Thư Trả Lời Hộ Niệm

29/01/20155:58 SA(Xem: 5542)
Thư Trả Lời Hộ Niệm
A DI ĐÀ PHẬT !
Vừa qua có 1 vị viết mail gởi Cư sĩ Diệu Âm
(Minh Trị) PHẢN ÁNH việc như sau:
"Chẳng lẽ không ai tu giống Diệu Âm thì tất cả mọi người điều tạp nhạp hết sao????
Thật quá kiêu căng và phạm thượng".
  Cư sĩ Diệu Âm TRẢ LỜI mail RẤT HAY - Ý NGHĨA.
Nay kính gửi đến chư vị liên hữu đồng tu.
___________________________________
Kính gởi liên hữu Tâm-Huệ,
Nhận được mấy email của liên hữu đọc qua mà thấm thía quá!
  Diệu-Âm luôn luôn lắng nghe và nghiêm chỉnh suy xét từ những lời phê bình để sửa sai, vì chính Diệu-Âm còn là người phàm phu, trí huệ chưa khai mở, nên rất dễ làm chuyện sai lầm, đó là điều Diệu-Âm luôn luôn tự nhắc nhở chính mình.
Khi nhận được mấy thư của liên hữu thì liền khẩn trương xem xét lại, đúng là những từ Diệu-Âm dùng không được khéo, dễ làm cho người nghe hiểu lầm. Lời phê bình của liên hữu hợp lý, không có gì quá đáng, phải nghiêm chỉnh tiếp nhận. Diệu-Âm thành thật tri ân và sẽ cẩn thận hơn trong tương lai.
  Trên đường đời cũng như đường đạo, chúng ta thường có hai hạng người ảnh hưởng lớn đến mình, người thương yêu và kẻ chống đối. Người thương yêu thì bao che nâng đỡ, người chống đối thì vạch trần sự sai trái... Hai loại người đều là ân nhân giúp mình tiến bộ.
Liên hữu và Diệu-Âm có lẽ chưa gặp qua lần nào, nhưng vô tình đã có duyên với nhau thuộc dạng thứ hai. Dù dưới hình thức nào cũng là duyên lành giúp nhau tỉnh ngộ để tiến hóa. Cho nên, ngoài lời tri ân, Diệu-Âm cũng thành thật muốn kết thành Huynh-Đệ với liên hữu. Lời nói này là thành thật, Tâm-Huệ nghĩ sao? Nếu thực sự có duyên kết tình huynh đệ thì người nào lớn tuổi hơn làm Huynh, người nào nhỏ hơn làm Đệ. Chúng ta là Huynh-Đệ với nhau trên đường đời và đạo, nhắc nhở nhau điều đúng, chỉ điểm nhau chỗ sai để cùng tiến. Phật dạy, người biết tu hành phải: “Lấy kẻ chống đối làm nơi giao du”, huống chi giữa liên hữu và Diệu-Âm có lẽ có duyên với nhau, chứ chưa hẳn gì là chống đối.
  Nếu Tâm-Huệ là người xuất gia rồi, (giả sử thôi), thì xin cho Diệu-Âm này thành tâm lễ kính. Đối với Diệu-Âm trước sau như một: Bất cứ người xuất gia nào cũng phải giữ phận “Lễ Kính”, không cần biết công hạnh riêng tư như thế nào.
  Trở lại vấn đề "Tu Tạp Nhạp". Thực ra, có lẽ Diệu-Âm hàng ngày đều nghe pháp của HT Tịnh Không, những lời dạy của Ngài luôn luôn khuyến tấn chuyên tu, không khuyên tạp tu. Những danh từ như: tạp tu, tạp tấn, loạn tấn, đa tạp, tạp nhạp v.v... thường xuyên được Ngài dùng đến để khuyến cáo đồng tu trong Tịnh-Tông Học Hội. Những danh từ này nghe hoài nên tự động nó đi vào tiềm thức rồi có lúc tự nhiênxuất hiện ra.
