Phần Một

17/09/201012:00 SA(Xem: 13210)
Phần Một

LƯỢC THUẬT HÀNH TRẠNG HÒA THƯỢNG QUẢNG KHÂM
Dịch giả: Ni chúng Tự Viện Vĩnh Minh Lâm Đồng
Hiệu đính: Giáo sư. Phạm Phú Thành & Đại Đức. Thích Giải Hiền

1

Hòa thượng sinh ngày 26 tháng 10, năm Quang Tự thứ 18, cuối đời Nhà Thanh. Ngài là con gia đình họ Hoàng ở huyện Huệ An, tỉnh Phúc Kiến. Năm lên bốn tuổi, vì gia đình nghèo khó, anh của Ngài không có tiền cưới vợ, cha mẹ đem Ngài bán cho một gia đình họ Lý ở ngoại thành phía Nam thuộc huyện Tấn Giang để làm con nuôi.

Cha nuôi ngài tên Lý Thọ, mẹ nuôi tên Lâm Thái. Từ thuở nhỏ Ngài yếu đuối và nhiều bệnh tật, nhưng huệ căn đầy đủ, theo mẹ tin phật, ăn chay.

Khi Ngài vừa lớn lên cha mẹ nuôi lần lượt qua đời để lại ruộng vườn, bà con rắp tâm chiếm đoạt. Ngài cảm nhận sâu sắc cuộc đờivô thường khởi tâm xuất gia, đem ruộng đất chia cho bà con, rồi đến xin vào tu trong chùa Thừa Thiên ở Tuyền Châu.

Vị trụ trì chùa Thừa ThiênHòa Thượng thượng Chuyển hạ Trần bảo Ngài quy y khổ hạnh với Pháp sư thượng Thụy hạ Phương. Pháp sư giao Ngài làm các công việc bên ngoài như : nhổ cỏ, trồng rau… Sau đó, do nhân duyên đặc biệt Ngài có đến Nam Dương ( Inđonêxia) ở nhiều năm. Khi trở về chùa Thừa Thiên Ngài đã 36 tuổi, lúc bấy giờ mới được Pháp sư thượng Thụy hạ Phương xuống tóc, đặt Pháp danh là Chiếu Kính, tự là Quảng Khâm.

Sau khi xuất gia, Ngài tâm tu khổ hạnh, ăn những món mà người khó ăn, làm những việc người khó làm, thường ngồi không nằm, nhất tâm niệm Phật. Năm 1933, Ngài đến chùa Từ Thọ Thiền Tự ở Nang Sơn, huyện Bồ Điền yết kiến Hòa thượng Diệu Nghĩa để cầu giới, lúc ấy Ngài đã 42 tuổi. Sau khi thọ giới trở về, Ngài quyết chí tinh tấn ẩn tu. Được sự đồng ý của Hòa Thượng thượng Chuyển hạ Trần, Ngài chỉ mang theo áo quần, vật dụng đơn sơ và hơn 10 cân gạo ( một cân = 600gam ) đến núi Thanh Nguyên phía Bắc thành Tuyền Châu, tìm một động đá giữa sườn núi làm chỗ trú thân, ở trong động tọa thiền niệm Phật. Khi lương thực mang theo cạn hết, Ngài ăn củ rễ cây và trái rừng cho đỡ đói. Trong núi có nhiều cọp và khỉ, lâu ngày người và thú sống với nhau không còn sợ sệt, lại có vượn khỉ dâng trái cây, cọp dữ đến quy y. Từ đó mỹ hiệu “Phục hổ sư” (Thầy hàng phục cọp ) lan truyền khắp nơi.

Ngài thường nhập định có khi đến vài tháng không ăn, không cử động, thậm chí hơi thở cũng không còn. Mọi người lầm tưởng Ngài đã viên tịch, nhiều lần xin hòa thượng trù trì chuẩn bị hỏa táng Ngài.

 Lúc bấy giờ Ngài Hoằng Nhất Đại Sư – một vị cao tăng Luật tông – ở chùa Phổ Tuế huyện Vĩnh Xuân, nghe tin vội vàng đến chùa Thừa Thiên, rồi cùng với Đại lão Hòa thượng thượng hạ Chuyển hạ Trần và vài người nữa lên núi xem xét, đến nơi mới biết Ngài còn ở trong Định, mọi người vô cùng tán thán. Đại sư Hoằng Nhất búng ngón tay ba lần thỉnh Ngài xuất định.

Ngày tháng trôi mau, thấm thoát đã 13 năm. Vào năm At Dậu (1945), Ngài xuống núi trở về chùaThừa Thiên; mùa thu năm sau Ngài đến Nam Phổ Đà – Hạ Môn, vào ở trong động đá núi phía sau để ngày đêm lễ Phật. Năm Đinh Hợi (1947) Ngài 56 tuổi, ngày rằm tháng sáu, Ngài từ Hạ Môn lên tàu Anh vượt biển sang Đài Loan, trưa ngày 16 cập bến Cơ Long.

Lúc đầu Ngài ở tạm trong các chùa Cực Lạc, Linh Tuyền, Tối Thắng, đầu tháng 7 dời sang động núi Chi Sơn ở Đài Bắc. Sau Trung Thu Ngài lại đến tạm trú trong một ngôi nhà trống xây theo kiểu Nhật Bản nằm giữa sườn núi bờ nam thuộc Điếu Kiều – Tân Điếm. Lúc bấy giờ Ngài cũng thường lui tới chùa Pháp Hoa – Đài Bắc, nơi Ngài đã siêu độ hồn ma người Nhật. Mùa xuân năm Mậu tý (1948) Ngài khoét một động đá nơi vách núi phía sau đường Tân Điếm và gọi nó là hang núi Quảng Minh (chùa Quảng Minh ngày nay). Đến năm Tân Mão (1951) Ngài tạc tượng Phật A-Di-Đà lớn trên vách đá phía bên phải động, mở đầu cho phong cách tạc tượng Phật trên đá, ở Đài Loan.

Tháng 11 cùng năm (1951), nghe nói có động cổ thiên nhiên trên núi Thành Phước nằm giữa Thổ Thành và Tam Hiệp, Ngày liền dẫn bốn đệ tử, bám dây rừng leo lên. Quả nhiên gặp một thạch động rất lớn, cao hơn hai trượng, rộng vài trượng, sậu khoảng hai trượng. Ngài ở một mình trong động ngay đêm ấy. Động quay về hướng đông, mặt trời mặt trăng khi mới mọc đều chiếu ánh sáng vào động, do vậy Ngài đặt tên là động Nhật Nguyệt. Trên đỉnh động có dòng suối, nước rất trong, uống vào thấy ngọt ngào, tinh thần sảng khoái.

Từ đó Ngài trở lại cuộc sống ẩn cư.

Tháng 5 năm sau (1952), Ngài cất thêm ba gian nhà ván, bên ngoài động thờ tượng Bồ-Tát Địa Tạng. Ngài ở đó được 3 năm, đồng thời lại cất thêm một gian nhà tranh trên đỉnh động để độ đệ tử cùng tu. Tháng 2 năm 1953, Ngài lại lên đỉnh núi cất một am nhỏ trước một tảng đá lớn để ở.

Tháng 3 năm At Mùi (1955), Phật tử ở Bản Kiều mua vùng đất núi Hỏa Sơn ở Thổ Thành huyện Đài Bắc cúng cho Ngài. Nay chính là chùa Thừa Thiên núi Thanh Nguyên, Thành Phố Thổ Thành, huyện Đài Bắc – Đài Loan).

Vùng đất này, trước kia vốn là rừng tre ít người lui tới. Ngài cùng đệ tử đốn tre làm giường, trải cỏ mịn lên trên để ngồi thiền. Ngài nói với các đệ tử: “Thầy ngồi đây rất tốt, các con về được rồi”. Đến giữa tháng 5 năm ấy, Ngày xây một gian nhà ngói để thờ Phật. Năm sau Ngài trở về chùa Quảng Chiếu ở Tân Điếm.

Cuối năm 1958 (năm Mậu Tuất), Ngài trở về Hỏa Sơn, năm sau (năm Kỷ Hợi) lại cất thêm vài gian nhà tranh. Đến tháng 4 năm 1960 (năm Canh Tý) mới xây dựng Đại Hùng Bảo Điện để nhớ về Tổ đình ( ở Trung Quốc) Ngài đặt tên là Thừa Thiên Thiền Tự. Núi Hỏa Sơn thì gọi là núi Thanh Nguyên. Năm 1962 Ngài xây dựng Điện Tam Thánh.

Năm 1963 (Năm Quý Mão), Ngài 72 tuổi, thể theo lời của Phật tử, Ngài đến Thiên Tường – Hoa Liên ở vài tháng giúp xây chùa Tường Đức ( nay là tháp Thiên phong, tức là am tranh mà Ngài ngồi thiền xưa kia). Sau lại chấp nhận lời thỉnh cầu của những đệ tử ở miền trung thỉnh Ngài đến Nam Liêu núi Long Tỉnh-Đài Trung sáng lập chùa Quảng Long. Năm 1964 ( năm Giáp Thìn) Ngài trở về chùa Thừa Thiên ở Thổ Thành, cuối năm đó Ngài dựng cổng chùa, sửa lều tranh lại thành phương trượng xây bằng bê-tông, kế tiếp vào tháng 9 năm 1965 xây trai đường và nhà trù… Chùa Thừa Thiên, bước đầu kể như được hoàn tất.

Ban đầu chùa Thừa Thiên làm bằng gạch ngói, nhưng xây cất vội vàng cho xong, lâu ngày nền đất lún xuống, tường vách bị nứt nẻ, do vậy mà vào mùa xuân năm 1976 bắt đầu xây cất lại. Đầu tiên liêu phòng của chúng nữ trước điện Tam Thánh được xây lại thành lầu hai tầng bằng bê-tông cốt sắt. Mùa thu năm sau, mở núi ban đất, tháo dở các công trình xây dựng cũ: điện Tam Thánh, trai đường, nhà bếp, Đại Hùng Bảo Điện, liêu phòng chúng nam và phương trượng. Mùa xuân năm 1978, trên nền Đại Hùng Bảo Điện cũ xây điện Tam Thánh và liêu pjòng hai tầng, rồi dựa theo thế đất núi xây Tổ Đường; chỗ trai đường cũ cất lại trai đường hai tầng và nhả bếp. Năm 1983, đặt móng Lầu Đại Bi bên triền núi phải, hiện nay cấu trúc Lầu Đại Bi sắp hoàn thành.

Năm 1969 Ngày lại xây dựng chùađộng Quảng Thừa ở bên phải phía sau nhà hành chánh thị trấn Thổ Thành.

Năm 1978, tại nơi đây xây tháp Hoa Tạng, kế đến là Đại Hùng Bảo Điện, hai dãy thiền phòng, tầng hầm dưới mặt đất, tàng kinh các, điện La Hán, giảng đường, thiền phòng trên và dưới lầu lần lượt được hoàn thành. Sau lại lợp lại Điện Địa Tạng hoàn thành mới như ngày nay. Công trình thi công kiến trúc chùa động Quảng Thừa do Pháp sư Truyền Bân chủ trì.

Tháng 9 năm 1982, Ngài phái người đệ tử từng theo Ngài trên dưới 10 năm là pháp sư Truyền Văn đến thôn Bảo Lai, hương Lục Quy – huyện Cao Hùng xây dựng chùa Diệu Thông. Đến nay Đại Hùng Bảo Điện, Ngũ Quán đường, Niệm phật đường, liêu phòng chúng nữ đều đã cất xong. “Linh sơn bảo tháp” sau này thờ linh cốt Ngài cũng đang bắt đầu thi công. Tháng 7 năm 1984 Ngài đến chùa này, sang tháng 10 năm 1985 mở Đại Giới Đàn, giới tử khắp nơi quy tụ về rất đông, trên mấy ngàn người; đồng thời Ngài mở Pháp Hội “Thủy Lục” phổ độ chúng sanh, trang nghiêm chưa từng thấy.

Ngài có nếp sống mộc mạc, bình dị, khiêm cung hòa ái, tuy đã gần trăm tuổi mà đi không dùng gậy, không cần người dìu đỡ, thân thể dẹ dàng rắn chắc. Ngài thường ngồi mà không nằm, có khi ngồi ngoài thất, giữa trời hoặc dưới mái hiên. Từ năm 78 tuổi Ngài đổi dùng thức ăn lỏng.

Cuối năm 1985, Ngài lấy lý do, trong coi công việc xây lầu Đại Bi chùa Thừa Thiên nên Ngài muốn trở về Đài Bắc. Ngày 25 Tháng 12 âm lịch, pháp sư Truyền Hối xuống miền Nam. Ngày 26 thỉnh Ngày về chùa Thừa Thiên. Các phật tử miền Bắc nghe tin, từng đoàn đến thăm viếng Ngài.

Sáng sớm mồng một Tết, Ngài triệu tập các đệ tửtrọng trách ở các phân viện cùng đại chúng chùa Thừa Thiên đến để dặn dò cẩn thận, đồng thời nói về việc hỏa táng sau khi Ngài viên tịch: linh cốt sẻ chia làm ba phần, để tại các chùa Thừa Thiên, chùa Diệu Thông và chùa động Quảng Thừa. Cơm sáng xong, Ngài tỏ ý muốn trở về chùa Diệu Thông, đại chúng thấy ý Ngài đã quyết không dám giữ lại, liền đó đưa Ngài về miền Nam.

Về đến chùa Diệu Thông, Ngài niệm Phật liên tục cả đêm lẫn ngày, có khi tự gõ mõ và dạy đệ tử cùng niệm. Đến ngày mùng 5, mắt Ngày trong sáng, định tĩnh an tường, không có vẻ gì khác lạ. Khoảng hai giờ chiều, bất chợt Ngài nói với đại chúng : “ không đến cũng không đi, chẳng có việc gì”. Ngài quay sang các đệ tử, gật đầu mĩm cười rồi an tọa nhắm mắt. Một lát sau mọi người thấy Ngài bất động, đến xem kỹ mới hay Ngài đã an lành viên tịch trong tiếng niệm Phật của đại chúng.

 Cả một đời Ngài ẩn tu khổ hạnh, an bần lạc đạo, ý chí kiên cường, tâm hồn chất phác, trí tuệ khai thông, cuối cùng Ngài đã giác ngộ hoàn toàn. Khi đến Đài Loan, Ngài rộng độ cả hai cõi âm dương, cầm thú quy phục, an vui với thiền, không dùng thức ăn nấu chín. Trãi qua nữa đời người, Ngài là bậc mô phạm thể hiện công đức tu hành, thực hành đúng khuôn mẫu của những bậc tu khổ hạnh đầu đà, thật đáng tán tụng như các bậc Cổ Đức. Tiếc rằng chúng sanh phước mỏng nghiệp dày, chưa được hưởng những lời dạy dỗ của Ngài mà Ngài đã ra đi. Biết bao nhiêu người đốt hương khấn nguyện cầu mong Ngài không xả ly bi nguyện, trở lại lèo lái thuyền từ, rộng độ quần mê, đưa chúng sanh sang bờ giải thoát, đồng thành tựu Chánh Giác.

Quảng Khâm Lão Hòa Thượng Viên Tịch Tán Tụng Uy Viên Hội
(Ban tang lễ, lễ tang Đại Lão Hòa Thượng thượng Quảng hạ Khâm)

********
Trung Hoa Dân Quốc năm 1975, ngày 28 tháng 2

Hòa Thượng trụ tại chùa Thừa Thiên Thiền Tự từ tháng ba năm 1955 đến tháng bảy năm 1984 thì về ở tại chùa Diệu Thông tổng cộng hơn 30 năm. Mùa xuân năm 1984 chùa Diệu Thông bắt đầu được xây dựng, sau khi dự Pháp Hội Đại Bi tháng 2 âm lịch xong, trước khi đi Ngài cho biết cứ mỗi tháng vào dịp Pháp Hội Đại Bi Ngài sẽ trở về. Như thế là mỗi tháng Ngài đều chấn tích giữa hai miền Bắc Nam Đài Bắc và Cao Hùng. Đến kỳ Pháp Hội Đại Bi tháng năm, khi Ngài trở về gặp lúc miền Bắc Đài Loan bị nạn lụt “Ngày 03 tháng 6” rất lớn đường lên chùa Thừa Thiên ngập nước đến hông, xe cộ không lưu thông được, tín chúng tham gia Pháp hội Đại Bi chỉ có sáu bảy người; từ đó về sau Pháp Hội Đại Bi chùa Thừa Thiên Ngài không về dự nữa. Tháng bảy âm lịch năm ấy, chùa Thừa Thiên lần đầu tổ chức Pháp Hội Địa Tạng, Ngài lại trở về núi Thanh Nguyên, nhưng chưa kịp đợi đến ngày Pháp Hội hoàn mãn thì vào trung tuần tháng ấy Ngài lại phải trở về chùa Diệu Thông. Cho mãi đến tháng 10, nhân dịp Sinh nhật 93 tuổi của Ngài, Ngài lại trở về chùa Thừa Thiên dự Lễ Chúc Thọ, trong tuần Phật thất chúc thọ Ngài tuyên bố với chúng đệ tử rằng năm tới địa điểm tổ chức truyền giới dời về chùa Diệu Thông.
( Phụ lục về của ban biên tập)
 
 

NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA 
HOÀ THƯỢNG QUẢNG KHÂM

Ngày 6 tháng 2 năm 1973, khi đến viếng chùa Đại Tiên, chúng tôi ghi lại cuộc pháp đàm giữa Hoà thượng Quảng Khâm [lời in chữ nghiêng] và Hoà thượng Khai Sâm .

 Hoà thượng Khai Sâm :

“Thiện sanh thọ hạ văn thuỷ âm
Cổ kim thắng cảnh hiện mục tiền
Đắc ý vong ưu vô giá bảo
Bổn trân phi Phật diệt phi Tâm”

 Tạm dịch ý :

“Lành thay sống chốn lâm tuyền,
Suối reo thông gọi cõi thiền là đây.
Cổ kim thắng cảnh nơi này,
Hiện ra trước mắt vẻ đầy thiên nhiên.
Bảo vật vô giá hiện tiền,
Thoả lòng vứt bỏ ưu phiền nơi đây.
Bảo vật vốn chẳng phơi bày,
Chẳng tâm chẳng Phật, vật này vốn không ”.

Hoà thượng Quảng Khâm :

- Không cần tiền mới có tiền
- Làm người không nhiễm trần.
- Ăn, mặc, ở phải buông bỏ mới thoát ly sanh tử.
- Ý khởi là sanh tử,
Tha hương gặp cố nhân.
Đa tạ Pháp sư lời vàng tiếng ngọc.
- Hoan hỷ khổ hạnh.
- Hoan hỷ lạc hạnh. Mặc cho nó đi, mặc tình nó đến . . .
Thân tâm đều xuất gia, thân xuất gia tâm không xuất gia, thân không xuất gia tâm xuất gia.

 Ngồi trên đá nói Pháp 

 Hoà thượng Khai Sâm:

- Cây nào vỏ cũng màu xanh,
Đơm bông kết trái hai cái phân biệt rõ .
Ba bước thiền sư có thể độ Sư .
Minh tâm kiến tánh, không sát sanh tức thái bình
Tu lợi, tu lợi ; tu không cầu lợi mới thoát sanh tử 
Cơm nhạt trong bụng no, mọi việc đều tùy duyên .

Sư Tâm Giác hỏi :

- Trong kinh Lăng Nghiêm có đoạn “ phi huyễn . . . diệc phi . . .”

Sư phụ đáp :

- Sáu căn phân biệt, liền có sanh tử, phàm cái gì có tiếp xúc sáu căn thì có sanh diệt, trở thành đời ác ngũ trược.

- Phân biệt tức là giặc, đúng hay không ?

- Đúng hay không đúng cũng là phân biệt.

- “ Lấy giặc đánh giặc”, trong Chỉ nguyệt lục có ghi công án :
 Một vị tăng hỏi Triệu Châu ‘ con chó có Phật tánh chăng ?’

- Có hay không cũng không đúng, vì khởi vô minh. Nếu không vô minh thì hai người đều đúng, cũng đều không đúng.

- Buổi sáng Triệu Châu đáp KHÔNG để phá chấp của Tăng ,

Buổi chiều Triệu Châu đáp để phá chấp KHÔNG của Tăng .

Pháp sư Sâm Nghĩa, người quốc tịch Úc hỏi :

- Sư phụ từ đâu đến ?

Sư phụ đáp :

- Từ không chỗ trụ mà đến.

Pháp sư nghe, lấy làm thú vị nói rằng :
“ Ấy là ngôn ngữ của bậc kiến tánh”.

Sư phụ hỏi :

- Hôm nay ông đến đây, vậy ông đến hay là ai đến ?

- Con đến.

- Vậy lại có một cái “ ta ” đến, cũng chưa đúng. Có một tướng tới lui thì có sanh diệt, đều là huyễn hoá. Bản tánh không đến không đi không sanh không diệt, không mình không người. Nói không cần suy nghĩ, chuẩn bị; khi có người hỏi thì lập tức trả lời, thế mới là không có đến có đi . Chúng ta nói chuyện phải qua suy nghĩ, vậy là có đến có đi, Phật Pháp không thể nghĩ bàn, không thể dùng miệng mà nói được

Pháp sư nói :

- Xin sư phụ chỉ dạy cho con phương pháp tu hành.

Sư phụ :

- Thọ giới là thọ nhẫn nhục, tai nghe người khác mắng ông, kích bác ông, mà ông không quan tâm đến những điều đó thì gọi là giới

- Tu hành rất khó, giữ được hạnh nhẫn nhục lại còn khó hơn; như nhẫn một tuần, hai tuần, một tháng cho đến một năm, ba năm thì dễ. Nhưng nhẫn cả đời thì không phải là việc giản đơn.

- Vô minh của người xuất gia như lửa, vô minh của người tại gia như khói

Có vị pháp sư nói :

- Căn phòng đóng kín của tôi rất nhỏ, không khí không được tốt.

