem phẩm Hạnh Nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền, là phẩm sau cùng trong kinh Hoa Nghiêm để vào sau ba kinh tịnh độ, đây gọi là tịnh độ bốn kinh. Cho nên, nếu như các vị xem thấy có tịnh độ bốn kinh thì bốn kinh là do đây mà ra. Lão cư sĩ Ngụy đem phần kinh văn này thêm vào phía sau của ba kinh đích thực là người có huệ nhãn. Vì sao vậy? Chúng ta đọc kinh Vô Lượng Thọ thì biết, hiểu rõ quan hệ của kinh Vô Lượng Thọkinh Hoa Nghiêm rất là mật thiết. Cho nên những năm đầu Càn Long, cư sĩ Bành Triệu Thăng đã từng nói, kinh Vô Lượng Thọtrung bổn kinh Hoa Nghiêm, kinh A Di Đà là tiểu bổn kinh Hoa Nghiêm. Tuy là văn tự của kinh điển này rộng hẹp không đồng nhau, nhưng nội dung của nó thì không khác. Đây chính là đem kinh Vô Lượng thọkinh A Di Đà xem đồng với kinh Hoa Nghiêm.

Hoa NghiêmTrung Quốc dường như mỗi một người học Phật đều thừa nhận là vua trong các kinh. Vậy thì kinh Vô Lượng Thọ và kinh Di Đà nếu như sánh bằng kinh Hoa Nghiêm mà nói, vậy thì do đây có thể biết, kinh điển tịnh độ cũng là vua trong các kinh. Cái ý này thực tế mà nói thì sao? Ngay trong kinh Vô Lượng Thọ chúng ta sẽ được chứng minh chất thực, trong 48 lời nguyện của Phật A Di Đà chính là nói rõ ra khóa mục tu học thế giới Tây Phương, là cái đức của Phổ Hiền đại sĩ, cũng chính là nói đều là tu hành Bồ Tát Phổ Hiền. Vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc chính là tu hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, cho nên cách làm này của Ngụy Nguyên cư sĩ phù hợp với ý chỉ của Phật. Ông đã làm rất hay.

Váo đầu năm Dân Quốc, lão pháp sư Ấn Quang đã đem Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương trong kinh Lăng Nghiêm để vào sau Tịnh độ bốn kinh để trở thành Tịnh độ năm kinh. Năm kinh này là do đây mà ra. Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương khi chúng ta đọc kinh Lăng Nghiêm, thậm chí ngày xưa khi tôi giảng qua kinh Lăng Nghiêm rất nhiều lần nhưng cũng đều là hàm hồ không rõ ràng. Cứ như vậy mà lướt qua. Hay nói cách khác là, chúng ta không thấy được chỗ tuyệt diệu của Niệm Phật Viên Thông Chương, không thể dịch ra. Mãi đến khi chúng ta có được Tịnh độ năm kinh thì suy nghĩ lại vì sao lão pháp sư đem chương này tóm gọn lại để phía sau bốn kinh? Chương kinh này nhất định là có giá trịý nghĩa đặc biệt, thế cho nên tỉ mỉ xem lại kinh Lăng Nghiêm. Cách xem lại cái kinh chương này cùng với cách xem lúc trước là hoàn toàn không giống nhau. Nếu như không nhờ vào việc làm này của lão pháp sư, chúng ta đích thực lơ là đối với sự khai thị rất trọng yếu của chương kinh này.

Chương kinh này quả thực là rất ngắn, còn ngắn hơn so với Bát Nhã Tâm kinh. Bát Nhã Tâm kinh có 260 chữ, Niệm Phật Viên Thông Chương chỉ có 244 chữ. Nó xác xác thực thực là tâm kinh của Tịnh Độ tông. Không chỉ là tâm kinh của Tịnh Độ tông, hiện tại chúng ta đều biết, Tịnh Độ cùng Hoa nghiêm không hề khác nhau, đó chính là tâm kinh của Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh. Hoa Nghiêmtâm yếu của cả Đại Tạng Giáo, là tinh hoa của cả Đại Tạng Giáo. Vậy thì nói cách khác, Niệm Phật Viên Thông chương này chính là tâm kinh của đại tạng kinh, quan trọng hơn rất nhiều so với Bát Nhã Tâm kinh. Bát Nhã Tâm kinh, tông chỉ của nó là phá chướng, diệt tội, thành Phật, Bát Nhã Tâm kinh là như vậy. Chúng ta người người đều niệm Phật, có mấy người đã phá được chưa? Có mấy người diệt được tội? Phiền não chướng, sở chi chướng, hai chướng này vẫn chưa trừ, tội cũng chưa diệt, việc này đã nói rõ rồi. Bát Nhã Tâm kinh không phải là không tốt, mà là đã không còn trị được bệnh của người nay nữa. Là một bài thuốc tốt phải uống thế nào vậy? Thuốc không đúng bệnh, không đúng bệnh nữa rồi. Thời trước thì được, chữa được đúng bệnh, người hiện đại thì không được, không đúng bệnh nữa rồi. Thế nhưng Niệm Phật Viên Thông chương này thì trị đúng bệnh. Trong Niệm Phật Viên Thông chương dạy chúng ta: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm liên tục”, dạy bạn thành thực trung thực niệm Phật. Vậy hiệu quả thì sao? Hiệu quả cùng với tâm kinh thì không hề khác biệt. “Không nhờ phương tiện, tự đắc tâm khai”, cái tâm khai nay ở trong Thiền tôngminh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, có thể thấy được hiệu quả đó chân thật là trừ chướng diệt tội, thành Phật. Phương pháp không giống nhau, cho nên nếu chúng ta chân thật y theo phương pháp lý luận của Viên thông chương mà tu học, không chỉ nói hiện tại, mà Thế Tôn trong kinh Vô Lượng Thọ đã nói qua, trong kinh Pháp Diệt Tận cũng nói qua, mãi đến pháp diệt tận qua 12.000 năm, khi đã hết rồi, sau cùng kinh Vô Lượng Thọ còn lưu lại thế gian 100 năm. Đến khi kinh Vô Lượng Thọ cũng không còn thì danh hiệu của câu A Di Đà Phật vẫn còn lưu lại thế gian 100 năm. Vậy thì chúng ta mới hiểu được, phương pháp gom nhiếp sáu căn tịnh niệm liên tục này, mãi đến Phật pháp diệt tận, đến lúc sau cùng đó vẫn còn công hiệu. Do đó, việc làm này của lão pháp sư đánh thức người học Phật hiện đại của chúng ta, chúng ta mới đặc biệt chú ý đến sự việc này. Biết được giá trị chân thật của Niệm Phật Viên Thông chương thì càng phải nên chăm chỉ nỗ lực mà học tập.

Đây là nói kinh luận hiện tạiTịnh Độ y theo. Tuy là năm kinh một luận, nhưng so với các tông phái khác thì kinh điểnchúng ta nương theo là rất ít, rất dễ ràng học tập. Có thể đọc hết năm kinh đương nhiên là rất tốt, bạn hiểu được tròn đầy thì sẽ tăng trưởng tín tâm, nguyện tâm của bạn. Nếu như thời gian của chúng ta hoặc hoàn cảnh làm việc không cho phép chúng ta có nhiều thời gian để thâm nhập kinh luận thì trong năm kinh này chọn ra một loại. Như Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông chương là ít nhất, chọn loại này cũng được. Chọn bất cứ loại nào cũng phải một môn thâm nhập, cả đời này mong cầu thế giới Tây Phương cực lạc thì nhất định vãng sanh.

Đây là chỗ tuyệt diệu của Tịnh Độ cho nên được sự tán thán của tất cả chư Phật, tất cả chư Phật hoằng dương. Chỗ này là nói sự thích hợp với người hiện đại, thế nhưng chúng ta phải biết rõ hoàn cảnh trước mắt, biết rõ Phật giáo chân thật. Phật giáo vừa rồi mới nói ra chính là Phật pháp truyền thống. Nếu biến chất thì biến thành tôn giáo, đích thực rất phổ biến. Vì sao biến thành tôn giáo? Đem Phật đem Bồ Tát đều xem là thần minh để cúng bái nên liền biến thành tôn giáo. Cầu Phật Bồ Tát cũng giống như cầu thần minh vậy, đến bảo hộ cho mình, xem Phật Bồ Tát như thần minh, đây chính là đem Phật pháp biến thành tôn giáo. Các vị phải nên biết, tôn giáo là do cảm tình, tôn giáomê tín, tông chỉ của Phật pháp là phá mê khai ngộ, không dạy chúng ta mê tín.

Chúng ta rất bội phục đối với Thích Ca Mâu Ni Phật, không phải ngài xỏ mũi kéo chúng ta đi. Ngài dạy mỗi một người chúng ta đều là một đại trượng phu định thiên lập địa, không phải là bị ngài xỏ mũi kéo đi. Việc này không ai có thể sánh được, thế nhưng thông thường hiện tại đều đem Phật Bồ Tát xem là thần minh, số người đến cúng bái không phải là ít. Đây là ngộ nhận quá lớn, không biết được Phật là lão sư của chúng ta. Lão sư mà đã biến thành thần rồi thì đơn giản mà nói, đó là sự vũ nhục đối với lão sư, thật đại bất kính đối với lão sư.

Cho nên, đệ tử Phật chúng ta cúng dường hình tượng Phật Bồ Tát cũng không ngoài hai cái ý này. Ý thứ nhất là phản bổn báo thị, giống người Trung Quốc chúng ta lập bài vị cúng bái tổ tiên, hoàn toàn giống như ý này vậy. Chúng ta kỉ niệm đối với các ngài, mỗi niệm không quên các ngài, đây là cái ý báo ân các ngài. Các ngài có đại ân đại đức đối với chúng ta, chúng ta tạo tượng để kỉ niệm các ngài. Là cái ý này, là cái ý kỉ niệm chứ không phải đem các ngài xem là thần minh, vậy thì sai rồi.

Cái ý thứ hai thì sao? “Kiến hiền tư tề”. Các ngài cũng là phàm phu giống như chúng ta, các ngài dùng phương pháp đúng đắn tu hành thành tựu được nhân cách vĩ đại viên mãn. Các ngài đáng được chúng ta noi theo. Các ngài có thể làm được, ta cũng phải nên làm cho được. Cho nên nhìn thấy hình tượng Phật Bồ Tát là tấm gương cho chúng ta tu học, là mô phạm để chúng ta tu học, chúng ta phải hướng đến các ngài để học tập, phải học được giống như các ngài, là cái ý này. Giờ phút nào cũng nhắc nhở chúng ta nên chúng ta không nên xem các ngài là thần minh để cúng bái.

Chúng ta tôn xưng ngài là bổn sư. Sư là lão sư, quan hệ của chúng ta với Phật là quan hệ thầy trò. Phật là lão sư, bổn sư, là người đầu tiên sáng lập ra một nền giáo dục. Người đầu tiên sáng lập ra nền giáo dục Phật Đàlão sư căn bản, cho nên chúng ta tôn xưng với Thích Ca Mâu Ni Phật là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Thông thường chúng ta xưng danh hiệu Phật, phía trước còn thêm hai chữ “Nam mô”. Nam mô là tiếng Ấn Độ, dịch thành tiếng Trung Quốc là sự quy y, có ý lễ kính, chúng ta chí kính hướng đến bổn sư. Nam mô chính là ý chí kính. Quy ychúng ta quay đầu. Từ tất cả những tập quán quay đầu lại, chúng ta tuân thủ tất cả những giáo đạo của Thích Ca Mâu Ni Phật, đây chính là quy y, cho nên xưng Nam Mô.

Tất cả Bồ Táthọc sinh của Phật, học sinh đầu tiên. Hôm nay chúng ta sau 3000 năm chúng ta quy y với Phật, chúng ta tiếp nhận nền giáo dục của Phật, chúng tađệ tử đời sau của Phật. Bồ Táthọc sinh những năm đầu. Quan hệ của chúng ta với Bồ Tát là bạn đồng học, các ngài là huynh trưởng của chúng ta. Vì sao đem huynh trưởng cũng xem thành thần minh để đối đãi? Việc này thực tế mà nói là thật quá đáng! Cho nên chúng ta phải nhận biết thật rõ ràng thì học tập của chúng ta mới có thành tích được. Đã sai lầm xem Phật Bồ Tátthần minh, nên chúng ta biến thành mê tín, cho dù hảo tâm chăm chỉ tu học thì bạn cũng không thể khai ngộ. Vì sao vậy? Bởi vì bạn đã mê tín. Tu mê thì làm sao có thể phá mê? Nên không thể phá mê cũng không thể khai ngộ. Cần phải dùng chí tuệ, phải dùng giác để tu thì mới có thể phá mê, mới có thể khai ngộ. Việc này không thể không biết, không thể không phân biệt rõ ràng. Cho nên, Phật giáo không phải tôn giáo thông thường.

Mấy năm gần đây, những niên đại không lâu, khoảng chừng 30 năm thôi (ba mươi năm trước vẫn còn chưa nghe qua), đã xuất hiện Phật giáo của tà giáo, lấy nhãn mác của Phật giáo để lừa gạt chúng sinh, khiến cho chúng sinh phải chịu tai hại tương đối nghiêm trọng. Đây là một hiện tượng rất đáng thương, chúng ta phải cẩn thận, phải nhận thức rõ ràng. Bởi vì thông thường các tôn giáo, hoặc giảhọc thuật còn không đến nỗi hại người, cái tà giáo đó thì hại người. Rất là đáng tiếc, người thế gian hiện tại thật đúng như lời Phật là những kẻ đáng thương. Vì sao họ là kẻ đáng thương vậy? Họ không phải là người không có nhận qua giáo dục, có rất nhiều người vượt qua giáo dục cao đẳng, nhận được học vị thạc sĩ, học vị tiến sĩ nhưng vẫn là tin tà giáo. Thật kỳ lạ! Đó là người thế gian hiện tại, thật là chỉ nghe gạt không chịu nghe khuyên, nhận giả không nhận thật, đây chính là những kẻ đáng thương mà trong Phật pháp đã nói. Thế nhưng còn có một loại nữa, cũng là cận đại mới phát hiện, Phật giáo diễn trò, hoàn tòan chú trọng hình thức, làm những việc pháp sự, họ chỉ làm những việc này. Một pháp hội có đến mấy vạn người, mấy chục vạn người, dựa vào hình thức này để diễn trò. Tỉ mỉ mà quan sát thì không có nội dung, hoàn toàn không liên quan đến giáo học của Phật pháp. Biểu diễn, diễn trò, làm trò náo nhiệt, những việc này đều là sai lầm. Chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng, phân biệt rõ ràng, quay đầu lại giáo dục của Phật Đà.

Phật xác xác thực thực là một nhà đại giáo dục, cũng giống như Khổng Lão Phu Tử của Trung Quốc chúng ta. Thế nhưng chúng ta phải nên biết, Khổng Lão Phu Tử đích thực là có học vấn, có đạo đức, có năng lực, ngài vốn dĩ là muốn vì xã hội nỗ lực làm một chút việc tốt, mở ra hoài bão của ngài, thế nhưng cả đời ngài không được như ý, chu du các nước nhìn thấy rất nhiều quốc vương (chư hầu của các nước Trung Quốc thì người ngọai quốc gọi là quốc vương). Những vị quốc vương này rất cung kính đối với ông, thế nhưng không nước nào chịu dùng ông. Tại vì sao không dùng ông vậy? Bởi vì ông quá giỏi, quá thông minh, sợ sau khi dùng ông rồi thì không thể khống chế được. Nếu như ông muốn làm một cuộc cách mạng hoặc một cuộc đảo chính như hiện tại là một điều rất rễ dàng đối với ông. Lấy trí tuệ năng lực của ông cùng với những học trò dưới trướng của ông thật là dễ như trở bàn tay. Thế nhưng Phu Tử trong lịch sử không hề lưu lại một vết xấu, nhất định là người tuân thủ phép tắc. Không có người dùng ngài thì đành phải quay về quê hương dạy học. Cho nên Phu Tử dạy học là vì ở trên phương diện chính trị không được như ý nên quay về quê hương dạy học, không giống như Thích Ca Mâu Ni Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật xuất thân là một vương tử, phụ thân của ngài là một quốc vương của một nước nhỏ, ngài có thể kế thừa vương vị, ngài có thể ở trên phương diện chính trị triển khai hoài bão của ngài. Thế nhưng ngài không làm, ngài rút khỏi chính trị mà theo công tác giáo dục. Thế nhưng từ nơi giáo dục thì sao? Khổng Lão Phu Tử của Trung Quốc chúng ta cùng với Thế Tôn ngài có thể nói là rất thành công, thế những điểm xuất phát của hai người thì không giống nhau. Việc này chúng ta nên biết cho rõ ràng. Cho nên ngày nay có một số đồng tu hỏi tôi, đệ tử Phật có nên làm chính trị hay không? Bạn nghĩ xem, Thích Ca Mâu Ni Phật là thế nào thì chúng ta có thể thể hội được. Vì sao gọi là chính? Chính là sự việc của đại chúng, của mọi người. Thế Tôn tuy không làm quốc vương, dường như rút khỏi phạm vi chính trị, thế những giáo dụccăn bản để lập quốc, đại căn đại bản. Công việc mà ngài đã làm so với chính trị còn thực tế hơn, còn vĩ đại hơn. Trong Thiền tông nói tu hành, động một tí là nói tu từ căn bản. Thích Ca Mâu Ni Phật chỉ cho đại chúng làm việc là từ căn bản mà bắt tay vào. Căn bản chính là giáo dục. Người người đều giác ngộ, người người đều thông hiểu, người người đều có thể tu thiện thì thế giới này liền được thái bình, xã hội tốt đẹp. Tất cả chính trị gia trong và ngoài nước, khẩu hiệu của họ, nguyện vọng của họ chính là mục tiêu này, thế nhưng chưa chắc họ có thể làm được. Phật làm được, Khổng Lão Phu Tử cũng làm được. Việc làm của người ta là thật làm, không phải là hô to khẩu hiệu. Chúng ta nên thể hội tinh thầngiá trị giáo dục của ngài. Nếu chúng ta muốn học tập theo Phật, làm theo Phật Đà, mục tiêu của việc giáo dục này là dạy chúng ta lìa khổ được vui.

Khổ từ do đâu mà ra? Là việc trước tiên phải tìm ra. Cũng giống như thầy thuốc vậy, trước tiên phải tìm ra căn bệnh, cái bệnh đó vì sao mà sanh ra, xem nó phát triển ra sao. Phật nói tất cả khổ là từ mê mà ra. Mê cái gì vậy? Mê mất đi chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Vũ trụ chính là hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta. Chúng ta đối với hoàn cảnh sinh hoạt của chính chúng ta không thể không thấu hiểu. Nhân sanh chính là mình. Đối với chính mình, đối với hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình hoàn toàn vô tri, không biết gì hết, một ngày từ sớm đến tối nghĩ tưởng xằng bậy. Bạn xem những người đi bái lạy thần mình thì rất rõ ràng. Họ đi bái thần hỏi tiền đồ của chính mình, hỏi tương lai của chính mình, đó chẳng phải là đối với chính mình, đối với hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình không hiểu gì hết nên phải đi hỏi người khác? Vậy thần mình có biết được hay không vậy? Không thấy được là biết. Có người nói vị thần này rất linh, tôi cũng gặp được một số đồng tu nói với tôi thần minh ở nơi kia rất hiển linh, họ thường hay đi. Tôi liền hỏi ngược lại họ, giả như một trăm người đi hỏi thần minh này mà một trăm người đều linh thì tôi tin tưởng thần minh này linh. Nhưng nếu nói 100 người đi cầu mà chỉ có một mình bạn linh thì đó là do vận may của bạn đến đúng lúc, không phải do thần minh nhận biết. Một người có đầu óc tỉnh táo sáng suốt một chút thì dễ dàng nhận ra. Bạn đi bái thần, thần bảo hộ bạn phát tài, không sai, hôm nay quả nhiên phát tài, đó là do trong mạng của bạn có, không bái thần thì cũng phát tài, vừa bái thần thì cũng đúng lúc liền cho rằng thần minh linh hiển. Khi những người khác đi cầu khẩn vì sao họ không phát tài được vậy? Chỉ riêng bạn phát tài, thăng quan? Có thể thấy, cái việc này không do thần minh thao túng. Đây là đều vô tri, mê tín, hoàn toàn mê mất đối với mình và hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình. Đây là nguồn gốc của tất cả khổ nạn. Cho nên phương pháp giáo dục của Phật tập trung vào nhân tố này.