Thực ra khi dùng những từ này không phải HT Tịnh-Không có tâm phân biệt hay khinh chê những pháp môn khác như nhiều người đã hiểu lầm, mà Ngài chú trọng đến việc chuyên tu đễ dễ thành tựu. Diệu-Âm học đạo, nghe theo pháp của Ngài và cũng dốc lòng chuyên tu, khi gặp người có duyên hỏi tới, Diệu-Âm đều thành tâm khuyên rằng, tu hành cần nên chuyên nhất mới dễ được thành tựu. Đây là y giáo theo Ngài mà khuyên, chứ hoàn toàn không phải cống cao ngã mạn hay khinh chê các pháp khác. Không ngờ những lời này khi đưa đến người mới nghe thì dễ sinh ra hiểu lầm!... Đây là một kinh nghiệm quý báu, nhờ được liên hữu chỉ điểm, Diệu-Âm cần chú tâm sửa chữa mới được.
  Tông chỉ của pháp môn Niệm Phật là Tín-Nguyện-Hạnh. Điều cấm kỵ của pháp môn Niệm Phật là: Nghi-Ngờ, Giáp-Tạp và Gián-Đoạn, trong đó Giáp-Tạp là điều tối kỵ trong những điều kỵ. Giáp-Tạp chính là xen tạp, hạnh tu không chuyên nhất, nay tu cách này mai tu cách khác. Tu như vậy chính vì tâm chưa định, chưa rõ đường nào để đi. Chưa rõ đường đi thì điểm về cũng chưa được xác định. Đường đi nẻo về còn mông lung, thì khi mạng chung nhất định sẽ theo nghiệp thọ báo trong sáu đường luân hồi. Trong kinh Vô-Lượng-Thọ Phật chê đây là “Bất-Định-Tụ”, một cách tu không thể liễu thoát sanh tử luân hồi. Đây là lời Phật dạy trong đại kinh Tịnh-Độ, nay mình nhắc lại để cùng tu chứ hoàn toàn không mang ý nghĩa khinh chê các pháp môn. Cần chú ý, với pháp môn niệm Phật, Phật dạy phải: “Nhất hướng chuyên niệm A-Di-Đà Phật”, người tu niệm Phật phải y giáo tu hành. Lời này từ trong kinh Phật nói ra, hoàn toàn không phải do cao ngạo hay phân biệt, chấp trước.
  Chuyên tutu pháp nào phải chuyên một pháp, đi đường nào phải đi thẳng một đường, không nên đi một lúc hai đường. Ví dụ, tu Thiền thì một đường Thiền mà đi, một câu Thoại-Đầu mà quán mới dễ Minh-Tâm Kiến-Tánh. Tu Mật thì một đường trì niệm Chơn-Ngôn của Phật thì mới có ngày Tam-Mật Tương-Ưng. Tu Tịnh thì chuyên lòng niệm một câu "A-Di-Đà Phật" mới có thể Nhất-Tâm Bất-Loạn, hoặc ít ra cũng được mười niệm tất Vãng-Sanh Tinh-Độ… Tất cả đều tùy duyên chúng sanh, khi thành tựu thì đường nào cũng quy về một chỗ. Tuy nhiên, chắc chắn có đường khó có đường dễ, có đường phải đi trong vô lượng kiếp, có đường có thể thực hiện ngay trong một đời này, trong đó cái khó nhất chính là người không có đường đi, cứ mãi mãi lòng vòng tại những điểm khởi đầu, vĩnh viễn không không bao giờ tới đích!...
  Chuyên tu thì phải có quy chế của pháp chuyên tu. Một người tới một đạo tràng chuyên tu về Thiền-Định mà niệm Phật vang vang sẽ làm trở ngại đến nhiều người đang cần yên lặng để tọa Thiền. Nếu bị vị trưởng tràng khiển trách, thì lời khiển trách này không phải là Ngài chê bai pháp Niệm Phật, nhưng vì cá nhân người đó không giữ đúng nghi giới của Đạo-Tràng. Tại một Đạo-Tràng chuyên tu Niệm Phật, nếu một người nào tới đó niệm chú chứ không chịu hòa với đại chúng niệm Phật, thì người đó làm mất sự thanh tịnh của Đạo-Tràng, khiến đại chúng không thể nhiếp tâm Niệm Phật được, nghĩa là cá nhân người đó đang tạo nghiệp chứ không phải tạo phước. Như vậy, nếu một nơi chuyên tâm niệm Phật, họ không chấp nhận một công phu trì chú xen vào là nhằm để đại chúng thanh tịnh niệm Phật cho được nhất tâmthành tựu, chứ không phải phân biệt chê bai pháp trì chú… Mỗi một sự hành trì cần nơi thích hợp để cùng nhau tu tập mới thuận lợi. Người không chịu chấp trì giới luật của đạo tràng chính là kẻ kiêu căn ngạo mạn.