- Nếu đóng kín tâm thì thân này tạm dùng được, còn như đóng kín thân thì điều đó thường xảy ra.

Pháp sư :

- Ban-chu tam-muội là một trong bốn loại tam muộiĐại sư Trí Giả gọi là Trường hành tam-muội; pháp môn Sư phụ đang hành trì là Trường toạ tam-muội .
Sư phụ nói :

- Tôi không biết tôi đang làm gì, nếu ông không nói thì tôi cũng không biết . Vậy đừng nói tôi đang làm gì .

Năm 1974 . Có một nữ cư sĩ hỏi rằng :

- Con học Phật pháp ba năm sao không hiểu gì hết, chỉ biết niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật. Có người nói Phật, Ma chỉ khác nhau một chút, không biết hiểu như thế nào mới đúng ?

Sư phụ đáp :

- Phật, Ma đều do chúng ta vọng tưởng mà có, chánh niệm tức là Phật, tà niệm tức là Ma .

- Con học Phật chỉ mới ba năm, không biết gì cả, chỉ biết niệm Phật, phần lớn thời gian đều ở trên núi, chỉ có 2 - 3 tháng là ở nhà; con ở trên núi niệm Phật, có một thứ linh cảm, ấy là nếu nhà con xảy ra việc gì con đều biết ngay.

- Như vậy là con không có chánh niệm, tưởng nhớ đến việc nhà nên niệm Phật không chuyên nhất, có tạp niệm thì không có chánh niệm. Con vừa nói muốn học Phật, mà học Phật thì tư tưởng của thế gian phải vứt bỏ.

Sư phụ dạy :

 *** Lịch sử và văn hoá Trung Quốcgiáo dục lễ, nghĩa; có Phật pháp Đại thừaTiểu thừa , nhưng mà người không có lễ nghĩa thì học Phật tương đối khó . Từ xưa Trung Quốc đã có lễ, nghĩa, trung, hiếu . Thuận với đạo lý mà làm, thì xã hội ổn định, quốc thái dân an. Thế giới ngày nay muôn màu muôn vẻ, muốn có được thân ngươi không phải dễ. Nếu không biết lễ, nghĩa, trung, hiếu thì dù có làm bác sĩ, cũng khó cứu được người. Bác sĩ chỉ học về sắc tướng; những gì có sanh có diệt thường chỉ gây nguy hại chứ không cứu được người; mắt cho thấy có sanh ắt có diệt. Các bậc thánh hiền xưa có lễ nghĩa, tuân theo quy cũ, làm cho thế giới thái bình, mới có thể cứu đựơc người.

 *** Vô minh của chúng ta giống như đám mây, có lúc che ánh sáng mặt trời. Phàm mọi sự muốn đạt được đến chỗ rốt ráo, thì bắt đầu là phải dứt vô minh; không dấy lên ngọn lửa vô minh, không sanh phiền não, không đố kỵ người. Nếu như có tâm đố kỵ thì sẽ đoạ vào ba đừơng ác, kiếp sau không biết có được trở lại làm người hay không ? Cho nên mới nói : Thân người khó có, Phật pháp khó được nghe, chánh pháp khó gặp ”.

 *** Trong tâm chứa đầy đủ tất cả, cần dùng liền có, không dùng thì không có, ấy gọi là “ không tức là sắc, sắc tức là không ”.

*** Ăn thịt chúng sanh tức là ăn thịt chính mình, giết người tức là tự giết mình. Nói điều phải trái của người tức là điều phải trái của mình; nói ngừơi khác xấu tức là chính mình xấu.

 Việc của người xuất gia chúng ta, không nên nói cho người tại gia nghe. Mỗi đạo tràng đều có một vị La Hán. Ta phê bình người khác, chẳng phải là động đến các vị La hán đó sao?

 Mặc ai có đúc tượng Phật cao bao nhiêu, hay làm hàng vạn tượng Phật đi nữa, các vị chỉ nên lo niệm Phật, tu khổ hạnh, ăn mặc đạm bạc thô sơ thì tự nhiên có người đến cúng dường, so với người xây đắp tượng Phật, công đức vẫn hơn.

*** Phải khổ hạnh mới đạt đến trí tuệ và Phật báo, phước báo .
Phước báo là khi người nhìn mình, họ liền phát sinh lòng vui mừng, tâm cung kính. Phước báo là được ngừơi cúng dường, nhưng mình phải quý phước, không nên xa xỉ. Mặc dầuphước báo nhưng cần phải chừng mực, tốt hơn nên đem phước ấy ban bố cho người khác, không nên ôm giữ riêng cho mình .

*** Tự mình tinh tấn mà không hay biết, cần thuận theo tự nhiên không nên chấp trước – chấp rằng phải ra sức dụng công

*** Phật pháp không lìa thế gian pháp, tức là muốn cứu độ ngừơi cần phải đề cập đến những liên hệ nhân quả trong xã hội ; phải tiếp xúc với xã hội. Còn thế gian cũng không lìa Phật pháp, nghĩa là mọi sự mọi việc trong xã hội phải dựa vào Phật pháp mới có thể đề cao cái thiện và tiêu trừ cái ác .

Có người hỏi Sư phụ 

- Vì sao con không muốn ngủ nhiều mà chẳng có cách gì để đối trị.

Sư phụ đáp :

- Vì con ngườivô số tham dục, chẳng hạn miệng thích ăn, ăn no thì ưa ngủ. Mũi thích ngửi mùi thơm, mà hương thơm thì làm cho tâm tán loạn. Tai ưa nghe nên sinh ưa thích, ưa thích mà phải xa lìa thì khổ. Mắt ưa nhìn tâm động, tâm động thì bị “ nhập tâm

Có người ngoại đạo phát biểu :

- Tôi muốn tu cho đến sống mãi không già .

Sư phụ nói :

- Thân xác tôi không có chỗ gởi vào, nhưng tâm linh tôi thì có nơi để đến. Ngày nào đó, tâm linh sẽ lìa cái thân giả tạm này.
Tôi đã chuẩn bị cho cái thân, thì tâm linh tôi có chỗ để đến .
Ấy là : thân xác trở về tứ đại, tâm linh đến Tây phương .

Ngoại đạo nói :

- Tâm linh của tôi ở trong vạn vật vũ trụ .

- Tâm linh mà gởi trong vạn vật vũ trụ thì thật là nguy, vì phải thay hình đổi dạng và luân chuyển trong bốn loài chúng sinh. Mắt cho thấy, có sanh phải có diệt, vạn vật trong vũ trụ đều bị huỷ hoại. Dù cho thân thể này tồn tại hai ngàn năm đi nữa, cũng giống như tảng đá kia, vẫn bị huỷ hoại mà thôi.

Ngày 14 - 01 – 1974

Sư phụ nói :

- Độ chúng sanh không chỉ dùng lời nói, mà phải tu đạt đến chỗ vô hình trung cảm hoá được người, chứ không phải “ lấy cái gì đó ” để hoằng pháp .

Pháp sư Độ Luân :

- Đúng vậy, dùng pháp vô vị, không dạy bằng lời. Hiện nay tôi muốn làm việc gì thì tôi cũng có thể làm được, thí dụ : tôi muốn chỗ tôi đang ở là thành phố SanFrancisco không bị động đất, thì không bị động đất, không phải là đất không động, mà do tôi khiến cho đất không động. Trước kia tôi ở Hồng Kông, có trận cuồng phong sắp thổi đến, tôi làm cho nó thổi ở ngoài khơi, cách 20 dặm Anh. Khi tôi còn là sa-di có quỉ, thần, rồng, hồ ly đến quy y. Bây giờ tôi có một số đệ tử người Mỹ, dù cho tôi đánh họ, mắng họ, họ cũng không bỏ tôi mà đi.

- Tu hành phải tu tới chỗ nói được thì làm được, nói như thế nào thì phải làm như thế ấy. Còn phần tôi, tôi không nói là tôi đang làm gì cả, người ta thấy tôi hoặc nghe tôi nói một vài câu, họ cảm động; sau khi tôi đến Đài Loan, Đài Loan cũng tương đối được an ổn.

- Đó là đức hạnh của Hoà thượng cảm hoá được mọi người, những điều ấy tôi chưa nói với ai, vì gặp được tri kỷ nên mới thổ lộ. Tôi đến nước Mỹ, là do Lục Tổ Đại Sư bảo tôi đến, pháp tự của tôi là Độ Luân, pháp danh là An Từ, Hoà thượng Hư Vân đặt tên tôi là Tuyên Hoá .

- Khi tôi ở Cổ Sơn cũng đã từng gặp Hoà thượng Hư Vân. Tôi là người tu khổ hạnh, một chữ cũng không biết, không biết thuyết pháp, không biết gì cả.

- Hoà thượng quá khách khí, xưa nay vốn gọi đó là vô sở đắc, tu hành không phải dựa trên văn tự mà phải có đức hạnh mới độ chúng được. Lục Tổ Đại Sư một chữ cũng không biết, công phu mà tôi có được là nhờ trì chú Lăng Nghiêm và chú Đại Bi, lúc gặp việc gì nguy cấp phải dùng đến, không cần phải niệm từ đầu tới cuối, chỉ niệm một vài câu hoặc một chữ trong đó cũng có thể cảm ứng, tùy theo tình huống mà dùng câu cần thiết .

- Tôi chỉ niệm Phật, khi gặp việc gì chỉ cần niệm một câu A-Di-Đà Phật là được.

- Tôi vốn ưa giúp người, nhưng vì giúp người mà bị nhiều sự hủy báng. Mặc dù vậy, lòng lợi tha của tôi cũng không thối chuyển, nếu đem đầu tôi chặt đi, tôi cũng vui vẽ bằng lòng. Ai chửi mắng tôi, tôi cũng xem đó như lời ca tiếng hát; ai đánh tôi cũng như đánh vào vách, vì tôi muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo .

- Ngài chính là Bồ Tát.

- Ngài là đại A La Hán, chúng ta sớm đã biết nhau, mấy chục năm không gặp, bây giờ lại được trùng phùng. Tuy nói như vậy nhưng thật ra chúng ta đã gặp nhau mấy lần rồi.

- Ngài vừa đến, tôi đã biết trước Ngài là ai; tâm Bồ Tát định gặp tức là gặp 

- Phàm có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng là phi tướng tức là thấy Như Lai.

- Ấy vẫn còn là sắc tướng, dù sao tướng vô hình có được cũng do tu luyện từ tướng hữu hình mà ra.

- Mượn giả để tu chơn .

- Những gì mắt thấy đựơc thì vẫn còn sanh diệt, những gì mà tai nghe đựơc cũng như vậy .

Thỉnh Hoà thượng trụ thế lâu hơn, trong chỗ vô hình Ngài hộ trì cho tôi hoằng pháp .

- Lần này tôi muốn rời cõi Ta-bà, không ngờ bị tín chúng giữ lại.

- Đến - không từ đâu mà đến; đi - không từ đâu mà đi .

- Tôi muốn đến thì đến, muốn đi thì đi, - đến đi tự tại .

Pháp sư cười nói :

Ngài không đi, bởi vì tôi chưa đến; bây giờ tôi đến rồi thì Ngài lại càng không được đi. Ngài phải trụ thế lâu hơn để cho thế giới hoà bình. Chúng ta mỗi ngừơi ở mỗi nơi, làm việc riêng của mình. Xin Hoà thựơng đem tinh thần giúp tôi hoằng pháp lợi sanh, hàng phục thiên ma, thuyết phục ngoại đạo .

- Còn như bây giờ chúng ta đang nói đến chuyện hoằng pháp; không thể mang cái gì ra để hoằng pháp, mà phải tu đạt đến chỗ cảm hoá người một cách vô hình. Đến như kẻ xấu trông thấy cũng khởi lòng tin, không cần dùng lời nói .

 - Đúng vậy, đúng vậy ! Hồi tôi ở Mỹ, nhiều người giàu có đến chùa tôi cũng không tiếp chuyện, nhưng họ vẫn khởi tâm kính ngưỡng, ấy gọi là : “động” cũng đại chuyển pháp luân “ tĩnh ” cũng đại chuyển pháp luân; động-tĩnh không hai, tĩnh-động là một .

Sư phụ cười, Pháp sư Độ Luân cũng cười, Pháp sư ngửa bàn tay đưa cho sư phụ xem, sư phụ cũng ngửa bàn tay đưa cho Pháp sư xem. Hai người cùng mỉm cười hiểu ý nhau .

Sư phụ nói :

- Tôi không định nói điều gì cả, nhưng vì Ngài nói nên tôi mới nói, không cần phải nói nhiều lời 

- Tôi không nói gì cả :

 Pháp sư Tạng Độ thấy sư phụ ngồi từ sáng đến chiều, tỏ ý :

- Hoà thượng ngồi lâu quá rồi !

- Chính Ngài mới ngồi lâu đấy chứ .

 Ngày 3 và 4 tháng 7 – 1974

Sư phụ bắt đầu giảng dạy. Lúc ấy không có người ghi chép, bây giờ chúng tôi hồi ức lại lời sư phụ dạy, xin lược ghi ra đây :

Cư sĩ đến chùa cúng dường tài vật là để tạo phước điền, phải nên bố thí không hình tướng thì công đức mới lớn, nghĩa là không thấy ngừơi bố thí, vật bố thí và người được bố thí.

Cư sĩ đến chùa tụng kinh bái sám phải thành tâm, phải buông xả. Không nên thân ở Chùa mà tâm lại lo nghĩ đến con cái ở nhà; con cái tự có phước báo của chúng, nên không cần quan tâm đến mà phải chuyên tâm học Phật. Nếu như còn để tâm lo nghĩ đến con cái và việc nhà, tức là người si mê .

Cư sĩ đem phẩm vật đến cúng dường chư Phật, vật ấy trở thành vật của Tam Bảo, không còn là vật của mình .

Giả sử trẻ con dẫn đến chùa đòi ăn trái cây cúng Phật hoặc đã cúng rồi, không thể tự tiện lấy cho. Vì phẩm vật ấy đã trở thành vật của Tam Bảo, không thuộc về mình. Muốn cho chúng thì phải có sự đồng ý của người xuất gia trong chùa .

Cư sỹ đến chùa tụng kinh bái sám, tham gia Pháp hội, phải sống hoà đồng, không nên chê thức ăn ngon dở, vì ở chùa không giống như ở nhà. Ở nhà có thức ăn ngon, còn đến chùa thì phải ăn thức ăn đơn sơ, đạm bạc mới đúng. Cư sỹ đến chùa phải giúp đỡ công việc trong chùa, không nên nhàn rỗi vô sự, không nên nói chuyện đông chuyện tây, bàn luận thị phi.

Người xuất gia ở trong chùa, đối với người tại gia đến chùa lễ bái, không được cùng họ bàn chuyện thế tục, cần phải hướng dẫn họ học Phật như thế nào . Vì mục đích của cư sỹ đến chùa là để xin nhờ ngừơi xuất gia giảng dạy Phật pháp, theo người xuất gia để học cách đốt hương lễ phật, niệm Phật. Mục đích của người xuất gia là liễu sanh thoát tử mà muốn liễu sanh thoát tử thì cần phải nỗ lực tu hành, nếu không khổ hạnh thì không thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, chắc chắn đời sau sẽ rơi vào sáu nẻo luân hồi. Trong 4 loài noãn, thai, thấp, hoá, người là thai sanhlinh giác trong vạn vật, rất thông minh, cho nên con người tu học Phật pháp tương đối dễ dàng. Còn các động vật khác thì rất ngu si, không thích ứng đựơc với sự học Phật pháp.

Người xuất gia phải nên biết rằng, đựơc làm thân người không phải là dễ, phải biết nắm lấy cơ hội được làm thân người để nỗ lực tu hành, mong cầu giải thoát. Nếu không thì tu chưa thành đạo lại sẽ phải tái sanh trong bốn loài, cũng chẳng biết sẽ sanh vào loài nào.

Giả như kiếp sau sanh vào loài chim (noãn sanh), loài cá (thấp sanh), loài sâu bọ (hoá sanh), trí tuệ của chúng thấp hoặc không có trí tuệ các loài ấy muốn tu học Phật pháp rất khó.

Ngày 8 - 7 – 1974 Sư phụ kể lại cuộc đời của Ngài .

Khi tôi lên 5, 6 tuổi cùng mẹ đến chùa lễ Phật, có vị pháp sư bảo : “ Gieo thiện căn cho con ”. Lúc 25, 26 tuổi tôi đến chùa Thừa Thiên. Chẳng bao lâu cha mẹ qua đời, tôi bèn đi Nam Dương, vẫn ăn chay như cũ. Trong khoảng thời gian ấy tôi cảm nhận sâu sắc về cuộc đời, không có gì đáng để mơ ước, đời người cũng chẳng có ý nghĩa gì. Cha mẹ có để lại tài sản, ruộng đất ; nếu như tôi cũng sống cày cấy như cha mẹ cho đến già, cuối cùng cũng đi đến cái chết mà thôi, vĩnh viễn trong vòng luân hồi sanh tử, do đó mà tôi mong thoát khỏi sanh tử . Ba mươi sáu tuổi tôi từ Nam Dương trở về chùa Thừa Thiên, chánh thức xuất gia. Tôi đảnh lễ Pháp sư Thụy Phương xin làm đệ tử, xuống tóc cho tôi. Lúc bấy giờ ai cũng chỉ nghĩ đến nghề ruộng vườn. Tôi không được học, không biết chữ. Trước tiên tôi học làm vườn, bửa củi, nấu ăn, làm những việc không ai muốn làm. Trong thời gian ấy tôi vẫn niệm Phật, ngồi thiền. Sau khi thọ giới xong, tôi trở về chùa Thừa Thiên ở ba năm, dốc lòng tu tập, chuẩn bị vào núi sâu để tu khổ hạnh. Khi vào núi, tôi chỉ mang theo một ít gạo, kim chỉ, áo quần và những dụng cụ cần thiết.

Nơi đây tôi tìm được một động đá. Động ấy có hai cửa, tôi ngăn lại một cửa. Trong động rất kín đáo và mát mẻ, lại có một tảng đá bằng phẳng có thể ngồi thiền rất thoải mái. Vào lúc mặt trời lặn bỗng nhiên có một con hổ tiến vào động, nó đưa mông vào trước. Tôi giật mình niệm liên tiếp “ A-Di-Đà Phật … ”. Hổ cũng hoảng hốt bỏ chạy, một lúc sau nó trở lại, tôi nói với nó : “ Này hổ, con không thể nhường động này cho ta tu hành được sao, hay là con muốn ăn thịt ta ? ” Tôi thấy con hổ không tỏ ý dữ, nên liền quy y cho nó, ấy gọi là “ tâm động tâm ”. Tôi không có ác ý, nó cũng không có ác ý. Vậy là ngày hôm sau nó dẫn vài con hổ đến, chúng nhảy qua nhảy lại ở trước cửa động, tỏ vẻ rất vui thích, cảnh tượng ấy rất đẹp. Đó là nhờ ăn chay tu hành mới được vậy. Chốn thiên nhiên u tịch, ngoài tiếng chim kêu vượn hú ra, không có tiếng ồn ào của thế giới bên ngoài, thật là thanh tịnh.

Dù trước kia ở chùa Thừa Thiên tôi đã tập quen ăn, mặc, ở thật đơn giản, nhưng chỉ sau vài tháng số gạo mang theo cạn hết. Lúc đó tôi mới bắt đầu dụng công ngồi thiền, lần đầu chỉ được một tuần thì cảm thấy đói. Tôi ra khỏi động tìm thức ăn, nhìn thấy bầy khỉ ăn trái cây. Tôi nghĩ, khỉ ăn được thì người cũng có thể ăn được. Thế là tôi lượm vài trái khỉ ăn còn lại để ăn. Sau khi ăn xong, cảm thấy dễ chịu, định lượm một ít đem về ăn, bầy khỉ thấy vậy ra sức rung cây khiến cho trái rụng xuống, tôi lấy đem về. Số trái cây ấy chỉ ăn đủ vài ngày, tôi lại tiếp tục dụng công thiền định. Khoảng một tháng sau lại cảm thấy đói. Lần này ra ngoài tìm thức ăn, kiếm được một đám khoai rừng ước chừng một - hai mươi cân, tôi lấy cành cây đào lên một ít để ăn rồi lấy đất lấp lại, về động dụng công hành thiền tiếp. Xưa nay việc tu hành chỉ là mượn giả tu chơn, ăn ít, tạm đỡ đói là đủ. Đám khoai rừng ấy lại ra củ non, đủ ăn trong vòng 3, 4 năm.

Ở trong động khô ráo sạch sẽ nên quần áo ít khi giặt. Có lúc tôi cũng vá lại nó. Nhưng ngày qua tháng lại, áo quần vẫn phải rách . Đến khi ba cái chỉ còn một mà lại quá rách nát, tôi liền an ủi tấm thân giả tạm này : “ Sau sẽ may cái tốt hơn cho ngươi mặc ”. Về sau tôi nghĩ, ở lâu trên núi làm bạn với cầm thú chẳng qua chỉ tự độ mà thôi. Đức Phật dạy rằng : “ Trước tự độ mình, sau cần phải độ chúng sanh ”. Dù ở trên núi một ngàn năm cũng chỉ là tự độ, muốn độ chúng sanh ắt phải xuống núi. Thế rồi tôi trở về chùa Thừa Thiên. Khi xuống núi râu tóc mọc dài, giống như người rừng chẳng khác. Người trong chùa đều không nhận ra tôi, buộc tôi phải nói tôi là ai, ở chùa nào, thầy tôi là ai. Họ bèn đem y phục cho tôi mặc, cho tôi uống một ít nước cháo trắng. Tuy tôi không muốn uống nhưng không nỡ phụ lòng tốt của mọi người. Sau khi uống vào ít cháo tôi cảm thấy đầu óc không còn sáng suốt minh mẫn như trước .