Phật đề xướng phá mê khai ngộ, hay nói cách khác, Phật dạy chúng ta nhận thức chính mình chuẩn xác, nhận thức hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình, làm một người chân thật giác ngộ mà không mê hoặc, tư tưởng kiến giải, hành vi của chúng ta hoàn toàn phù hợp với chân tướng sự thật. Vậy thì không mê, như vậy mới có thể được lợi lạc, lìa khổ được vui. Có thể thấy được đây là lìa khổ được vui. Phật không có nói ngài có năng lực giúp bạn lìa khổ, an vui, Phật không nói như vậy. Phật chỉ là dạy bảo chúng ta, đem kinh nghiệm tu học của ngài ra cho chúng ta tham khảo, thuần túy là giáo học. Trong Phật giáo không có mê tín, do đó Thế Tôn xuất hiệnthế gian, giảng kinh nói pháp 49 năm, hoàn toàn là đem chân tướng vụ trụ nhân sinhchúng ta mà nói rõ ra mà thôi. Nếu như thông suốt rồi thì liền biết được làm thế nào để tư duy, làm thế nào để sinh hoạt, khiến cho cả đời này của chúng ta trải qua được rất hạnh phúc, rất an vui, gia đình mỹ mãn, sự nghiệp thuận lợi, xã hội an định, thế giới hòa bình. Sự việc này đích thực là có thể đạt đến, không phải là việc giả dối, bởi vì những thứ này không phải nhờ vào người khác, không phải nương tựa người khác. Phật là dạy chính chúng ta chăm chỉ nỗ lực mà làm. Trồng nhân thiện ắt được quả thiện, Phật dạy bảo chúng ta như vậy, không phải may mắn mà được, không phải dựa vào sức mạnh bên ngoài. Nói là bảo hộ gia trì mà được thì đó là giả, không đáng tin cậy.

Thế nhưng nhân sinh của vụ trụ thì không dễ gì hiểu được. Chúng ta nhắc đến nhân sinh, nhắc đến mình mình, quan niệm đầu tiên liền cảm giác được thân là chính mình. Có một số triết học gia thông minh, họ biết được thân là chính mình thì không hợp lý, vì thân mình từng giây đang thay đổi. Thế là một số triết học gia này nói: “Ta nghĩ tức là ta đang tồn tại”. Đem cái mà họ có thể tư duy tưởng tượng ra cho rằng đó là chính mình. Cái này là nói đến duy tâm luận. Việc này có phải vậy không? Vẫn là không phải. Bạn nói rằng có thể tư duy tưởng tượng là chính bạn, một ngày từ sớm đến nghĩ tưởng lung tung vậy thì cái nào là chính bạn vậy? Đích thực là có cái ta chân thật. Phật pháp gọi là thường, lạc, ngã, tịnh. Bốn tình thức này là thật, không phải giả. Trong Thiền tông nói bản lai diện mục trước khi cha mẹ sinh ra, đó là chân thật chính mình. Phật dạy chúng ta phải nắm được chân thật chính mình, sau đó biết được không gian sinh hoạt của chính mình. Chúng ta nói không gian sinh hoạt, hoàn cảnh sinh hoạt, cái không gian đó rất rộng rất lớn. Tận hư không khắp pháp giớikhông gian hoạt động của chúng ta, làm gì mà nhỏ hẹp như vậy! Chúng ta, thực tế mà nói, từ vô thỉ kiếp đến nay đã mê mất chính mình, đã mê lâu đến như vậy, đã mê sâu đến như vậy, Thế Tôn giảng mấy bộ kinh, giảng qua mấy lần liền có thể thức tỉnh chúng ta, liền có thể dạy chúng ta quay đầu, thật không dễ dàng! Mấy bộ kinh, mấy lần giảng giải là có thể quay đầu thì đó không phải là người thông thường, phải gọi đó là bậc thượng thượng căn, chính là thiên tài, tuyệt đối không phải là người thông thường. Trong Phật pháp không gọi là thiên tài, Phật pháp gọi hiện tượng này là gì vậy? Trong đời quá khứ của họ đã bồi dưỡng vô lượng thiện căn phước đức, ngay lúc này hiện hành. Phật vì họ nói Pháp là tăng thượng duyên, giúp họ một tay, chỉ có như vậy thì liền bừng tỉnh. Nếu như nền tảng thiện căn phước đức của họ không sâu dày, thì cho dù có nghe Phật pháp cũng là luống không. Cái luống không này là nói cả một đời, lợi ích thì cũng có, gọi là trong bát thức đã trồng sâu căn lành. Việc này là lợi ích chân thật của họ. Vậy thì do đây có thể biết, chúng ta một đời nghe được Phật pháp, có thể sanh tâm hoan hỷ, có thể chịu đi làm, cũng giống như trong kinh A Di Đà đã nói là không phải thiện căn phước đức nhân duyên ít mà có thể sanh về nước kia. Hiện tại chúng ta hiểu rõ rồi, thiện căn phước đức nhân duyên của chúng ta đã chín mùi. Đây là một đại nhân duyên rất hy hữu, đáng quý! Hy vọng ngay trong một đời này của chúng ta phải trân trọng cái nhân duyên này, nhất định không thể để cái nhân duyên này luống qua. Sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì thế giới Tây Phương Cực Lạc cùng với cõi nước của chư Phật, vừa rồi mới nói, đều là hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình, đều là không gian hoạt động của chính chúng ta. Việc này một tí cũng không giả.

Trước mắt chúng tathế gian này có được hạnh phúc an vui không? Nhất định đạt được. Chỉ cần sự tu học của bạn xác xác thực thực y theo phương pháplý luận Phật dạy cho chúng tatu học thì nhất định sẽ có được hiệu quả. Hiệu quả này ra sao? Chính là thành tíchhiện tại chúng ta đã nói, nhất địnhthành tích hiển lộ. Cái thành tích này khi nói ra khiến cho người rất là ngưỡng mộ. Người thế gian thông thường họ không hiểu Phật pháp, họ không tin Phật giáo, họ cầu tài phú, cầu thông minh trí tuệ, cầu khỏe mạnh sống lâu, họ có cái tâm nguyện này để mong cầu, thế nhưng chưa chắc gì có thể đạt được. Thế nhưng nếu y theo Phật pháptu học, nhà Phật thường nói, trong cửa Phật có cầu ắt có ứng. Lời nói này là thật không phải là giả, có cầu ắt có ứng. Cầu tiền của được tiền của, cầu phú quý được phú quý, cầu con cái được con cái, cầu trường thọ được trường thọ, không thứ gì là cầu không được. Thế nhưng ngay lúc bạn ở trước mặt Bồ Tátcầu xin nhưng bạn không nhận được là do nguyên nhân gì vậy? Bởi vì bạn xem Phật Bồ Tát là vị thần, hướng đến thần mà mong cầu. Phật Bồ Tát là người vĩ đại, đem ngài ép xuống thành vị thần, bạn tưởng tượng xem, bạn đã sai rồi, cho nên bạn cầu không được.

Phải nên cầu như thế nào? Tuân thủ đạo lý mà Phật đã dạy cho chúng ta, chúng ta phải thấu hiểu phương pháp đã dạy cho chúng ta, như lý như pháp mà cầu thì nhất định cầu được. Như lý như pháp, tôi lại nói với các vị, không phải hướng đến Phật Bồ Tát mà cầu, mà là hướng đến chính mình mà cầu, cho nên Phật pháp gọi là nội học. Phật pháp dạy người từ nơi tâm tánh mà cầu, không phải hướng bên ngoài. Hướng ngoại đó gọi là ngoại đạo. Giả như chúng ta không biết hướng nội mà cầu, không biết được cầu chính mình mà đi cầu Thích Ca Mâu Ni Phật, hướng đến Bồ Tát Quan Âm mà cầu, bạn đã đang hành ngoại đạo. Bạn hoàn toàn hiểu sai bổn ý của Phật. Phật dạy bạn, bạn hoàn toàn hiểu sai và làm sai. Cho nên trong Phật pháp gọi là ngoại đạo không phải là chỉ tôn giáo khác, việc này các vị nên hiểu rõ. Ý nghĩa của chữ ngoại đạo là ngoài tâm mà cầu pháp, bạn không biết được phải từ tâm tánh mà cầu, bạn hướng đến bên ngoài mà cầu nên gọi ngoại đạo. Trong Phật môn định nghĩa ngoại đạo là cái ý này. Thế thì chúng ta đi quan sát, quan sát người học Phật, có mấy người không phải ngoại đạo? Học Phật để học thành ngoại đạo thì họ làm sao có thành tựu gì! Do đó, cho dù khổ tu cả đời vẫn cứ phải luân hồi sáu cõi. Nếu bạn hỏi do nguyên nhân gì vậy? Bởi vì họ hiểu sai nghĩa chân thật của Như Lai, họ học là ngoại đạo, là ngoài tâm mà cầu pháp. Ngoài cái tâm này mà cầu pháp, thực tế ra mà nói, hiện nay rất là phổ biến. Khi vừa bắt đầu học Phật thì biến thành ngoại đạo. Vừa bắt đầu là gì? Thọ quy y. Truyền thụ tam quy y này chính là bảo bạn đi làm ngoại đạo. Vì sao vậy? Quy y Phật, bạn xem Phật ở nơi đó, bạn đi quy y ngài. Tượng xi măng, tưởng gỗ, tự thân còn khó giữ, vậy mà bạn đi quy y.

Quy y phápkinh điển. Từ xưa đến nay kinh điển này bị người ta huỷ diệt thiêu đốt biết bao nhiêu lần, trong lịch sử Trung Quốc tam võ nhất tông, vậy có thể nương tựa được không? Có rất nhiều người trong nhà thỉnh một bộ Đại Tạng kinh cúng ở nơi thờ Phật Bồ Tát ở trong nhà họ để bảo hộ cho họ. Đại Tạng kinh trước giờ chưa hề xem qua, cũng không cho người khác mượn xem, để nó ở đó thành sâu mọt, còn nói Phật Bồ Tát ở trong nhà họ bảo hộ cho họ. Đây là mê tín.

Quy y tăng, tăng là một người xuất gia. Người xuất gia phàm phu, ta quy y một vị nào đó, ta quy y một vị pháp sư nào đó có đáng lo không?

Ngoài tâm mà cầu pháp, thì Phật Pháp Tăng đều biến thành bên ngoài. Vừa thọ tam quy thì thành ngoại đạo. Nếu như Phật nhìn thấy cái hiện tượng này nhất định sẽ lắc đầu rơi nước mắt. Làm sao có thể biến thành hiện tượng kỳ quái này! Cho nên chúng ta biết được, quy y tam bảo, tam bảotự tính tam bảo. Phật là gì vậy? Tự tánh giác, giác mà không mê, đây là Phật. Pháp là chánh, chánh tri chánh kiến, chánh mà không tà, đây là tự tánh pháp bảo. Tăng là thanh tịnh, sáu căn thanh tịnh một trần không nhiễm. Thực tế mà nói, Bồ Tát Đại Thế Chí dạy chúng ta phương pháp niệm Phật: “Gom nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục”, đó là tự tánh tam bảo. Nếu như lại nói phương pháp thì đó là pháp bảo, nếu như nói bản thể của nó thì đó là Phật bảo. Hai câu nói này đều đầy đủ tự tánh tam bảo. Phật dạy chúng ta như vậy mà quy y, không phải quy y tam bảo bên ngoài. Quy y tam bảo bên ngoài, không hiểu được tam bảo bên trong thì biến thành ngoại đạo. Do đó, bạn nói bạn học Phật có thành tựu thì bạn có thể thay đổi thể chất, cải biến thể chất, đây là câu nói rất phổ biến hiện nay. Người chân thật học Phật thì thể chất nhất định có thể thay đổi. Thay đổi tâm lý, thay đổi thể chất, người học Phật gọi là đắc pháp. Công phu đắc lực tất nhiên có hiện tượng này, cũng chính là nói thân thể của bạn càng ngày càng tốt hơn, dung nhan của bạn cũng là tỏa sáng. Đây không phải do Phật Bồ Tát bảo hộ, cho rằng Phật Bồ Tát bảo hộ, Phật Bồ Tát gia trìngộ nhận. Từ đâu mà được vậy? Tâm của bạn càng ngày càng thanh tịnh, càng ngày càng chân thành, càng ngày càng từ bi, tướng tùy tâm chuyển. Tâm thay đổi thì tướng mạo sẽ thay đổi thôi, đạo lý chỉ là như vậy. Đây là Phật dạy cho chúng ta. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này thì sẽ biết được cách làm, đương nhiên đạt được hiệu quả. Đây là ân đức lão sư dạy cho chúng ta, chúng ta mỗi niệm không quên cảm ân đối với lão sư là cái ý này. Cho rằng Phật gia trì, Bồ Tát bảo hộ đều gọi là mê tín. Người mê tín quá nhiều! Hôm nào tôi đi đến đâu người ta cũng quỳ lạy trước mặt tôi nói: “Pháp sư, xin ngài xoa đầu gia trì”. Sờ đầu nhiều thì tay không còn sạch sẽ, dễ dàng truyền sang bệnh truyền nhiễm, việc này cũng được gọi là gia trì sao? Việc này là mê tín, mê đến trình độ như vậy! Việc gì gọi là gia trì? Giảng đạo lý cho bạn nghe, truyền đạt cho bạn phương pháp, đây còn gọi là gia trì, không phải là xoa xoa đầu như vậy mà gọi là gia trì, đó là mê hoặc điên đảo, hiểu sai ý Phật. Thực tế việc này rất là phổ biến. Cho nên nếu chúng ta đi trên con đường mê tín thì chúng ta sẽ không có được hiệu quả tốt, cũng chính là bạn sẽ không đạt được hạnh phúc an vui trước mắt, bạn cũng sẽ không đạt được mọi việc thuận lợi. Nhất định phải tuân thủ lý luận và giáo hối của Phật. Cho nên, Phật pháp chú trọng ở chỗ giải và hành. Giải chính là rõ lý, rõ ràng thông đạt lý luận cùng phương pháp. Hành là phải chân thật làm cho được. Nếu như nói là bạn hiểu được đạo lý, hiểu được phương pháp mà làm không được, thực tế ra mà nói, bạn vẫn chưa hiểu được đúng pháp.

Quốc phụ tiên sinh Tôn Trung Sơn đã từng nói qua: “biết khó làm dễ”. Câu nói này dùng trong Phật pháp rất là thích hợp. Năm xưa khi tôi mới học Phật, thân cận đại sư Chương Gia, chính câu nói này đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia. Biết là thật khó, làm thì dễ, cho nên người chân thật hiểu biết làm gì có việc không làm được. Người không làm được, thành thật mà nói, họ nói họ biết nhưng không phải vậy, không thấy được là họ thật biết. Thật biết thì nhất định sẽ làm đến được. Ý nghĩa này trong kinh Pháp Cú của Phật giáo cũng có, là Phật nói, Phật nêu ra rất nhiều, rất nhiều thí dụ dạy bảo chúng ta làm là quan trọng, chỉ có làm, làm là thực tiễn thật biết của bạn, đem cái thật biết của bạn vào trong làm. Đó là khảo nghiệm, xem cái biết đó có phải là thật không. Thế cho nên biết và làm hỗ trợ lẫn nhau, biết có thể giúp cho làm, làm có thể giúp cho biết, làm cho cái biết của bạn càng thâm nhập, càng rộng hơn, càng viên dung, cho nên nó luôn hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, tu học của chúng ta cần phải giải hành tương ưng.

Giải từ nơi đâu mà học vậy? Từ đọc kinh. Khi đọc kinh là cầu trí tuệ chân thật, thế nhưng khi đọc kinh không thể cầu giải. Nếu bạn vừa đọc kinh vừa suy nghĩ ý nghĩa trong kinh là nói gì, là nói đạo lý gì thì sai rồi, chỉ cần bạn dùng tâm cung kính, tâm chân thành, tâm thanh tịnh, thành thật mà đọc thì được rồi. Mục đích của tôi đọc [kinh] là ở đâu vậy? Mục đích đọc kinh chính là tu tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi của bạn. Đọc kinh là tu những việc này, cho nên không cầu giải. Nếu như một mặt đọc kinh, một mặt nghĩ tưởng ý nghĩa, đó là nghĩ tưởng lung tung. Bạn xem, bạn đọc kinh lại xen tạp nghĩ tưởng lung tung, bạn còn có được thành tựu hay sao? Khi đọc kinh không nên có thêm vọng tưởng, mà phải chân thành mỗi niệm, niệm đến tâm thanh tịnh thì trí tuệ tự nhiên sẽ khai mở, bỗng nhiên thông suốt, gọi là mở trí tuệ.

Nhưng khai mở trí tuệ thì không thể mong cầu. Bạn muốn cầu nhưng tại sao bạn không thể khai mở trí tuệ? Bạn vĩnh viễn không thể mở, vì sao vậy? Vì trong đầu bạn xen tạp thêm vọng tưởng trong đó rồi. Vọng thì không thể mở được trí tuệ chân thật. Khi vọng diệt hết rồi thì chân xuất hiện thôi. Đây là bí quyết của các đại đức xưa dạy bảo cho chúng ta học, quả thật đây là phương pháp hay. Cho nên đọc kinh bạn phải biết đọc, khi muốn hiểu thì đó không phải là đọc kinh. Mỗi một ngày bỏ ra một chút thời gian để chuyên nghiên cứu, đó không phải là đọc kinh mà là cầu giải. Nghe giảng cũng là cầu giải. Trong quá trình sơ học, chúng ta phải lấy đọc kinh là chủ đạo. Đọc kinh là cầu căn bản trí. Thời gian cầu giải có thể ít một chút. Cầu giải là giúp cho hậu đắc trí. Trên kinh Bát Nhã giảng: “bát nhã vô tri vô sở bất tri”, cho nên khi đọc tụngchúng ta cầu vô tri. Vô trichân trí tuệ, bởi vì vô tri thì bạn mới có thể vô sở bất tri. Nếu bạn còn có tri thì có chỗ bất tri, vậy thì rất khổ, cho nên không thể có tri. Tâm địa phải thanh tịnh, thường thườngvô tri, vậy thì tốt. Tâm địa thanh tịnh một trần không nhiễm, khi nó khởi tác dụng thì vô sở bất tri, khi không khởi tác dụng thì tâm địa phải thanh tịnh, nhất vô sở tri, không có vọng tưởng, không có phân biệt, không có chấp trước. Bạn xem, đây là tự tại, đây gọi là chân thật hưởng thụ. Lúc trước, tiên sinh Đông Phương Mỹ đã nói: “học Phật là hưởng thụ cao nhất của nhân sanh”. Hưởng thụ cái gì cao nhất? Trong lòng không có vọng tưởng, không có phân biệt, không có chấp trước. Không vọng tưởng, không có ưu tư, không có vướng mắc, bạn xem, tự tại dường nào! Tâm như hư không trùm khắp, đích thực là tâm trùm hư không lượng khắp pháp giới. Lục tổ đại sư nói: “vốn dĩ không một vật, làm gì nhiễm bụi trần”, đây là hưởng thụ cao nhất của nhân sanh. Người ở trong cái hưởng thụ này, các vị phải nên biết, là ở trong lòng chân thật thanh tịnh. Tướng tùy tâm chuyển, sinh lý của chúng ta hoàn toàn điều thích, điều hòa, hoàn toàn tương ưng với đại tự nhiên. Đây chính là khỏe mạnh sống lâu, người thế gian gọi là trường sinh bất lão. Việc này chân thật không giả. Trường sinh bất lão làm sao được vậy? Tâm địa thanh tịnh một trần không nhiễm, người như vậy thì nhất định trường sinh bất lão. Trong lòng có phiền não, có tham sân si mạn, có vọng tưởng thì trường sinh cũng bị lão hóa, họ không thể không già, họ sẽ bị già.