  Phật vì thương xót chúng sanh nên mở nhiều cửa pháp môn phương tiện, pháp môn nào cũng vi diệu cả. Chúng sanh tùy theo duyên của mình muốn tu pháp nào cũng được. Đây là lời Phật dạy. Nhưng cũng có nhiều kinh Phật dạy phải tu chuyên nhất, không thể xen tạp thì mới được thành tựu. Đây cũng là lời Phật dạy. Có kinh Phật dạy không được cầu, còn cầu là còn vọng. Có kinh Phật lại dạy phải cầu, tha thiết cầu sanh Cực-Lạc. Có kinh Phật dạy không được chấp, còn chấp tức là còn vướng. Có kinh Phật lại dạy phải chấp chặt, chấp trì danh hiệu A-Di-Đà Phật mà niệm… Phật dạy như vậy có nghịch lý với nhau không? Xin thưa rằng không có. Mục đích sau cùng thì giống nhau, nhưng mỗi pháp môn có một cách hành trì thích hợp riêng. Nhiều người vì không xác định rõ điều này nên thường lẫn lộn giữa mục đíchphương tiện mà sinh ra nhiều chuyện thị phi.
  Tùy cơ ứng thuyết, tùy bệnh cho thuốc. Pháp Phật đều nhằm để đối trị với phiền não, nghiệp khổ của chúng sanh. Vì dựa theo duyên của chúng sanh mà đôi khi Phật nói hình như nghịch nhau. Đó chỉ vì để đối trị với duyên cá biệt mà thôi, chứ không phải là nghịch lý. Ví dụ cụ thể, có kinh Phật nói, "Người học Đại Thừa mà trước không học Tiểu-Thừa thì không xứng làm đệ tử của Phật". Lại cũng có kinh Phật dạy, "Thà chịu đọa địa ngục chứ không được tu theo Tiểu Thừa". Tại sao lại có điều nghịch lý vậy? Xin thưa không phải nghịch lý đâu, Phật vì thuận duyênứng pháp để cứu độ chúng sanh đó. Ví dụ cho dễ hiểu, khi thấy một người học đại học mà khinh chê người học tiểu học, thì ta có thể mạnh dạn nói rằng, "Dù là tiến sĩ đi nữa thì trước hết cũng phải học qua tiểu học mới được", nhưng không thể áp dụng câu này mà đi khuyên một vị đang học tiến sĩ: "Hãy xuống học tiểu học mới thành tiến sĩ" được.
Cho nên, hướng dẫn cho người tu hành cần phải nói lời hợp lý đạo, hợp căn cơ, hợp hoàn cảnh, hợp thời kỳ mới là pháp hoàn chỉnh, Xin đừng lý luận rằng “Phật tại tâm”, rồi cứ nói chung chung mà có thể đem lại lợi ích thực sự cho chúng sanh. Nếu sơ ý, nhiều khi ta nói thì vẫn đúng theo kinh Phật, nhưng coi chừng Phật lại than rằng, “Oan cho ba đời chư Phật” đấy.
  Phật dựa theo duyên của chúng sanhthuyết pháp. Pháp môn tu hành thường được chư Tổ ví như toa thuốc trị bệnh. Muốn trị được bệnh cần phải chẩn mạch trước rồi mới kê toa. Một người muốn hết bệnh thì không thể vô tư dùng toa thuốc của người khác được. Có nhiều pháp môn khác nhau vì căn tánhnghiệp chướng của chúng sanh bất đồng. Thành ra, một người tu hành muốn dễ được thành tựu thì cần phải nghiêm chỉnh “Trạch-Pháp” thật cẩn thận cho hợp đúng theo căn cơ của chính mình. Nếu mơ hồ đụng đâu tu đó, dù tu hành có giỏi đi nữa, thì nhiều lắm là cấy được một số duyên lành nào đó là cùng, chứ không thể thành tựu đạo giải thoát. Đạo Phật chủ yếu là cứu cái khổ sanh tử luân hồi cho chúng sanh, ta tu theo pháp Phật mà không được giải thoát, thì ai dám hứa được gì trong tương lai vô lượng kiếp vẫn còn mê muội trong cảnh luân hồi sanh tử đây?!...