Khi tôi còn ở trên núi, các tiều phu gọi tôi là “ thầy phục hổ ”. Tôi trở về chùa Thừa Thiên được 5, 6 năm, có cư sĩ Lâm Giác Phi muốn bái tôi làm thầy. Tôi bảo : “ Anh nên tìm vị khác làm thầy, tôi không biết chữ ”. Nhưng sau khi anh ta đi thăm dò khắp nơi, cuối cùng vẫn xin bái tôi làm thầy. Tôi đồng ý. Anh ta xin tôi bảo hộ để được bình an trót lọt trên đường đi ra Đài Loan. Đến Đài Loan, anh viết thư thỉnh tôi qua đó hoằng pháp. Tôi nghĩ mình không biết chữ làm sao hoằng pháp. Hơn nữa, hồi tôi ở chùa Thừa Thiên đi mua rau không biết làm toán nên lộn mất cả tiền, nói gì đến việc qua Đài Loan hoằng pháp. Anh ta biết việc ăn mặc của tôi rất đơn giản, không gì đáng lo, liền gởi tiền cho tôi làm lộ phí. Sau khi tôi đến Nam Phổ Đà - HẠ MÔN, nhận được thư và 1000 đồng Đài Loan từ chùa Thừa Thiên chuyển đến. Đúng dịp ấy có pháp sư Phổ Quán (trụ trì Đại Phật Viện Cơ Long), vốn từ Đài Loan đến Lục Điạ, cũng muốn trở về Đài Loan, nói với tôi : “ Thầy chưa quen biết Đài Loan. Tôi có người chị ở Tiên Động, tôi sẽ đưa Thầy đến đó ”. Tôi và vị pháp sư ấy cùng đến Tiên Động - CƠ LONG ở vài tháng. Sau đó, Lâm Giác Phi đón tôi đến chỗ ở của anh ta. Lúc bấy giờ cũng có nhiều vị pháp sư mời tôi đến ở, tôi đều nhẹ nhàng từ chối, vì tôi thích ở trên núi cất am tranh để tự tu.

Độ chúng sanh không phải đơn giản, cần phảiPhật duyên và Phật báo, tự mình có công tu hành, phước huệ đầy đủ thì tự nhiên Hộ pháp Vi Đà gia hộ. Nếu không như vậy, dù muốn độ người, ngừơi cũng không để cho mình độ .

Ngày nay tôi độ được nhiều người cũng là nhờ Hộ pháp Vi Đà gia hộ. Muốn độ người cần phải có tâm khoan dung độ lượng, ai hỏi bất cứ điều gì tôi cũng đều nhẫn nại trả lời, không hề khó chịu, mọi ngừơi thấy tôi vui vẻ; còn phần tôi, tôi không hiểu làm sao độ đựơc chúng, lập được đạo tràng. Tuy tôi không biết giảng kinh, nhưng có chút ít công phu tu hành có thể tỏ bày, chỉ ngay cho họ con đường đến Tây Phương “.

Sư phụ bảo đại chúng cùng niệm Phật 
Nam-mô A-Di-Đà Phật
Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngày 9 - 7 - 1974

 Vào tháng 7, Sư phụ tổ chức pháp hội Địa Tạng trong vòng một tháng, cứ mỗi chiều Ngài giảng một giờ, thầy Truyền Hỷ dịch sang tiếng phổ thông, thầy Truyền Văn dịch lại sang tiếng Đài Loan. Đệ tử xuất gia của Sư phụ gồm có các thầy Truyền An, Truyền Phụng, Truyền Hối, Truyền Tổng, Truyền Tịnh, Truyền Đăng, Truyền Hải, Truyền Ngạn, Truyền Duyên, Truyền Thực, Truyền Âm, Truyền Đà, Truyền Tu, Truyền Nghĩa, Truyền Thông .

Mỗi chiều sau khi Sư phụ giảng xong, hứơng dẫn chúng niệm Phật, lễ Phật. Hôm trứơc Sư phụ nói về nhân duyên xuất gia và việc tu hành ở chùa Thừa Thiên và ở núi Thanh Nguyên, còn hôm nay thì Sư phụ kể lại những việc ở Đài Loan.

 “ Tôi ở chùa Thừa Thiên, định đến Nam Phổ Đà thì có điềm báo trước, một con chim (chim bạch-lộ-ty) đến trước mặt tôi kêu : “ Lão Hoà thựơng ” ( tiếng kêu của nó nghe giống như vậy ). Tôi ngờ rằng nó kêu Thầy tôi là Ngài Chuyển Trần, vì lúc ấy Ngài Chuyển Trần Là Hoà thượng trụ trì, không ngờ nó lại kêu tôi .

 Có người không dám làm Hoà thượng, vì làm Hoà thượng không phải dễ, không thể tùy tiện gọi ai cũng là Hoà thượng. Nếu làm Hoà thựơng thì phải trụ trì, xây dựng đạo tràng, độ người; vả lại cách hành đạo có chỗ khác với pháp sư . Sở dĩ tôi rời chùa Thừa Thiên đến Nam Phổ Đà là do cư sĩ Lâm Giác Phi viết thư mời tôi đến Đài Loan để hoằng pháp độ sanh. Tôi nghĩ rằng đã có ngừơi thỉnh thì tôi cũng tùy duyên đến Đài Loan xem sao. Thế là tôi đi thuyền đến Hạ Môn lo giấy tờ xuất cảnh .

 Tôi không giống như những pháp sư khác đi theo bộ đội mà đến. Sau khi tới Đài Loan, tôi ở Tiên Động 4 – 5 tháng rồi lại đi Đài Bắc. Ban đầu tôi ở động núi Chi Sơn được mấy tháng, sau đó đến chùa Long Sơn, nhưng vì khí hậu nơi đây quá nóng chỉ ở đựơc vài ngày, bèn đến Thuỷ Liêm Đình – TÂN ĐIẾM ; ở đựơc một hai ngày có một “ thái cô ” (cô ăn rau chay ) mời tôi đến chùa Pháp Hoa. Chùa này vốn là của người Nhật, sau khi ngừơi Nhật rút về nước còn nhiều hồn ma Nhật ở đấy. Ban đầu tôi không biết, nhưng lúc cùng đến đó với cư sĩ Cao Minh Thụ, đêm nghe âm khí lạnh buốt. Có nhiều bóng ma mặc độ Nhật, tóc chải, mang đồ đạc trên lưng hiện ra. Mọi người không ai dám ngủ lại, lần lượt lén bỏ đi, chỉ còn lại một mình tôi. Tôi giảng pháp cho các hồn ma, đồng thời phát hiện thấy nhiều xương người dầm trong chum nước để dưới đất. Tôi vớt ra từng cái đem phơi khô, sau đó bọc kỹ lại, niệm Phật siêu độ cho họ, thế là mọi sự bình an trở lại. Hiện nay ở chùa Pháp Hoa vào ngày 17 mỗi tháng có tổ chức tụng kinh cầu siêu, thông lệ này bắt đầu từ đó. Các “ thái cô ” chùa Pháp Hoa chỉ bíêt ăn chay, không hiểu Phật pháp, cũng không biết coi trọng pháp sư . Sau khi tôi làm cho ngôi chùa ấy bình an trở lại họ vẫn không biết cung kính pháp sư và ứng xử như người thế tục, có ngừơi còn nói rằng thỉnh tôi đến đây chưa chắc đã mời tôi ra khỏi được. Mà tôi thì không thích ở chùa người, bèn giả từ họ.

 Từ chùa Pháp Vũ đến núi Đại Đồn có chùa Đại Từ, nơi đây có vài ngôi nhà Nhật Bản, có mấy “thái cô” ở, họ đều để tóc, có gia đình và con cái. Có “thái cô” tên A Thụy mời tôi đến. Tôi cùng sư sĩ Cao Minh Thụ đến xem qua thì thấy giống như chùa Pháp Hoa. Thế là lại tiếp tục lên đường đi đến Thủy Liêm Đình nằm bên kia Điếu Kiều – TÂN ĐIẾM, gần TÂN XÃ .

 Nếu muốn xây dựng đạo tràng tôi có thể mua một ngọn núi ở Thủy Liêm Đình, nhưng tôi nghĩ người xuất gia không cần làm như thế, ở đâu cũng xong, sống qua ngày là được. Về sau, từ Thuỷ Liêm Đình nhìn ra tôi thấy một ngọn núi giống như đầu sư tử, trên núi này có một tảng đá lớn, tôi liền nghĩ có thể đục đá thành động để ở, vì ngừơi xuất gia không nên ở nhà thế tục (chỉ Thủy Liêm Đình). Do đó tôi mới rời Thủy Liêm Đình cùng cư sĩ Cao Minh Thụ lên núi đục đá làm động, thiên hạ ở đây cũng đến giúp đỡ. Thế là tôi có được một động đá để an trú. Dần dần có một số ngừơi đến quy y .

 Ở Tân Điếm, nhiều ngừơi không có tinh thần hộ pháp nhưng lại tổ chức Hội hộ pháp, lợi dụng người xuất gia để thu tiền hương đèn. Người Đài Loan lúc bấy giờ không có chánh tín, không hiểu Phật pháp, giống như những người thờ thần miếu vậy. Tôi ở động Quảng Minh độ chúng. Lúc đầu cứ nghĩ Hội hộ pháp là nhằm để ủng hộ Phật pháp, sau đó thấy nhiều người hăm hở đến quy y …. Tín đồ đến, tôi nấu cơm đạm bạc cho họ ăn, nghĩ rằng mình chỉ cần hoá độ chúng sanh, nếu hoá độ tốt thì đạo tràng nào mà chẳng thành. Nhưng mọi người không hiểu, họ bảo không nên cho tín chúng ăn, làm như vậy là phí của, nhà chùa mất đi thu nhập. Tôi chỉ chú trọng độ chúng, không chú trọng đến tiền bạc và không xem trọng hình thức bên ngoài, nghĩ rằng ở Đại Lục ngừơi tại gia phải cất nhà cho người xuất gia ở, làm gì có người tại gia đi lợi dụng người xuất gia. Tôi chỉ muốn độ sinh chứ không muốn mình giống như ông thần miếu. Do đó bèn xây dựng chùa Quảng Chiếu phía trên động Quảng Minh và tạc một pho tượng Phật A-Di-Đà cao 1 trượng 8. Có ngừơi nói với tôi : “Ngài vào ở chùa Quảng Chiếu, để động Quảng Minh cho chúng tôi quản lý”. Tôi bảo : “Các ông muốn quản lý động Quảng Minh tùy các ông, chúng tôi là ngừơi xuất gia không thể để các ông quản lý được ”. Vì thế tôi vẫn ở trong chùa Quảng Chiếu. Tôi nghĩ bụng, sau khi tượng đức A-Di-Đà chùa Quảng Chiếu hoàn thành dân chúng ở Tân Điếm sẽ được bình an; nơi đây ắt sẽ đựơc phát đạt và tương lai có thể trở thành khu du lãm.

 Về sau chùa Quảng Chiếu cũng có người muốn lấy, tôi mới cùng với sư Truyền Ý và Trịnh Thuỷ Thanh đi đến động Nhật Nguyệt. Trong động có một cái ao – nơi đây heo rừng thường đến tắm, trong động có cây cối, trên đỉnh động có nước nhỏ giọt, tôi nhận thấy nơi này thật tốt. Lúc đầu động Nhật Nguyệt không có lối đi, cỏ giây mọc đầy, tôi phải lần theo dây mây bám dọc theo vách đá mà leo lên. Đến nơi thấy chẳng có gì để ăn, mọi người bảo tôi : “ Sư phụ không thể ở đây được ”. Tôi nói “ Các vị về đi ”. Sư Truyền Ý nói muốn ở lại cùng tôi. Trước kia ở Đại Lục tôi đã có nhiều công phu tập luyện, dụng công ngồi thiền. Nhờ công phu thiền định nên không sợ lạnh, vả lại lúc ấy tôi còn trẻ, thân thể khoẻ mạnh, nên một mình tôi ở nơi này cũng không sao. Còn sư Truyền Ý thì ngủ nằm, sợ lạnh, phải xuống núi lấy chăn bông, khi trở lên trời tối không tìm ra đường nên rán hết sức kêu tôi, tôi gọi to trả lời, sư mới nương theo tiếng lần lên tới động được, sau đó động được sắp xếp lại tốt hơn. Dần dần một số tín đồ ở Tân Điếm tìm tôi không thấy, nghe tin tôi đến chốn này, họ cũng theo lên, rồi có nhiều kẻ ở lại, nam nữ cộng khoảng mười người.

 Động Nhật Nguyệt là tên do tôi đặt. Tôi thấy lần này không phải như khi ở núi bên Đại Lục; trước mắt, việc độ chúng không đựơc thuận lợi, nhất là đối với ngừơi già cả, nên đã kiếm xem một mảnh đất nào đó tương đối thấp để mua, và kiến lập chùa Thừa Thiên. Núi này 1úc đầu giá rất rẻ, mua chỉ một ngàn đồng. Tín đồ lúc ấy đều là dân ở Bản kiều, họ kiến nghị tôi mua khoảnh đất này, và tự họ bỏ tiền ra mua. Nơi này vốn có tên là “ Trúc Tử Lâm ”, rất âm u, không có lối đi, rắn rết rất nhiều, nếu là ngừơi không bản lãnh thì không dám đến. Dân địa phương muốn chặt tre, ít nhất cũng phải 5, 6 ngừơi cùng đi. Sau khi mua đất này xong, tôi liền dùng vật liệu tại chỗ và nhờ người xung quanh giúp chặt tre, dựng một lều tranh”

Sư phụ bảo đại chúng cùng niệm Phật

Nam-mô A-Di-Đà Phật
Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngày 10 - 07 - 1974

Phàm là người thế gian đều phải chịu cái khổ sanh, lão, bệnh, tử . Chúng ta phải biết mình từ đâu sanh ra, chết đi về đâu. Con cái càng đối xử tốt với ta, ta càng khó xa lìa chúng. Vì quyến luyến thế gian nên không biết thoát ly khổ hải, vẫn ở mãi trong vòng luân hồi. Ấy là do nghiệp chướng quá nặng, mà nghiệp chướngphiền não, là vướng vít, như vướng vít con cái trong gia đình. Mỗi ngừơi bị vướng vít khác nhau, nhưng đều vì thế mà quên mất con đường sanh tử của chính mình, thậm chí khi sắp chết, cũng chẳng quan tâm sẽ đi về đâu.

Trẻ con mà đã biết kính Phật đó là nhờ thiện căn từ kiếp trước.

Cho nên nói rằng chúng sanh tùy nghiệp chuyển; chúng sinh nghiệp chướng không giống nhau, không chuyển được nghiệp thì phải luân hồi, chịu phiền não vô tận. Ngừơi già biết sám hối thì khỏi thác sanh vào bốn loài; bằng không, ắt sẽ có chỗ của mình trong đó 

Có người hỏi Ngài rằng “ Định nghiệp không thể chuyển ? ”, Ngài nói : “Nếu hiểu đạo, tin Phật sám hối Phật thì định nghiệp có thể chuyển được”. Nghiệp cảm của mỗi người không giống nhau; không giác ngộ thì ở cõi Ta-bà mà cho là chốn Cực lạc. Như dòi bọ trong nhà xí, như người ăn thịt đi mua gà vịt ở chợ rất lấy làm sung sướng; khi hiểu ra rồi, mới biết đó là tội lỗi. Người ăn chay nhìn thấy người ăn mặn mắc tội, mới cảm thấy ăn chayhạnh phúc. Người đang hưởng phước thế gian tự cho mình đang ở thế giới cực lạc, mà chẳng biết hưởng phước như vậy có vĩnh viễn không ? Khi phước hưởng đã hết thì khổ nãophiền não sẽ đến. Cho nên chúng ta đã quy y Tam Bảo, phải thường xuyên niệm Phật, không bận bịu vì con cháu, không vướng vít với người khác, phải vứt bỏ tất cả. Rất ít người được hưởng phước mãn đời, có kẻ hưởng phước bao nhiêu thì lại chịu khổ bấy nhiêu. Ở nhà phải tinh tấn lễ Phật niệm Phật, ít nói chuyện phù phiếm, ngõ hầu thoát khỏi biển khổ

Con người ai cũng mang nghiệp chướng, mà đời ngừơi thì ngắn ngủi; còn nghiệp chướng là còn sanh tử luân hồi. Ngay trong bốn loài, thân người cũng khó được; người phiền não thác sinh vào bốn loài, các loài đều có khổ não riêng, như gà có khổ não của gà . . . Chỉ có niệm Phật thì mới dứt đừơng sanh tử.

Chúng sanh tùy nghiệp mà lưu chuyển, có kẻ đầu thai làm trâu, heo, gà, bướm …. Chúng ta muốn thoát khỏi luân hồi phải nhất tâm niệm Phật. Nếu không như vậy thì tùy theo nghiệp mà lăn lộn mãi trong sáu đường. Có ngừơi vì mắt phàm không thấy, chẳng tin có luân hồi; song chúng ta có thể nhìn thấy điều đó trong cuộc sống, những súc vật như heo, bò do nghiệp gì mà đầu thai ? Chúng sanh do nghiệp chuyển, muốn nhờ Phật lực chuyển không phải dễ; mong giải thoát quả thực rất khó khăn. Tập khí, cá tính mỗi người khác nhau, nhưng nói chung thân thể ta cũng giống như một địa ngụctâm linh vào lưu trú. 

Ngừơi tại gia khó mà hiểu đựơc sự tu hành của ngừơi xuất gia. Cùng là ngừơi cả nhưng chúng ta không thể nói “ người tại gia giống như ngừơi xuất gia”. Ngừơi xuất gia biết đựơc căn cơ của ngừơi tại gia, có thể hướng dẫn họ về với Đạo mà không đòi hỏi tiền của. Nếu mưu cầu tiền của thì rơi vào tham ái; phải cảm hoá tín chúng tại gia một cách vô hình. Hai chữ giải thoát không đơn giản; độ chúng sanh cần phải tùy duyên, cần lòng từ bi; không thể đem phương pháp độ ngừơi xuất gia mà độ ngừơi tại gia. Mong rằng các vị sau này tu hành như chúng tôi, khi có đủ đức hạnh, nói một câu cũng có thể độ được ngừơi. Mặc vào chiếc áo của ngừơi xuất gia đâu phải là việc giản đơn.

Lại nữa, thế nào là ngừơi tội lỗi lại cần đựơc độ ? Bồ Tát Địa Tạng phát đại nguyện thế nào, tại sao các vị không làm giống như Ngài ? Chẳng qua là việc rất khó. Lời nguyện lớn của Ngài là “ Địa ngục còn một chúng sanh, ta thề không thành Phật ”, nếu tâm chúng ta đều phát ra thệ nguyện lớn như Ngài thì địa ngụcthể không còn chúng sanh

Trong cõi ngũ trựơc và trong bốn loài, chúng sinh ăn thịt lẫn nhau, Bồ Tát Địa Tạng muốn chúng ta ăn chay là để chấm dứt cái vòng luân hồi sinh tử. Nếu con nói sai, xin Bồ Tát Địa Tạng tha thứ, con xin sám hối với Ngài”.

Sư phụ bảo đại chúng cùng niệm Phật

Nam-mô A-Di-Đà Phật
Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngày 12 – 7 – 1974

 “ Trong xã hội, làm việc gì cũng cần phải giữ chữ tín, không tham lam, tận tâm tận lực, phải thành thực, làm nhân viên giúp việc có hết lòng thì “cấp trên” mới trọng dụng. Ngừơi phật tử cũng phải như thế, đối với chư Phật phải thành tâm kính ngưỡng thì chư Phật mới gia hộ. Làm ăn lớn, hoặc làm ăn với ngừơi nước ngoài lại cần phải giữ chữ tín mới được tin cậy, được đề bạt và bồi dưỡng, sự nghiệp mới dần dần lớn ra, và tiền đồ sẽ xán lạn. Học bác sỹ không chỉ cốt lo bản thân, mình phải chịu khó mới thành tài, rồi có tận tụy vất vả ngừơi ta mới tín nhiệm, tương lai mới sáng sủa. Cho nên, ngừơi nào chịu khổ chịu cực đựơc thì con đường tương lai sẽ rộng mở.

Quay nhìn lại, ngừơi xuất gia tu hành cũng như thế. Chư Phật, Bồ Tát đều dụng công khổ hạnh, không cần phải chọn một nhân tài nào đó, cũng không nhất định phải học trong Phật học viện nào mới thành tựu đựơc. Phật và Bồ Tát đều tu từ khổ hạnh, thể nghiệm, tôi luyện mà thành

Người tin theo đạo Phật hay ngừơi xuất gia thường bị thử thách, đả kích, kích thích; có bị thử thách như thế mới có thể tu hành đến giác ngộ đựơc. Mỗi ngừơi xuất gia đều có nhân duyên riêng, nhưng không nên cho rằng “vì bị kích thích mà đi tu là dỡ”. Trái lại, bị kích thíchxuất gia thì đạo tâm càng kiên cố, bất luận ngừơi xuất gia hay ngừơi tại gia đều cần phải có chí khí. Ngừơi có bị kích động mới nâng cao ý chí tu hành, hay hành sự.

Người đi tu hiện nay ít chịu cực khổ, không biết rằng đi tu cần phải trăm ngàn cay đắng để liễu sanh thoát tử. Họ cũng không biết vì sao đi tu và tu như thế nào ? Tu sỹ phải chịu kham khổ , làm những việc khó làm, nhẫn những điều khó nhẫn. Tu sỹ hiện nay không hiểu như vậy nên sợ khổ, sợ bó buộc, rồi tự đi cất chùa riêng, kết quả là không lo liệu gì được cho đại chúng. Thực ra tự mình còn không biết tự độ làm sao mà độ người ? Do đó người xuất gia chịu khổ để tu, chứ chẳng phải xuất gia để hưởng thụ.