  1. 2. Pháp môn Tịnh độ

Hôm qua chúng tôi đem Phật pháp khái lượt giới thiệu đến các vị. Chúng ta học Phật trước tiên phải nhận biết Phật pháp. Tông phái pháp môn của Phật pháp rất nhiều, [chúng ta] cũng cần phải hiểu rõ, sau đó mới có chọn lựa thích hợp để ngay trong một đời này chúng ta không đến nỗi luống không. Vậy thì chúng ta chọn lựa là pháp môn tịnh độ thì đương nhiên đối với tịnh độ cũng phải có nhận thức sâu sắc. Tịnh độchân truyền duy nhất của Thế Tôn, nhất là vào thời đại hiện đại này, Thế Tôn đã vì chúng ta nói ra tịnh độ ba kinh.

Bộ kinh thứ nhất chính là kinh Vô Lượng Thọ. Kinh Vô Lượng Thọ là kinh duy nhất nhiều lần diễn giảng khi Thế Tôn còn tại thế. Cái điểm này chúng ta phải đặc biệt chú trọng, bởi vì Phật nói tất cả kinh ngay trong một đời chỉ nói qua một lần, không hề nói qua hai lần, chỉ riêng kinh Vô Lượng Thọ của tịnh độ là nhiều lần diễn giảng. Khảo chứng của đại đức xưa đích thực là ở trong các kinh luận tìm ra được chứng cứ chứng minh bộ kinh này Phật không chỉ giảng qua một lần, chí ít là giảng qua trên ba lần. Trước khi giảng Kinh Vô Lượng Thọ, ban đầu là nói ra kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm là khi Phật thành đạo, trong 27 ngày ở dưới cội bồ đề trong định mà nói ra. Sau cùng của kinh Hoa NghiêmBồ Tát Phổ Hiền phát mười đại nguyện cầu sanh Cực Lạc đã biểu thị Tây Phương Tịnh Độbao gồm tất cả pháp môn đều quy về, là pháp môn tất cả chư đại Bồ Tát cùng đồng tu học, việc này đều thấy được ở kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm đến sau cùng Bồ Tát thập địa không rời niệm Phật. Tại vì sao địa thượng Bồ Tát đều niệm Phật vậy? Vì địa thượng Bồ Tát chân thật hiểu rõ niệm Phật thành Phậtsự thật, cho nên cho dù trước ngôi địa thượng các môn tu học đều không giống nhau. Sau khi đăng địa rồi tất cả đều không rời niệm Phật. Đây đều là hiển thịpháp môn này thù thắng không gì bằng. Chúng ta may mắn gặp được, thực tế rất là hi hữu khó được, giống như cư sĩ Bàng Tế Thanh đã nói: “đây là vô lượng kiếp đến nay một lần hi hữu hiếm có”. Trên kệ khai kinh đã nói là trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp, không chỉ là trăm ngàn vạn kiếp, thì làm sao chúng ta không trân trọng chứ? Kinh Vô Lượng Thọ là khái yếu của tịnh tông, Thế Tôn nói duyên khởi của Tây Phương Tịnh Độ, lịch sử, nhân quả, ý chánh trang nghiêm. Tuy là kinh văn không dài nhưng có thể giới thiệu rất viên mãn, mọi mặt đều nói đến, khiến cho chúng ta đối với Tây Phương Tịnh Độ có được nhận thức, có được biểu giải.

Phật khuyên bảo tất cả chúng sanh nhất định phải nương theo pháp môn này ngay đời này thành tựu. Kế đến là vì chúng ta giảng nói kinh Quán Vô Lượng Thọ. Duyên khởi của Quán kinh rất đặc biệt. Phu nhân Vi Đề Hy gặp phải biến cố gia đìnhquốc gia, cảm thấy nhân gian vô thường, đã nếm được thống khổ thế gian, thế là bà phát nguyện muốn cầu một cõi nước thanh tịnh, không có tất cả khổ nạn để đi vãng sanh. Thế Tôn rất từ bi, Phật không chỉ giới thiệu cho bà một nơi mà Phật dùng thần lực đem cõi nước của mười phương chư Phật đều biến hiện ra trước mắt của bà để bà tự mình quan sát, để bà tự mình chọn lựa. Phu nhân Vi Đề Hy rất là hi hữu, bà đã chọn ra Tây Phương Tịnh Độ - thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Sự chọn lựa này khiến cho Thế Tôn rất là hoan hỉ. Sự chọn lựa của bà rất là chính xác. Phu nhân cầu Phật chỉ cho bà phải tu hành như thế nào để có thể sinh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Thế là Phật ở ngay trong hội này giới thiệu phương pháp tu học Tây Phương Tịnh Độ, cũng chính là phương pháp niệm Phật. Phật dạy cho chúng taquán tưởng niệm Phật, quán tượng niệm Phật, trì danh niệm Phật. Đây là những nguyên tắc niệm Phật ở trên bộ kinh này, không chỉ đem pháp môn nói ra tường tận. Đây chính là mười sáu phép quán, từ thứ nhất nhật lạc huyền cổ đến quán mười hai đều thuộc về quán tưởng niệm Phật. Thứ mười ba thuộc về quán tượng niệm Phật, thứ mười sáu vì chúng ta khai thị trì danh niệm Phật.

Phật nói pháp, các vị phải phải ghi nhớ một nguyên tắc, cũng giống như ở thế gian chúng ta biểu diễn tiết mục, trình tự của nó cũng tương tự như vậy, tiết mục hay nhất định phải xếp sau cùng, tiết mục hay thì để ở sau, cho nên cái sau cùng là hay nhất. Vậy thì trong pháp môn niệm Phật, cái hay nhất chính là trì danh niệm Phật, do đó chúng ta không nên tuỳ tiện cho rằng trì danh niệm Phật là rất dễ. Người thông thường đều cho rằng là dễ, đại khái cho rằng là không được tốt lắm, tốt phải là rất khó. Cái quan niệm này thật là sai lầm. Thứ càng tốt thì phải là càng đơn giản dễ dàng mới có thể phổ độ chúng sanh. Phật lại nói rõ cho chúng ta đạo lý của nhân quả chín phẩm. Những khai thị này mục đích không phải là để khi chúng ta vãng sanh nâng cao phẩm vị, mà đây là nội dung quan trọng của Quán kinh, bên trong còn có khai thị rất trọng yếu, đó chính là Thế Tôn trước khi chưa nói phương pháp vãng sanh thì trước tiên dạy cho phu nhân Vi Đệ Hy phải tu tam phước, hơn nữa còn rõ ràng nói với chúng tatam phước này là chánh nhân tịnh nghiệp của ba đời chư Phật. Câu nói này rất là quan trọng. Ba đời là nói quá khứ, hiện tại, vị lai, hay nói cách khác, thảy đều bao gồm tất cả những người tu hành thành Phật trong đó, không sót một người. Phật quá khứtu hành như vậy, lấy cái này làm nền tảng, Phật hiện tại cũng là lấy cái này làm nền tảng, Phật vị lai vẫn phải tuân thủ nguyên tắc này mới có được thành tựu. Vậy thì chúng ta biết được, tất cả chư Phật tu hành thành Phật pháp môn rất nhiều, không chỉ là pháp môn niệm Phật, nên gọi là pháp môn vô lượng. Mỗi một pháp môn đều là pháp môn thành Phật. Nếu như pháp môn tu học này không thể thành Phật thì Phật sẽ không vì chúng ta mà nói hay Phật xuất hiệnthế gian. Nói cách khác, thông minh trí tuệ của người thế gian có thể giải quyết được vấn đề thì Phật sẽ không nói. Tại sao vậy? Nói ra nữa sẽ là quá dư, đó là lời thừa. Phật đã vì chúng ta nói ra là vì người thế gian chúng ta không có năng lực giải quyết. Không có năng lực giải quyết chính là việc lớn sinh tử, cũng chính là chúng ta thường nói thoát sinh tử ra ba cõi thì người thế gian chúng ta, nhà khoa học, nhà triết học, nhà tôn giáo đều không thể giải quyết. Tuy là vào thời đó, Ấn Độ có không ít tôn giáothành quả tu hành khiến người kính phục, họ có năng lực sanh đến cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc giới, có năng lực sanh đến cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, thế nhưng không qua khỏi ba cõi. Thực tế mà nói, là bởi duyên cớ này Phật mới xuất hiệnthế gian. Nếu người thế giannăng lực ra khỏi ba cõi thì hà tất phải làm phiền đến Phật phải đến thế gian này chứ. Xác thực có không ít người muốn thoát khỏi sáu cõi luân hồi, có cái ý niệm này. Ý niệm này là tốt, cái ý niệm này là chính xác, chính là trong Phật pháp thường nói họ là người có giác ngộ. Sau khi giác ngộ họ không có biện pháp thì Phật xuất hiệnthế gian để giúp đỡ những người này. Trong Phật pháp gọi những người này là loại chúng sinhcơ duyên đã chín mùi. Vậy thì chúng ta có cái ý niệm này không? Có cái ý nghĩ thoát sinh tử ra khỏi ba cõi hay không? Có ý nghĩ muốn làm Phật hay không? Cái ý niệm này rất quan trọng.

Chúng tôi học Phật, ở trong Phật pháp, trong ba đến bốn mươi năm, tôi cũng đã đi qua rất nhiều nơi, tiếp xúc các đồng tu học Phật, tôi hỏi họ vì sao phải học Phật? Vì phát tài, vì thăng quan, vì cầu bình an, đều vì các thứ này, hoặc giả là gặp phải nghịch cảnh nên mới phải đi, vì không còn con đường khác mới chạy đến học Phật. Trong lịch sử, chúng ta xem thấy một người rất xuất sắc là đại sư Lục Tổ Huệ Năng của Thiền tông. Ngài mới đến bái kiến Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn, Ngũ Tổ hỏi ngài: “Ông đến đây làm gì?”. Ngài nói: “Con đến đây làm Phật”. Con người này rất cừ khôi, câu trả lời này rất chính xác. Hôm nay các vị đến đây làm cái gì? Chỗ này là do căn tánh chúng ta kém xa Lục Tổ, mục đích học Phật của Lục Tổ là muốn thành Phật. Kinh Vô Lượng Thọ các vị đã đọc qua rất nhiều, các vị xem tỳ kheo Pháp Tạng tức Thế Nhiêu Vương, lão sư của ngài là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, bạn xem khẩu khí của ngài ở trước mặt lão sư của ngài ra sao? Lớn hơn rất nhiều so với Lục Tổ. Lục Tổ chỉ làm Phật thôi, nhưng Thế Nhiêu Vương không những muốn làm Phật mà còn muốn vượt hơn tất cả chư Phật. Lục Tổ không dám nói tôi muốn vượt qua tất cả chư Phật. Lục tổ học Phật là phải làm Phật, ngài thật đã làm được Phật. Thế Nhiêu Vương phát tâm nói ngài phải làm Phật, ngài phải vượt qua tất cả chư Phật, ngài đã thật sự làm được. Bạn xem, Thế Tôn tán thán ngài nói: “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”, vượt qua chư Phật. Tâm lượng chúng ta thì như thế nào? Chỉ hy vọng thăng quan phát tài, hy vọng già trẻ trong nhà bình an. Bạn xem, mục tiêu này nhỏ hẹp làm sao! Vậy làm Phật thì sao? Người thế gian có thể làm được. Nếu như các vị đọc qua Liễu Phàm Tứ Huấn, Liễu Phàm Tứ Huấn là pháp thế gian, người thế gian. Việc này không cần phải cầu Phật, người thế gian có thể giải quyết vấn đề. Đây thật chỉ là vấn đề nhỏ ngoài da không đáng kể, làm gì phải đến cửa Phật để cầu chứ? Cho nên chí nguyện không giống nhau. Tâm lượng nhỏ như vậy, một đời này tu hành hoặc giảđời đời kiếp tu hành thành tựu cũng rất có hạn. Có rất nhiều người học Phật đời này đoạn ác tu thiện mục đích là gì vậy? Là để đời sau làm người giàu có, phú quý. Nhìn thấy người làm quan lớn thế gian này phát tài to thì rất ngưỡng mộ đối với họ, hy vọng đời sau mình cũng giống như họ. Cũng như vậy mà thôi, tâm lượng cùng mục tiêu quá nhỏ quá hẹp, làm gì có thể so bì được với người xưa chứ? Do đó trong tu học, thực tế ra mà nói, cũng không cần phải nghiêm khắc đến như vậy, cũng không cần phải cố sức mà mong cầu. Nếu như tâm nguyện của bạn lớn, chí nguyện lớn, vậy thì bạn cần phải tuân thủ giáo huấn của chư Phật, nhất định phải từ tam phướcxây dựng nền tảng. Như chúng ta xây dựng một tòa nhà vậy, tam phước là nền tảng, nền tảng có kiên cố vững chắc thì xây dựng của chúng ta mới có thể thành tựu. Đây cũng là để chúng ta thể hội được học Phật phải từ đâu mà học, nền tảng là ở chỗ nào. Những điều này trong Quán kinh đều là khai thị vô cùng quan trọng.

Bộ kinh thứ ba chính là Phật Thuyết A Di Đà kinh. Theo thứ tự của ba kinh mà nói thì đây là kinh Phật nói sau cùng. Nội dung của kinh A Di Đà là khuyên chúng ta chọn lựa pháp môn này, khuyên chúng ta tu học pháp môn này. Cho nên toàn kinh, đại sư Ngẫu Ích trong Yếu Giải đã giải thích giáo nghĩa rất hay, tựa – chánh - lưu thông ba phần, ba phần đều là khuyên tín, khuyên nguyện, khuyên hạnh. Thích Ca Mâu Ni Phật đã thật tận tình khuyên bảo chúng ta, không luận bạn đã lựa chọn pháp môn này hoặc giả là chưa lựa chọn pháp môn này, Phật đều khuyên bạn. Đây là đại từ đại bi của Phật. Phật luôn là đem pháp môn phù thắng nhất dạy cho bạn, cho bạn mà bạn không tiếp nhậntrách nhiệm của chính bạn, không phải là trách nhiệm của Phật. Phật đã dạy cho bạn rồi mà bạn không chịu tiếp nhận thì còn cách nào nữa chứ? Từ trên lý mà nói, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, phàm có Phật tánh thì tương lai chung quy sẽ làm Phật. Thế nhưng nếu như pháp môn chúng ta chọn lựa không thỏa đáng, không khế hợp với căn tánh của mình thì nhất định phải chịu nhiều kiếp luân hồi, phải chịu nhiều khổ nạn vô lượng kiếp. Đến lúc đó bạn đã tu học, gặp được Phật bạn sẽ nói với Phật là ngài có pháp môn tốt như vậy vì sao ngài không nói với con để con ở trong luân hồi chịu khổ đến như vậy, để thời gian lỡ mất quá dài? Bạn cũng sẽ oán Phật. Thế nhưng Phật nói: “Ta đã sớm nói với ông rồi, ông không chịu tin ta, ông không chịu nghe thôi”. Khi chúng ta nghe rồi cũng không còn gì để nói. Cái trách nhiệm này ở chúng ta, không ở nơi Phật, bạn không thể trách Phật. Tất cả chư Phật vì chúng sanh thảy đều giảng nói tịnh độ ba kinh, tất cả đều khuyên người niệm Phật cầu tịnh độ, chỉ có chúng sanh không chịu tin, không chịu nguyện theo, không chịu tu học, vậy thì không còn cách gì. Cho nên pháp môn này có tên là pháp môn khó tin. Tin rồi thì thành Phật, thật đơn giản đến như vậy, thật dễ dàng đến như vậy, thật ổn định đến như vậy, tin rồi thì thành tựu.

Ngoài ba bộ kinh này, các vị tổ sư đại đức thời cận đại đem Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm để vào sau ba kinh nên thành tịnh độ bốn kinh. Đây là chân thậthuệ nhãn. Cư sĩ Ngụy Mạc Thâm nhất định không phải người thông thường. Tại vì sao vậy? Bởi vì thế giới Tây Phương từ phàm thánh đồng cư hạ hạ phẩm đến thượng thượng phẩm đều có thật báo độ, đều là tu hạnh Phổ Hiền. Trên kinh Hoa Nghiêm, Thế Tôn đã tường tận vì chúng ta nói ra Bồ Tát không tu hạnh Phổ Hiền thì không thể viên thành Phật đạo, cũng chính là nói chính Phật quả của Viên giáo. Phải tu hạnh Phổ Hiền mới có thể chứng thành Phật quả của Viên Giáo. Tất cả các pháp đại thừa khác bạn đều có thể thành Phật, nhưng là thành được Phật của biệt giáo. Phật của Viên giáo nhất định phải tu hạnh Phổ Hiền. Vậy thì thế giới Tây Phương Cực Lạc mỗi mỗi đều là tu hạnh Phổ Hiền. Do đó, chúng ta cũng hiểu rõthế giới Cực Lạcpháp giới của Bồ Tát Phổ Hiền, thế giới Tây Phương Cực Lạc mỗi người đều là Bồ Tát Phổ Hiền. Nếu như từ trong 51 giai đoạn mà nói, thì Bồ Tát Phổ Hiền của sơ tín, Bồ Tát Phổ Hiền của vị thứ hai, Bồ Tát Phổ Hiền của vị thứ ba, mãi đến đẳng giác Bồ Tát Phổ Hiền, thảy đều là Bồ Tát Phổ Hiền, thảy đều là tu hạnh Phổ Hiền. Cho nên phẩm Hạnh Nguyện vô cùng quan trọng. Ngày trước, Hoằng Nhất đại sư, việc này thông thường các đồng tu học Phật Đài Loan đều biết, số chữ Nam Mô A Di Đà Phật của Hoằng Nhất đại sư viết đó, tôi thấy được một tấm giấy dán nhỏ như vậy, có thể nói cả Đài Loan mọi ngõ ngách tôi đều nhìn thấy. Hoằng Nhất đại sư ngày xưa khi còn ở đời, thời khóa sơm tối của ngài là tụng phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, ngài còn có thể thuộc lòng, không cần phải cầm quyển kinh, cho nên có thể biết là ngài đọc rất nhiều lần. Ngài y theo Hạnh Nguyện Phổ Hiền trì giới niệm Phật, chuyên tu tịnh độ. Đây là người thời cận đại dùng phẩm Hạnh Nguyện xếp vào thời khóa sớm tối.

