Lời Tựa Tự Đề

03/09/201012:00 SA(Xem: 20708)
Lời Tựa Tự Đề


ẤN QUANG ĐẠI SƯ KHAI THỊ
tại pháp hội Hộ Quốc Tức Tai tại Thượng Hải (1936)
(Nguyên tác: Ấn Quang Đại Sư Hộ Quốc Tức Tai Pháp Ngữ)
(Liên Hương dịch theo bản in của Hoa Tạng Tịnh Tông Học Hội, Đài Bắc)

Lời Tựa Tự Đề

Ấn Quang tôi là một ông Tăng phàm tục ở Tây Thái chỉ biết đến cơm cháo, trăm sự không làm được điều gì; túc nghiệp sâu nặng đến nỗi hoàng thiên phải quở trách. Mới sanh ra sáu tháng đã mắc bệnh mắt, trong suốt một trăm lẻ tám ngày không mở nổi mắt. Ngoại trừ lúc ăn, ngủ ra, thường khóc suốt ngày đêm. Nhờ túc thiện lực, may còn được thấy ánh sáng, cũng là điều may mắn lớn. Đến tuổi thiếu niên đọc sách, lại bị hãm vào vực xoáy báng Phật của Trình, Chu, Âu, Hàn (1). Từ đấy, hằng ngày chuyên chí bác Phật, nghiệp tướng lại hiện, bệnh tật triền miên. Tận lực nghĩ ngợi, suy xét cặn kẽ mới biết lỗi đó; năm hai mươi mốt tuổi, xuất gia làm Tăng. Nhân thấy Tăng chúng có kẻ chẳng như pháp nên phát nguyện chẳng trụ trì chùa miếu, chẳng thâu đồ đệ, chẳng hóa duyên, chẳng cùng ai kết xã lập hội. Hơn năm mươi năm, chẳng đổi chí ban đầu, sống lẩn quất gần Ngô Môn. 

Đầu tháng Chín, Lý Sự Trưởng (hội trưởng) hội Phật Giáo Trung Quốcpháp sư Viên Anh, các vị lãnh tụ của Bồ Đề Học Hội như cư sĩ Khuất Văn Lục v.v… thấy tôi tuổi tác ngỡ tôi có chút tâm đắc, nào hay tôi chỉ biết húp cháo nuốt cơm, họ thỉnh tôi khi pháp hội Tức Tai Hộ Quốc khai mạc, sẽ đến đất Hỗ (Thượng Hải (2)) diễn thuyết. Cố từ chẳng được, chỉ đành đem điều [mình hiểu biết] lầm lạc bù đắp sự lầm lạc (3). 

Đến kỳ, mỗi ngày ông Đặng Huệ Tải và hai ba vị cư sĩ ở Vô Tích đều dùng máy thu âm thu lại, nghe băng chép ra, mang đến xin tôi giám định để ấn hành. Bản sao lục này [so với lời giảng] có vài điểm sai khác đôi chút. Nhưng bản sao của ông Đặng chép chữ to, nên tôi dựa theo đó, sửa đổi, tóm tắt lại. Cảo bản này bậc thông huệ chẳng cần xem đến, còn ai ngu độn như Ấn Quang tôi mà lại muốn ngay trong đời này kết liễu đại sự sanh tử và muốn trị tâm, trị thân, trị gia, trị quốc, nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu, xem đến cảo bản này, họa chăng có điều bổ ích vậy. 

Trọng Đông năm Bính Tý (1936), Ấn Quang đề

(1) Trình, Chu, Âu, Hàn là Trình Y Xuyên, Chu Hy, Âu Dương Tu, Hàn Dũ, những nhà Tống Nho cực lực bài xích đạo Phật. Người bài bác đạo Phật nặng nề nhất là họ Trình và họ Chu. 

(2) Ở vùng Thượng Hải có con sông lớn tên là Hỗ Độc giang, nên Tàu hay gọi Thượng Hải là đất Hỗ

(3) Ở đây Đại Sư ý muốn dùng câu “Tương thác tựu thác” của ông Vô Vi Tử (Tống Dương Kiệt), ngụ ý: Khi chưa triệt chứng Phật tánh thì cầu sanh Tịnh Độ vẫn là lầm lạc, nhưng phải dùng cái lầm lạc đó để tạo cơ hội dứt trừ cái lầm lạc trong đường sanh tử

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.