Người tu mà không bàn luận về Phật pháp, chỉ bàn luận về chuyện thế tục, ấy đâu phải bổn phận của ngừơi xuất gia ? Đem việc gia đình thế tục áp dụng trong chùa, tập khí chưa dứt làm sao nói đến việc tu đạo ? Người xuất gia phải tu khổ hạnh, tu giới, định, tuệ. Có một số ngừơi mới thọ giới xong, liền tự cho mình là pháp sư. Thọ giới là phải tự mình giữ giới luật, trì giới mới phát định phát tuệ; giới, định , tuệ không phải chuyện dễ dàng, phải nương theo Kinh, Luật, Luận để thực hành. Giới, định, tuệ là : đối với bốn loài chúng sinh không làm tổn thương, phải từ bi, phải nhẫn nhục, phải chịu cực khổ.

Có người đi thọ giới về mang theo lòng tham dục, tính chuyện hưởng thụ ăn ngon, mặc đẹp, ở chỗ tiện nghi; không chịu dũng mãnh tinh tấn. Ngừơi thế tục làm ăn muốn cho người ta tin còn phải chịu khó khăn vất vả, phải thủ tín; tu sỹ lại không đựơc ngừơi ta tin tưởng lý do là vì tham ăn, mặc, ở, chẳng giữ giới chẳng tu trì, thì làm sao ngừơi ta tin theo ? Chúng ta phải giữ giới, phải chịu khổ cần lao thì tín đồ mới tin tưởngkính trọng chúng ta .

Có một số tu sĩ kiếm sống như người thế tục. Người tại gia biết tụng kinh (hộ niệm), ngừơi xuất gia cũng tranh đi tụng kinh (hộ niệm) với họ, giống như cạnh tranh nhau làm ăn, hiện tựơng này không tốt, chẳng khác gì “ tôi độ họ, họ độ tôi ”. Sau khi thọ giới phải gia tăng giữ giới, nỗ lực hành trì. Trì giới, được Giới Thần gia hộ các vị, mới mong thoát khỏi biển khổ. Nếu như sau khi thọ giới về lại tranh đi hộ niệm với ngừơi tại gia thì làm sao có thể độ người đựơc ? Có trì giới, có định – tuệ đầy đủ thì Vi Đà Bồ Tát sẽ gia hộ các vị. Một lời nói ra quỷ thần nghe được cũng thoát khổ, như thế mới gọi là tự độ, độ tha .

Ngừơi xuất gia không nên vui mừng được ăn , mặc, ở đầy đủ. Nếu ham hưởng thụ thì dễ sanh ra giãi đãi. Ngừơi xuất gia phải nỗ lực tu hành, xem mình có thể liễu sanh thoát tử đựơc không ? Thọ giới là nương vào giới – định – tuệ. Xem khả năng tu hành của mình đến đâu thì an nhiên tự tại, đến nơi nào cũng độ đựơc người, tới đâu cũng đựơc người cung kính.
Ngừơi thế tục tu hành tu lợi, còn ở trong thế giới ta – bà là vẫn còn luân hồi, khi chết đi thần thức đầu thai trở lại. Còn xuất gia là để thoát ly sanh tử. Người xuất gia lấy giới làm thầy, lấy giới làm thầy là tu đến chỗ ngừơi thấy mình như là thấy Phật, khởi tâm hoan hỷ kính ngưỡng. Ngừơi xuất gia cần phảinguyện lực, không nên luyến tiếc thân thể vì thân thể này không trường tồn vĩnh cửu .

Xét ngừơi là xem xét lỗi ngừơi để sửa lỗi mình, không nên vì bị chỉ trích mà cho người chỉ trích là xấu, họ là thiện trí thức của chúng ta, dù phải hy sinh ta cũng phải độ họ. Phải tu đến chỗ bất sanh bất diệt, hiển lộ chơn tánh. 

Tôi không biết chữ, cũng không theo phương pháp giảng dạy nào, nay nghĩ gì thì nói nấy, nếu có nói sai xin lựơng thứ cho.”

Sư phụ bảo đại chúng cùng niệm Phật

Nam-mô A-Di-Đà Phật
Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngày 13 – 07 – 1974

“ Hôm trước tôi nói về tuỳ duyên mà chuyển, ví như niệm Phật thì đựơc Phật chuyển, còn tạo nghiệp thì bị nghiệp chuyển.

 Hôm nay bàn về ngừơi xuất gia vì sao làm cho người không tin tưởng, và người tu tại gia vì sao làm cho người không tin tưởng ?

Người xuất giaĐại Lục không có tục khí của thế gian. Ngừơi xuất giaĐài Loan còn bị rất nhiều chướng ngại, cho dù họ là ngừơi đã xuất gia nhưng tâm trí họ vẫn còn vướng bận chuyện thế tục.

Đài Loan giới nữ xuất gia đông, tâm họ khó quên chuyện gia đình. Ở Đại Lục ngừơi nam xuất gia nhiều, và tại sao các tu sỹ từ Đại Lục sang Đài Loan lại khiến cho ngừơi ta không tin theo ? Vì ngừơi Đài Loan vốn tin theo Đạo giáo, họ không hiểu gì về Phật pháp, không tôn kính pháp sư.

Nhưng từ khi có các pháp sư từ Đại Lục sang truyền bá Phật pháp, dần dần khiến cho họ hiểu đựơc Phật phápkính trọng tăng.

Ngoại đạo dùng nhiều cách mua chuộc, như mua quà tặng hoặc dùng lời mê hoặc. Phật giáo dùng tâm cảm hoá, ngoại đạo dùng hình thức bên ngoài để cảm hoá. Phật giáo khiến cho người tin là do chỗ không dùng vật chất mua chuộc mà chỉ lấy đạo đức để cảm hoá.

Ngừơi thế tục cầu tài cầu lợi, kẻ xuất gia chỉ mong sao chúng sanh bớt tạo nghiệp, ra khỏi luân hồi sanh tử. Nếu ngừơi xuất gia còn cầu danh lợi thì có khác gì ngừơi tại gia, làm sao đựơc họ kính trọng.

Có nhiều cư sĩ trình độ đại học tin phật pháp, họ có khả năng giảng dạy, sáng tác. Ngừơi xuất gia chúng ta phải tu khổ hạnh, có giới, định, tuệ, có sức cảm hoá vô hình, như vậ y hàng trí thức mới thật tâm kính ngưỡng Phật giáo. Ngược lại, nếu nhà sư không chịu tu khổ hạnh thì hạng trình độ cỡ sinh viên, hơn mình, làm sao họ có thể kính nễ ?

Thời xưa tăng sĩ bưng bình bát đi khất thực, ai cũng tự mình tu hành; đã tám vạn bốn ngàn pháp môn tu, ai cũng có thể tu bằng công phu riêng của mình, hôm nay trong bát có thì ăn, không có thì nhịn, chuyên tâm trì chí tu hành để thoát ly sanh tử. Chẳng giống như nhiều ngừơi xuất gia thời nay chỉ lo làm sao cất đựơc chùa; đâu phải cất chùa nhiều là thoát vòng sanh tử. Có nhiều ngừơi cất chùa xong không biết để làm gì, không biết là để mình sống qua ngày hay để độ sinh ? Nếu để sống qua ngày thì chỉ cần một cái chòi tranh là đủ, còn như viện cớ độ chúng thì họ lại phải kêu gọi cư sĩ giàu tiền ủng hộ, và trở thànhcạnh tranh, chẳng khác nào lợi dụng Phật và Bồ Tát để kiếm sống. Do vậy mà ngừơi tại gia mất niềm tin và xem thừơng ngừơi xuất gia. Cất chùa rồi, nấu ăn ngon để kêu gọi tín đồ, nhìn thấy ăn uống như vậy tín đồ hết cung kính. Xây chùa phải có đức cảm hoá, phải biết giảng dạy, biết viết, làm nổi việc mới khiến cho ngừơi kính phục. Ngừơi cất chùa hiện nay phần nhiều đức kém, thâu nhận cho có đệ tử, sai đệ tử đi hoá duyên, ngoài ra chẳng hiểu biết gì . Hể có tiền là xây chùa, đối xử với đệ tử như ngừơi làm thuê, cũng không biết giáo dục như thế nào; lâu ngày dài tháng đệ tử không nghe lời thầy, chỉ muốn bỏ chùa đi học ở Phật học viện . Nhiều ngừơi đi học Phật học viện bảo là vì “ muốn hoằng pháp lợi sanh ”. Nhưng kết quả học xong có bao nhiêu ngừơi “ hoằng pháp lợi sinh ” ? Tín đồ tại gia thấy vậy không kính phục, họ bèn vào chùa tổ chức quản lý ngừơi xuất gia. Ngừơi xuất giaĐại lục ngày xưa tu hành cảm động đến Hoàng đế, vân du khất thực bốn phương, mang y bát đến nơi nào cũng có ngừơi cúng dườngcung kính. trên “ Tứ đại danh sơn ” ( bốn núi lớn nổi tiếng ) ở Đại Lục chùa nào cũng được Hoàng đế sắc phong. Ngừơi tu hànhđức hạnh tự nhiên Hộ pháp Vi Đà gia hộ.

Ngừơi chấp sự không được tham lam, dù tham một ngọn cỏ, một giọt nước cũng khó tiêu tội, còn một chút lòng tham thì còn mang nghiệp chướng. Ở Đại Lục tăng sỹ đi khắp nơi học hỏi, tu trì từ trong sự khổ hạnh, biết quý trọng của chùa, xem hạt gạo như núi Tu-di, không dùng vật chất giao dịch với ngừơi tại gia nên không bị xem thường. Muốn đi tu cha mẹ không cho vì nghĩ rằng ngừơi xuất gia tu và ngừơi tu tại gia không khác nhau bao nhiêu .

Ngừơi xuất gia bố thí cốt ở sự cung kính cúng dường, hết lòng hoan hỷ và tự nguyện; chứ đâu phải đòi hỏi nơi người tại gia khiến họ không vui lòng, để rồi không còn kính trọng tu sỹ. Lại nữa, ngừơi xuất gia vì thấy tín đồ cúng dường mà không tự nguyện, bèn lấy vật cúng dường đem nấu nướng để đãi họ, kết quả làm cho ngừơi tại gia không tu phước mà lại tạo nghiệp. Vật đã cúng dường để ở chùa thì tuỳ nhà chùa sử dụng, ngừơi tại gia không đựơc trở lại quản lý những vật ấy.”

Sư phụ bảo đại chúng cùng niệm Phật

Nam-mô A-Di-Đà Phật
Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngày 18 – 07 – 1974

Ngừơi không tin Phật, không đến chùa thì không có cách gì để hiểu Phật pháp. Nhiều loại cô hồn, ngạ quỷ vốn không tin Phật pháp, vào ngày rằm tháng bảy cũng được siêu độ rộng khắp (phổ độ), do vì ngày thường không làm phép siêu độ. Thực hành phổ độ là một phương cách “cứu tế” của đạo Phật

Siêu độ cho các loài cô hồn, ngạ quỷ thể hiện đức từ bi của Phật giáo. Không phải thí chủ nào bỏ tiền ra thì mới đựơc siêu độ, dù có tiền hay không tiền cũng đều siêu độ như nhau. Ngừơi có tiền nhiều không nên thị tiền, cho rằng mình cúng tiền nhiều để siêu độ âm hồn của ngừơi khác thì công đức mới lớn. Nhà chùa chúng ta siêu độ cho mọi loài âm hồn bình đẳng như nhau .

Bố thíý nghĩa rất thâm sâu. Bố thí không nhất thiết phải bằng tiền của . Nếu không tiền thì đến chùa làm công quả cũng là bố thí. Bố thí cũng phải xét có đúng nghĩa hay không, nếu bố thí không đúng nghĩa thì không có công đức. Kẻ có tiền làm việc thiện hoặc bố thí, nhưng bỏ tiền ra chưa đáng kể; người không có tiền cũng bố thí đựơc; tiêu xài ít lại, tiết kiệm một ít tiền mua rau để bố thí; tiền tuy ít, nhưng so với người nhiều tiền công đức bằng nhau.

 Quy mô chùa Thừa Thiên như thế, phải có nguồn tài chính để xây dựng. Người có tiền nhiều đóng góp nhiều, dĩ nhiên công đức rất lớn, người không có tiền đóng góp ít, hoặc ra sức đi quyên góp công đức cũng không kém.

Người tu hành, nếu đi đến nơi nào cũng đều được người tiếp đóncung kính, ấy là nhờ Hộ pháp Vi Đà gia hộ. Ngừơi tu hành chân chính không cần phát nguyện xây chùa lớn, ngừơi chân tu đi vào núi sâu, dù không chú trọng đến việc ăn, mặc, ở vẫn có Hộ pháp Vi Đà đến gia hộ xây dựng đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh.

Người xuất gia phải hiểu xuất gia là gì, và cần phải vào chốn tòng lâm rèn luyện tu tập; phải làm những việc người không muốn làm, phải như không thấy, không nghe, như câm, như điếc; phải chịu cực chịu khổ, đựơc vậy thì đến nơi nào kiến tập đạo tràng cũng thành công .

Nếu chưa trải qua sự khổ, xuất gia được vài ngày đã muốn đi xây dựng đạo tràng, như thế rất khó thành công. Ngừơi xuất gia phải vứt bỏ những thói quen thế tục, nếu không sẽ bị tham sân si khuấy động, dễ rơi vào tà đạo; cũng không được đem nếp sống thế tục vào trong chùa. Tín chúng nên thừơng xuyên đến chùa học tập, tìm pháp sư chỉ dạy niệm Phật, tụng kinh, ngồi thiền. Nếu đi tu mà không dụng công như vậy, lại chê ăn chẳng ngon mặc chẳng đẹp thì làm sao đắc đạo ?

Phải biết quý thời giangấp rút tu hành, để ngày tháng trôi qua thật là đáng tiếc. May ra chỉ đựơc thân người, tệ thì khi thân hoại mạng chung sẽ rơi vào ba đường ác làm thân trâu ngựa, do đó phải nắm lấy cơ hội nỗ lực tu hành, đừng để thời gian trôi qua một cách vô ích.

Phải hướng dẫn cho tín đồ học Phật pháp, làm sao tiêu trừ nghiệp chướng. Không được thấy người giàu có đến chùa vội cấp cho họ chỗ ở tiện nghi, quan tâm lo lắng cho họ ăn ngon; như vậy thí chủ chẳng gieo đựơc phước, làm hại cho cả hai bên. Ngừơi xuất gia xác định bổ phận và trách nhiệm của mình, tạo điều kiện cho tín đồ gieo phước, dứt nghiệp chướng. Cung phụng kẻ giàu có là làm cho họ tăng thêm nghiệp chướng. Chớ để họ khoe khoang thân thế mà sanh khẩu nghiệp. Đến chùa không đòi hỏi nhà chùa đãi ngộ mình nồng hậu, làm như vậy không gieo được phước mà lại tăng thêm tội lỗi. Người tại gia cùng ngừơi xuất gia phải thông cảm hiểu nhau.

Hiện có nhiều ngừơi xuất gia chưa đựơc bao lâu mà muốn xây cất chùa, đi khắp nơi quyên góp, không những tìm đến tín đồ Phật giáo, mà còn tới những ngừơi không tin Phật, hoặc ngoại đạo, do đó gây ra nhiều điều thị phi. Xây chùa cho mình hay để độ chúng ? Giả như vì mình thì không xây được, hay có xây lên cũng gây lắm điều thị phi. Còn vì để độ chúng, nếu bản thân không tu học, không biết giới luật của ngừơi xuất gia thì làm sao lãnh đạo được chúng. Ngừơi xuất gia phải học chư Tổ ngày xưa tu khổ hạnh, sẽ có ngày thành tựu.

Trong chùa, cùng với đại chúng chia sẻ sự vất vả như gánh nước, bửa củi … để rèn luyện. Phải biết thế nào là tu phước, tu tuệ; được phước báo phải đem hồi hướng cho ngừơi khác. Mình có trí tuệ phải dùng nó để hứơng dẫn quần chúng học đạo, như vậy mới là trí tuệ chân chánh. Tự mình không hưởng thụ phứơc báo mới là phước báo chân chính.

Người phước tuệ song tu, phải có lòng quảng đại, nếu nay có lập đựơc chùa Thừa Thiên thì cũng vì mọi người chớ không phải vì mình. Chùa hiện nay được vài chục người, mà dù đến vài trăm người lương thực vẫn đủ, ấy là do xây chùa không phải vì mình mà vì người.

Sư phụ bảo đại chúng cùng niệm Phật

Nam-mô A-Di-Đà Phật
Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngày 19 – 7 – 1974

Ngày xưa so với ngày nay, xét trên phương diện văn tự , học thuyết của Khổng Tử truyền báo đến nay đều dùng văn ngôn; người xưa dùng văn ngôn, ngày nay ai cũng dùng văn bạch thoại. Ngày xưa dùng văn ngôn là vì tôn kính kinh thư, ngày nay dùng văn bạch thoại cho nên đối với nho gia không trân trọng. Ngành in ấn bây giờ rất phát triển, kinh thư viết bằng văn ngôn không còn đựơc quý trọng.

 Ngừơi xưa đọc sách để “hiểu lễ đạt đạo”, coi trọng đạo hiếu, tôn kính sư trưởng; học đựơc học thuyết Khổng – Mạnh nên rất coi trọng cha mẹsư trưởng, nhờ vậy trong gia đình rất hoà thuận. Ngừơi đời nay học vấn tuy cao, nhưng lại xem thừơng luân lý đạo đức; đối với ngừơi trên không hiếu kính, đối với kẻ dưới thiếu lòng nhân từ .

 Phật giáo không chủ trọng về văn tự, nhưng so sánh tam giáo Nho Phật Lão thì : đạo Nho đề cao trung hiếu, có văn tự ghi chép; đạo Phật cũng có rất nhiều kinh điển, nhưng về phương diện tu trìthể không đọc kinh điển; đạo Nho dựa vào sách Tứ thư-Ngũ kinh mới thành thánh hiền; còn tổ sư các đời của Phật giáo đều dựa vào sự tu trì, không nhất thiết phải đọc kinh mới thành Phật, thành Tổ.

 Khi người thầy nói có thể dùng văn tự ghi lại, lấy đó để hiểu rõ lời của bậc thánh hiền xưa; tuy khi giảng thầy không dùng văn tự, nhưng có thể ghi chép lại nhằm giúp hiểu rõ ý nghĩa lời giảng hơn .

Giảng và ghi chép có chỗ khac nhau, thầy nói điều gì thính chúng đều có thể hiểu, song ngừơi có trình độ sẽ ghi lại sâu sắc, ngừơi thông minh thì hiểu được thâm thúy hơn. Lời thầy nói ra thừơng chưa hết ý, qua lời ngừơi phiên dịch lại ắt có chỗ không khớp hợp.

Xem kinh điển cũng như thế, ngày xưa đức Phật thuyết pháp không ai ghi chép, về sau Tôn giả A Nan cùng các vị khác nhớ và kết tập lại. Khi đức Phật nói, Ngài cảm hoá nhiều người, hậu thế kiết tập Kinh Luật Luận phải dùng văn tự để ghi chép, vậy mà ngừơi đời sau xem Kinh Luật Luận cũng được cảm hoá, đủ thấy văn tự quan trọng đến mức nào.

Nói đến việc tu hành, không phân biệt xưa và nay, tu là chịu cực chịu khổ, đồng thời phải trải qua bao nhiêu kiếp. Như đức Phật Thích Ca xưa kia, ngừơi cần mắt Ngài cho mắt, ngừơi xin mũi Ngài cho mũi; hy sinh như vậy trải nhiều kiếp Ngài mới thành Phật .

Nho giáo đề cao trung và hiếu, đạo Phật cũng xem trọng “tứ duy, bát đức” [ lễ, nghĩa, liêm, sĩ và hiếu, để, mục, nhân, nhậm, tuất, trung, hoà. –ND ]

Giá mà những người học Phật biết thực hành “tứ duy bát đức” của Nho giáo, và ngừơi dân trong nước được học Phật pháp, đem giáo lý Phật-Đà bồi dưỡng tâm tính của mỗi người, thì xã hội được an bình, quốc gia đựơc giàu mạnh. Trong xã hội, phần nhiều ngừơi ta coi trọng tiền của, ngừơi học thức cao phẩm hạnh tốt chỉ vì không tiền mà bị mọi ngừơi khi dễ. Một xã hội như thế làm sao tiến bộ và phát triển được.

Đài Loan ngừơi đi tu rất đông. Sau khi xuất gia, đúng ra sư phụ phải dạy tu hành ra sao, cực khổ cần lao như thế nào. Song hiện nay, ni cô xuất gia lại cốt đi học để kiếm bằng cấp; ni cô được đào tạo như thế thì biết gì tu hành, chẳng qua đem tập khí thế gian vào cửa Phật, ảnh hửơng xấu đến nhiều người xuất gia khác.

Bậc tối cao ngày xưahoàng đế, hoàng đế lại rất kính trọng nhà sư, thậm chí nhà sư thấy hoàng đế không quỳ lạy như ngừơi dân, và có nhiều vị được hoàng đế sắc phong. Hoàng đế quý trọng ngừơi xuất giacăn cứ vào đức hạnh tu hành của ho ; sau khi sắc phong, đựơc sự tôn kính của mọi ngừơi trong nước .

Về mối quan hệ giữa ngừơi thế gian và ngừơi xuất gia. Có tu sỹ bám theo kẻ có chức quyền, kết giao với quan viên, rồi dính dáng vào việc chính trị . Đã xuất gia thì không kết giao với kẻ cầm quyền. Ngừơi tu hành đức độ tự nhiên cảm hoá đựơc họ. Ngừơi tu hành chân chính không dễ gì ai nhận ra; mãi đến khi tu trì thành tựu mới có thể cảm hoá đựơc nhiều người, cả những ngừơi không không tin Phật pháp. Đó mới là chánh nghiệp của sa-môn, đó mới gọi là độ chúng sanh, mà độ chúng sanh thì không nên kết giao với kẻ chức quyền .