Còn ngài Ấn Quang thì đề xướng Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương, vậy thì càng đầy đủ huệ nhãn hơn. Chúng ta xem được trong kinh văn, Bồ Tát Đại Thế Chí cùng 52 vị đồng tu, câu nói này rất là quan trọng, bởi vì có rất nhiều người đối với phương pháp tu học của tịnh tông đều phải hoài nghi, cho rằng chỉ lấy một bộ kinh thì có thể thành tựu không ? Luôn hoài nghi, cho rằng một bộ kinh này thì không đủ lực, cho nên muốn học rất nhiều kinh luận. Cái quan niệm này là sai lầm. Đại Thế Chí Bồ Tát chính là chuyên tu, chuyên hoằng, Đại Thế Chí ngài là tấm gương tốt nhất cho chúng ta xem. Thực tế mà nói, Bồ Tát truyền bá chính là pháp môn niệm Phật, chính là truyền cho chúng ta thành thật niệm Phật. Then chốt của 52 vị đồng tu là ở đâu vậy? Bạn chân thật hiểu được ý nghĩa của câu nói này thì bạn liền biết được vị thứ của 52 vị Bồ Tát này. Thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, 50 vị thứ, lại thêm vào đẳng giác, diệu giác thì đủ 52 vị thứ. Hay nói cách khác, từ sơ phát tâm đến khi thành Phật, họ dùng phương pháp gì để tu vậy ? Một câu Nam Mô A Di Đà Phật thì thành công rồi, kinh thì không cần đến, một câu A Di Đà Phật có thể từ sơ phát tâm mãi cho đến thành Phật. Do đó, họ không nhờ phương tiện mà tự được tâm khai. Giả là mượn, không cần phải dùng kinh điển pháp môn khác để trợ giúp, đều là không cần thiết, chỉ là một câu Phật hiệu niệm đến cùng. Các vị tưởng tượng xem, một câu Phật hiệu có thể từ phàm phu biến thành Phật huống hồ một bộ kinh, huống hồ ba kinh một luận, huống hồ năm kinh một luận thì làm gì mà không thành tựu chứ? Năm kinh một luận này là quá nhiều rồi, không ít đâu.

Nguyên nhân sở dĩ mà bạn không thành tựu không phải do kinh ít, mà là chính bạn không thành thật. Cái lỗi ở chính chỗ này, vì bạn không thành thật. Bạn mà thành thật thì một bộ kinh, một câu Phật hiệu thì thành công rồi. Căn tánh của chúng sinh không đồng nhau, nhân duyên trong đời quá khứ không giống nhau. Có một số người nghe được Phật A Di Đà thì rất hoan hỉ, có một số người khi nghe Phật A Di Đà thì không hoan hỉ, họ lại thích Bồ Tát Quan Âm, không thích Phật A Di Đà. Còn có một số người khác thì sao? Họ lại thích Dược Sư Như Lai, ngay đến Bồ Tát Quan Âm họ cũng không thích. Có một số thích Bồ Tát Địa Tạng. Vậy thì phải làm sao? Phật A Di Đà chân thậtđại từ đại bi, không có phân biệt, không có chấp trước. Phật A Di Đà không có nói ngươi niệm ta thì ta mới tiếp dẫn ngươi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, giúp đỡ ngươi thành tựu, còn người tụng niệm các kinh khác, niệm các vị Phật khác thì ta sẽ bỏ các ngươi, thì ta sẽ từ chối các ngươi. Phật không hề nói như vậy. Trong kinh Vô Lượng Thọ chúng ta thấy được phẩm kinh ba bậc vãng sanh. Trong phẩm kinh này phân làm bốn đoạn lớn. Ba đoạn trước là chuyên tu tịnh độ, phát bồ đề tâm một lòng chuyên niệm, thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm vãng sanh. Còn đoạn thứ tư đó thật là mở rộng cửa phương tiện, bao gồm tất cả chúng sanh tu đại thừa, chỉ cần bạn hồi hướng cầu sanh tịnh độ thì Phật A Di Đà thảy đều hoan nghênh. Việc này rất là cừ khôi. Cho nên có một số người cả đời đều đang niệm kinh Địa Tạng, niệm Bồ Tát Địa Tạng, nghe tôi giảng kinh, họ đến hỏi tôi: “Con có cần thay đổi hay không?”. Tôi nói, bạn không cần thay đổi, bạn cứ tụng niệm kinh Địa Tạng, cứ niệm Bồ Tát Địa Tạng phát nguyện cầu sanh tịnh độ là được rồi. Có chứng cứ trong kinh Vô Lượng Thọ, lời của Phật nói sẽ được thực hiện, lời của Phật không có vọng ngữ. Cho nên tu học bất cứ một pháp môn nào khác, chỉ cần bạn thành thật mà niệm. Thí dụ nói bạn niệm Bồ Tát Địa Tạng thì bạn phải thành thật mà niệm. Điều kiện sanh đến thế giới Tây Phươngnhất tâm bất loạn. Trên kinh Di Đà đã nói, tâm tịnh thì cõi nước tịnh, đây là điều kiện để vãng sanh. Bạn niệm Bồ Tát Địa Tạng, niệm đến nhất tâm bất loạn, niệm đến công phu thành khối cầu sanh tịnh độ thì quyết định được sanh. Bạn niệm Dược Sư Như Lai, niệm đến nhất tâm bất loạn, niệm đến công phu thành khối cầu sanh tịnh độ cũng nhất định được vãng sanh. Pháp môn tịnh độ rộng lớn vô biên. Việc này chúng ta nên thể hội, đồng thời chúng ta cũng nên học tập.

Vì sao thế giới Cực Lạcpháp giới của Bồ Tát Phổ Hiền? Đặc sắc của Bồ Tát Phổ Hiềntâm lượng rộng lớn, chính là trong đề kinh đã nói thanh tịnh, bình đẳng, giác. Tâm của Bồ Tát Phổ Hiền thanh tịnh không có ô nhiễm. Cái gì là ô nhiễm? Vọng tưởngô nhiễm, phân biệtô nhiễm, chấp trướcô nhiễm, trong lòng Bồ Tát không có [những thứ này]. Bình đẳng nhất định không có phân biệt, có phân biệt thì không có bình đẳng, có phân biệt, có chấp trước thì không bình đẳng rồi, cho nên đây đều là hiển thị đặc sắc của hạnh nguyện Phổ Hiền. Chúng ta có thể hiểu rõ, có thể thể hội thì liền biết được ở ngay trong cuộc sống thường ngày làm thế nào để học tập, để đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp. Ân huệ của Bồ Tát Đại Thế Chí rất lớn đối với chúng ta, chính là đã làm chứng minh cho chúng ta, chính là một môn thâm nhập. Đây là bí quyết để thành công.

Phương pháp thì ngài chỉ nói có hai câu là “gom nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục”. Hai câu này chính là thành thật niệm Phậtcổ đức chúng ta đã nói. Nếu bạn muốn hỏi thế nào là thành thật niệm Phật thì là gom nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục chính là thành thật, đây là tiêu chuẩn của thành thật. Niệm Phật của chúng ta không có thành tựu, như vừa rồi tôi đã nói, nguyên nhân chính là không thành thật. Vì sao không thành thật vậy? Chúng ta không gom nhiếp sáu căn, mắt hướng theo sắc trần mà chạy, tai nghe theo thinh trần mà đi, sáu căn vẫn cứ duyên theo sáu trần, vẫn là khởi tham sân si mạn, không chịu thâu nhiếp sáu căn. Tu học Phật pháp rất là chú trọng đối với cái điểm này. Không chỉ là Phật pháp, người thế gian học tập cũng không ngoại lệ. Chúng ta đọc sách Mạnh Tử, Mạnh Tử nói qua một câu có ý nghĩa cũng rất gần với Bồ Tát Đại Thế Chí đã nói. Ông nói: “Học vấn chi đạo vô tha, cầu kì phóng tâm nhi kỵ”. Phóng tâm là gì vậy? Tâm chúng ta đang chạy ở bên ngoài. Cái gì gọi là học vấn? Chính là cái tâm của bạn được thâu tóm. Thâu tóm cái tâm kia lại chính là gom nhiếp sáu căn. Người làm học vấn thế xuất thế gian chân thật hiểu được, có thể chân thật thấy được nguyên tắc không hề khác nhau. Nếu như chúng ta không để cái tâm từ trong cảnh giới sáu trần gom nhiếp lại thì tâm của bạn làm sao thanh tịnh, làm sao có thể bình đẳng, bạn làm sao có được công phu thành khối, nhất tâm bất loạn? Cái tâm này của bạn hàng ngày chạy theo bên ngoài, vậy thì nhất định không thể thành tựu. Bạn ở trong Phật pháp không luận là được tu học pháp môn gì, chỉ là được một ít phước báo hữu lậu mà thôi. Tôi chỉ nói cho bạn là phước báo hữu lậu, tôi không thêm vào trời người. Vì sao vậy? Vì đời sau chưa chắc bạn có thể được làm người, bạn chưa chắc đã được sanh thiên.

Điều kiện làm người, điều kiện để sanh thiên phải ngũ giới thập thiện, phải chăm chỉ tu ngũ giới thập thiện, phải đạt ít nhất 80, 90 phần của ngũ giới thập thiện thì đời sau bạn mới có thể chắc giữ được thân người. Nếu muốn sanh thiên thì còn phải tu thêm chút định, còn phải tu thêm bốn tâm vô lượng từ, bi, hỉ, xả, vậy mới có thể sanh thiên. Có thể thấy được điều kiện sanh thiên rất hà khắc. Chúng ta tự mình nỗ lực, bình lặng mà phản tỉnh một lát xem chúng ta có hội đủ những điều kiện này hay chưa? Như vậy thì biết được đời sau có thân người hay không. Đời sau muốn sanh thiên không phải là một việc dễ dàng. Đời sau đi vào trong ba đường, việc này có thể nói là cơ hội rất lớn. Làm sao mà biết được?

Tâm tham biến thành quỷ đói. Nghĩ lại xem, chúng ta có tâm tham hay không? Tham tài, tham danh, tham sắc, tham hưởng thọ năm dục sáu trần, đây đều là tâm tham. Tâm tham thì đi đến đâu vậy? Đi đến đường ngạ quỷ. Sau khi học Phật rồi, thế gian pháp không còn tham nữa thì lại tham Phật pháp. Tham Phật pháp tương lai đi đến nơi nào vậy? Vẫn là đi đến đường ngạ quỷ. Vì sao tham Phật pháp lại cũng đến được đường ngạ quỷ vậy? Tâm tham biến thành quỷ đói, không phải nói bạn đổi đối tượng tham đó thì liền có thể thành Phật làm tổ, vậy thì sai rồi. Phật là dạy bạn dứt tâm tham chứ không phải là thay đổi đối tượng để tham, cho nên Phật pháp cũng không thể tham. Người không tham Phật pháp mới có thể một môn thâm nhập. Phàm hễ là người tham Phật pháp thì nhất định không làm được một môn thâm nhập. Cho nên người học Phật chúng ta phải ghi nhớ, phải tuân thủ giáo huấn của Phật, phải đoạn tham sân si mạn. Những thứ này không thể có. Có những thứ này rồi thì có độc. Thứ gì là độc nhất? Tham sân si mạn là độc nhất, gọi là ba độc. Trong lòng của bạn đã có độc thì khi vừa tiếp xúc những độc bên ngoài, cái độc của bạn làm sao mà không phát tác chứ? Độc vừa phát tác thì biến thành cái gì vậy? Biến thành ung thư, vậy thì phải mất mạng. Bệnh căn từ đây mà ra. Ba độc phiền não bên trong nếu bị tiêu diệt thì cái độc ở bên ngoài đến công kích cũng không hề gì, vì bên trong không có độc thì những độc bên ngoài không thể hại được bạn. Nếu như bạn có tâm đại từ bi, nói cho các vị nghe, tâm đại từ bi có thể giải độc, hóa giải được độc. Chúng ta ở trên kinh xem thấy các vị Bồ Tát cũng thường hay gặp ma chướng, ác quỷ, rồng độc đến hại họ, Phật Bồ Tát dùng thiền định thật sâu đại từ đại bi nên độc liền được hóa giải.

Xã hội hiện tại này của chúng ta mỗi, một ngày ba bữa ăn giống như trong kinh đã nói là uống đắng, ăn độc, đáng thương hơn so với người trước rất nhiều. Không nên cho rằng người hiện tạiphước báo hơn người trước, [mà sự thật là] kém rất xa, kém quá xa. Người đời trước thân tâm thanh tịnh, người hiện tại tuy là đời sống vật chất giàu có, nhưng giàu mà không vui, giàu mà vẫn khổ, đây mới gọi là đáng thương. Ngày ngày uống đắng ăn độc, mỗi ngày dùng dược liệu để giải độc, vậy thì không thể giải được. Phương pháp tốt nhất giải được độc chính là tâm thanh tịnh, tâm từ bi. Tâm địa của bạn thanh tịnh, chân chánh từ bi thì bất cứ độc gì cũng đều được hóa giải. Đây là Phật dạy bảo chân thật đối với chúng ta. Vậy thì do đây mà biết, thế xuất thế gian chỉ có giáo huấn của Phật là chân thật. Chúng ta phải nên tôn kính đối với Phật, phải nên tín thọ phụng hành mới không có lỗi với Phật Bồ Tát. Thái độ của chúng ta đối với Phật Bồ Tát phải chân thành, phải cung kính, phải học tập thanh tịnh từ bi bình đẳng của Bồ Tát. Đây gọi là lễ kính chư Phật. Việc lễ kính này không phải là ngày ngày bái Phật. Mỗi ngày ở trước hình tượng Phật Bồ Tát lạy đến 3.000 lạy, lạy đến 10.000 lạy nhưng trong lòng vẫn còn tham sân si mạn, vẫn còn thị phi nhân ngã, loại lễ bái đó không có lợi ích lớn. Người xưa hình dung cũng giống giã gạo, đạp cối giã gạo. Mỗi ngày niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, mỗi một ngày niệm được 10 vạn Phật hiệu, gọi là đau mồm rát họng chỉ uổng công. Tại vì sao vậy? Vì bạn không phải đang chân thật học Phật. Học Phật phải hướng đến Phật học tập. Phật giữ là cái tâm gì? Phật là tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi, ta có noi theo học hay không? Học cái hạnh của Phật cũng chính là hành vi đời sống của Phật. Phật là giúp đỡ tất cả chúng sinh khổ nạn không điều kiện, tận tâm, tận lực, không hề nói đến hưởng thụ của chính mình. Thế gian có người từ bi làm việc từ thiện, công việc từ thiện là gì vậy? Đó là họ tự hưởng thụ. Dường như là vào tuần trước, tôi ở trên báo chí xem được một bản tin mới, ở Đại Lục, hiện tại chính phủ Đại Lục chú ý đến có không ít người mượn danh nghĩa từ thiện để kiếm tiền, cho nên đối với công việc từ thiện phải quản lý nghiêm khắc. Việc này là đúng. Những sự việc này từ xưa đến nay đã xảy ra rất nhiều.

Cho nên Phật đã làm ra một tấm gương tốt cho chúng ta, cả đời Phật chính mình không hề có tài sản. Những năm đầu, Phật cùng các đệ tử giữa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây chỉ ngủ một đêm. Những năm về sau, do vì hoằng pháp truyền đạo, các đệ tử cũng nhiều rồi nên tiếp nhận cúng dường của cư sĩ, do đó có giảng đường, có tinh xá. Nhưng giảng đườngtinh xá không phải của người xuất gia, sản quyền do cư sĩ tại gia nắm giữ, người xuất gia không có sản quyền, bởi vì do họ thỉnh Phật đến cúng dường Phật, Phật có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu. Phật đã làm ra tấm gương cho chúng ta. Khi Phật pháp truyền đến Trung Quốc, các vị tổ sư đại đức đều tuân thủ cái nguyên tắc này, cho nên đạo tràng gọi là của mười phương thường trụ, không phải của cá nhân, là mười phương thường trụ. Thế nhưng hiện tạiĐài Loan, đương nhiên cũng có bối cảnh lịch sử của nó, sự thật đã tạo thành người xuất gia đều có quyền sở hữu. Đây là việc không tốt chút nào. Đã ra khỏi nhà rồi, bạn xem thông thường hay nói ra khỏi nhà gì vậy? Điền trạch chi gia, ra khỏi nhà thế tục. Sau khi ra khỏi nhà lại xây dựng lên rất nhiều nhà, liền nắm trong tay quyền sở hữu, lại ký lên tên của mình thì lại trở vào nhà rồi. Nhà này còn lớn hơn so với nhà trước kia của mình. Bạn xem, đã ra khỏi nhà nhỏ lại vào nhà lớn, chính mình lại nói là đã được xuất gia. Lời nói này nói ra quả thật là rất hổ thẹn, không biết làm sao mà họ có thể nói ra khỏi miệng. Thế nhưng ở trước mắt, hiện tượng của xã hội này, của mười phương thường trụ không còn nữa. Chúng ta là người xuất gia, đến một tự miếu nào đó để ở thì họ không cho bạn ở, ăn một bữa cơm họ cũng không tiếp đãi bạn. Bức quá nên tìm tín đồ để hóa một duyên nhỏ, tự mình đi xây một am nhỏ, dần dần phước báo lớn hơn thì bành trướng thành một cái chùa to. Đây đều là không đúng pháp, tại sao vậy? Vì tâm không thanh tịnh. Sự thật bày ra ở ngay trước mắt chúng ta.

Phật giáo Đài Loan gần đây nhất, từ 40 năm, 50 năm đến nay, chân thật niệm Phật vãng sanh điềm lành rất tốt, có người đứng mà đi, ngồi mà ra đi, biết trước giờ chết, không có bệnh khổ, đều là cư sĩ tại gia. Trong số người xuất gia chúng ta chưa hề thấy qua một người khi lâm chung ra đi đẹp làm sao, tự tại làm sao. Do nguyên nhân gì vậy? Vì không có người xuất gia tu hành tốt như người tại gia. Người xuất gia ban đầu khi mới phát tâm xuất gia thì tốt, sau khi xuất gia rồi thì biến chất. Việc này chúng ta phải đặc biệt nhắc nhở chính mình, nhất là đồng tu xuất gia. Trong Phật môn có một câu tục ngữ: “Trước cửa địa ngục tăng đạo nhiều”. Chúng ta nên cố gắng cẩn trọng, không nên đã phát tâm tốt đi xuất gia rồi tương lai lại vãng sanh đến nơi nào vậy? Lại vãng sanh đến A Tỳ địa ngục. Đó mới gọi là oan uổng chứ. Người xuất gia rất dễ dàng tạo ra địa ngục, người tại gia thì không dễ, người xuất gia thì rất dễ dàng, nên nhất định phải rất nỗ lực cẩn trọng. Thân tâm thế giới tất cả đều phải buông bỏ thì tiền đồ của chúng ta mới xuất hiện một mảng quang minh, bạn mới có thể chân thật đạt được thân tâm tự tại. Bạn không chịu buông bỏ thì phiền não liền đến. Cho nên, tóm lại phải ghi nhớ lời Phật nói với chúng ta (Phật không hề lừa dối chúng ta), tài, sắc, danh, thực, thùy là năm điều để vào địa ngục.