  Như vậy, nếu cho rằng tu hành là nhằm kết được chút duyên nào đó cho vạn kiếp sau thì tu sao cũng được. Nhưng người nào muốn một đời này thực sự được thành tựu sự giải thoát thì phải lựa chọn pháp tu thật cẩn thận, trạch-pháp thật kỹ càng, phải hợp với trình độhoàn cảnh của mình, chứ không thể cứ lý luận chung chung mà có thể cứu được huệ mạng của mình trong thời mạt này.
“Pháp môn không có cao thấp, nhưng phải ứng hợp với căn cơ mới sanh diệu dụng”, (lời của tổ sư Ấn-Quang). Pháp Phật nào cũng vi diệu, nhưng phải hợp theo căn tánhthời kỳ. Phật dạy: "Thời chánh pháp Giới Luật có thể thành tựu. Thời tượng pháp Thiền-Định có thể thành tựu. Thời mạt pháp chỉ còn Tịnh-Độ mới thành tựu". (Kinh Đại-Tập). Thời mạt pháp này Phật, Bồ-Tát cùng lịch đại Tổ Sư đều khuyên chúng ta chuyên tu Tịnh-Độ để được thành tựu. Chúng ta khuyên nhau quyết lòng niệm Phật là y giáo phụng hành, chứ không phải phân biệt chấp trước, không phải phạm thượng. Tổ Sư thứ 8 Tinh-Độ-Tông Trung Hoa, ngài Liên-Trì đại sư đã nói rất mạnh: “Ba tạng kinh điển, mười hai phần giáo của Phật ai muốn tụng cứ tụng. 84 ngàn pháp môn ai muốn tu cứ tu. Riêng Ta chỉ niệm bốn chữ A-Di-Đà Phật”. Ngài Quán-Đảnh Đại Sư nói: “Thời mạt pháp kinh sám… không đủ khả năng cứu độ chúng sanh, may ra chỉ còn có câu A-Di-Đà Phật”. Ngài Triệt-Ngộ Thiền Sư nói: “Một câu Di-Đà là đại tạng Kinh; Một câu Di-Đà là đại tạng Luận; Một câu Di-Đà là đại tạng Luật…”. Nói những lời này chẵng lẽ các Ngài là người phạm thượng sao? Thưa không. Các Ngài đã nói ra sự giác ngộ của chính mình, và mạnh dạn đưa ra sự giác ngộ đó, để mong chúng sanh đời sau kịp thời thức tỉnh mà có cơ hội vãng sanh thành tựu đạo quả mà thôi. Những lời nói này hợp với lời Phật dạy trong các kinh Tịnh-Độ, chúng ta không thể đánh giá sai lầm được.
  Có một thư Tâm-Huệ nói, "Chánh pháp hay mạt pháp do tâm mình chứ đâu phải do thời gian". Lý luận này hay đấy, không sai đâu, nhưng chỉ đúng với người đã sáng tâm thấy tánh, đã chứng đạo trở về với Chân-Tâm, hoặc ít ra cũng phá tận nghiệp-hoặc thoát vòng tam giới thành Thánh A-la-hán rồi. Đối với các Ngài thường hằng có chánh tri chánh kiến nên tự mình mới luôn sống trong chánh pháp, không còn lệ thuộc vào thời gian. Chứ lời này làm sao có thể áp dụng cho người phàm phu được?... Xin hỏi rằng con người trong thời này ai phá được nghiệp-hoặc đây? Nếu không ai phá được nghiệp-hoặc, thì tuyệt đại đa số vẫn còn là phàm phu tội sâu trí cạn. Với hạng người này, Phật dạy: “Quán Tâm vô thường”, tâm trí của người phàm phu loạn động, chơn-vọng biến chuyển nhau trong từng sát-na, thì những sự quán tưởng, suy nghĩ, cái thấy, cái nhìn của người thời này làm sao đáng được tin cậy?... Vậy thì nói đến những lý đạo cao siêu này liệu có thể giúp họ phá mê khai ngộ, thoát vòng sanh tử luân hồi hay không?...