Đi tu là nhờ thiện căn dẫn dắt theo Phật và thọ giới. Nhưng hiện nay, nhiều ngừơi xuất gia do vì thấy giới tu sỹ được sống hưởng thụ. Hôm nay xuất gia, ngày mai thọ giới, vậy là sai trái; ngừơi xưa xuất gia phải trải qua nhiều gian nan thử thách mới được thọ giới . Ngừơi xuất gia hiện nay thọ giới không phải thọ “tam đàn đại giới” mà là thọ “danh lợi giới”, bởi vì sau khi thọ giới họ thừơng bàn chuyện lợi danh, chẳng quan tâm gì đến việc tu hành.

Hiện nay, tới giới tràng tức là thọ giới, ra khỏi giới tràng không còn giới, vì giới tử không biết thế nào là sám hối, tự cho rằng sau khi thọ giới thì được làm “đại pháp sư”. Đúng ra, chưa đi thọ giới cần phải khổ học khổ tu, sau khi thọ giới rồi, phải sám hốitinh tấn giữ giới; nếu vừa ra khỏi giới đàn làm ngay “đại pháp sư”, tỏ vẻ phô trương, đi đến đâu cũng muốn làm thầy ngừơi ta, như vậy chỉ đưa Phật giáo đến con đường cùng .

Nói đến tình trạng truyền giới hiện nay, ngừơi nào cũng đi thọ giới được : ông già bà cả, kẻ khuyết tật, ở đền nào miếu nào không cần biết, miễn có tiền là đựơc; sau khi thọ giới về chùa không ai quản lý .

Nên nhớ rằng truyền giới phải rất thận trọng, không được tùy tiện .

Ngừơi chưa thọ giới nhìn thấy ngừơi thọ giới trở về ra vẻ ta đây là pháp sư, điều khiển chỉ đạo mọi việc, trông thật oai vệ, liền gấp rút xin đi thọ giới !

Sư phụ bảo đại chúng cùng niệm Phật

Nam-mô A-Di-Đà Phật
Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngày 20 – 7 –1974 

Sư phụ giảng về vấn đề sống và chết :
Chúng sanh từ đâu đến và chết đi về đâu ?”

Một ngừơi vì không thoát khỏi vòng luân hồi ? Bởi vì, con ngừơi tuy là tánh linh của vạn vật, nhưng nếu không tu luyện thì chẳng khác gì các loài động vật khác, ngừơi có khả năng tu hành mới thoát được sanh tử .

Xét theo luật nhân quả, nhiều kiếp trong quá khứ từng làm heo làm chó đến nay mới làm người, được làm ngừơi là điều rất khó. Các động vật khác trong bốn loài bị tham, sân, si che lấp rất khó tu hành, chỉ có con ngừơi mới có lý trí, mới đủ khả năng để khắc phục dục niệm. Đó là chỗ mà các động vật khác đối với việc tu học Phật pháp không thể sánh được với con người. Tham dục của loài ngừơi rất lớn, do tư duy tiến hoá và văn minh vật chất làm cho tham dục ngày càng gia tăng; ăn thì muốn cao lương mỹ vị, mặc thì muốn vải vóc sang trọng. Tham muốn càng nhiều thì niềm tin vào sự tu học Phật pháp càng giảm đi, làm sao thoát khỏi biển khổ, thật đáng thương xót .

Trong bốn loài chúng sanh có rất nhiều động vật sống theo quy luật tự nhiên, như trâu bò ăn cỏ, nhện giăng lứơi …., chúng sống rất đơn giản. Con ngừơi nguyên thuỷ cũng sống rất đơn giản. Nhưng khi xã hội phát triển, cha mẹ chỉ biết lo cho con cái, chỉ vì đàn con cháu hết thế hệ này đến thế hệ khác mà suốt ngày tất tả vội vàng, phí cả một kiếp sống, không biết tu hành, nên sẽ vẫn mãi lăn lộn trong sáu nẻo luân hồi. Trong xã hội ngày nay có hiện tựơng : người ta không hiểu mình sinh ra con cái để làm gì, lỡ làm cha làm mẹ thì phải giáo dục con cái. Cha mẹ dù đã dốc sức dạy con điều thánh thiện, nhưng rất nhiều đứa con bất hiếu, thậm chí còn làm chuyện tà ác. Sau khi được nuôi nấng dạy dỗ liền rời bỏ cha mẹ đi tìm sự hưởng thụ ; không biết hiếu thảo đền đáp công ơn dưỡng dục, khiến cho cha mẹ phải chịu cảnh neo đơn cô độc .

Kết giao với bạn bè phải thành thật, có tình có nghĩa. Không nên coi trọng tiền tài thân nhau vì tiền – mà phải lấy nhân nghĩa cư xử với nhau. Thời xưa, bạn hữu giao tiếp với nhau rất trọng nghĩa khí. Nếu từ phương xa đến thăm bạn mà chỉ có vợ bạn ở nhà, chồng đi vắng thì liền tránh đi nơi khác. Còn bây giờ, ở xa đến thăm nạn, bạn đi vắng chỉ có vợ ở nhà, bèn nhân cơ hội thích thú trò chuyện với vợ bạn, không biết ngại ngùng “một nam một nữ gần nhau”, như vậy làm sao sánh đựơc nghĩa khí của ngừơi xưa .

Dục vọng của con ngừơi ngày càng trầm trọng, sinh hoạt của các loài động vật khác có tiết độ thời gian, con ngừơi thì không như vậy, lúc nào cũng đầy lòng tham muốn. Do đó mới xảy ra biết bao vụ án mạng, cướp bóc khiến cho xã hội bất an. Cho nên con ngừơi cần phải giảm bớt lòng tham, để tâm tìm hiểu và tu theo Phật pháp, được vậy xã hội mới an bình, con người mới mong thoát khỏi luân hồi.

Chúng ta xuất gia, mặc áo nhà tu, đã thọ giới, là biểu tượng thầy của trời và ngừơi, phải làm thế nào cho đồng loại tôn kính; muốn vậy thì không đựơc tham dục, phải dứt bỏ mọi tập khí thế gian, phải nổ lực tu khổ hạnh, khiến cho ngừơi thế tục cảm động quy ngưỡng, như thế mới mong độ đựơc họ, độ đựơc chúng sinh.

Chư Tổ ngày xưa dạy chúng ta phải buông xả tất cả, vứt hết rác rến trong tâm, không nhiễm tập khí nào của thế tục, tâm hồn trong sáng không dính bụi trần, như vậy mới giúp cho sự tu hành của chúng ta đạt kết quả. Sở dĩ phải dứt trừ tập khí vì tham, sân, si che khuất bản tính chân như. Tâm hồn không trong lắng, bản lai diện mục chẳng bao giờ tiến bộ.

Mục đích của người tu hànhđắc đạo, phải tu chứng bản tính Chơn Như bất sanh bất diệt. Pháp môn tu trì của ngoại đạo còn có sanh có diệt. Nếu chúng ta đạt đến Chơn Như thật tướng thì thoát khỏi biển khổ.

Ngoại đạo thể hiện thần thông bằng đồng bóng, cầu cơ …., đều là những điều huyễn hoặc; đạo Giáo (đạo Lão) thì bày phép trừ bịnh để sống lâu. Đạo Phật không như họ, không cầu trường thọ không chứng tỏ thần thông, không làm các việc huyễn hoá hư ngụy, mà chỉ thực cầu Chân Lý .

Xưa và nay bất đồng, hai bàn tay của ngừơi xưa “vạn năng”, tay chân và đầu não được dùng đều. Xã hội thời nay tiến bộ, con người chỉ vận dụng đầu óc, rất ít dùng chân tay. Vậy thì ta phải vận động thật nhiều, phải chịu cực khổ, nhất tâm quyết chí tu hành.

Nhân loại hiện nay giết hại, tranh đấu lẫn nhau mà tự chuốc lấy hoạ diệt vong, tự gây nên nghiệp ác, - chẳng hạn như các nứơc trên thế giới chế tạo vũ khí giết ngừơi ngày càng tinh xảo, do đó càng làm tăng thêm tội ác của loài ngừơi. Cuối cùng chỉ còn hy vọng là mọi ngừơi biết niệm Phật, sớm cầu giải thoát.

Sư phụ bảo đại chúng cùng niệm Phật

Nam-mô A-Di-Đà Phật
Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngày 11 – 12 - 1975

Pháp sư Sám Vân đến thăm, hỏi sư phụ : “ Pháp thể Hoà thượng trông rất khoẻ mạnh, tinh thần minh mẫn, không như cụ già 80 tuổi. Xin được hỏi, trứơc giờ Ngài không dùng thức ăn nấu như ngừơi thường, làm sao giữ được thân thể khoẻ mạnh như vậy ?” Sư phụ đáp :

Trước đây, khi tu khổ hạnh một thân một mình ở trong núi sâu, ăn hết mấy mươi cân gạo mang theo, lại không có tiếp tế, không biết phải làm sao, chỉ còn cách ăn trái cây rừng, rau dại, rễ cây để duy trì mạng sống, chứ nào phải vì tu hành buộc phải ăn như vậy.

Hiện nay là lúc tôi độ chúng, phải thích nghi với mọi ngừơi, nên tôi không còn sống như trong núi ngày ngày ăn rau dại, rễ cây. Tôi là kẻ phàm phu, nên cũng ăn như mọi ngừơi. Có điều, trong tín chúng ngày nào cũng có ngừơi đem cho trái cây nên tôi ăn chút ít trái cây để duy trì cái bao bị da thịt hôi thối này; và cũng uống chút ít sữa, như thế không thể nói “không ăn uống như ngừơi thừơng”, đó là ngừơi ta đồn đại về tôi vậy thôi”.

phật tử thưa : “ Đệ tửý định cuối tháng tám mùa thu này bắt đầu tập tu thiền định, xin Sư phụ chỉ dạy cho con phương pháp”.

- “ Tu thiền định trước hết cần phải biết căn cơ, tức là tự thân có căn cơ tu thiền được hay không ? Nếu như tâm không định tĩnh đựơc thì tu thiền sẽ dễ khởi phiền não, thà rằng không tập còn tốt hơn. Lại nữa ngừơi tu tập thiền định, trước hết phải xa lánh chỗ ồn ào, không mang trong lòng bất cứ một sự sợ hãi nào, lúc ấy mới bắt đầu tập thiền đựơc. Hiện nay, thấy nhiều ngừơi ngồi thiền dưới mái hiên, dưới gốc cây, cũng mang tiếng là hành thiền, thật buồn cười. Đó chỉ là hình thức bề ngoài, sao có thể nói là tu thiền ? Kế đến, tu thiền cần phải xa lánh thành thị thôn xóm, phải ở nơi hoang dã vắng vẻ; tĩnh toạ một thời gian, thể nghiệm xem tiếng trùng kêu chim hót, gió táp mưa sa…. đủ loại âm thanh có nhiễu loạn tâm mình không ? Có làm kinh động, gây phiền não hay không ? Thấy rắn rết, dã thú có sợ không ? Thấy như không thấy , biết nhưng vẫn định tĩnh, như thế mới có thể tu tập lâu dài. Lại như “nhập thất niệm Phật” là cốt làm cho ngừơi tu tập định tĩnh, nhưng rồi có thành tựu theo dự kiến ? Nếu không thì mỗi lần vô thất như thế không có tác dụng. Còn nếu trong lúc niệm Phật “nhất tâm bấn loạn”, như vậy mới đúng là niệm Phật tam- muội, đạt đến niệm Phật tam-muội thì Tây phương Tịnh độ hiển hiện trong tâm. Trong lúc niệm Phật “niệm mà không niệm”, ấm thức (thần thức) của hành giả, - còn gọi là A-lại-da thức, ngay lúc ấy hoà nhập với Hư không, có thể thấy Tây phương Tịnh . Thực ra, cõi Tịnh độ có bao giờ xa lìa tự tánh.

Trong lúc tĩnh tâm hay khi niệm Phật không trụ vào tướng, không khởi niệm thương-ghét-lấy- bỏ, không nghĩ đến thành bại, lợi ích, không sanh tâm thiện, không khởi tâm ác, - tất cả đều trở về hư không tịch tĩnh thì mới hiển lộ đựơc chơn tâm.

Tu tập thềin định không phải là ngồi trơ ra, ngồi trơ ra thì khác gì gỗ đá, chỉ như một tảng đá to bít động, dù trải qua 2000 năm chăng nữa cũng chỉ là một tảng đá ngoan cố mà thôi; do vậy, tu tập thiền định không có một hình thức nhất định. Bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể là thiền , -- do tâm thanh tịnh . Trước hết phải xoá bỏ, cho đến khi không có gì để xả bỏ thì mới gọi là tu thiền. Nếu còn chút gì vứơng mắc thì chẳng phải là thiền. Hiện nay nhiều ngừơi hay tới hỏi tu thiền như thế nào ? Nhưng họ là những ngừơi có gia đình, đang bon chen trong danh lợi thì làm sao có thể tu thiền đựơc ? Đến như ngừơi xuất gia mà suốt ngày vì danh lợi, vì lo ăn lo ở, sự tu thiền của họ làm sao đạt tới định tam – muội ? Chẳng qua là dối ngừơi đấy thôi.”

Pháp sư Sám Vân hỏi : “ Nghe nói Ngài dùng nứơc trì Chú Đại Bi cứu được nhiều người khỏi bệnh, điều ấy có thật không ?”

- Tôi làm gì mà biết chữa bệnh, đó là vì nhiều ngừơi tin “ nứơc phép Đại Bi ” có thể trị hết bệnh, họ thành tâm đến cầu xin thì tôi chú nguyện cho họ, còn như công hiệu hay không là do họ có thành tâm hay không, và do sự gia hộ của chư Phật – Bồ Tát ấy gọi là “ tin thì thật, thành thì linh”. Thực ra mọi ngừơi đều có thể niệm Chú Đại Bi vào trong nứơc để trị bệnh, có điều là ngừơi niệm cần phải thành tâm mới đựơc.

- Người ta nói Hoà thựơng có thần thông, có đúng vậy không ?

- Điều ấy là do người ta nói, còn tôi chỉ là một tăng nhân bình thường, bản chất dốt nát, không biết chữ, không biết tụng kinh thì lấy đâu ra thần thông? Nói như vậy không sợ thiên hạ cừơi sao ?

- Xin mạn phép hỏi Hoà thượng : Nghe nói Ngài độ rất nhiều tín chúng, thật đáng khâm phục, không biết có bao nhiêu ngừơi đã đựơc độ ?

Nói ra thêm thẹn, tôi rất áy náy, tôi không có đức độ, lại kém tu trì, ngừơi quy y tuy nhiều mà kẻ được độ rất ít, đó là điều rất đáng tiếc cho tôi. Nói cách khác, không phải là đại chúng không thể độ được, nhưng vì tôi không có sự tu trì, không đủ đức độ để cảm hoá đại chúng.

- Hoà thựơng quá khiêm tốn, hiện nay ai mà không biết Hoà thượng đạo cao đức trọng, đệ tử hàng ngàn hàng vạn, trong và ngoài nước rất ngưỡng mộ. ( Pháp sư Sám Vân chỉ mấy vị đứng gần Hoà thượng, hỏi tiếp :) Quý vị đây có phải là những đệ tử mới xuất gia ? Kính thưa Hoà thượng, qúy vị đây đều có căn cơ tu hành thành tựu ?

Sư phụ nói :

- Họ đều rất tốt, ai cũng có thiện căn, chỉ cần “trút bỏ hết” là thành tựu
 
 

HOÀ THỰƠNG KHAI THỊ CHO
SINH VIÊN ĐẠI HỌC

một sinh viên theo Đạo giáo hỏi Ngài : “ Con học Phật đã nhiều năm, kinh điển tuy biết chẳng nhiều, nhưng thấy đa số ngừơi học Phật mở miệng ra là nói “liễu sinh tử” ( hết sống chết ), mà trong kinh điển đức Phật Thích Ca chẳng hề dạy chúng ta “liễu sinh tử”

Sư phụ đáp : “Tôi không biết cậu đã đọc những kinh gì, và tôi cũng không hỏi cậu đã đọc những bộ kinh nào; còn như bảo rằng trong kinh Phật không nói đến “liễu sanh thoát tử” thì đó là do cậu xem kinh mà không cầu hiểu nghĩa , cậu nên đọc kỹ lại kinh mới thấy được trong mỗi bộ kinh đức Phật đều muốn cho chúng sanh được “liễu sinh thoát tử ”.

Một sinh viên khác hỏi: “ Hoà thượng hiện nay là Thái sơn, Bắc đẩu của Thiền tông. Đạo giáo cũng có “ngồi thiền”, trước đây tuy con có học qua nhiều cách “thiền khí công” trong Đạo giáo, vậy mà về lời dạy “Minh tâm kiến tánh” của Thiền tông Phật giáo con chẳng hiểu cứu cánh của nó là gì. Xin hỏi Ngài, làm sao mới có thể “ Minh tâm kiến tánh ? ” – Sư phụ nói :

- Tôi nào phải Thái sơn Bắc đẩu của Thiền tông gì đâu, tôi chỉ là một ngừơi tu khổ hạnh, ăn chay lúc mừơi mấy tuổi, xuất gia theo đạo Phật, vào rừng sâu sống kham khổ nhiều năm, chẳng qua chỉ là một ngừơi phàm phu bình thường. Học Phật, muốn đạt đến chỗ “minh tâm kiến tánh”, quan trọng nhất là phải buông xả tất cả. Nay cậu vừa học Đạo giáo lại muốn học Phật tu thiền thì chẳng bao giờ có thể đạt được “kiến tánh thành Phật”; vì cậu lấy tinh thần Đạo giáo để học Phật, vậy là “chấp ngã”quá nặng, do đó không thể “minh tâm kiến tánh”, lại còn “bắt cá hai tay” đó là điều rất nguy hiểm.

- Con nghĩ rằng ra sức tu thiền theo Đạo giáo làm cho thân thể mạnh khoẻ, thân thể mạnh khoẻ mới có thời gian nhiều để học Phật, nên con học cả hai để mong được kết quả nhanh chóng.

- Điểm này cậu lại sai rồi, ngừơi học Phật trước tiên phải có tinh thần quên mìnhhỷ xả, cái gọi là “ liễu sanh thoát tử ” ý nghĩa cũng như vậy. Chúng sanh từ vô thỉ đến nay, luân hồi trong sáu nẻo, nếu chấp thân này là của mình thì khó thoát khỏi con đừơng sanh tử. Cậu đã luyến tiếc bản thân, muốn nó mạnh khoẻ để học Phật, thì ngay cả Tiểu thừa cũng khó vào được huống hồ là Đại thừa ? Đại thừa lấy xả thân để thực hành hạnh nguyện Bồ-tát. Huống nữa cậu đang tìm kiếm, tới lui giữa Đạo giáoPhật giáo, chắc chắn chẳng được cái gì cả, không phải là việc làm đứng hướng.

Sư Truyền Hải hỏi : “Tu hành phải như thế nào ? Xin Sư phụ chỉ dạy con”.

Sư phụ đáp :

- Tôi không biết tu hành, tôi chỉ biết khổ hành (hạnh), chỉ biết dụng khổ công. Chư Tổ ngày xưa dạy chúng ta dụng công khổ hạnh; Phật không cùng “học” cũng không dùng “tu”, chỉ xả thân khổ hạnh, từ trong khổ hạnhchứng đạo.

 Ngày 16 – 3 -1978

Cư sỹ Vương Trưng cùng với anh sinh viên tên Hà Kiệt dẫn một ngừơi Mỹ tên P. King đến thăm, xin Sư phụ cho biết về cuộc đời tu hành của Người. Sư phụ trả lời: “ Xin hỏi cư sỹ Lâm Giác Phi thì rõ ”

P. King nói : “ Thưa Sư phụ, Sư phụ mạnh khoẻ ! Sư phụ đã cao niên mà trông vẫn rất mạnh khoẻ ”

Sư phụ nói :

- Con ngừơi cũng giống như thân cây, lâu ngày thì bị mọt ăn.

- Ngồi thiền , Sư phụấn định thời gian sớm, tối không ?

- Nếu có chia ra sớm, tối thì không phải là ngồi thiền, đã dụng công thì không phân biệt sớm tối.

- Khi con ngồi thiền nếu có một niệm khởi lên, con không “nhìn” hoặc “theo dõi” nó, chẳng hề “ để ý ” đến nó, nhưng có “chú ý”.

- Như vậy anh còn có cái “ chú ý ”.

- Làm thế nào mới có thể không chú ý ?

- Như vậy anh còn có niệm “ làm thế nào ”.

- À ! vẫn còn cái “niệm”.

Cư sỹ Vương đưa tấm hình chụp Pháp sư Từ Hàngảnh tượng đức Phật Di Lặc cho Sư phụ xem, nói :

- Đức Phật Di Lặc từ bi ở ngay trong tâm chúng ta.

- Còn “tâm” (nghĩ) “Phật Di Lặc từ bi” là còn chấp.

Ngừơi Mỹ lại hỏi :

- Xin Sư phụ dạy cho con hiểu thế nào là “Phật tri”, “Phật kiến” và “thân kiến” ; tu như thế nào mới có thể thành Phật ?

- Còn có cái “tôi” dạy “anh” học, thì không được; còn có cái “ tôi đang như bất động ”, còn cái “tôi” vẫn không đựơc. Anh còn có tướng thân, còn có cái “học” thì vẫn không được. Không có cái “tôi” đang làm gì, cũng không có cái “tôi” đang như bất động.

Sư phụ hỏi : “Anh đang uống trà nói chuyện, vậy ngừơi đang uống trà là ai ?”

- Ngừơi khát nước đang uống.

- Ngừơi khát nứơc là ai ?

 Cư sỹ Vương nói xen vào :

- Ấy là nói chung với mọi ngừơi hay nói riêng anh bạn Mỹ này ?

- Vấn đề chẳng phải là nói với ai, ngừơi hiểu được thì hiểu ra, thông một lý thì vạn lý đều thông.

P. King lại hỏi :

- Theo giáo lý “ không ta, không người, không chúng sinh, không thọ mạng” trong kinh Kim Cang mà tu có được không ?