Năm điều này chỉ cần có một điều bạn không buông bỏ được thì cơ hội vào địa ngục sẽ rất lớn. Nhất định phải đem nó buông bỏ. Tu hành tại gia cũng không ngoại lệ. Tại gia về mặt nhân sự họ không thể rời bỏ, trong lòng không hề chấp trước, đây là chỗ cao minh của người tại gia tu hành. Trên sự thì tài, sắc, danh, thực, thùy này, người tại gia phạm vi của họ rất nhỏ, hay nói cách khác, tác hại cũng không sâu nặng lắm. Người xuất gia chùa miếu lớn, tín đồ nhiều, cúng dường nhiều, sức ảnh hưởng lớn thì phiền não liền đến. Nếu ở trên phương diện này mà khởi lên tham sân si thì phải đọa địa ngục. Do đó, cơ hội của người xuất gia đọa địa ngục nhiều hơn so với người tại gia không biết là gấp bao nhiêu lần. Không chỉ là đời này không liễu đạo thì mang lông đội sừng để trả, không chỉ là như vậy thôi đâu. Vậy thì do đây mà biết, đã xuất khỏi nhà rồi, hay nói cách khác, thì trong địa ngục đã đánh sẵn dấu rồi.

Vào triều nhà Tống có một vị pháp sư tên Oánh Kha, tuy là xuất gia không chịu theo thanh quy, tạo ác rất nhiều tội nghiệp. Con người này thông minh, chính ông thường hay xem kinh, kiểm thảo lại hành vi của chính mình, biết được chính mình nhất định sẽ đọa địa ngục. Vừa nghe đến đọa địa ngục ông liền lo sợ, liền cảm thấy khủng khiếp nên đến thỉnh giáo với các bạn đồng tu, hỏi rằng tôi còn có thể cứu được hay không? Các đồng tu cũng rất tốt, cũng rất từ bi nói với ông niệm Phật cầu sanh tịnh độ, nói cho ông nghe rất nhiều những sự tích niệm Phật vãng sanh. Sau khi ông nghe rồi rất là cảm động, thế là chính mình đóng cửa lại niệm Phật A Di Đà cầu sanh tịnh độ. Niệm đến ba ngày ba đêm, không ăn cơm, không uống nước, không ngủ nghỉ, tâm của ông chân thành nên đã niệm ra được Phật A Di Đà. Phật A Di Đà nói với ông: “Thọ mạng của ông vẫn còn 10 năm. Mười năm này ông hãy cố gắng tu hành, đến khi thọ mạng của ông hết rồi thì ta sẽ tiếp dẫn ông về thế giới Tây Phương Cực Lạc”. Pháp sư Oánh Kha sau khi nghe rồi liền nói với Phật A Di Đà rằng: “Nghiệp chướng của con rất nặng, tập khí rất sâu, từng đã bị mê hoặc, cảnh giới bên ngoài vừa đến thì liền bị mê hoặc, con lại đi tạo tội nghiệp. Con còn phải đến 10 năm nữa thì không biết phải tạo bao nhiêu tội nghiệp. Tuổi thọ của con 10 năm con không cần nữa, hiện tại con muốn theo ngài đi”. Đích thân ông đưa ra yêu cầu này. Phật A Di Đà rất từ bi nói: “Rất tốt, sau ba ngày nữa ta sẽ tới đón ông”. Ông rất là vui mừng, bèn mở cửa thất ra nói với mọi người, sau ba ngày nữa thì tôi vãng sanh. Đại chúng trong chùa đều không tin lời của ông, ông là một người ác, không việc ác nào mà không làm, phá giới phạm giới, làm sao mà ba ngày nữa có thể vãng sanh? Được rồi, ba ngày cũng không dài, chúng tôi đợi tới ba ngày xem ông có vãng sanh hay không?

Thế là ngày thứ ba ông đi tắm thay đổi bộ quần áo mới, khi thời khóa tụng, ông yêu cầu đại chúng thời khóa tụng hôm nay đổi thành Phật Thuyết A Di Đà kinh, niệm Phật hiệu A Di Đà tiễn ông vãng sanh. Đại chúng cũng rất hoan hỉ, vậy hôm nay ông thật có thể vãng sanh, thời khóa sớm hôm nay chúng tôi sẽ tụng kinh A Di Đà, niệm Phật hiệu. Tụng kinh xong rồi, Phật hiệu mới niệm được mười mấy danh hiệu thì ông liền nói với mọi người là Phật A Di Đà đã đến rồi, ông nhìn thấy Phật A Di Đà đến tiếp dẫn ông, ông từ giã cáo biệt liền vãng sanh, không hề bị bệnh. Do đây có thể biết, chỉ cần tâm của bạn chân thành thì có thể cảm động Phật A Di Đà. Thọ mạng của 10 năm không cần, sớm đi đến thế giới Cực Lạc là người chân thực giác ngộ, là người thực sự thông minh. Không có cái quyết tâm như vậy, không có nghị lực như vậy thì chúng ta rất dễ dàng đọa lạc. Do đó, đây là người trước làm tấm gương để chúng ta xem. Chúng ta phải cố gắng ghi nhớ, phải nỗ lực tu học.

  1. 3. Tam Phước

Tam phước trong Quán kinh là nền tảng tu học, nhất định không thể xem thường. Trong tam phước, phước thứ nhất là hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Bốn câu này các vị tỉ mỉ mà suy xét, không phải là cương lĩnh, tông chỉ của kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện hay sao? Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là giải thích tường tận bốn câu này mà thôi. Cho nên ngày trước, tôi trong lúc giảng kinh cũng thường khuyên bảo mọi người, chúng ta tu học đại thừa là lấy Bồ Tát Địa Tạng làm nền tảng cơ bản. Bồ Tát Địa Tạng dạy chúng ta hiếu thân tôn sư. Từ trên nền tảng này lại nâng lên, mở rộng ra chính là Bồ Tát Quán Thế Âm đại từ đại bi. Cho nên đại từ đại bimở rộng hiếu thân tôn sư. Cũng như trong giới kinh, Bồ Tát đại thừa đã nói hiếu tất cả chúng sanh, đây chính là từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm. Từ bi phải có trí tuệ. Nếu như từ bi không có trí tụê sẽ mang đến tai nạn, sẽ mang đến họa hại. Do đó phải có trí tuệ. Bồ Tát Văn Thù đại biểu trí tuệ. Có thể đem hiếu kính, từ bi trí tuệ ứng dụng ngay trong cuộc sống thường ngày, đối nhân xử thế tiếp vật của chúng ta chính là Bồ Tát Phổ Hiền. Bồ Tát Phổ Hiền đại biểu thực tiễn, đại biểu thực hành, nỗ lực mà làm. Cái nguyên tắc làm đó ba vị Bồ Tát trước làm đại biểu. Vậy thì trong Phật giáo đại thừa của Trung Quốc có bốn vị đại Bồ Tát làm đại biểu của cái ý này. Cho nên chúng ta có thể hiểu rõ, chúng ta có thể hiếu thân tôn sư trọng đạo chính là lễ kính xưng tán Bồ Tát Địa Tạng. Chúng ta đối với người, với vật, với tất cả động vậtthể đại từ đại bi chính là lễ tán Bồ Tát Quán Thế Âm. Đối nhân xử thế của chúng ta có thể dùng lý trí, không dùng cảm tình, đó chính là tán thán Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Chúng ta đối với giáo huấn của Phật có thể chăm chỉ phụng hành, đó chính là lễ tán Bồ Tát Phổ Hiền. Nếu như bạn không hiểu cái ý này, không thể như vậy mà làm, đến Đại Lục bái bốn ngọn núi lớn nổi tiếng chỉ là không lợi ích, khổ cực không lợi ích. Người đi bái núi rất nhiều, tôi đã tới Đại Lục rất nhiều lần, mười đạo tràng lớn, bốn ngọn núi nổi tiếng tôi đều không đi qua. Những vị hòa thượng ở những đạo tràng lớn này đều viết thư đến mời tôi nhưng tôi không có thời gian đi. Tôi đối với bốn vị đại Bồ Tát lễ tán mỗi ngày, không cần phải đi đến nhiều nơi đến như vậy, không cần phải chịu nhiều khổ cực đến như vậy. Theo lời của Ki Tô giáo mà nói, những vị Bồ Tát này cũng đồng ở chung với chúng ta.

Cho nên đồng tu chúng ta nhất định hiểu, ý nghĩachúng ta cúng dường hình tượng Phật Bồ Tát là để những hình tượng này mỗi giờ, mỗi phút nhắc nhở chúng ta. Hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng nhắc nhở chúng ta hiếu kính, hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát nhắc nhở chúng ta từ bi, Văn Thù Bồ Tát nhắc nhở chúng ta lý trí, Phổ Hiền Bồ Tát nhắc nhở chúng ta thành thật, trung thực mà làm. Trong Phật giáo không có mê tín. Nếu như bạn xem họ như những thần minh ngày ngày đi hối lộ họ. Hối lộ thế nào vậy? Mang hoa trái cây cúng dường, tôi cúng dường ông, ông phải phù hộ cho tôi, đây là hối lộ có điều kiện. Loại tâm này chính là tâm ác, xem thường Phật Bồ Tát, nhục mạ Phật Bồ Tát. Nghe nói trong cửa Phật một vốn vạn lời, cho một vạn lời, hôm nay tôi cúng Phật Bồ Tát 100 đồng thì ngày mai sẽ được 100 vạn đồng đáp lại, Phật Bồ Tát còn bảo hộ tôi, đó không phải là nhục mạ Phật Bồ Tát hay sao? Phật Bồ Tát cũng biến thành tham quan ô lại thế gian? Chúng ta nhất định phải nên hiểu. Do đó trong Phật môn, bao gồm tất cả các bài trí, kể cả xây dựng, đều bao hàm ý nghĩa giáo dục rất là sâu sắc. Tạo tượng Phật Bồ Tát đều là biểu hiện ra giáo dục, cho nên tượng của Phật, trên đại tạng kinh có kinh Tạo Tượng Độ Lượng, phải tạo ra được tượng của Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Cái hảo tướng đó là quả, nhìn thấy cái quả báo này thì nghĩ đến nhân. Là nhắc nhở như vậy đối với chúng ta, để chúng ta biết được tu nhân cho tốt mới được quả báo tốt. Dụng ý ngay chỗ này. Bởi vì thời gian chúng ta không dài, không thể tường tận giảng nói cho các vị, vậy thì nghĩa thú của những biểu pháp này, Đại sư Thanh Lương ở trong kinh Hoa Nghiêm Sớ Sao đã nói rất rõ ràng, chú giải kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện của Đinh Thừa Phụ bên trong cũng nói được rất rõ ràng. Do đó, nhất định phải hiểu được ý nghĩa của biểu pháp đó thì chúng ta cúng hình tượng của Phật Bồ Tát liền có thể đạt được lợi ích chân thật, đó là mỗi giờ mỗi phút nhắc nhở chúng ta. Những điều này ở trong quyển sách nhỏ Nhận thức Phật giáo cũng đã sơ lược nhắc qua một chút. Nếu các vị muốn biết nhiều thì xem kinh Hoa Nghiêm Sớ Sao.

Thông thường các tự viện, hình thức xây dựng các tự viện của Đài Loan không giống Đại Lục, kiến trúc xây dựng tự viện ý nghĩa biểu pháp rất hoàn chỉnh. Như khi vừa bước đến cửa thì có thiên vương điện, trong cung thiên vương điện thờ Bồ Tát Di Lặc, bốn đại thiên vương. Đây là để bạn bước vào cửa Phật, nó biểu thị cái ý gì vậy? Khi vào cửa Phật bạn phải dùng tâm trạng như thế nào để học Phật thì bạn mới có thể tiếp nhận giáo huấn của Phật. Cho nên khi bước vào cửa, đầu tiên là nhìn thấy Bố Đại Hòa Thượng, là Bồ Tát Di Lặc. Hình tượng Bồ Tát Di Lặc là đặc trưng cho việc gì ? Vị này có cái bụng thật to, mặt cười rất tươi. Cái ý này chính là biểu thị học Phật phải có thể bao dung được, phải có thể bao dung vật, phải có thể bao dung, phải có thể dùng cái tâm hoan hỷ cứu giúp tất cả chúng sanh. Chính là biểu thị cái ý này, vậy mới là học Phật. Việc này trong Phật gọi là lấy từ bi làm gốc, Bồ Tát Di Lặcđại biểu cái ý này. Bốn đại thiên vương đại biểu phương tiện là cửa. Chúng ta nhìn thấy Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Di Lặc dạy chúng ta phải phát tâm từ bi. Ngày hôm nay tôi ở Hoa Liên tham quan qua một số tượng điêu khắc đá, khắc ra rất đẹp. Thế nhưng tượng của Phật Di Lặc khắc rất tệ, trên tay cầm viên ngọc. Quá trần tục, tầm thường! Trên tay vị Bồ Tát này là cầm chuỗi hạt khuyên người niệm Phật. Việc này là quan trọng, tại sao vậy? Vì không niệm kinh Vô Lượng Thọ. Bạn xem, nửa bộ sau của kinh Vô Lượng Thọ, Thế Tôn đem pháp môn này dặn bảo Bồ Tát Di Lặc, muốn Bồ Tát Di Lặc ủng hộ pháp môn tịnh độ, ủng hộ những chúng sinh tu học tịnh độ. Ngài có trách nhiệm này. Cho nên trên tay Bồ Tát Di Lặc cầm tràng hạtchính xác, vì sao ngài lại cầm viên ngọc chứ ? Cầm cái viên ngọc, các vị thử nghĩ xem, là Bồ Tát Di Lặc giả không phải là thật, Bồ Tát Di Lặc thật thì trên tay cầm chuỗi hạt, còn kia là giả mạo, là mạo nhận.

Còn bốn vị đại thiên vương, phương đông là Triệu Quốc Thiên Vương. Triệu Quốc biểu thị trách nhiệm, chính là dạy chúng ta, không luận là chúng ta ở nơi nghề nghiệp nào nhất định phải nỗ lực tận trách nhiệm. Đây là phương đông Triệu Quốc Thiên Vương dạy chúng ta. Phương nam Thiên Vương gọi là tăng trưởng. Tăng trưởngtiến bộ, phải mỗi ngày cầu tiến bộ, trong Phật pháp gọi là tinh tấn, nhà Nho gọi là ngày mới lại mới hơn. Xã hội này luôn luôn tiến về phía trước, luôn luôn tiến bộ, do đó người học Phật mỗi ngày phải cầu tiến bộ. Không tiến ắt lùi. Phương tây Quảng Mục Thiên Vương, phương bắc là Đa Văn Thiên Vương. Muốn đạt đến hai mục tiêu phía trước thì bạn nhất định phải có học vấn, phải có kinh nghiệm, phải nghe nhiều thấy nhiều, cho nên gọi là đọc vạn quyển sách đi vạn dặm đường. Đây là Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương dạy bảo chúng ta, cho nên cái ý nghĩa biểu thị giáo dục rất tốt.

Đạo cụ trên tay thiên vương cầm dụng ý cũng rất sâu. Cái Thiện Quốc thiên vương cầm là cây đàn Tì Bà, đại biểu cái gì ? Đại biểu nỗ lực gánh vác trách nhiệm, phải hiểu được trung đạo, không được quá thẳng, cũng không được quá chùng. Bạn xem, nếu dây đàn tỳ bà quá căng thì khi đàn sẽ bị đứt dây, nếu dây đàn quá chùng thì sẽ không kêu, nhất định phải điều chỉnh dây đàn cho phù hợp thì âm sắc của nó sẽ hay. Việc này dạy chúng ta phải nỗ lực gánh vác, phải hiểu được trung đạo, không được thái quá cũng không được bất cập. Phương nam Thiên Vương dạy chúng ta cầu tiến bộ, trên tay ngài cầm thanh kiếm. Kiếm biểu thị trí tuệ. Kiếm huệ có thể đoạn phiền não, là biểu thị cái ý này. Còn phương tây Quảng Mục Thiên Vương trên tay cầm là một con Rồng, Rồng ẩn ở bên thân. Rồng là động vật biến hóa. Đây là nói với chúng ta, xã hộichúng ta tiếp xúc, tất cả mọi người, mọi sự vật đều biến hóa khôn lường, bạn phải tỉ mỉ xem cho rõ ràng, không nên qua loa. Là biểu thị cái ý này. Phương bắc Thiên Vương trên tay cầm dù. Dù biểu thị cho cái gì? Phòng tránh ô nhiễm, phải giữ gìn tâm thanh tịnh của bạn, không nên bị năm dục sáu trần ô nhiễm. Các vị thử nghĩ xem, bốn tôn tượng trong điện thiên vương biểu thị ý nghĩa hay đến dường nào! Đáng tiếc hiện tại thì sao? Đều xem các ngài như các vị thần cúng bái. Trước mặt mỗi một vị để một lư hương, đốt mấy cây hương rồi cắm vào đó để làm ô nhiễm ngài, khói nhang sẽ làm ô nhiễm ngài. Bạn nói xem, có gay go không? Đều đã làm sai.

Cho nên các vị phải nên biết, chúng ta ở trong cửa Phật, bao gồm tất cả những bài trí cũng giống như một viện bảo tàng vậy, đó là giáo dục cùng kết hợp với những nghệ thuật này. Cũng chính là người hiện tại chúng ta gọi là nghệ thuật hóa giáo dục. Không dùng một câu nói để nói cho bạn nghe, nhưng trong tâm bạn thì hiểu được, trong tâm liền thanh tịnh, liền mở trí tuệ, liền kìm được phiền não. Đoạn phiền não thì chưa làm được, kìm phiền não thì xác thực có thể làm được. Cho nên bạn liền biết được, giáo học Phật pháp cao minh. Người hiện tại chúng ta chẳng qua là 30 năm gần đây mới đề xướng với nghệ thuật, giáo học Phật giáo Trung Quốc chúng ta mấy ngàn năm trước cũng đã đi trên con đượng nghệ thuật hóa. Cho nên điêu khắc, hội họa, mỹ thuật, âm nhạc cho đến kiến trúc của Phật giáo đều có quan hệ rất mật thiết, rất sâu sắc với giáo học. Việc này với người học Phật chúng ta không thể không hiểu, không thể không biết. Chúng ta có những thứ tốt như vậy, nhưng lại bị thông thường hiểu lầm, bạn nói xem, có oan uổng hay không? Đệ tử Phật chúng ta phải có trách nhiệm, nhất định phải vì mọi người giảng giải cho rõ ràng. Khi đã nói rõ rồi thì mọi người sẽ thích Phật pháp, bao gồm cả người ngoại quốc, bao gồm tín đồ Cơ Đốc nước ngoài, tín đồ Thiên Chúa, tín đồ Hồi Giáo đều nồng nhiệt với Phật pháp. Cho nên tôi khuyên họ tu học thảy đều sanh tâm hoan hỷ, đều có thể tiếp nhận. Tu học Phật pháp nhất định không trái ngược với tín ngưỡng của họ.