  Thực tếvô lượng vô biện chúng sanh đang bị trói buộc trực tiếp bởi không gianthời gian. Muốn thoát ly không gian ngũ trược ác thế này, Phật dạy hãy mau mau tìm cách vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Muốn giải thoát thời gian vô thường thì Phật nói thời mạt pháp này chỉ còn pháp môn Niệm Phật mới cứu được chúng sanh thoát ly sanh tử luân hồi. (Xin nghiên cứu lại năm kinh Tịnh-Độ, kinh Đại-Tập, kinh Niệm Phật Ba-la-mật, v.v…).
Để rõ vấn đề này, trong kinh Đại-Tập, Phật nói sau khi Phật nhập diệt, không phải chỉ có tổng quát ba thời kỳ là Chánh-Pháp, Tượng-Pháp và Mạt-Pháp mà thôi, mà Phật còn nói chi tiết đến năm “Thời kỳ Kiên Cố”, đó là: Giải-Thoát, Thiền-Định, Đa-Văn, Tháp-Tự và Đấu-Tranh. Thời mạt-pháp này chính là “Thời Kỳ Đấu-Tranh Kiên-Cố”, đấu tranh tiếp diễn làm cho pháp Phật phải diệt luôn. Thấy vậy ta phải biết sợ mà loại những bỏ chấp trước ra, mau mau buông xả vạn duyên, quyết lòng hỗ trợ cho nhau niệm câu A-Di-Đà Phật cầu vãng sanh Cực-Lạc để bất thối thành Phật, vừa tự cứu mình thoát nạn luân hồi đọa lạc, vừa cứu độ được chúng sanh trong tương lai.
Trở về vấn đề tạp tu. Nếu tới một Đạo Tràng đang tu tập Thiện Định, mà ta khuyên họ đừng nên tu Thiền nữa, thì ta phạm giới phỉ báng Pháp Phật. Nếu tới một Đạo Tràng Niệm Phật mà khuyên đại chúng đừng Niệm Phật nữa, thì ta phạm giới phỉ báng pháp Phật, v.v... Ta không được quyền làm như vậy. Còn tại những đạo tràng chuyên tu, ở đó chỉ có một đường đi rõ rệt, họ không cho phép một cách hành trì khác chen vào. Đây là đạo quy, đạo phong, là giới luật của đạo tràng đó, chúng ta phải tôn trọng chứ không thể phê phán rằng họ cao ngạo, phân biệt, chấp trước được.
  Chính Diệu-Âm vì may mắn biết đạo lý này và tự nhiên có duyên đưa đẩy đi khuyên người niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. Vì duyên mà làm, chứ chưa hề dám phan duyên. Tâm chân thành thì Diệu-Âm có, nhưng đáng tiếc trí còn cạn cợt, ngôn ngữ thì giới hạn, sự thế thì tương đối… thành ra được phần này thì mất phần kia đó thôi… chứ trăm ngàn phần Diệu-Âm này không dám có một phần phạm thượng hay kiêu căn như đạo hữu nói đâu. Hơn nữa, những lời khuyên niệm Phật của Diệu-Âm thường thườngcá nhân đối với cá nhân, chứ không bao giờ dám phạm đến pháp môn.
  Phật dạy người tu hành nên chú trọng luận về Tâm, không nên luận nặng về Sự. Nên chú trọng vào Ý-Tưởng, đừng nên chấp vào Lời-Lẽ… Ấn Tổ dạy, “Hãy nhìn đến những điều tốt đep, đừng để ý đến hình dạng xấu xa. Hãy coi mọi người là Bồ-Tát, còn ta chỉ là kẻ phàm phu…”. Được như vậy thì tự ta dần dần rũ bỏ được nhiều phiền não, nghiệp chướng nhẹ dần, phước huệ tăng trưởng, nhờ đó mà pháp duyên cũng được rộng hơn vậy.


Diệu Âm
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.