- Anh vẫn còn câu kinh Kim Cang -“ không ta, không ngừơi, không chúng sinh, không thọ mạng”- còn có cái “ta” để mà tu , vậy là còn có một cái ngã ”.

- Có nên y theo câu của Lục Tổ Huệ NăngVô sở trụ nhi sanh kỳ tâm ” ?

- Được, nhưng anh còn có một câu vẫn không được.

- Nghe ngừơi ta nói niệm Phật chứng được tam-muội , ngồi thiềnthể nhập định ? 

- Anh còn “ nghe ngừơi ta nói ”, vẫn còn là “anh”.

- Con nghe nói Sư phụ đã chứng “niệm Phật tam-muội”, ngồi thiềnthể nhập định.

- Anh nói với tôi thì tôi còn có cái để căn cứ, nếu là ngừơi khác nói thì tôi không biết. Dù đông hay ít người khởi lên niệm Phật, ai cũng có chủ ý, niệm đến khi tâm định, dứt loạn …. hốt nhiên tiếng niệm Phật vang vọng thấu dưới đất. Tuy chúng ta không “ở dưới đất“ niệm Phật, nhưng vẫn có tiếng niệm Phật “dưới đất”, niệm đến khi âm thanh điều hoà …, hốt nhiên âm thanh lại bay bổng lên giữa từng không trung, như thể mọi người đang ở trên hư không niệm Phật. Cái gọi là “ khắp hư không đều là âm thanh niệm Phật ”; ấy là trạng tháiniệm Phật tam-muội ”.

Ngừơi Mỹ hỏi : “ Cảnh giới như vậy kéo dài được bao lâu ? Một tuần, nửa tháng, một tháng hay nửa năm ? ”

- Bất luận thời gian bao lâu, âm thanh niệm Phật cũng vẫn giữ như vậy. Dù có tiếng chim kêu, tiếng xe chạy, hay các tạp âm khác, tất cả đều trở thành “Phật thanh”. Nếu như anh còn phân biệt tiếng chim kêu, tiếng xe chạy . . . thì cảnh giới ấy biến mất. Hiện nay nhiều ngừơi niệm Phật chỉ miệng niệm mà tâm lại chạy đi chỗ khác. Đó là “tạp niệm Phật”, “tán tâm niệm Phật”.

- Đồ đệ của Sư phụ rất đông, có ngừơi niệm Phật A-Di-Đà, có ngừơi niệm chú Đại Bi, có ngừơi niệm Quan Âm Bồ Tát … anh quay sang hỏi Sư Truyền Tịnh : Sư phụ dạy cho Thầy niệm gì ? ” 

- Sư phụ dạy chúng tôi niệm Phật -Di-Đà.

Sư phụ nói với người Mỹ :

- Sự tu tập của anh khá đấy, có nghiên cứu một chút về tu thiền, anh hỏi tôi, nên tôi mới nói về tu thiền như thế. Còn những ngừơi bình thường khác tới hỏi tôi, tôi đều dạy họ niệm Phật.

- Con và Sư phụtâm ấn tâm”.

- Anh còn cái tâm, cái ấn , còn có “tâm ấn tâm” thì vẫn còn có cái ngã ; tâm nằm ở nơi nào ? Ba người đến đây hỏi tôi, tôi còn nói chuyện với ba ngừơi, các vị đi rồi tôi cũng không có, không có anh nói với tôi gì cả .

- Sư phụ là một đại thiện tri thức đại triệt đại ngộ .

- Đó là anh nói, tôi có làm gì đâu .

- Sư phụ, Ngài là vị minh sư rất khéo khai ngộ cho đệ tử .

- Đó là anh nói, tôi không nghĩ như vậy .

- Hồi còn ở Mỹ chưa đến Đài Loan, con cứ tưởng Sư phụ ngồi nhập định thì trơ ra như phổng, sau khi hội kiến mới rõ Sư phụ là bậc Thầy “ biện tài vô ngại” và rất là hoạt bát.

Nam-mô A-Di-Đà Phật

TÔI CÓ NHÂN DUYÊN VỚI
HOÀ THỰƠNG QUẢNG KHÂM
Lâm Giác Phi

Tháp Phi Lai chùa Thừa Thiên

Năm Bính Tuất (1966) sau tết Đoan Ngọ, tôi từ Vĩnh Xuân tỉnh Phúc Kiến đến Tuyền Châu thăm anh Vương bạn học cũ – báo cho anh biết tôi sắp qua Đài Loan bằng đường biển, Vương tán thành, đồng thời bảo là anh có chiếc thuyền buồm thừơng xuyên qua lại giữa Tuyền Châu và Đài Loan, tiếc rằng thuyền đã rời bến hôm trước, mời tôi hãy đến ở tạm nhà anh, đợi thuyền về rồi sẽ đi ; thế là tôi phải ở lại chờ .

Tôi vốn ưa thích phong cảnh, thích đi xem các danh lam thắng tích cổ kính. Sáng hôm sau tôi đến chùa Thừa Thiên, chùa này nằm trong thành Tuyền Châu. Hơi lệch về cửa đông thành có ba ngôi chùa lớn ( Thừa Thiên, Khai Nguyên, Sùng Phước ) là những chùa Phật cổ nhất. Tôi đi từ đại lộ phía nam đến chùa Thừa Thiên, tới trứơc cổng chùa thấy trên vách có bốn chữ lớn “ Nguyệt đài đảo ảnh ” (bóng trăng chiếu ngược), bên trong có nhiều con rùa đá lớn. Qua khỏi điện Tứ Thiên Vương, lần theo con đường đá xanh, qua khỏi cầu hồ phóng sanh, thì đến sân trứơc Đại Hùng Bảo Điện. Gần hai bên đừơng đi có hai cái tháp đứng đối diện, kiến trúc giống hệt nhau chỉ khác ở chỗ một tháp thì rất sạch, có thể nói “hạt bụi cũng không dính”, nghe nói ruồi đậu trên đó đều quay đầu xuống dưới, chẳng bao giờ quay đầu lên trên; còn tháp kia thì đầy dẫy phân chim, dơ bẩn vô cùng .

Theo truyền thuyết, xưa kia trong chùa có một vị tăng ngày ngày chuyên làm những việc lao động rất cực nhọc mà lúc nào cũng tươi cừơi vui vẻ. Một hôm bỗng có chiếu chỉ triều đình ( không rõ Triều nào) truyền đến chùa báo rằng : Đức vua nằm mộng thấy Thái Hậu bảo thỉnh vị cao tăng đắc đạo ở chùa Thừa Thiên thành Tuyền Châu – PHÚC KIẾN đến kinh thành để siêu độ cho Bà. Chùa liền tuyển chọn một số tăng đủ oai nghi đức độ vào triều siêu độ cho Thái Hậu. Lúc sắp lên đừơng, vị tăng lao công bỗng bước tới xin được cùng đi, chư tăng nói : “ Ông không biết gì về phật sự làm sao đi được ?” Vị tăng lao công đáp : “ Tôi tuy không rành Phật sự nhưng có thể mang vác hành lý cho các vị ”. Chư tăng cảm động vì ông ta hằng ngày nghiêm cẩn lao khổ, đồng ý cho đi .

Đến kinh thành, tới trước cửa Ngọ môn, nhà vua tuyên vời chư tăng vào triều. Các vị tăng đều vào hết, chỉ riêng vị tăng lao công đứng yên bất động. Vua hỏi vì sao không vào, tăng đáp : “ Dứơi đất có Phật không dám vô lễ bứơc qua”. Vua phán phải vào, tăng bèn chống đầu xuống đất, hai chân đưa lên trời, nhảy ngược mà vào. Vua lấy làm lạ sai ngừơi đào đất lên thì thấy có một bộ kinh Kim Cang. Đến lúc đó nhà vua mới biết Thái Hậu muốn thỉnh vị cao tăng này. Vua liền đích thân ra tiếp đãi một cách thành kính. Vua thỉnh ý tăng : Lúc làm pháp siêu độ cần chuẩn bị như thế nào ? Đáp : “ Trừ việc chư tăng làm đúng theo nghi thức siêu độ ra, nên lập riêng một cái đài, trên bày hương án, chính giữa có treo phương linh vị của Thái Hậu ”.

 Đang lúc cử hành pháp siêu độ, vị tăng lao công đột xuất mời nhà vua lên đài, còn mình thì cầm phướng phất ba lần mà tụng kệ rằng :

Ta vốn chẳng đến
Ngừơi có lòng thành
Một niệm không sanh
Siêu sanh thiên quốc

 Nhà vua bổng thấy Thái Hậu hiện ra trong vừng mây, lạy tạ vị tăng rồi từ từ bay lên. Khi pháp sự hoàn tất, chư tăng từ giã ra về, vua riêng giữ vị tăng lao công ở lại, đồng thời đích thân đưa đi du ngoạn ở ngự hoa viên và các cảnh đẹp trong kinh đô. Một hôm đi ngang qua một tháp đá, tăng bỗng dừng lại chăm chú nhìn cái tháp, vua hỏi :

- Sư thích tháp này không ? Trẫm sẽ sai ngừơi bổ rời ra chở đến chỗ sư ở “. – Vị tăng đáp :

- Nếu bệ hạ bằng lòng tặng cho thì bần tăng xin tự lấy về. Nói xong phất tay áo một cái, tháp liền thu vào trong đó, rồi chắp tay chào vua mà đi … Vua sai ngừơi tìm theo tiễn đưa, nhưng chẳng thấy bóng dáng tăng đâu cả. Tăng đã về đến chùa Thừa Thiên rồi mà các vị tăng khác vẫn còn đang đi trên đừơng. Sau khi chư tăng về đến chùa, có một ngừơi biết, nói :

- Sư siêu độ cho Thái Hậu ắt là có ban thửơng, sư có thể chia cho đại chúng với ? - Tăng đáp :

- Có chứ, nhưng chỉ sợ mọi ngừơi lấy không nổi. – Liền từ trong tay áo trút ra cái tháp, dựng nó bên cạnh con đừơng đá. Do đó mà đặt tên là “ Phi lai tháp ” ( Tháp bay đến ). Ngừơi sau thuê thợ xây một cái tháp tương tợ đứng đối diện. Chẳng bao lâu vị tăng lao công ấy bỏ đi mất.

 Lại có truyền thuyết : Chùa Nam Sơn ở Chương Châu tỉnh Phúc Kiến có vị tổ sư tên Long Khố , sự tích cũng giống như câu chuyện trên, chỉ khác là lúc đi với vua, tổ sư nhìn chăm chú long bào của vua, vua hỏi : “Sư thích long bào này không ?” Sư nắm khố cười nói : “khố rách rồi !” Vua liền cởi long bào, sai thợ sửa lại thành khố rồi đưa tặng sư, sư mặc vào, từ biệt ra về, do đó ngừơi ta gọi sư là Long khố tổ sư. Không biết Long Khố tổ sư có phải là vị tăng lao công ở chùa Thừa Thiên chăng. Vì chưa tra cứu được nên không dám quyết đoán.
 
 

LẦN ĐẦU TIÊN CÓ TÚC DUYÊN GẶP
HOÀ THỰƠNG QUẢNG KHÂM

Đại Hùng Bảo Điện chùa Thừa Thiên có ba cửa, phía trên cửa giữa có treo tấm biển chạm rồng hai bên, chính giữa có sáu chữ vàng : “SẮC TỨ THỪA THIÊN THIỀN TỰ ”. Bên trong cửa chính trái là chỗ ngồi thiền của sư, bên trong cửa chính phải có vị sư già phụ trách về hương đèn. Nhìn thấy Hoà thượng ngồi kiết già mắt nhắm, tôi bỗng nhớ lại trong tiểu thuyết xưa thường có danh từ thiền sư mà mãi đến nay tôi chưa trông thấy một thiền sư tận mắt. Hôm nay thấy sư ngồi thiền bỗng nhiên lòng tôi phát sinh niềm vui mừngsùng kính vô hạn. Cảm xúc còn hơn gặp đựơc bảo vật, tôi không dám gây nhiễu động, chỉ đến một bên im lặng đứng chờ. Lát sau, có một chú sa-di nhỏ từ bên trong gọi tên sư, cho biết sư “thủ quỹ” sai đem tiền chia cho sư, chú sa-di nói vài lời rồi đi.

Nhân cơ hội, tôi nắm hai tay lại vái chào ( lúc ấy tôi chưa biết chắp tay ), bứơc tới xin thỉnh ý.

Sư hỏi : “ Anh ở đâu ? đến đây làm gì ? ” Tôi nói rõ về quê quán và sự việc ở tạm nhà ngừơi bạn chờ thuyền để sang Đài Loan … Sư nghe đến đó hỏi : “ Anh chẳng mấy khi đến đây, chùa rất rộng, có thể đi đến các điện để tham quan ”. Tôi liền đi vào Đại Điện xem sơ qua một lần, trở lui… vẫn thấy sư tĩnh toạ, tự nhiên lòng tôi đối với sư như bị một lực hấp dẫn không thể diễn tả đựơc; tất cả hứng thú du ngoạn đều tập trung nơi sư, như không muốn rời nửa bứơc. Bỗng có vị tăng đến nói chuyện với sư, tôi lại được cơ hội đến gần sư lần nữa.

Khi ấy sư phụ có vẻ hơi phiền, bảo : bảo “Anh từ huyện Vĩnh Xuân đến, trong chùa có một vị tăng già, ông ấy là tú tài ở huyện gần với anh; anh là trí thức, tôi sẽ dẫn đến gặp ông ấy, anh có thể nghe ông nói chuyện Phật pháp để tăng trưởng trí tuệ”. Dứt lời sư liền đứng dậy dẫn tôi vào bên trong, đến phòng khách sư giới thiệu tôi với vị tăng tú tài, ( ngừơi họ Lại, gia đình giàu có, con cháu rất đông, xuất gia đã trên 20 năm, em trai ông là một nhà trí thức uyên bác mà tôi đã có vài lần tiếp xúc). Chuyện trò giây lát sư lại trở về Đại Điện. Lúc bấy giờ vị sư tú tài già tuổi gần 70, khi nói cười chỉ còn thấy một hai răng cửa, đem tặng tôi mấy cuốn kinh do chùa in ấn : kinh Kim Cang, kinh Di-Đà, kinh Phổ Mônđồng thời giới thiệu sơ lược. Tôi cảm thấy sốt ruột, vâng dạ qua loa rồi vội cáo từ, cầm theo mấy cuốn kinh ấy trở lui. Ra tới Đại Điện tôi lại đến bên cạnh sư chờ dịp hầu tiếp chuyện, nhưng sư chỉ miễn cữơng đối đáp, đến trưa tôi mới rời chùa.

Chiều hôm đó, tôi đến vãng cảnh chùa Khai Nguyên (chùa lớn nhất thành Tuyền Châu) xem lại hai cái tháp đông – tây, (chùa Khai Nguyên phân chia tả - hữu hai bên, và đông – tây đối diện. Theo sách Tuyền Châu Phủ Chí thì tháp ấy cao hơn 21 trượng, xây bằng đá xanh, có tám mặt, năm tầng. Mỗi tầng đều có chạm những tượng Phật khác nhau vào chính giữa mỗi mặt tháp. Tương truyền đỉnh tháp làm bằng “đồng thất bảo”, khi ánh nắng chiều chiếu nghiêng, đỉnh tháp tỏa ánh sáng rực rỡ, thật là một công trình kiến trúc kỳ diệu.

Sáng hôm sau tôi lại đến chùa Thừa Thiên, sư vẫn ngồi chỗ cũ, thấy tôi đến vui vẻ ra tiếp tôi, thái độ khác hẳn hôm trước.

Sư cởi mở nói : “ Anh định đi Đài Loan, được đấy. Anh cũng nên đi, sau khi đến nơi anh nhớ viết thư cho tôi. Phật giáoĐài Loan chịu ảnh hửơng Thần giáo của Nhật Bản, làm cho tăng tục không còn phân biệt; tôi có duyên với Đài Loan, sẽ đến đó xây dựng đạo tràng hoá độ chúng sinh. Tôi đem thân này tu hành theo Phật để cứu vãn Phật giáo đang thoái trào trở lại con đường chân chính, đó là tâm nguyện của tôi. Anh nên nhớ rằng sau khi đến Đài Loan anh còn phải trải qua một giai đoạn gian khổ, e rằng anh không chịu đựng nổi ”.

Tôi thưa : “ Bạch Sư, nếu con đáng nên đi Đài Loan thì dù gặp muôn vàn khó khăn con cũng không từ bỏ, con sẽ vui lòng chấp nhận ” .
- Túc nghiệp của anh rất nặng, nếu không trải qua gian khổ để rèn luyện thì không cách nào tiêu trừ; anh đã nguyện ý chịu khổ thì có thể đi được. Ngừơi xưa nói “ có đắng ắt có ngọt ”. Mong anh dù gặp khổ nạn tột cùng cũng không thối chí .
- Con kiên quyết chẳng hề hối tiếc.
Liền đó tôi quyết định lạy sư làm thầy, sư cũng vui lòng chấp nhận, quả là có duyên thầy trò. Khi ấy tôi chỉ biết hết lòng cung kính, lấy lễ tạ ơn sư mà thôi, hoàn toàn không biết xin phép quy y.

Cùng Sư du ngoạn đến động Bích Tiêu

Từ đó, ngoài lúc phải ăn và ở nhà bạn ra, lúc nào tôi cũng ở bên cạnh sư đến gần 10 giờ đêm mới về. Qua một tuần, ngẫu nhiên sư đề cập đến việc tu khổ hạnh trên núi, tôi bỗng sinh lòng hiếu kỳ, hỏi sư con đừơng đi tới nơi ấy. Sư nói :
- Con muốn đến đó ? Vậy sáng sớm ngày mai thầy với con cùng đi.

Hôm sau trời vừa sáng tôi liền vội đến chùa. Sư đã rời thiền tọa đợi tôi trước thềm điện Phật rồi ! đầu đội nón rơm, lưng đeo đãy vải “tứ đại”, tay chống gậy bước ra khỏi chùa. Thầy trò đi ra bằng cửa bắc thành Tuyền Châu, theo một con đừơng nhỏ, già trẻ hai bên đừơng phố kêu lên “ Sư Quảng Khâm ! Sư lại lên núi sao ? ” – Sư đáp :

- Tôi đưa khách lên chơi, không ở lại núi đâu !

Trên đường đi nghe người ta nói với nhau :

Hoà thượng phục hổ ấy mà rời khỏi chốn này thì thật đáng tiếc ”.

Đi được vài chục bước, sư bỏ dép đi chân không, tôi cũng bắt chước cởi giày, sư đem gởi trong tiệm hớt tóc. Sư lại đến một quán nhỏ mua mì và rau cải xanh chuẩn bị cho tôi bữa ăn trưa. Sư bỏ vào đãy đưa cho tôi mang. Thầy trò ra khỏi cửa bắc thành, lần leo bậc cấp lên đến núi Thanh Nguyên.

Trước tiên đến động Di-Đà, rồi chuyển sang động Bích Tiêu nằm ở lưng chừng núi. Bên phải động là vách đá thẳng đứng cao ước một trựơng, ngoài động có một tảng đá lớn chắn, phía trong trống rỗng làm thành cái động nhỏ (rộng khoảng 5 thứơc [TQ], cao 6-7 thước), hai bên như hai cái cửa thiên nhiên có thể vào ra được. Cửa bên trái khá rộng, chỗ cao nhất tôi có thể thẳng người bước vào được. Cửa bên phải rộng khoảng 1 thước, cao gần 4 thước, khi ra vào phải đi cúi đầu. Trong động có một tấm phản vuông cũ kỹ, đủ chỗ đi vòng quanh được. Chính nơi đây sư đã ngồi quay mặt vào vách 12 năm (từ năm 1933 lúc sư 42 tuổi cho đến năm 1945 sư 54 tuổi). Đất phía ngoài động không rộng. Sư tự tay trồng một số cây ăn trái

Nghe nói động Bích Tiêu do ngừơi đời trước xây dựng, đã bỏ hoang từ lâu; khi sư đến và nhập định vài tháng trong động thì xa gần đều biết. Sau có một Hoa kiều về nước đến yến kiến sư, phát tâm trùng tu lại. Động chỉ chiếm một mặt bằng nhỏ chưa tới 20 mét vuông; vách đá, mái ngói, hai bên là cửa ra vào, chính giữa có một cửa sổ lớn; trong động, ngoài tấm phản vuông cũ ra , không có vật gì khác. Sư than với tôi: “Khi Thầy sắp xuống núi, có một “trai cô” xin đến ở , nhưng khi thầy xuống núi thì cô ấy lại không chịu đến, nên động mới hoang phế thế này. Người xuất gia mà không chịu kham khổ, thật đáng tiếc, đáng thương xót !”

Lại men theo bậc đá phía bên phải khoảng 10 bước thì đến động Thụy Tạng. Sư nói : “Động này nguyên là chỗ tu niệm của Thầy tôi là pháp sư Hoằng Nhân, nay Ngài đã viên tịch nên động cũng bỏ không”. Lại leo tiếp đến cái miếu nhỏ (thờ thần), có một ông từ trông giữ. Sư lấy mì và rau nhờ ông làm giúp bữa ăn cho tôi ; còn sư thì đem trái cây trong đãy ra dùng .

Ăn xong nghỉ ngơi một lát, thầy trò theo triền phải núi tìm đường về . Đi qua một động tiên, bên trong thờ một tựơng Tiên, đã lâu không hương khói. Xuống nữa thì đến hai nhà trai đừơng, cách nhau không xa. Có các trai cô đầu bịt khăn vải đang làm vườn, trong trai đường chỉ còn một hai cô cao tuổi ở lại nấu ăn. Các cô đều do chùa Thừa Thiên phái đến

Vị trai cô cao tuổi vốn quen biết sư nên mời vô uống trà . Lúc ấy trời đã xế chiều, các trai cô ở ngoài vừơn cũng nghỉ việc để chuẩn bị khoá công phu chiều. Sư cũng từ giã xuống núi. Xuống đến đất bằng, thuận đường đến thăm miếu Thành Hoàng Phủ Tuyền Châu, sau miếu có một viện dữơng lão do vị thân sỹ tên Diệp Thanh Nhãn ở thành Tuyền Châu sáng lập. Trườc kia Đại sư Hoằng Nhất có đến và ở lại đây (sau khi Ngài viên tịch di cốt đựơc đem thờ ở Công đức đừơng chùa Thừa Thiên). Đến lúc này trời sắp tối, thầy trò vội vàng quay về cửa Bắc, đến lấy giày dép đã gởi, rồi trở về chùa Thừa Thiên.