Các vị pháp sư, các vị đại đức, các vị đồng tu! Thời gian trải qua rất nhanh, ba ngày diễn giảng của chúng ta cũng đã viên mãn. Thế nhưng hôm nay chúng ta mới chân thật giảng đến tín nguyện hạnh, là vốn liếng tịnh độ, ba điều kiện để tu học. Thế nhưng các vị nhất định phải ghi nhớ, tịnh tôngPhật pháp đại thừa, do đó nhất định phải lấy tam phước, sáu phép hòa, tam học làm nền tảng. Trong kinh chúng ta thường xem thấy Phật gọi thiện nam tử, thiện nữ nhân. Cái thiện này là có tiêu chuẩn, không nên tùy tiện xưng hô. Chân thật làm được điều thứ nhất trong tam phước: hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Đây là cái thiện của nhân thiên. Tiêu chuẩn chính ngay chỗ này. Trong nhân thiên thừa mới được gọi là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Như thế có thể làm tiếp đến điều thứ hai là thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi. Đây là cái thiện nhị thừa Thanh Văn, Duyên Giác mà trong kinh tiểu thừa đã nói. Tiêu chuẩn của thiện nam tử, thiện nữ nhân, Bồ Tát đại thừa tiêu chuẩn của cái thiện này phải tăng thêm. Việc này trong điều thứ ba đã nói là Phát bồ đề tâm, thâm tín nhân quả, đọc tụng đại thừa, khuyến tấn hành giả. Đây là trên kinh đại thừa đã nói tiêu chuẩn của thiện nam tử, thiện nữ nhân. Vậy thì các vị phải nên biết, tịnh độ ba kinh đại đức xưa nói với chúng tađại thừa ngay trong đại thừa, nhất thừa ngay trong nhất thừa, là Phật pháp chí cao vô thượng, cho nên trong kinh gọi thiện nam tử, thiện nữ nhân cần thiết phải đầy đủ cả ba phước. Nếu như chúng ta không thể ở trên phương diện này mà nỗ lực tu học, nói cách khác, thiện nam tử, thiện nữ nhân mà trên kinh đã nói thì chúng ta không có phần. Cái điểm này nhất định phải biết, phải nên cố gắng nỗ lực tu học. Phật dạy bảo chúng ta chân thành, chúng ta phải nên đem cái tâm chân thành để tu học, như vậy chính là trong Phật pháp gọi là sinh chất đạo hợp, cảm ứng đạo giao.

  1. 4. Tín nguyện hạnh

Tín, đại sư Ngẫu Ích trong Yếu Giải nói rất hay, thứ nhất phải tin chính mình. Nếu như chúng ta không có lòng tin đối với chính mình thì bất cứ thành tựu gì cũng không thể nói đến. Cho nên, có một số đồng tu đến hỏi tôi là con có thể vãng sanh hay không, con có thể thành tựu hay không? Tôi lắc đầu nói bạn không thể vãng sanh, bạn không thể có thành tựu. Họ liền thắc mắc tại sao. Bởi vì bạn không có lòng tin với chính mình. Bạn có lòng tin với chính mình rồi thì bạn hà tất phải đến hỏi tôi. Cho nên, sự việc này then chốt là ở chính mình. Phật ở trên kinh nói rất rõ ràng, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Trong lòng bạn muốn vãng sanh thì nhất định phải vãng sanh, muốn làm Phật thì nhất định làm Phật. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Nghĩ cái gì liền biết ra cái đó. Sáu cõi luôn hồi cũng là do vọng tưởng của chúng ta biến hiện ra. Ngày ngày nghĩ đến năm dục sáu trần, ngày ngày nghĩ danh vọng lợi dưỡng, đây là tham. Tương lai đi đến nơi nào vậy? Đây chính là muốn làm quỷ đói, tâm tham biến thành quỷ đói. Sân hận đọa địa ngục, ngu sisúc sanh. Bạn xem, ba đường ác do do tâm tưởng chính mình biến hiện. Vốn dĩ không có ba đường ác, cũng giống như buổi tối chúng ta nằm mộng vậy, nên có câu nói “ngày nghĩ đến chuyện gì đêm mộng đến chuyện đó”. Buổi tối bạn nằm mộng, mộng từ đâu mà ra? Từ tâm tưởng biến hiện ra. Có lẽ bạn sẽ nói, tôi vốn không nghĩ đến, vì sao lại có cái mộng này chứ ? Đó là trong tiềm ý thức của chính bạn, là tưởng niệm, phân biệt vi tế mà chính bạn cũng không hề hay biết. Có ý niệm rất vi tế. Phật thường nói ở trên kinh, một cái khảy móng tay (đây là Phật dùng tỉ dụ mà nói), một cái khảy móng tay có 60 sát na, một trong 60 lần của cái khảy móng tay đó gọi là một sát na, trong một sát na có 900 ý niệm. Ý niệm vi tế như vậy, đích thực là chính trong chúng ta cũng không hề hay biết. Những ý niệm này chính là cội gốc sáu cõi sinh tử luân hồi, đây đều gọi là vọng niệm, trong duy thức kinh luận gọi là vọng tâm. Tâm vọng tưởng chúng ta không hề hay biết. Chân thật có thể phát hiện được cái tâm vọng tưởng này, trên kinh nói với chúng ta, Bồ Tát Bát Địa, Bồ Tát tu hành chuyển thức thành trí. Bồ Tát Bát Địa chuyển A Lại Da Thức đại viên cảnh trí. Đây là ý niệm vi tế trong A Lại Da ThứcBồ Tát nhìn thấy. Bạn nhìn không thấy thì bạn làm sao có thể chuyển được nó? Sau khi nhìn thấy, phát hiện ra nó rồi mới có thể đối trị nó, mới có thể chuyển được nó. Bồ Tát Bát Địa mới có thể nhìn thấy được vọng tưởng vi tế. Một ý niệm chính là một lần sanh diệt. Cho nên chỗ này nói rõ, cái ý niệm ở trong tâm là vô cùng trọng yếu. Ác niệm nhất định cảm đến ác báo, thiện niệm nhất định cảm đến thiện quả. Do đó, Phật dạy cho chúng ta đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, đạo lý chính ở chỗ này. Cho nên Phật nói pháp là căn cứ trên chân tướng sự thật mà nói, không phải lý tưởng, không phải trách nhiệm, không phải mù mờ dạy bảo chúng ta. Phật là hoàn toàn y cứ theo chân tướng sự thật. Phật khuyên chúng ta cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Y chánh trang nghiêm của thế giới Tây Phương Cực Lạc cũng là chân tướng sự thật mà Phật chính mắt nhìn thấy, nhất định không phải hư cấu, không phải ý tưởng của ngài, mà hoàn toànsự thật. Do đó, có thể vãng sanh hay không đều ở chúng tatin tưởng vào chính mình hay không. Nếu chính mình có lòng tin kiên cố, nguyện vọng tha thiết, ngay đời này muốn vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc thì chúc mừng bạn, bạn nhất định được sanh. Cho dù bạn hỏi tất cả chư Phật Như Lai, chư Phật cũng sẽ gật đầu nói bạn là bạn nhất định được vãng sanh. Việc bạn nhất định được sanh có phải do Phật lực gia trì hay không ? Không phải, là thành tựu tâm nguyện, tín tâm kiên định của chính bạn, việc này chính là như vậy. Cho nên, lời giáo huấn này của Đại sư Ngẫu Ích đích thực là vô cùng quý báu. Hiểu rõ đạo lý này rồi, biết được chân tướng sự việc rồi, chúng tathể không cần phải đi hỏi ai khác, cũng không cần đi hỏi Phật Bồ Tát, càng không cần đi hỏi quỷ thần, chính mình có thể làm chủ.

Thứ hai là phải tin tha. Tha là ai vậy? Tha [thứ nhất] là Thích Ca Mâu Ni Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời không nói lời giả dối. Trong 32 tướng tốt, đầu lưỡi của Phật khi le ra có thể che cả mặt. Ba mươi hai tướng là tướng tốt thù thắng, đây là quả báo của thiện. Quả ắt có nhân. Phật nói, thông thường một người ba đời không nói dối, đầu lưỡi của bạn đưa ra có thể liếm được lỗ mũi của mình, phải ba đời không nói dối. Đầu lưỡi của Phật khi le ra che cả mặt, chứng minh Phật là đời đời kiếp kiếp không nói dối. Đây là ngài chứng minh cho chúng ta. Phật vì chúng ta mà giảng nói tịnh độ ba kinh, giới thiệu thế giới Tây Phương Cực Lạc y chánh trang nghiêm nhất địnhsự thật, không phải là một nước chỉ trên ý tưởng của ngài, là sự thật. Những gì trên kinh đã nói mỗi mỗi sự việc đều là sự thật. Chúng ta phải tin mình, tin ngài, huống hồ Phật ở trong kinh Kim Cang nói với chúng ta: Như Laichân ngữ giả. Chân thì là không giả. Phật không nói lời giả, chỉ nói lời thật. Thật ngữ giả là thật thật tại tại, quyết không phải là hư nguỵ. Như ngữ giả, như ngữ chính là nói đúng với sự thật, lời đã nói không vượt quá cũng không bất cập, sự thật như thế nào thì ngài nói đúng như thế đó, không thêm một chút, cũng không bớt một chút, nên gọi như ngữ. Lời ngài đã nói cùng với chân tướng sự thật hoàn toàn giống nhau.

Bất cuồng ngữ giả. Cuồng là lứa dối. Bất dị ngữ giả. Bất dị là không khác nhau, cùng với chư Phật đã nói là giống nhau, đó gọi là bất dị ngữ. Bởi vì Phật và Phật đạo đồng, cái thấy của tất cả chư Phật là hoàn tòan giống nhau, nói ra cũng hoàn toàn là giống như nhau, cho dù là ngôn ngữ hoặc giả là có một số không như nhau, nhưng ý nghĩahoàn toàn như nhau. Vậy sao chúng ta không thể tin tưởng chứ ? Nhất định phải tin tưởng lời nói của Phật, đây là người chân chínhtrí tuệ. Người có phước báo tin tưởng lời nói của Phật.

Tha thứ hai phải tin tưởng lời của Phật A Di Đà, 48 lời nguyện của Phật A Di Đà đã phát ra trong kinh Vô Lượng Thọ Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói với chúng ta. Phật A Di Đà chưa đến cái thế gian này của chúng ta, cho nên nói là Thế Tônchúng ta mà cũng đồng như đích thân Phật A Di Đà nói ra, không hề khác biệt. Chúng ta tin tưởng Phật A Di Đà nhất định không nguyện suông. Bốn mươi tám lời nguyện của ngài, mỗi nguyện đều là hiện thực, bởi vì ngài nói ra rất rõ ràng là nếu có một nguyện không thể thực hiện thì ngài thề không thành Phật. Ngài ở thế giới Tây Phương đã thành Phật 10 kiếp rồi, do đó mỗi một nguyện đều là hiện thực. Việc này chúng ta phải tin tưởng.

Tha thứ ba chúng ta phải tin tưởng mười phương tất cả chư Phật Như Lai. Kinh Di Đà do Đại sư La Thập dịch có sáu phương Phật, bản dịch của đại sư Huyền Trangmười phương. Đây là đại sư La Thập tỉnh lượt bốn phương, chính là bốn phương mà chúng ta thường nói là Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam, ngài đã tỉnh lượt những phương này, thế nhưng ý nghĩa thì hoàn chỉnh. Sáu phương chính là mười phương. Mười phương tất cả chư Phật tán dương lời Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói. Hay nói cách khác, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói chính là lời của tất cả chư Phật đã nói. Chúng ta tin tưởng tất cả chư Phật Như Lai không hề nói dối. Đây gọi là tín tha.

Ngoại trừ tín, tín tha ra, chúng ta phải tin lý, phải tin sự. Về lý, Thế Tôn đã nói trong Quán kinh. Trên kinh, ngài đã nói với chúng ta: “Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật”. Hai câu này đã đem cái lý này nói ra rất rõ ràng, rất minh bạch, đơn giản dễ hiểu. Không những thế giới Tây Phương Cực Lạc là từ tánh của chúng ta biến hiện ra, cho nên trên kinh đại thừa cũng thường nói: “Tự tánh Di Đà, duy tâm tịnh độ”. Cái lý này nói rất sâu. Chúng ta hiểu được cái sự thật này liền có thể thể hội được là tận hư không khắp pháp giới tất cả cõi nước chư Phật, mười pháp giới y chánh trang nghiêm không nơi nào là không phải duy tâm sở hiện, duy thức sở biến. Cái đạo lý này, cái chân tướng sự thật này trong kinh luận của pháp Tướng Tông nói được rất thấu triệt. Kinh luậnpháp Tướng Tông nương theo có sáu bộ kinh, mười một bộ luận. Trong sáu kinh có bao gồm cả kinh Hoa Nghiêm. Cho nên sự cùng lý chúng ta phải tin tưởng. Quả thật tin tưởng vào sự cùng lý này thì tâm của chúng ta liền sẽ định lại. Chúng ta đích thực đã có được phương hướng, có được mục tiêu, có được chủ tể, cả đời này sẽ trải qua rất đầy đủ, cũng chính là hạnh phúc chân thật, tự tại chân thậtchúng ta thường nói.

Sau cùng đại sư dạy chúng ta phải tin nhân, phải tin quả. Việc này cùng với thâm tín nhân quả, điều thứ ba trong tam phước đã nói là hoàn toàn giống nhau. Thế xuất thế gian lớn đến hư không pháp giới, nhỏ đến như một sợi lông, một chiếc lá, Phật đã nói ở trên kinh Lăng nghiêm là đều không rời khỏi quan hệ nhân quả, không luận là trong ba cõi (đây là nói sáu cõi luôn hồi) hay là ngoài ba cõi, đều là nhân quả biến hiện ra. Phật quy kết về tổng cương chỉ thị chúng ta là nhân thiện nhất định được quả thiện, nhân ác nhất địnhác báo. Nếu như chúng ta hiểu rõ nhân và quả rồi, thì mười pháp giới, quyền bính của y chánh nghiêm đều thao túng trong tay của chúng ta, không ở trên tay người khác. Bởi vì nói đến nhân thì mỗi một chúng sanh nhân của người pháp giới đều đầy đủ, hay nói cách khác, những chủng tử đó trong A Lại Da Thức chính là nhân. Bạn có chủng tử là Phật, bạn cũng có chủng tửBồ Tát, bạn cũng có chủng tử Thanh Văn, Duyên Giác, cũng có chủng tử sáu cõi. Những chủng tử này rất là đầy đủ. Nếu bạn muốn được quả báo nào, chủng tử của ta đều có đầy đủ. Ta muốn thành Phật, ta muốn thành Bồ Tát, ta đời sau muốn quả báo nhân thiên, phải xem nguyện vọng của chính bạn. Nhân đã đều có, thế nhưng từ nhân đến quả còn có điều kiện quan trọng gọi là duyên. Nếu không có duyên thì nhân không có kết quả. Thí dụ như chúng ta trồng dưa, hột dưa là nhân, kết thành dưa là quả. Hột dưa phải có duyên. Không có duyên, như chúng ta đem nó để trong hộp pha lê một trăm năm nó cũng không thể thành trái dưa. Làm thế nào nó mới có thể thành dưa chứ? Nó cần có duyên. Duyên của nó chính là đất, là phân bón, ánh sáng mặt trời và lượng nước, là bốn duyên này. Nếu bốn loại duyên này đều đầy đủ, sung túc thì quả của nó nhất định sẽ rất tốt. Cho nên, tuy là nói nhân quả, thế nhưng Phật vì chúng sanh nói pháp thường hay nói đến duyên sanh. Vì sao ngài không nói đến nhân sanh chứ? Vì nhân không cần phải nói, vì mọi người đều đầy đủ mà. Cho nên, duyên là vô cùng quan trọng. Nếu muốn thành Phật, bạn phải bồi dưỡng duyên thành Phật. Duyên thành Phật là gì vậy? Mỗi niệm đều tưởng Phật, đó là niệm Phật. Trong lòng ta có Phật rồi, cái này chính là duyên, trong A Lại Da Thứcchủng tử của Phật.

Hiện tại cái duyên đối với Phật phải đặc biệt tăng mạnh, cái kết quả sau cùng chính là quả thành Phật. Việc này chúng ta nhất định phải hiểu biết. Nếu như chúng ta ham thích năm dục sáu trần thế gian, trong lòng chúng ta tràn đầy tham sân si mạn mà khởi vọng tưởng muốn thành Phật, đây là nhân duyên quả không tương ứng. Bởi vì duyên của bạn không phải duyên thành Phật, cho nên quả báo của Phật bạn không thể nào đạt được. Thế nhưng cái ý niệm trong lòng bạn hôm nay là duyên gì vậy? Là duyên của ba đường ác. Tham sân si mạn là duyên của ba đường ác. Cái duyên này chiêu cảm được thì nhất định ở trong A Lại Da Thứcchủng tử của ba đường ác. Tương lai hiện ra cái quả báo này, chính là hiện tượng của ác đạo. Đây là sự lý nhân quả chân thật, chúng ta cần phải tin tưởng. Một người chân thật thông hiểu, người thật sự tin tưởng thì nhất định tu nhân thiện, bồi dưỡng nhân thiện, tương lai nhất định được quả thiện. Cho nên, cái sự việc này hà tất phải đi hỏi người chứ? Người ta chưa chắc biết được. Hỏi Phật thì tức là trong lòng có nghi hoặc, không có nghi hoặc thì hỏi làm gì? Đoạn nghi sanh tín, tín tâm thanh tịnh thì sanh thật tướng. Việc này trong Kim Cang Bát Nhã nói rất hay. Đại sư Ngẫu Ích dạy chúng ta rất triệt để, hạn độ ở sáu tín. Cho nên người học Phật chúng ta nói tín cùng với Ki Tô giáo nói tin thượng đế là không hề giống nhau.

Ở nước Mĩ, tôi gặp được một số mục sư của Ki Tô giáo. Giới tôn giáo của nước Mĩ rất hữu hảo. Không giống Đài Loan chúng ta, sức bài bác của các tôn giáo khác rất lớn, ở nước Mĩ thì không như vậy. Nước Mĩ cho rằng chỉ cần bạn tín ngưỡng tôn giáo, cho dù là tôn giáo nào đều mang đến cho xã hội hòa thuận, cho nên đôi bên rất tôn trọng nhau, những việc hủy báng rất ít, rất ít nghe thấy. Truyền giáo sư của họ đến thăm tôi, đã nêu ra một vấn đề với tôi. Họ nói: “Tịnh độ tông của các người cũng là nói chữ tín đầu tiên, tôn giáo chúng tôi cũng nói chữ tín đầu tiên, rất là giống nhau”. Tôi liền nói với họ là: “Không giống nhau. Tuy là nói đến chữ tín nhưng các người tín bậc nhất là tín Thượng đế, nhất định phải tín thượng đế, chỉ có tín thượng đế mới có thể được cứu. Phật giáo chúng tôi có cái tín những không phải là cái tín này, mà là tín vào chính mình. Chỉ có tin chính mình mới có thể được cứu, nếu không tin chính mình thì không thể cứu, vậy thì làm sao giống nhau được”. Nhất định phải phân biệt rõ ràng.