Cơn bão trợ duyên kết nghĩa thầy trò 

Vì chờ lâu mà thuyền của ngừơi bạn chưa về, lòng tôi nôn nóng đi Đài Loan bèn đến hãng tàu mua vé.

Ngày 17 tháng 06, hãng tàu thông báo 9 giờ tối khách lên thuyền. Tôi liền đến từ giã sư, lúc chia tay sư nói : “ Nếu như chưa đi có thể trở lại trò chuyện”. Tôi nghe sư nói vậy biết trong lời nóiẩn ý, trong bụng nghĩ lần này chắc khó đi được. Nhưng công ty đã thông báo, tôi chỉ còn cách lên thuyền xem như thế nào .

11 giờ khuya, thuyền nhổ neo từ cửa nam bến Tân Kiều từ từ rời vịnh Tuyền Châu ra khỏi cảng. Đêm ấy trăng sáng như gương, trời trong vắt không một bóng mây. Trên thuyền ngoài 7, 8 thuỷ thủ ra, còn lại 36 hành khách đều vào ngủ trong khoang thuyền, chỉ mình tôi ngồi dưới cột buồm trên boong tàu, nhờ ánh sáng trăng mở kinh (thỉnh ở chùa Thừa Thiên) ra đọc.

Mờ sáng hôm sau, thuyền vừa mới ra khỏi hải cảng, phía đầu thuyền hai thủy thủ trẻ rút một cây sào tre bên hông thuyền cắm xuống nước nói với người cầm lái ở phía sau : “ Nứơc sâu 1 trượng 2 ”. Lại cắm một lần nữa, nói : “ 8 thứơc rồi !”. Bỗng dưới đáy thuyền có tiếng động như chạm vật gì, thuyền nghiêng về bên phải : thủy triều đang rút, nứơc cạn ! Thuỷ thủ vội nhảy xuống cầm gậy chống đỡ thuyền đang nghiêng. Đến khi trời sáng, hành khách ùa nhau nhảy xuống bãi cát, trẻ con được dịp đào bắt sò ốc trong cát. Khoảng 10 giờ thuỷ triều lên lại, người lái thuyền bảo làm cơm cho mọi ngừơi ăn no, chuẩn bị 12 giờ trương buồm ra khơi.

Đến giữa trưa, buồm lớn đã dựng xong, ngừơi lái thuyền ngẩng đầu quan sát khí tượng, bỗng la to : “ Đài Loan có bão, hôm nay không thể ra khơi đựơc !” Ông ta lập tức ra lệnh thu buồm, lái thuyền trở lại cảng, đến một trấn nọ tạm nghĩ. Khoảng 3 giờ chiều, ông lái thuyền lại bảo : “ Sợ gió lớn có thể kéo dài đến vài ngày, để tiện cho hành khách thuyền nên trở về Tuyền Châu ”. Bảy giờ chiều thuyền trở về chỗ cũ.

Rời thuyền, tôi đến ngay chùa Thừa Thiên báo cho sư hay, sư đã ngồi đợi trên sân trước điện. Thấy tôi đến ngừơi cười lớn : “ Thầy biết con sẽ trở lại ! Thầy trò mình nhân duyên chưa kết, con làm sao đi đựơc !” Sư chọn ngày hôm sau (19 tháng 6) tại điện Quán Thế Âm sau chánh điện làm lễ quy y cho tôi. 

Sáng ngày 19, tôi thành tâm chuẩn bị hương đèn hoa quả, đặt trứơc tượng đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Sư bảo tôi lạy Phật, sư giảng Tam quy y, và hoàn thành lễ quy y cho tôi (tôi là ngừơi đệ tử thứ ba đựơc quy y). Lễ xong tôi thưa : “ Lòng con rất tha thiết đi Đài Loan, không biết khi nào mới đi đựơc”. Sư nói : “ Cơn bão đã dứt rồi, chiều 20 có thể lên thuyền, 21 ra khởi, ngày 22 sẽ đến Đài Loan đựơc ”.

Ngày 20, sau giờ ngọ quả nhiên hãng tàu thông báo tối nay lên thuyền, 7 giờ tôi đến từ giã sư, ngừơi lại dặn kỹ : “ Con nhớ gởi thư liên lạc với thầy ”. Tôi đáp : “ Con xin vâng lệnh sư phụ ”.

Lúc tôi lên đường sư chúc “ Thuận buồm xuôi gió ” mấy lần. Tôi bái tạ ra đi, lòng đầy nỗi vui mừng lần này nhất định sẽ đến Đài Loan !

11 giờ khuya thuyền nhổ neo, ánh trăng sáng ngời, một mình tôi ngồi ở trên boong tàu xem kinh. Sáng ngày 21 thuyền đến cửa khẩu, ông lái cho thuyền ghé bờ , vào nhà ông ta (ở Hải Tân) để chất thêm hàng hoá, đến 12 giờ trưa giương buồm ra khơi. Hôm ấy biển lặng sóng êm, ánh nắng chói chang, thuyền nhấp nhô theo làn sóng biển, xuôi gió hướng về Đài Loan. Tối đến tôi lại ngồi dưới cột buồm đọc kinh, ánh trăng chiếu sáng, trời nứơc một màu. Bỗng nhiên tôi cảm thấy vũ trụ vô cùng bao la chiếc thuyền vô cùng bé nhỏ mà xót xa cho con đừơng mờ mịt, đời ngừơi huyễn ảo.

Rạng đông ngày 22, bóng dáng Đài Loan mờ hiện trước mắt. Đến gần trưa thuyền đến bến trạm thuộc Công ty miền trung; ngừơi lái thuyền la lớn : “ Tôi lái thuyền cho Công ty đã nhiều năm, tuyến Tuyền Châu – Đài Loan nếu xuôi gió cũng sau 24 giờ mới tới nơi, dù nhanh nhất cũng phải mất 23 giờ; nhưng chỉ đựơc vài lần trong cuộc đời đi biển. Đặc biệt lần này thuyền đi chỉ mất 22 giờ, thật là ngoài sức tưởng tựơng, điều chưa từng nghe nói bao giờ !” Tôi cảm niệm Phật lực vô biên và nhờ ân sư phù hộ. Tôi càng sùng kính sư phụ vô cùng.

Lên bờ, tôi vội đáp xe lửa đi Đài Bắc, đến tạm trú nhà ngừơi chú, rồi viết thư ngay báo cho sư phụ rõ. Mấy ngày sau tôi nhận được thư hồi âm của ngừơi cho biết là vẫn còn ở trong chùa Thừa Thiên

Ở đây tôi dự thi vào trừơng đào tạo giáo sư quốc văn cho các trừơng công lập Đài Loan. Sau khi trúng tuyển, tôi dạy thực tập hai tuần, rồi được bổ đi dạy tại Trừơng dân tộc Gia nghĩa . Tôi lại viết thư kính báo sư phụ rõ, ngừơi phúc đáp rằng sắp đến ở chùa Nam Phổ Đà – HẠ MÔN . Trong mùa đông ấy tôi gởi liên tiếp hai lá thư nhưng chưa được hồi âm. Mùa xuân năm 1974 tôi chuyển đến làm việc ở Đảng bộ Cục đường sắt tại Đài Bắc, tôi lại viết thư nhưng cũng chưa nhận đựơc hồi âm. Mãi đến tháng tư, bỗng nhận đựơc thư sư phụ cho biết người quyết định sang Đài Loan nhưng không có tiền đi đường, tôi lập tức gởi tiền đi thuyền cho người. Chiều ngày rằm tháng 5 sư phụ đến Cơ Long an toàn. Sau khi đến Đài Loan, sư phụ độ vô số chúng sanh, (sự việc này tôi xin không trình bày ở đây). Riêng nghĩ đến ơn Thầy chưa báo đáp, lòng tôi sớm tối không yên, nay chỉ xin được đem một phần nhân duyên dìu dắt hoá độ của Ân Sư, kính cẩn ghi lại vài dòng kỷ niệm.
 
 

MỘT ĐOẠN NHÂN DUYÊN GIỮ TÔI
BỒ TÁT QUẢNG KHÂM
 Chu Tuyên Đức

Hoà thượng Quảng Khâm suốt cả cuộc đời 95 năm niệm Phật, độ chúng chưa từng gián đoạn, nay xả báo thân vãng sanh Cực Lạc ! Ngưỡng mong Ngài quay Thuyền Từ, trở lại tiếp tục tiền duyên !

Người ngừơi xưng tụng Đại Lão Hoà thượng là bậc cao tăng, Ngài không ăn thức ăn nấu chín như ngừơi thế gian, đêm không ngã lưng nằm nghỉ, nhất tâm niệm Phật, mấy mươi năm ròng trước sau như một; do vậy mà đắc thần thông diệu dụng, hoá độ vô số chúng sanh. Nhân duyên giữa tôi với Ngài rất sâu thâm. Tôi được biết về cuộc đời của Ngài cũng khá nhiều, nhưng vì thời gian trình bày có hạn, chỉ xin chọn kể ra đây ba mẫu chuyện thực điển hình, đồng thời hồi tưởng lại “sáu đề cương trong đời tu hành” của Ngài để chứng minh rằng Ngài là vị Bồ Táthạnh nguyện mà trở lại độ chúng sanh.

1. Siêu độ vong linhhộ trì chùa được bình yên

Vào năm 1950 tôi ở ký túc xá Đài Đừơng nằm trên đại lộ Vạn Hoa Côn Minh, ĐÀI BẮC. Tôi thừơng đến chùa Pháp Hoa gần đấy lễ phật nên có quen một vị trai cô ở chùa. Trai cô cho biết cô là đại diện của tín chúng chùa này. Sau khi vị trụ trì ngừơi Nhật về nước, cô được giao cho tiếp quản chùa. Trai cô mời tôi mỗi chủ nhật đến dự pháp hội, giảng kinh cho tín chúng, và dùng cơm trưa với chùa. Cô nói chùa này tối đến không có ai dám ở lại, vì đêm khuya có ma tự mở cửa phòng, mở cửa sổ, lại còn bật đèn điện …., làm nhiều động tác khuấy nhiễu khiến ai cũng hoảng sợ, đêm ngủ không yên. Ngày ngày vào khoảng 7 giờ tối sau lúc mặt trời lặn, ai nấy đều phải ra khỏi chùa đến nơi khác ở. Tôi nghe câu chuyện ma quỷ lộng hành gây họa như vậy nghĩ rằng phải có cách gì trừ, trong lòng cứ lo lắng buồn bực. Một buổi chiều nọ, tình cờ tôi gặp một Hoà thượng già, vóc dáng không cao, đi trên đường Nam Tây Ninh, thong thả hướng về phía nam, cách chùa Pháp Hoa không xa. Tôi vội bứơc đến trứơc người, chấp tay làm lễ và kính hỏi đạo hiệu. Ngừơi đáp : “ Tôi là Quảng Khâm ”. Tôi hỏi Hoà thượng ở đâu, người trả lời : “ Không nhất định là ở đâu ”.

Nhìn dáng đi thanh thoát và đôi mắt rất sáng của người, dừơng như đây là bậc đạo hạnh, tôi mời ngừơi về chùa Pháp Hoa an nghỉ. Về đến chùa, trứơc tiên ngừơi lạy Phật, kế đó đi đến chỗ sàn gỗ mé tây, bên trái bàn thờ Phật, ngồi kiết già. Khi ấy trai cô định dọn cơm chiều cho ngừơi dùng, người bảo : “ Tôi không ăn cơm, chỉ ăn trái cây ”. Nghe thế tôi liền ra ngoài chùa mua một ít quả chuối vào, đặt lên chiếc bàn nhỏ để người tuy nghi thọ dụng. Đến khi trời sắp hoàng hôn tôi ngầm ra dấu cho các trai cô rời khỏi chùa, chỉ để ngừơi ở lại một mình, xem thử ngừơi ứng phó ma quái quấy nhiễu như thế nào. 

Sáng sớm hôm sau chúng tôi đến chùa, Hoà thượng Quảng Khâm lấy tay chỉ phòng khách phía bên phải Đại Điện nói : “ Ở đó có hai hồn ma Nhật Bản, các vị hãy đến giở tấm ta-ta-mi (chiếu Nhật) lên, lấy hài cốt của họ ra để tôi siêu độ cho họ”. Quả nhiên đúng như lời ngừơi nói, các trai cô tìm thấy hai bộ xương người. Hoà thượng bảo : “ Các cô đem xương cốt bỏ vào cái lư dùng để thiêu giấy tiền vàng mã trước chùa đốt cho tiêu hết đi ”.

Hoà thượng niệm Phật, lại như vừa niệm chú vãng sanh, sau đó trở vào Đại Điện nói : “ Đã siêu độ cho họ rồi ”. Nhưng chiều hôm đó các trai cô cũng không ai dám ở lại trong chùa. Sáng sớm ngày thứ ba, Hoà thựơng vẫn ngồi nguyên chỗ cũ, người lại nói phòng phía sau, bên phải Đại Điện cũng có một hồn ma, bảo các trai cô giở tấm ta-ta-mi lên như hôm trứơc, lại phát hiện một bộ hài cốt, và cũng bỏ vào lư thiêu. Hoà thượng niệm Phật, trì chú xong nó: “ Hồn ma này cũng đi rồi ! ”

Sáng ngày thứ tư tôi cũng lại đến chùa Pháp Hoa, trai cô nói với tôi : “ Sư phụ bảo chúng tôi tối nay có thể vào chùa ở lại trong liêu phương trượng”. Từ đó trai cô yên tâm mời thêm mấy tín đồ dạn dĩ vào chùa ở, quả nhiên bình an vô sự, tất cả thanh tịnh. Do vậy, tôi nói với các cô : “ Quý cô nên thỉnh Hoà thượng làm trụ trì chùa này, mời ngừơi ở lại thừơng trú, nhất định sẽ đảm bảo an ninh ”.

 Phần mình, hầu như mỗi chiều khi xong công việc tôi đều đến chùa Pháp Hoa xin được ngừơi chỉ dạy về quá trình tu tập. Tôi mới được rõ Ngừơi từ thuở ban đầu tu nơi sơn động ở Tuyền Châu cho đến khi sang Đài Loan đã thực hiện rất nhiều kỳ tích; chắc hẳn có nhiều người biết và ghi chép lại, tôi xin khỏi từơng thuật ra đây. Tuy trong kiếp này người chẳng đọc nhiều kinh điển, chỉ bằng khổ hạnhniệm Phậtchứng ngộ, ắt là do người đã trải qua nhiều kiếp tu hành nên mới có đựơc thần thông như vậy.

2. Ngày đêm niệm Phật nhất tâm bất loạn 

Ban đầu được gần gũi bên Hoà thựơng, tôi vẫn có điều thắc mắc : ngừơi không nghiên cứu về Phật điển làm sao lại đựơc thần thông như vậy ? Nhiều lần tôi xin người dạy cho phương pháp tu hành, người chỉ trả lời : “ Anh chỉ cần tịnh tâm niệm Phật, lâu dài về sau sẽ đạt đến chỗ nhất tâm bất loạn, tự nhiêncảm ứng ”. Nhưng tôi chưa nghe người “niệm” bao giờ nên không hình dung nổi sự cao sâu của pháp môn này, do đó tôi đặc biệt dành một buổi chiều ngày nghỉ cuối tuần đến chùa bái kiến. Người đang ngồi “xếp bằng” trên một chiếc bàn tròn thấp kiểu Nhật trong chánh điện. Tôi bước đến ngồi lên chiếc ghế đặt gần đấy bên cạnh người. Trời tối, tôi đến bậc đèn rồi chú tâm hầu đợi người. Cứ độ nửa giờ hoặc 40, 50 phút tôi đi nhè nhẹ đến bên cạnh ngừơi hỏi nhỏ : “ Thầy đang làm gì vậy ? ” Người đáp :

- Niệm Phật

- Niệm Phật nào ?

- Phật A-Di-Đà.

 Tôi hỏi bảy tám lần như thế, ngừơi đều trả lời như thế .

Suốt đêm ấy tôi không ngủ được. Đến sáng hôm sau tôi lại hỏi :

- Thầy nói Thầy đang niệm Phật, nhưng sao con không nghe tiếng.

 Vậy thì niệm Phật như thế nào ?

- Niệm Phật quan trọng là “tâm niệm”, “chuyên tinh”, ngày đêm không gián đoạn, không tán tâm. Tuy nhiên, nếu các anh biết miệng niệm, tai nghe, tâm tưởg , vậy cũng là “ hạ thủ công phu ”, dần dần tự nhiên có thể niệm mà không còn phân biệt ngày hay đêm; niệm Phật nhất tâm bất loạn. Do niệm Phật mà đắc định, đắc tuệ, chắc chắn sẽ thành tựu .

3. Dự báo sự việc sẽ xảy ra 

 Vị Thầy mà tôi quy yHoà thượng Trí Quang - gặp giáo sư Lý Hạnh Thôn thuộc trừơng Đại học Đông Ngô đến Hoa Nghiêm Liên Xã hỏi Thầy về vấn đề Phật họctâm lý học. Thầy tôi không nói với ông ta nhiều, chỉ viết trên một danh thiếp giới thiệu ông đến nhà tôi để trao đổi. Sau khi đàm luận, tôi nhận thấy ông cũng có thiện căn, bèn giới thiệu đến thỉnh giáo Hoà thượng Quảng Khâm.

Mới gặp Hoà thượng lần đầu, giáo sư Lý Hạnh Thôn liền được cảm hoá bởi đạo hạnh của người, ông tự nguyện xin quy y Tam Bảo. Ông có ký hợp đồng với Đại học Hạ Uy Di bên Mỹ, sẽ được mời sang làm giáo sư ; hơn nữa, vị chủ nhiệm Khoa ngừơi Mỹ sẽ đến Đài Loan gặp ông, trực tiếp trao thư mời. Do đó, giáo sư thỉnh ý Hoà thượng :

- Việc con sang Mỹ có thành không ? – Hoà thượng nói :

- Lúc này thì không được

Vài ngày sau lại có một giáo sư tên Thang Chi Bình thuộc Viện Đại học Nông nghiệp Trung Hưng cũng được Hoà thượng Trí Quang giới thiệu đến tôi để nói chuyện Phật pháp. Theo lời anh ta kể thì gia đình đang gặp nhiều khó khăn và phiền muộn , rất mong sớm giải quyết được vấn đề kinh tế. Anh hỏi đạo Phật có giúp được gì chăng ? Tôi cũng giới thiệu anh đến Hoà thựơng Quảng Khâm. Thang tới xin gặp Hoà thượng và thỉnh ý : “ Con có quá nhiều khó khăn và lo lắng, làm sao giải quyết nổi ?” – Hoà thượng nói : “ Anh có thể ra nước ngoài làm việc kiếm tiền, cuộc sống sẽ được ổn định ”.

 Sau đó hai ngừơi hẹn nhau cùng đến nhà tôi. Lý phát biểu trứơc rằng ông ta quyết định đi ra nước ngoài nhưng Hoà thượng bảo : “ đi không được ” . Thang thì nói : “ Tôi chẳng có ý định đi ra nứơc ngoài mà Hoà thượng lại bảo “ có thể đi được ”. Cả hai ngừơi đều cho rằng lời Hoà thượng rất khó làm cho ngừơi ta tin. Tôi nói : “ Hoà thượngthần thông, biết trước việc tương lai của ngừơi khác”. Rồi tôi đề nghị Thang thử tìm cơ hội ra nước ngoài xem sao; còn Lý thì hãy đợi xem kết quả ông chủ nhiệm Khoa đến Đài Loan như thế nào.

 Chưa đầy một tháng, khi ông Lý gặp chủ nhiệm Khoa ngừơi Mỹ, ông này cho biết là phải trở về Hạ-Uy-Di bàn với Hiệu trưởng xong mới gởi thư mời; từ đó Lý không được tin tức gì nữa. Còn anh Thang thì trở về trường, đọc trong báo Nông nghiệp CANADA bỗng gặp mục quảng cáo tuyển ngừơi có kỹ năng nông nghiệp, Thang liền gởi đơn xin ứng tuyển. Quả nhiên được Nông trừơng Vancouver gởi thư mời và vé máy bay đến Đài Loan cho anh ta và cả gia đình cùng sang CANADA nhận việc. Từ ấy cuộc sống của gia đình Thang hoàn toàn thay đổi, khá hẳn lên .

4. Sáu đề cương lớn cho người tu hành

 Trên đây chỉ là thông linh biết trước tương lai ngừơi khác của Hoà thượng, còn nhiều kỳ tích nữa, tôi không thể kể hết .

 Về sự tu hành của Hoà thượng, tôi dựa vào phương pháp quan sát và quy nạp có thể nêu giản lược 6 đề cương như sau :

1. Tâm tưởng niệm đức Phật A-Di-Đà
2. Nói ra lời gì đều phải có ích cho ngừơi.
3. Cử chỉ và hành động luôn ở trong định và tuệ.
4. Trì giới nghiêm cẩn vượt xa người thường.
5. Xem danh lợi là rỗng không.
6. Độ hết thảy sinh linh giải thoát.

Từ các sự thật nói trên, có thể chứng minh :

Hoà thượng Quảng Khâm là vị bồ-Tát tái sinh theo thệ nguyện !