Từ tín tâm rõ ràng, tín tâm kiên định, có thể thấy được cái tín này không phải mê tín. Là đem đạo lý làm cho rõ ràng, sự thật làm cho rõ ràng, cái tín này gọi là chánh tín chứ không phải mê tín. Từ trong chánh tín kiến lập tâm nguyện, ta bằng lòng sinh về thế giới Cực Lạc, thích sanh về thế giới Cực Lạc. Thực tế mà nói Tây Phương Tam Thánh: Di Đà, Quán Âm, Thế Chíduyên phận rất sâu với chúng ta, chúng ta nghe đến danh hiệu này thì liền sanh tâm hoan hỷ là có duyên. Sanh đến nơi đó thì có cái gì tốt vậy? Cái tốt thì có rất nhiều. Trong kinh điển đại đức xưa có một thí dụ: ở vào thời đại Tùy Đường, cao tăng của Trung Quốc, cao tăng của Nhật Bản, cao tăng của Hàn Quốc (vào thời đại đó gọi là Cao Ly), mọi người cùng nhau nghiên cứu thảo luận xem Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời nói pháp 49 năm, giảng kinh hơn 300 hội, nói ra nhiều kinh điển đến như vậy, bộ kinh nào thì thứ nhất? Mọi người hợp tác lẫn nhau, cùng nhau nghiên cứu thảo luận, gần như đều công nhận kinh Hoa Nghiêm là thứ nhất. Nhận thức này không hề sai, kinh Hoa nghiêm đích thực là khái luận của toàn thể Phật pháp, là Phật pháp viên mãn. Thế Tôn về sau nói tất cả kinh, có thể nói đều là giải thích một câu nào đó trong kinh Hoa Nghiêm. Giải thích mấy câu thì là một bộ kinh, cho nên tất cả kinh đều là quyến thuộc của kinh Hoa Nghiêm. Hoa Nghiêm giống như một thân cây vậy, là gốc, gốc của cây. Tất cả kinh đều là cành nhánh. Nhánh lá hoa quả luôn không rời khỏi cái gốc của nó, do đó, Hoa Nghiêm gọi là pháp luân căn bản. Vậy thì đem so sánh kinh Hoa Nghiêm với kinh Vô Lượng Thọ thì sao? Những vị đại đức này đều nói, kinh Vô Lượng Thọ là thứ nhất, kinh Hoa Nghiêm liền đưa xuống hàng thứ. Tại vì sao vậy? Kinh Hoa Nghiêm đến sau cùng Bồ Tát Phổ Hiền phát mười đại nguyện cầu sanh Cực Lạc thì Hoa Nghiêm mới viên mãn, nếu như không vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc thì kinh Hoa Nghiêm không viên mãn. Cho nên, kinh Vô Lượng Thọ là tóm lượt của kinh Hoa Nghiêm. Điều này nói rõ kinh Vô Lượng Thọtrọng yếu. Nếu như nói kinh Hoa nghiêm là vua của các kinh, thì kinh Vô Lượng Thọ là vua của các vua. Đây là lời tán thán của Thế Tôn ở trên kinh, Phật A Di Đà là ánh sáng tối tôn, là vua các Phật. Có thể thấy được huệ nhãn của các tổ sư đại đức thật có thể nhìn thấy ra được .

Cư sĩ Bàng Tế Thanh ở đầu năm nhà Thanh, đó là một vị đại đức rất giỏi. Trước tác của ông được kết tập trong Đại Tạng kinh, lưu thông rất nhiều. Ngài nói, kinh Vô Lượng Thọ chính là trung bổn Hoa Nghiêm. Câu nói này là Bàng Tế Thanh nói. Vậy thì Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh rất dài, dài đến 80 quyển, kinh Vô Lượng Thọ chỉ có hai quyển, có loại chỉ có một quyển, trung bổn Hoa Nghiêm. Đại bổn, trung bổn vẫn còn tiểu bổn. Vậy tiểu bổn là gì? Là Phật Thuyết A Di Đà kinh. Ba bộ kinh này văn tự tuy có dài ngắn không đồng nhau, nhưng bên trong thì hoàn toàn giống nhau. Thế là chúng ta mới hiểu rõ, pháp môn này của tịnh độ ở trong toàn thể Phật pháp chiếm một địa vị thế nào, chúng ta liền biết lựa chọn, nhất là pháp môn này gom nhiếp ba căn, khôn ngu đều nhiếp. Bất cứ một người nào, trên từ đẳng giác Bồ Tát, dưới từ chúng sinh địa ngục, chỉ cần bạn có thể tin, chỉ cần bạn có thể phát nguyện, chỉ cần bạn chịu trung thực niệm thì không một người nào mà không vãng sanh, không người nào không thành tựu. Pháp môn rộng lớn, không một bộ kinh nào có thể so sánh được với nó, cho nên mới được tất cả chư Phật tán thán, tất cả chư Phật hoằng dương. Đạo lý chính ngay chỗ này.

Vậy thì trước mắt chúng ta chọn lấy là quyển hội tập của ngài lão cư sĩ Hạ Liên. Bởi vì quyển này do một cư sĩ tại gia hội tập nên về phương diện lưu thông đã gặp rất nhiều chướng ngại, không chịu chấp nhận quyển này. Kỳ thật là chướng ngại này từ xưa đến nay đều có, không phải ngày nay mới có. Như đại sư Huệ Năng, lục tổ thiền tông được cụ tổ truyền y bát nhưng cũng là trong tông môn không chịu chấp nhận, nghĩ cách tìm ngài cướp lại y bát, đến nỗi lục tổ phải chạy trốn trong đám thợ săn ẩn tích mai danh, phải trốn đến 15 năm để mọi người tương đối bình lặng trở lại ngài mới xuất hiện. Những thứ này đều là đố kị, chướng ngại khiến cho lục tổ độ chúng sanh phải trễ hết 15 năm. Bởi vì Phật đã nhiều lần giảng dạy kinh Vô Lượng Thọ, mỗi một lần Phật nói nội dung cơ bản không giống nhau, do đó khi lưu truyền đến Trung Quốc nguyên bản của Phạn văn thì không phải có một loại. Thế nên phiên dịch của Trung Quốc đích thực là rất nhiều. Từ hậu Hán đến triều Tống khoảng 800 năm, tổng cộng có 12 lần phiên dịch, có 12 bản dịch. Rất đáng tiếc là có bảy loại trong đó đã bị thất truyền. Hiện tại chúng ta xem thấy bản kinh này trong mục lục tạng kinh cổ đại, nhưng kinh văn thì không tìm thấy. Hiện tại trong kinh tạng chỉ thâu tập có năm loại bản dịch, đây là căn cứ vào cách nhìn của các đại đức xưa. Năm loại bản dịch này, chí ít là có ba nguyên bản không giống nhau, điều này chứng minh Thế Tôn năm xưa đã nhiều lần tuyên giảng. Vậy thì, nếu không thể đọc năm loại bản dịch thì đối với nghĩa kinh này bạn không hiểu được hoàn chỉnh, sẽ có khiếm khuyết. Nếu muốn đọc được năm loại bản dịch này, ở vào thời trước thì dường như là việc không thể nào. Do đó, hội tập là vô cùng quan trọng.

Hội tập lần thứ nhất là do cư sĩ Vương Long Thư đời nhà Tống. Vương Nhật Hưu đã làm Long Thư Tịnh Độ Văn. Long Thư là địa danh, ông là người Long Thư. Nguời đời sau tôn kính đối với ông nên không gọi tên của ông, không gọi hiệu của ông mà gọi nơi ở của ông. Đây là rất tôn kính nên gọi Vương Long Thư. Cái nơi Long Thư này xuất hiện một nhân vật vĩ đại như vậy, đây là tôn kính đối với địa phương này. Bản hội tập của ông gọi là Đại A Di Đà kinh, có thâu tập trong Đại Tạng kinh, lưu thông rất rộng. Đại sư Liên Trì làm Sớ Sao cho kinh A Di Đà, bên trong vận dụng kinh văn của kinh Vô Lượng Thọ, có thể nói là gần phân nửa đều là nguyên văn của Đại A Di Đà kinh. Có thể thấy được là đại sư Liên Trì rất tôn kính đối với ông. Cư sĩ Long Thư hội tập kinh Vô Lượng Thọ chỉ thấy được bốn loại nguyên bản dịch. Vô Lượng Thọ hội trong kinh Đại Bảo Tích triều nhà Đường, bộ này cư sĩ Vương Long Thư chưa thấy qua. Đương nhiên ông biết được là vào thời đó tìm kinh văn rất khó. Vào lúc đó kinh văn đều là chép tay. Các vị đều biết, bản chép tay thì số lượng rất ít, lưu thông không rộng. Cư sĩ Vương Long Thư dùng tài vật của ông, địa vị của ông, thân phận của ông muốn tìm bộ kinh này cả đời này cũng tìm không được. Bạn mới biết được là vào thời xưa tìm được một bộ kinh văn thật sự không dễ dàng gì. Do đó, Phật ở trên kinh thường hay khích lệ chúng ta phải đọc tụng, phải ghi chép. Ghi chép, bạn viết ra một bộ thì thế gian này thêm được một bộ kinh lưu thông. Công đức này là vô lượng vô biên. Hiện tại thì sao? Chúng ta không cần phải chép tay nữa, kỹ thuật in ấn hiện tại rất là tiến bộ, rất là phát triển, chúng ta in kinh lưu thông công đức càng lớn hơn. Cư sĩ Long Thư niệm Phật thật là đắc lực. Khi ngài giảng kinh là đứng mà ra đi. Các vị xem, phía trước Long Thư Tịnh Độ Văn có một tượng vẻ đứng ngay dưới đó tay cầm chuỗi hạt, đó chính là tượng của cư sĩ Long Thư vãng sanh, đứng mà ra đi. Vậy thì do đây mà biết, bản hội tập là xứng đáng, hội tập không hề lỗi lầm. Tại vì sao phải bài trừ hội tập? Đây là một tâm lý không bình thường đang gây hại, chướng ngại lưu thông đại pháp.

[Bản hội tập] thứ hai do cư sĩ Bàng Tế Thanh [hội tập]. Ông cũng là nhìn thấy bản dịch của kinh Vô Lượng Thọ quá nhiều, hơn nữa bản dịch khó đọc, văn tự của bản dịch không lưu loát, khó đọc, mọi người sẽ cảm thấy không có hứng thú đối với bộ kinh điển này, cho nên ngài viết ra một quyển tiết hiệu, là ngài chọn lấy một quyển trong năm quyển, quyển của Khang Tăng Khải, bốn quyển khác đều không có. Các vị tưởng tượng xem, kinh văn đó, ý nghĩa trong đó, chỗ khiếm khuyết đương nhiên là rất nhiều. Thế nhưng bản tiết hiệu của ông so với bản dịch của Khang Tăng Khải thì dễ đọc hơn rất nhiều, khi đọc rất trôi chảy, bạn sẽ sanh tâm rất hoan hỷ. Vậy thì chỗ khiếm khuyết của nó thì sao? Chính là một quyển mà không phải là năm quyển, cho nên rất nhiều kinh văn quan trọng trong các quyển khác chúng ta không cách gì đọc được. Quyển tiết hiệu này có lưu thôngĐài Loan. Ở Đài loan có hai loại. Một loại là kinh Vô Lượng Thọ Khởi Tín Luận. Bộ luận này cũng do Bàng Tế Thanh làm. Văn chính là bản tiết hiệu đó. Ngoài cái quyển này ra thì có kinh Vô Lượng Thọ Thị Chú của cư sĩ Đinh Phúc Bảo. Cư sĩ Đinh Phúc Bảo dùng nguyên văn của bổn kinh này và dùng bổn tiết hiệu của Bàng Tế Thanh, cho nên hai loại kinh này đều có lưu hànhĐài Loan.

Bản hội tập thứ ba là do cư sĩ Ngụy Nguyên triều nhà Thanh làm. Ông là người vào khoảng năm Hàm Phong. Có thể nói ông rất tuyệt vời, năm loại bản dịch đều đã thấy qua. Bổn hội tập so với Vương Long Thư đích thực là tốt hơn, cho nên gọi là cái sau luôn vượt hơn cái trước, việc sau tốt hơn so với việc trước. Thế những những quyển này, đại sư Ấn Quangphê bình. Phê bình của đại sư Ấn Quang không phải nói là bổn hội tập của ông là không đúng, mà là hội tập nhất định phải trung thành với nguyên văn của bản dịch, không được tùy tiện đem kinh văn của nguyên bản kinhsửa đổi. Đây là lưu lại một tiền lệ không tốt cho người sau. Cư sĩ Long Thư đích thực có sửa đổi mấy chữ. Cư sĩ Ngụy Mạc Thâm thì sao? Cũng cải sửa. Việc này đại sư Ấn quang đã phản đối, không phải là phản đối hội tập mà là phản đối việc họ không trung thành với kinh văn của bản dịch. Chúng ta phải đem việc này nói ra cho rõ ràng, cho tường tận.

Bởi vì bổn hội tập của cổ đứcthiếu sót, cho nên lão cư sĩ Hạ liên lại phát tâm trùng tân lại bổn hội tập. Quyển hội tập này trước sau tổng cộng đã dùng hết thời gian mười năm. Hoàn thành bản thảo trong ba năm, về sau lại có thời gian bảy năm không ngừng tu sửa, cho nên mười năm mới hoàn thành quyển sách. Hiện tại chúng ta đọc tụng, lưu thông phổ biến. Thế nên quyển sách này, lão pháp sư Luận Hàn từ Đại Lục mang đến Đài Loan. Vào lúc đó lão pháp sư còn chưa xuất gia. là thân phận cư sĩ mang đến Đài Loan. Ông chưa xuất gia thì tôi đã quen biết ông rồi. Tôi quen biết ông, vào lúc đó tôi chưa học Phật, vậy mà sau khi ông mang quyển này đến rồi, về sau ông đi xuất gia. Pháp sư Luận Hàn, Quảng Hóa, Quảng Nguyên đều là học trò của ông. Vậy thì quyển sách này thì sao? Ông đem giao cho lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam ở Đài Trung. Sau khi lão sư Lý xem rồi vô cùng hoan hỷ bởi vì lời tựa phía trước là Mai Quang Hy viết. Mai Quang Hy là lão sư của lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam. Vừa nhìn thấy văn chương của lão sư mình thì đương nhiên hoan hỷ không gì bằng, hơn nữa Lý lão sư rất tôn kính đối với Hạ Lão cư sĩ. Vào thời đó ở Đại Lục đều xưng tán là nam Mai, bắc Hạ - hai vị đại đức trong hàng cư sĩ. Cho nên, ngài liền bảo Thư Cục Thủy Thành Đại Trung đem nó phiên dịch in ấn, hơn nữa còn ở chùa Pháp Hoa giảng qua một lần. Lời phê bình trong cuốn ghi chú của ngài chính là giảng lúc đó. Đây là vào năm dân quốc thứ 59 giảng qua một lần. Thế nhưng từ đó về sau ngài có giảng qua kinh Vô Lượng Thọ mấy lần nhưng không dùng quyển này, mà dùng quyển của Khang Tăng Khải. Do nguyên nhân gì vậy? Vì có áp lực bên ngoài nói là thứ này là do cư sĩ viết, do có áp lực bên ngoài.

Tôi đến Đài Trung thân cận với lão sư Lý và xin vào làm môn hạ của ngài. Thế là không bao lâu, ngài đem quyển này giao cho tôi. Sau khi tôi xem rồi thì vô cùng hoan hỷ, đây là vào năm dân quốc thứ 50. Vào lúc đó tôi giảng kinh ở Đài Bắc, tôi rất muốn giảng bộ kinh này. Vừa lúc đó gặp được Hàn Quán Trưởng. Chúng ta mừng sinh nhật lần thứ 50, tôi nói tôi giảng bộ kinh này để chúc thọ cho bà. Bà cũng rất vui mừng liền cho in ra 3.000 quyển. Tôi đến Đài Trung báo cáo lão sư, tôi hỏi là tôi giảng bộ kinh này có được hay không? Lão sư lắc đầu nói, không được. Tôi hỏi vì sao vậy? Ngài nói, nhân duyên của ông chưa chín mùi, hiện tại không thể giảng. Ngài nói, Đài Bắc có rất nhiều lão pháp sư, lão cư sĩ, nếu như họ ra mặt phê bình thì ông không gánh vác nổi, hiện tại tiếng tăm của ông vẫn chưa đủ. Không còn cách nào vì kinh đã in rồi. Kinh đã in rồi thì tặng người đi, vậy kinh này không thể giảng rồi. Tôi ở Đài Bắc đổi lại giảng kinh Lăng nghiêm. Để giảng tiếp một bộ đại kinh thì phải cất vào, mà đã cất vào thì phải cất qua rất nhiều năm. Mãi đến khi lão sưvãng sanh, quyển kinh này khi tôi tìm sách cũ lại tìm ra được. Tôi nghĩ đến quyển sách này của lão sư, rất nhiều người có thể nói đều đã quên mất, đều không còn biết đến. Bản gốc ngay chỗ tôi, Đài Trung không có người thấy qua, cho nên tôi liền đem nó in ra làm kỉ niệm đối với lão sư, cũng hy vọng nhờ công đức in kinh tăng thêm phẩm vị vãng sanh của lão sư. Sau khi kinh in ra rồi, có rất nhiều người xem thấy đều sanh tâm hoan hỷ, yêu cầu tôi bắt đầu giảng bộ kinh, thế là ở trong nước và ở ngoài nước bắt đầu giảng giải. Quả nhiên không sai, pháp duyên thù thắng không gì bằng. Tôi nghĩ lại, pháp duyên này từ đâu mà ra vậy? Nhất định là Phật A Di Đà, chư Phật Như Lai gia trì, Nếu không, bạn nói làm gì có được pháp duyên tốt đến như vậy! Càng giảng càng hoan hỷ, càng giảng tín tâm của chúng ta đối với việc vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc càng mạnh mẽ. Bộ kinh này xác xác thực thực là nhờ ơn Phật, không những gia trì người chúng ta mà còn gia trì kinh điển.

Thế nhưng ở hải ngoại hoằng dương bộ kinh này chỉ có một mình tôi, cảm thấy rất cô độc. Về sau ở nước Mĩ, trong cảnh tình cờ gặp được lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nên mới biết được ông ở Trung Quốc Đại Lục cũng hoằng dương bộ kinh này, cũng chỉ có một mình ông. Lần gặp mặt này của chúng tôi rất hoan hỷ, thì ra vẫn còn có một người hoằng dương bộ kinh này. Cho nên, tôi đến Bắc Kinh để thăm ông. Khi tôi vừa đến ở nơi nhà nghỉ, Lão cư sĩ liền tới thăm tôi. Việc này trên lễ tiết là không đúng. Các vị phải nên biết, lễ xưa của Trung Quốc gọi là tọa khách không bám hành khách. Chúng tôi là hành khách, tôi là khách tới Bắc Kinh, tôi nhất định phải tới thăm hỏi ông trước, ông không nên đến thăm hỏi tôi. Sau khi tôi thăm hỏi ông, ông đến hồi đáp, đây là lễ tiết, vậy thì đúng. Tôi vừa đến chưa kịp đến thăm hỏi ông, ông liền đến thăm hỏi trước là vượt qua cả lễ tiết. Việc này chứng minh cho cái gì? Là quá hoan hỷ, không đợi được đến khi tôi tới thăm ông, ông liền tới thăm tôi trước. Chúng tôi liền nói đến nhân duyên của kinh điển này.

Ông là truyền nhân của Hạ lão cư sĩ, là đệ tử truyền pháp của Hạ lão cư sĩ, cũng là cháu ngoại của cư sĩ Mai Quang Hy, cho nên đối với cái nhân duyên này rất sâu. Ông biết được tôi là học trò của lão sư Lý. Lý lão sư là học trò của ông ngoại ông, chúng tôi lại còn có cái quan hệ này nữa, do đó về sau qua lại càng mật thiết hơn. Thế là ông nói với tôi quá trình Hạ lão hội tập bộ kinh này, không những thời gian dài cư sĩ Mai quang Hy mà còn có lão hòa thượng Huệ Minh, đây là cao đức có tên tuổi, cũng đều tham gia công trình này. Đặc biệt là chương 48 nguyện, ba người dùng thời gian ba tháng, cho nên mọi người dường như đều chân thật thừa nhận quyển hội tập này là tập hợp từ năm loại nguyên bản dịch mà thành. Đọc cái quyển này rồi thì năm loại nguyên bản dịch có thể không cần phải đọc. Ý nghĩa một câu cũng không sót, văn tự một chữ cũng không thay đổi, câu câu chữ chữ đều là nguyên văn của nguyên bản. Rất đáng tiếc là pháp sư Ấn Quang đã vãng sanh, không nhìn thấy quyển này. Nếu ngài nhìn thấy quyển này, nhất định nói là cái quyển này tốt.

Thế là tôi ở Bắc Kinh biết được Lão cư sĩ có được rất nhiều cảm ứng trong lúc hội tập, thế nhưng ngài không hề nói ra, nhất định không hề nói cho người nghe. Cái điểm này rất đáng được tán thán. Không huyễn hoặc chính mình, không khoa chương chính mình, làm được rất cẩn trọng, rất có bổn phận. Khi tôi ở Miami, nước Mĩ diễn giảng, chính là giảng quyển sách nhỏ Nhận Thức Phật Giáogần đây các vị xem thấy. Ở Miami diễn giảng có rất nhiều người ngoại quốc đến nghe giảng. Lúc đó, có cư sĩ Tăng Hiến Huy đảm nhận phiên dịch Anh ngữ. Trong số người ngoại quốc có mấy người có được thần thông. Cư sĩ Tăng Hiến Huy thích thần thông, ông thích những thứ này. Ông hướng đến những người ngoại quốc này thỉnh giáo, ông đem tấm hình của Hạ Liên Cư in ở trên kinh đưa cho người ngoại quốc xem, hỏi ông xem con người này như thế nào? Những người ngoại quốc có thần thông này vừa xem tấm hình này liền cung kính bội phục. Họ nói, con người này không phải là người bình thường, toàn thân của ông là trong suốt. Do đó, các cư sĩ cảm thấy kì lạ, làm sao có thể từ trong tấm hình thấy được con người này toàn thân trong suốt? Họ nói hiện tại thì ông không còn nữa, khi ông còn ở đời không nổi tiếng lắm, … Những gì đã nói đều là nói thật. Đây không phải là người thông thường, hay nói cách khác, phải là Phật Bồ Tát tái sanh. Nếu không mà nói, bạn xem, cư sĩ Vương Long Thư, Bàng Thiệu Thanh, Ngụy Nguyên đều là nhà Phật học nổi tiếng, nhưng đều không thể làm ra một quyển hoàn thiện tốt đẹp đến như vậy, phải đợi Hạ Lão đến hoàn thành. Cho nên chúng ta đối với quyển kinh này phải có tín tâm, phải chân thật khẳng định nó. Từ sau khi đưa ra, quyển kinh này nhận được hoan nghênh trên toàn thế giới.

Khi Hạ lão vãng sanh có di chúc lưu lại cho học trò của ngài. Ngài nói gì vậy? Quyển kinh Vô Lượng Thọ mà ngài hội tập này tương lai là từ hải ngoại truyền đến Trung Quốc. Lúc đó họ nghe rồi đều ngơ ngác không hiểu gì, không biết lão cư sĩ đang nói gì. Hiện tại lại quả nhiên là như vậy. Từ Đài Loan truyền đến Đại Lục, từ hải ngoại truyền vào. Ngài còn nói quyển kinh này tương lai còn truyền đi khắp thế giới. Cho nên, người Đại Lục hiện tại tin tưởng, hiện tại dường như trên thế giới này mỗi một quốc gia khu vực quyển kinh này của chúng ta đều lưu thông đến, đích thực là quyển kinh này đã truyền đến khắp thế giới, hơn nữa, sự lớn mạnh của nó còn vượt ngoài dự đoán của tôi. Bởi vì quyển kinh này chúng ta đã ra thời gian chưa đến mười năm. Khi lão sưvãng sanh mới đưa nó ra, không đến mười năm, tôi nhẩm tính số lượng của quyển kinh này đã vượt quá 300 vạn cuốn. Đây là rất bảo thủ mà nhẩm tính. Cho nên, bao gồm tất cả kinh luận Phật pháp đại thừa, ở trong thời gian ngắn đến như vậy có thể lưu thông số lượng lớn như thế và lưu thông trên toàn thế giới thì đây là đệ nhất kinh. Chưa hề có hiện tượng như vậy. Quả nhiên đúng như lời tiên đoán của Hạ lão cư sĩ, giống y như lời của ông đã tiên đoán. Cho nên chúng ta phải tràn đầy tín tâm đối với quyển kinh này, y giáo phụng hành, nhận thức tịnh độ, nhận thức y chánh trang nghiêm của thế giới Tây Phương. Chúng ta có nguyện vọng mãnh liệt liền có thể sanh khởi, sanh đến nơi tốt đẹp của thế giới Tây Phương Cực Lạc. [Chổ tốt] thứ nhất là trường thọ, vô lượng thọ. Thứ hai là nhờ bổn nguyện gia trì của Phật khiến phàm phu chúng ta một phẩm phiền não vẫn chưa đoạn liền được đề bạt đến A Duy Việt Chí Bồ Tát từ thất địa trở lên. Chỗ tốt thứ ba, ở thế giới Tây Phương Cực Lạc được đích thân Phật giáo huấn. Chúng ta muốn cầu thiện tri thức, Phật A Di Đàthiện tri thức đệ nhất. Một vị lão sư tốt như vậy! Huống hồ mỗi ngày bạn còn có thể được giáo huấn của mười phương tất cả chư Phật. Người của thế giới Tây Phương mỗi giờ mỗi khắc đến mười phương thế giới cúng dường chư Phật, nghe giảng kinh nói pháp, trực tiếp nhận giáo huấn của tất cả chư Phật. Do đó họ không thể thoái chuyển, họ thành tựu nhanh.

Căn cứ kinh Vô Lượng Thọ, căn cứ kinh A Di Đà, chúng ta tỉ mỉ mà quan sát thế giới Tây Phương thành Phật khá nhiều, chỉ cần ba, bốn kiếp. Thế Tôn nói với chúng ta, nếu muốn thành Phậtthế giới Ta Bà phải trải qua bao nhiêu thời gian vậy? Ba Đại A Tăng Kì Kiếp. Đơn giản là không thể so sánh. Thế giới Tây Phương ba kiếp, bốn kiếp thì thành Phật, việc tốt như vậy, lợi ích như vậy, nếu như chúng ta không cầu sanh đó thực gọi là ngu si. Lão sư Lý đã từng nói, không chịu cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, không ngu thì là khùng, nếu bạn không ngu si thì là cuồng vọng, hay nói cách khác, bạn không phải là người bình thường, bạn không bình thường. Người bình thường nhất định biết cầu sanh tới thế giới Tây Phương tịnh độ, bởi vì nó quá tốt, quá thù thắng. Tất cả Bồ Tát muốn cầu mà cầu không được, chúng taduyên phận, gặp được càng tốt hơn là bổn hội tập của Hạ lão cư sĩ. Bạn xem, mở ra ở trước mặt chúng ta đọc được hoan hỷ đến như vậy, lưu loát đến như vậy, ý tứ viên mãn đến như vậy, các vị thử đem so sánh với năm nguyên bản dịch thì bạn liền biết được. Thế nhưng tôi hoằng dương quyển kinh này, ở Đài Loan lo vẫn còn có trở ngại, cho nên tôi tìm đủ chín bản, tất cả cho in thành một quyển. Tôi đặt tên cho quyển sách này là Tịnh độ ngũ kinh trọn bộ. Chín loại bản kinh đều bày ra trước mặt, bạn có thể tự mình xem, bạn tự mình có thể so sánh, sau đó bạn đối với quyển kinh này mới không có hoài nghi, mới chịu khẳng định nó. Càng tốt đẹp hơn là Phán khoa của pháp sư Từ Chu. Đây là khi tôi ở Bắc Kinh, Hoàng Lão Cư sĩ giao cho tôi. Việc này cũng là chư Phật Bồ Tát gia trì, chân thật không thể tưởng tượng được vào thời cách mạng văn hóa mà vẫn không bị đốt mất, vẫn còn giữ được Phán khoa này. Tôi mang về Đài Loan. Về sau in kinh Vô Lượng Thọ tôi đem Phán khoa này xếp vào phía sau. Vì sao vậy? Để làm chứng minh cho mọi người. Pháp sư Từ ChuĐại Lục giải hành tương ưng, là một vị đại đức rất giỏi. Ở Đài Loan ngài còn có hai vị học trò. Hai vị học trò này đều không tệ. Một vị là lão pháp sư Đạo Nguyên đã vãng sanh rồi. Lão pháp sư Đạo nguyên là học trò của Từ Chu. Còn một vị học trò nữa vẫn còn sống là Sám Vân, cũng là học trò của Từ Chu. Là thầy của hai vị đại đức này đích thân là Phán Khoa cho quyển hội tập của Hạ lão cư sĩ, hơn nữa, ngài còn dùng quyển kinh của Hạ lão cư sĩ vào năm đó ở Tế Nam giảng kinh Vô Lượng Thọ. Vậy quyển này còn có thể có sai lầm không? Cho nên, nếu như còn có hoài nghi đối với quyển kinh này, còn có phê bình phỉ báng, vậy thì tôi không biết là họ ôm giữ cái tâm gì.

Y theo quyển kinh này chăm chỉ tu học có được lợi ích, trong mấy năm gần đây, chúng ta ở trong và ngoài nước, tôi thấy được rất nhiều người. Do đó, tín tâm của chúng ta rất là kiên định, nhất định phải phát nguyện cầu sanh tịnh độ. Cho nên nguyện lực này là vô cùng quan trọng. Đại sư Ngẫu Ích đã nói qua, có thể vãng sanh được hay không nhất địnhtín nguyện có hay không, phẩm vị cao thấp nhất định là ở công phu niệm Phật sâu hay cạn. Vậy thì do đây mà biết, tín nguyệnvô cùng quan trọng. Hành, chính là trung thực niệm Phật. Bồ Tát Đại Thế Chí dạy chúng ta gom nhiếp sáu căn tịnh niệm liên tục. Chúng ta phải chăm chỉ phụng hành. Ở trong thường ngày, đối với người, với việc, với vật, khi chúng ta chưa vãng sanh, cái thân này vẫn còn ở thế gian, những việc vụn vặt ở thế gian chúng ta không thể ly khai, phải dùng thái độ như thế nào vậy? Nhất định tuân thủ tam phước, sáu phép hòa, tam học, lục độ. Những cương lĩnh tu học này nếu như ứng dụng ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, tuy là thời gian của chúng ta ngắn, không thể tỉ mỉ vì mọi người nói rõ, thế nhưng trong rất nhiều băng đĩa thu âm đều có nói. Chúng ta lợi dụng phương tiện thu âm, hi vọng các vị đồng tu nghe nhiều. Sau khi hiểu rõ, biết được làm thế nào ứng dụng ngay trong cuộc sống thường ngày, vậy thì Phật pháp mới không vô ích. Phật pháp chân thật là chỗ tốt đối với chúng ta, là lợi ích chân thật. Việc tốt là ngay trước mắt mang đến cho chúng ta ngay đời này hạnh phúc an vui, gia đình mỹ mãn, sự nghiệp thuận lợi, xã hội hòa thuận, thế giới hòa bình. Việc này tịnh tông đích thực là có thể mang tới cho bạn. Chúng ta tự mình chăm chỉ nỗ lực mà làm, tương lai tốt đẹp. Có thể lấy ra một câu kinh mà nói: “Chỉ Phật và Phật mới có thể cứu cánh”, nói không hết cái tốt, cho nên hy vọng các vị đồng tu phải đặc biệt trân trọng.

Phật hiệu phải niệm cho tốt, phải niệm cho có lực. Trong lúc giảng kinh chúng ta thường nói đây là yếu lĩnh: phải không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, vậy thì thành công. Ba câu này chính là tịnh niệm liên tục. Đồng tu tịnh độ chúng ta rất nhiều, thế nhưng tín nguyện kiên định không nhiều. Nếu như tín nguyện thật kiên định thì họ nhất định sẽ một môn thâm nhập. Bạn xem, nơi nào có tai nạn thì mong cầu Quan Thế Âm Bồ Tát tiêu tai, có bệnh thì mong cầu Dược Sư Như Lai trị bịnh, đây chính là hoài nghi, tín tâm không thanh tịnh. Hoài nghi cho rằng một vị Phật Bồ Tát chỉ quản một việc, cho nên bình thường nếu đắc tội với vị Phật Bồ Tát này, đắc tội với Phật Dược Sư, có bệnh thì hết người cứu; nếu đắc tội với Quan Thế Âm Bồ Tát thì không có người thay ta tiêu tai. Chúng tavọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước, thế là tín tâm của chúng ta không thanh tịnh. Đây chính là chướng ngại cho sự tu hành của chúng ta rất lớn.

Ngoài ra một chướng ngại lớn nữa là xen tạp. Những thứ xen tạp thì quá nhiều. Thí dụ bạn nói, chúng ta học Phật, chúng ta đối với Phật Bồ Tát yêu cầu quá nhiều thứ, vừa yêu cầu công danh, vừa yêu cầu phú quý, vừa yêu cầu trường thọ, lại yêu cầu con cái, cầu thăng quan phát tài, cầu quá nhiều là xen tạp. Ngoài những thứ này ra ở trong Phật pháp cũng xen tạp. Do đó, mọi người xem ra dường như rất dụng công, rất tinh tấn, thực tế ra mà nói, cái đó không phải gọi là tinh tấn, mà gọi là tạp tấn loạn, là loạn tấn. Tạp loạn thì tâm tu hành không tương ưng, nhất định không thành công, chỉ có thể trong A Lại Da thức trồng xuống hạt giống Phật, không thể có thành tựu. Thành tựu phải tinh tấn, tinh là thuần mà không tạp. Một môn thâm nhập, đó gọi là tinh tấn. Kinh thì tôi chỉ đọc một bộ, Phật hiệu thì tôi chỉ trì một vị, đây gọi là tinh tấn. Bạn có tinh tấn này thì thân tâm thanh tịnh, bạn không có tạp niệm, không có vọng tưởng, không có chấp trước. Thân tâm thanh tịnh thì đạt được tự tại an vui, cái thọ dụng chân thật liền hiện tiền. Từ trước, như tiên sinh Đông Phương Mỹ đã nói, học Phật là hưởng thụ cao nhất của nhân sanh. Bạn thật đã đạt được, hưởng thụ cao nhất đích thực bạn có thể đạt được. Hưởng thụ cao nhất chính là thân tâm thanh tịnh, không phải phú quý của thế gian. Phú quý của thế gian không phải là hưởng thụ cao nhất, nó có rất nhiều đau khổ. Do đó, các vị phải nên biết, người bần cùng khổ, người phú quý còn khổ hơn người bần cùng. Các vị tỉ mỉ nghĩ lại xem, còn khổ hơn, vẫn không tự tại. Đây là thế gian khổ. Chỉ riêng Phật pháp có thể giúp chúng ta lìa khổ được vui, đây là cái vui chân thật.

Tín-nguyện-hạnh, hạnh ở đây chính là trung thực niệm Phật, không cần hỏi nhiều. Có rất nhiều người tìm tôi, họ nói tôi có rất nhiều vấn đề muốn thỉnh giáo pháp sư. Những vấn đề của bạn tôi thảy đều biết rồi, là vấn đề gì vậy? Là nghĩ tưởng xằng bậy, là ngay trong tu hành nhất địnhchướng ngại. Tất cả buông bỏ, phải nhìn thấu, phải buông bỏ. Buông bỏ phân biệt, chấp trước, vọng tưởng, tạp niệm, hư vọng của bạn, buông bỏ tất cả nghi vấn của bạn. Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Không gián đoạn cũng không phải là một việc dễ dàng. Vậy thì các bạn biết, niệm Phật là niệm từ nơi tâm. Bạn xem, văn tự Trung Quốc chúng ta đích xác là tràn đầy biểu tượng trí tuệ. Cái chữ này là chữ hội ý, bảo bạn thể hội cái ý nghĩa này. Bên trên là chữ kim, bên dưới là chữ tâm. Cái này ý nghĩa là gì vậy? Hiện tại trong tâm tôi đã có, không ở trên miệng niệm mà ở trong tâm của bạn niệm. Người mà trong tâm bạn niệm, việc mà bạn nghĩ không phải chỉ có ở trên miệng bạn. Trong tâm của bạn thật có, đó gọi là niệm. Trên miệng có mà trong tâm không có, đó không gọi là niệm. Trong miệng A Di Đà Phật, A Di Dà Phật, một ngày niệm mười vạn tiếng, trong miệng có, trong tâm thì không thật có, trong tâm thì vẫn muốn thăng quan phát tài, vẫn là vọng lợi dưỡng, vẫn là năm dục sáu trần, niệm Phật để Phật bảo hộ ta thăng quan phát tài, làm những việc này thì không phải là niệm Phật. Việc này như người xưa đã nói là đau mồm rát họng chỉ uổng công. Phải thông suốt đạo lý này.

Năm trước, khi đón năm mới, có một vị lão cư sĩ đến thăm tôi, nói với tôi: “Pháp sư à! Tôi niệm Phật đã 13 năm rồi mà vọng tưởng phân biệt vẫn còn rất nhiều, công phu vẫn không được đắc lực, phải làm sao?”. Tôi liền nói với ông ấy phải trung thực mà niệm, thân tâm thế giới tất cả buông bỏ. Ông nói: “Pháp sư! Mọi thứ tôi đều buông bỏ, chỉ có đứa cháu nội thì tôi không thể bỏ”. Có thể thấy được, ông tuyệt nhiên không có niệm Phật, ngày nhớ cháu nội, ông không niệm. Ông niệm A Di Đà Phật mà trong lòng nghĩ tới cháu nội, vậy thì còn cách gì đây. Như vậy thì không thể tương ưng. Cho nên tôi liền nói với ông, ông nên đem cháu của ông đổi thành Phật A Di Đà thì ông được thành công.

Tôi dạy cho ông một phương pháp là trong tâm chân thật có, chân thật có Phật trong tâm, chân thật nghĩ tới thế giới Cực Lạc, không nên nghĩ tưởng xằng bậy. Nghĩ tưởng cái gì thì trong tâm ghi nhớ, đều là tạo ra sáu cõi luân hồi. Chỉ có nghĩ tới thế giới Tây Phương Cực Lạc mới có thể siêu vượt sáu cõi luân hồi, vãng sanh tịnh độ, một đời thành Phật. Đây là việc vô cùng quan trọng, nhất định phải ghi nhớ. Bất cứ ý niệm nào khác đều là tạo ra sáu cõi, đều chịu khổ nạn vô tận, bạn hà tất phải như vậy. Liễu sanh tử, ra khỏi ba cõi, thành Phật làm tổ chính ngay một câu Nam mô A Di Đà Phật.

Được rồi, lần diễn giảng này của tôi đến đây là viên mãn, hi vọng tất cả các đồng tu đều có thể ghi nhớ. Chúng ta tín nguyện trì danh, tương lai đồng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. A Di Đà Phật!

Người giảng: Pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Tháng giêng năm 1995

Địa điểm: Tiểu Quốc Minh Nghĩa Hoa Liên

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Phật tử Diệu Hiền

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.