Tôi nhận được điện thoại của bạn Huệ Cự từ Đài Loan gọi đến nói :

Bồ–Tát Quảng Khâm báo cho biết, vào ngày mồng 8 tháng 2 năm nay Ngài sẽ đoạn tận nhân duyên, thoát ly thế gian này. Nhân vì đại chúng tha thiết thỉnh cầu Ngài lưu lại, Ngài từ bi hứa sẽ chậm lại 5 ngày. Chiều ngày 13 tháng 2, quả nhiên trong Đại Hùng Bảo Điện chùa Diệu Thông, giữa âm thanh tiếng niệm Phật của đại chúng bao quanh, Ngài an toạ siêu hoá – Vào năm Ngài thọ 95 tuổi .
Đại chúng nghị bàn dự định đến ngày mồng 6 tháng 3 làm “ lễ Trà–tỳ ”.

Nghe tin ấy, tôi không cầm được nước mắt thương tiếc, và đau xót cho bao chúng sinh phứơc bạc đã mất đi một đấng Tôn Sư !

Đúng vào dịp này, ngày 23 tháng 2 chùa Pháp Ấn bên Mỹ khánh thành, đồng thời có tổ chức ngày niệm Phật. Ngài trụ trìPháp sư Ấn Hảichỉ định tôi làm chủ xướng. Nhân dịp này, tôi báo cáo sơ lược với mọi người về tin buồn, và nguyện cầu Bồ-Tát Quảng Khâm tạm về cõi Tịnh Độ bên cạnh đức Phật A-Di-Đà, sau đó trở lại thế gian ô trược để hoá độ chúng sanh cùng về Lạc Quốc, đồng thành Phật đạo .
 
 

ĐỐI THOẠI GIỮA NGÀY QUẢNG KHÂM
PHÁP SƯ TUYÊN HÓA
Giang Khải Siêu

Người viết dựa theo bản ghi chép cuộc đối thoại giữa Hoà thượng Quảng KhâmĐại pháp sư Tuyên Hoá ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Dần –1974
 ( Lão Hoà thượng là Ngài Quảng Khâm, Đại Pháp sư là Ngài Tuyên Hoá )

 Lão Hoà thượng hỏi : 

- Ngồi thiềný vị gì ?

Đại pháp sư đáp : 

- Vô ý vị.

- Vô ý vị, có phải như một khối đá không ?

- Vô ý vị cũng là khối đá, “ ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, vì vậyvô ý vị, không có trí cũng không có đắc

- Chẳng tiếc gì thân thể .

- Vì không có nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả, phàm cái gì có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng tức thấy Như Lai; cho nên [nói] ta thấy Như Lai, [mà] Như Lai không có nơi đến, cũng không có nơi đi, vì vậy ta chẳng đi đâu cả.

- Ấy là lời Bồ-Tát nói, nhưng chúng ta còn có nhục thể .

- Không chấp trước tức là Bồ-Tát.

- Chấp trước mới là Bồ-Tát.

- Tất cả đều là huyễn hoá, làm mà không làm .

- Nhưng người nói là ai ?

- Người nói là người nói, người ăn là người ăn.

- Ăn chẳng no, lòng chẳng chịu .

- Ăn chẳng no, vì không ăn; đã ăn nhất định phải ăn no !

- Người tham là người nào ?

- Người tham là người tham, người tham cũng là Phật . 

- Người nói có lý !

- Nếu nói vô lý, tôi ở Mỹ người Mỹ hẳn không phục và theo tôi .

( Đối thoại đến đây, Pháp sư Độ Luân nói với các đệ tử quốc tịch Mỹ của Ngài )
Đại Pháp sư bảo các đệ tử : “ Các Thầy có vấn đề gì, có thể thỉnh giáo Lão Hoà thượng “.- Các vị đệ tử cúi đầu đáp :

- Chúng con chưa nghĩ ra vấn đề gì để thỉnh giáo Hoà thượng .

Lão Hoà thượng nói với họ :

- Các vị khỏi cần hỏi, chỉ nhìn bằng mắt cũng biết.

Đại pháp sư nói : “ Không nhìn cũng có thể biết. Tôi khi còn ở Mỹ chưa đến đây cũng đã biết Hoà thượng là bậc tu hành ”.

- Đâu phải ! Đâu phải ! Tôi vẫn thường cảm thấy cái thân giả tạm này không được tự tại

- Tự tại hay không tự tại, chẳng quan tâm đến nó làm gì.

- Không quan tâm đến nó cũng thấy khổ sở.

- “ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” ! Ngài nên chiếu cố thân thể.

- Muốn chiếu cố cũng không chiếu cố được.

- Không chiếu cố cũng được chiếu cố .

- Không có chỗ trụ !

- Chiếu cố cũng là “ không có chỗ trụ ”.

Nam Mô A-Di-Đà Phật
 
 

Bái kiếnPhỏng vấn
HOÀ THƯỢNG QUẢNG KHÂM
Chương Khắc Phạm
“ Hải Triều Âm”, số ra ngày 01-07-1975

 Lên núi bái kiến Cao Tăng nơi động thiền

một lần tôi được yết kiến vị Cao Tăng vốn được mọi người sùng bái, vị ấy là Hoà thượng Quảng Khâm ở chùa Thừa Thiên, trên núi Thanh Nguyên thuộc làng Thổ Thành, ĐÀI BẮC

Vị tăng cao niên ấy nay đã 84 tuổi, chuyên tu thiền định, không ăn thức ăn nấu chín, chỉ ăn trái cây nên có mỹ hiệu là “ Quả Tử Hoà Thượng ”. Hiện nay thỉnh thoảng người cũng dùng vài hớp cháo loãng, là vì cần tiếp đẫn nhiều khách hành hương, khách du lịch, khách phương tây, và cả những vị khách lòng đầy hoài nghi rắp tâm vấn nạn, người đều tùy duyên khai thị cho họ .

Tinh thần của người rất vững vàng, hai mắt trong sáng, thính giác tinh tế, bước đi an toàn, phong thái sinh động, so với những lần tôi gặp người trước đây vẫn tốt, không gì thay đổi. Người nói đã ba năm không xuống núi, và cũng không định thuyết pháp .

Người tĩnh tọa trong động Địa Tạng không cần ai biết đến, vậy mà danh tiếng của người lan truyền đến Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu. Đồng thời cũng lan truyền trong trí thức trẻ Trung Hoa . Người từng nói với mọi người rằng “Phật pháp chẳng hề suy vi, chỉ có tâm con người đang suy vi ”.

Một vị cao tăng xưa nay không bàn chuyện thế tục, chỉ nói việc tu hành, mà lần này - thật là ngoài sức tưởng tượng - tiếp chúng tôi với vẻ mặt vui tươithân mật, và còn phá lệ nói về việc tu hành của mình, làm cho chúng tôi rất xúc động vì được ưu ái, rồi bỗng nhiên tự hỏi:

Đây chẳng là hình ảnh của cả một đời tu hành của người ? Quả vậy, đúng với châm ngôn người thường tự cho mình là kẻ bình phàm .

Hoa rừng hàm tiếu , chim hót chào mừng

Sáng ngày mồng chín tháng 3, bầu trời xám nhạt, tuy chẳng chuyển mưa mà không quang đãng. Một ngày chủ nhật đang ấm áp bỗng nhiên trở lạnh. Định bụng ở nhà pha trà uống, xem kinh; vụt nhớ ra chiều hôm qua có hẹn với cư sĩ Đinh Triệu Cường dạy ở trường Đại Học Quân Sự, cùng đến chùa Thừa Thiên đảnh lễ Hoà thượng Quảng Khâm. Tôi vội dùng điểm tâm rồi đi ra bến xe, đến trạm tây đại lộ thấy một làn sóng người chen chúc. Tư thế chuẩn bị khác nhau : leo núi, ra ngoại ô, đến vười hoa, đi câu cá . . . , người đông đến nỗi chen chân không lọt. Nhưng rất dễ nhận ra Triệu Cường giữa biển người, anh mặc com-lê nghiêm chỉnh như sắp đi dự tiệc. Lý do đây là lần đầu tiên anh lên bái kiến Hoà thượng, anh rất mực tỏ lòng thành kính, chẳng những tắm rửa sạch sẽ, mặt y phục mới mà còn khước từ ăn điểm tâm hay ăn vặt, khiến tôi cảm thấy hổ thẹn không được như anh. Lên xe buýt yên chỗ rồi, thật duyên may, thời tiết trở lại ấm áp, mặt trời tươi cười xuất hiện khỏi những tầng mây u ám.

Xe đến Thổ Thành chúng tôi đi bộ lên núi, đường lên núi rất u tịch, chim hót chào người, hoa tỏa hương thơm, cây lá xanh tươi … làm cho tan biến bao tư duy trần tục. Đến một nhà nghỉ mát lưng chừng núi, rồi cứ cách vài chục mét bên đường lại có một bia đá do tín chúng đóng góp xây dựng, trên bia khắc danh hiệu chư Phật và Bồ-Tát. Thiện nam tín nữ mặt hướng lên núi, nối tiếp nhau tạo thành dòng người, ai nấy lặng thinh một lòng thành kính, từ từ tiến lên phía trước, làm tôi nhớ lại cảnh ba mươi năm về trước đi chiêm bái cổ sát, cũng hao hao giống như hôm nay. Chỉ khác là núi này khai phá chưa lâu nên thiếu những cổ tùng đại thọ, thiếu tiếng thông vi vu trong gió để cho kẻ hành hương thưởng thức !

 Bước vào chùa, nhìn thấy trăm hoa tươi thắm, cây cỏ xanh biếc; quả là nơi an trụ của một bậc cao tăng cảnh quang có khác ! Trước tiên chúng tôi vào lễ Phật trong Đại Hùng Bảo Điện, rồi sang điện Địa Tạng. Hoà thượng đang ngồi trứơc cửa, từ xa đã vẫy gọi chúng tôi, hiền từ thân thiết như tiếp đón những đứa con viễn du nay đã trở về, niềm vui bột phát tự nhiên từ đáy lòng của người cha; thật là điều mà từ trước tới giờ tôi chưa từng chứng kiến.

Noi gương Cổ phật, khắc dạ ghi tâm

Người dẫn chúng tôi đến bộ trường kỷ sofa bên trái chánh điện mời ngồi, vui vẻ giảng giải cho chúng tôi nghe trong suốt một giờ; kể đầy đủ từ việc gần đây ở trên núi cho đến cách hoằng hoá lợi sanh.

Người nói : “ Mấy năm gần đây có nhiều học giả hoặc tu sĩ Hàn Quốc, Mỹ Quốc, Âu Châu lên núi tham vấn Phật pháp. Họ vừa có lòng thành lại vừa mang bụng nghi hoặc, sau khi nghe qua những lời giải thích giản dị ai cũng hoan hỷ, vui vẻ thanh thản ra về. Cũng có lớp người trẻ trong nước như sinh viên học sinh, hay thầy giáo … rất ngưỡng mộ Phật pháp và có những hiểu biết sâu sắc, họ cũng đều hoan hỷ; đó là điều đáng an ủi và phấn khởi. Bất luận bằng lời nói hay bằng trước tác, trực tiếp hay gián tiếp tuyên dương Phật pháp , những con ngừơi ấy đều tạo được ảnh hưởng tốt đối với xã hội ”.

Nói về đời sống trong các chùa, Người xúc động đổi giọng khi đề cập đến tăng đoàn hiện nay:

Hoàn cảnh xã hội hiện nay thay đổi, hoàn cảnh tăng đoàn cũng thay đổi theo. Nếp sinh hoạt của chúng tôi trong chốn tòng lâm trước kia và cách sinh hoạt của người xuất gia hiện nay khác nhau. Ngừơi xuất gia trước kia phần nhiều rất coi trọng Phật pháp, ngày ngày tu tập giữ bốn oai nghi đi, đứng, nằm , ngồi. Còn ngày nay nhiều ngừơi do hoàn cảnh bắt buộc nên mới xuất gia, cho nên cũng không ít người vì lợi ích cá nhân mà bon chen chạy vạy. Số người chân chính, tận tâm hoằng dương Phật pháp ít đi ”. 

– Tiếp đó Người cho biết lý do :

“ Phập pháp là pháp xuất thế gian, khác hẳn với pháp thế gian. Gương sáng trang nghiêm của chư Phật ngày xưa vẫn còn ghi trong sử sách, chúng ta không được quên đi. Điều rất đáng tiếc là ngừơi xuất gia hiện nay vô tình đem chính trị vào trong cửa Phật; lấy việc tham quan du lịch, buôn bán ảnh hưởng mà cho là hoằng dương Chánh Pháp. Những việc làm như vậy có khác gì hoạt động của xã hội công thương nghiệp ? Xét theo giới luật mà nói, đó là điều phạm giới, là hành vi ‘ không đúng theo Pháp’ ”.

Giới luật chủ yếu là tự mình giữ giới

Rồi Hoà thượng đem thanh quy trong nhà Phật ra để minh chứng, làm rõ thêm luận điểm của mình. Ngừơi nói : “ Theo quy luật tòng lâm, không luận người tu Thiền, tu Tịnh hay tu Thiên thai, Duy thức đều phải chân chính tu hành. Hiện nay, người ta phần nhiều do vì cuộc sống xô bồ nên việc tu hành chỉ là chạy theo hoàn cảnh. Chả lẽ biết tụng kinh, khoác được áo cà-sa là trở thành tăng bảo hay sao ? Cũng có người viết được sách báo đấy, nhưng chưa thể gọi là Phật pháp được. Nói ra thật buồn lòng ! ”

Người ngậm ngùi“ Nhà chùa trước kia lấy việc cứu tế tai ương, đói kém, bố thí cho kẻ bần cùng để kết duyên với xã hội, ngõ hầu tiêu trừ khổ nạn. Còn ngày nay, việc làm của các đạo tràng Đài Loan thật tương phản; ai nấy thi đua làm cơm chay sao cho thật ngon nhằm thu hút người giàu tiền của và có địa vị trong xã hội. Ngày ngày quanh quẩn trong chốn tiền tài, danh lợi thì càng xa rời Phật pháp ! ”

Nói về mối quan hệ giữa tăng đoàn và cư sỹ, Hoà thượng khiêm tốn cho rằng tăng đoàn cống hiến quá ít, không tạo được tác dụng lãnh đạo. Người nêu ra hai trường hợp làm thí dụ :

Thứ nhất, các giảng sư không nói rõ một cách thiết thực cho cư sỹ biết sự khác nhau giữa Phật, Bồ-Tát của Phật giáoThần linh của Đạo giáo. Cho đến nay bất kể thành thị hay thôn quê, còn nhiều nơi người ta thờ Thổ địa, Thành Hoàng, Văn Xương đế quân, Quan Công, Mã Tổ, Triệu Công Minh, Lữ Thuần Dương … chung với Phật và Bồ-Tát trong cùng đền miếu ! Lẽ ra không nên như vậy .

Kế đến, nói về giới luật thì người xuất gia phần nhiều chưa nghiên cứu sâu. Người bảo: “ Giới luật chủ yếu là tự mình giữ giới, không thể đem ra dạy bảo người khác phải làm theo, còn chính bản thân mình lại chẳng thực hành ”.

Phật pháp không suy vi ,
hưng suy là do lòng người

Nói đến đây, Hoà thượng trịnh trọng trả lời vấn đề mà nhiều người trong cũng như ngoài nước đang quan tâm, Người nói :

Phật pháp không bao giờ suy vi; lòng người mới thật đang suy vi ! ”

Rồi Người giảng rõ :

Vì lòng ngừơi suy đồi nên nếp sống xã hội hỗn loạn, chuẩn mực đạo đức xuống cấp, do đó Phật pháp không hưng thịnh. Không có pháp thế gian thì không có Phập pháp, muốn Phật pháp được hưng thịnh thì con người phải biết tu tâm ”.

Và Người trang trọng nhắc lại ba câu quen thuộc mà ai cũng đều biết : ” Nhân thân nan đắc ! Phật pháp nan văn ! Trung Quốc nan sinh !”
[ Thân người khó được có ! Phật pháp khó được nghe ! Khó sinh vào Trung Quốc !] Nhưng ba câu ấy từ miệng Người nói ra như có sức mạnh ngàn cân, làm cho tai chúng tôi bị chấn động. Kế đó Người dùng những thí dụ đơn giản để minh họa cho ba câu nói trên : 

Những người đi học hiện nay rất thích đi du học nước ngoài, đặc biệt là muốn đến nước Mỹ và Châu Âu . Các nước phương tây không coi trọng luân lý đạo đức, chỉ quan tâm đến khoa học kỹ thuật. Dù cho họ có học giỏi khoa học kỹ thuật rồi, cũng chỉ là cái vỏ bề ngoài; không học đạo lý làm người thì giả sử ai ai cũng đem bằng cấp tiến sỹ trở về nước thì – nghiêm túc mà nói – đối với quốc gia, xã hội cũng chẳng lợi íchđáng kể ”.

Sống trong mộng huyễn Lục đạo ,
không thoát khỏi cõi Ta – bà

Hoà thượng còn nêu ra những tai họa, hỗn loạn trên thế giới và quy trách nhiệm cho sự vô tri của người phương tây :

Họ dùng văn minh vật chất tô điểm cho thế giới vật chất hào nhoáng . Chỉ vì không hiểu lễ trọng nghĩa nên làm cho thế giới phát sinh động loạn. Dẫn đến tai ương. Người phương tây không dễ gì hiểu được nghĩa lý của câu “ Thân người khó được có ”, lại càng không hiểu nổi câu “ Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh ”. Thân thể chúng ta bị huỷ hoại nhưng Phật tánh thì không bao giờ bị hoại. Chúng sanh tuy có Phật tánh, nhưng ngày ngày sống trong mộng, ngay cả ba bữa ăn cũng ở trong mộng. Sống trong mộng huyễn sáu nẻo luân hồi, không thoát khỏi cảnh Ta-bà; muốn thoát khỏi cảnh giới Ta-bà phải có duyên được nghe Phật pháp, và y theo Phật pháp mà thực hành “.

Xã hội chẳng hề tổ chức dựa theo Phật pháp, nhưng thế giới Ta-bà hướng về Phật pháp. Do vậy, người xuất gia hiến thân cho Phật pháp không thể để bị xã hội làm ô nhiễm mà phải lấy hạnh nguyện của mình làm cho xã hội được trong sạch. Người xuất giatừ bỏ danh lợi mới xuất gia, hiện nay trong họ lại có kẻ vì danh lợi mà đấu tranh nhau ngấm ngầm hay công khai. Quả là làm mất đi bổn phận của người xuất gia ! Không từ cái khổ mà nhập đạo, không nhẫn nhục tinh tấn, lại cùng với người thế tục “đồng hội đồng thuyền ”, thử hỏi như vậy làm sao mà thành được bậc thầy của người và trời ?! ”.

Do khổ mà nhập đạogắn liền với hạnh nguyện

Nói xong những lời tâm sự đầy cảm thán, Người chuyển sang nói về đức hạnh tu trì của chư Phật và Bồ-tát trong quá khứ :

Chư Phật và Bồ-Tát thời quá khứ đều tu khổ hạnh, có vị tu trong vài đời, có vị tu trong nhiều kiếp; sống đạm bạc, không vọng động tác vi cho nên mới giác ngộ, dứt sanh tử. Người đời nay phần nhiều không muốn cực khổ, không tin rằng Phật, Bồ-Tát vì Chánh phápxả bỏ thân mạng, do đó rất khó đi vào con đường Đạo. Chư Phật và Bồ-Tát thời quá khứ mỗi vị đều có nguyện lực riêng, như đức Phật A-Di-Đà có 48 lời nguyện, đức Phật Dược Sư có 12 lời nguyện. Người tu hành phải noi gương chư Phật và Bồ-Tát, mỗi người ít nhất phải phát một lời nguyện, mãi mãi hành trì cho đến khi thành Phật mới thôi. Ấy là lời nguyện hoằng pháp độ sanh, hoàn thành Phật đạo, chứ không phải nguyện làm chùa lớn ở cho thoải mái, - nếu mà phát nguyện kiểu như vậy thì thật đáng thương xót ! ”

“ Hiện nay, quả thực có hạng người xuất gia kiểu đó, họ chỉ toan tính xây chùa cho thật lớn, có tín đồ thật đông, và thích chứng tỏ khả năng trước mọi người; họ không cho tín chúng của mình đến lễ Phật chùa khác mà chỉ tin Phật ” bổn chùa ” , chỉ muốn tín đồ tin theo mình, không cho tin vào tu sỹ ở chùa khác. Hạng người tự cao ngã mạn như thế chỉ còn biết quay cuồng trong vòng danh lợi, chẳng khác gì người tại gia, ngày ngày sống trong khổ não ”.

Tín chúng và du khách lên núi càng lúc càng đông. Có người vào nghỉ trong điện, có người đứng ở bên ngoài. Hoà thượng nhìn ánh mắt thiết tha của họ, biết rằng họ còn có nhiều vấn đề mong được thỉnh ý, Người bèn kết luận một cách quyết định : “ Phật pháp không suy vi mà lòng người suy vi ”. Rồi với tinh thần khích lệ và hứa hẹn, Hoà thượng nói với mọi người : “ Mấy năm gần đây, cư sĩ tại gia về phương diện hộ pháp đã có nhiều cố gắng tích cực, nhưng cần phải tinh tấn, không nên tự mãn, phải luôn thành tâm học Phật; bất luận ngừơi tại gia hay xuất gia đều có thể thành Phật ”.

 Thiền môn tu hành không ở lời nói

Ngôn từ của Hoà thượng Quảng Khâm như dòng sông cuộn chảy, khi Người đang nói không ai có thể xen lời, chỉ có sư phiên dịch là không ngừng chuyển dịch lời Người. Thật là điều gây sự ngạc nhiên .

Trước kia tôi vẫn thường nghe Người thuyết giảng, hơn phân nữa nội dung phải nhờ người dịch mới hiểu, nhưng lần này bỗng nhiên tai tôi như linh thính, gần như hiểu được đến bảy phần mười.

Mỗi lời Người nói ra như phát xuất từ tâm can, nêu đúng tệ đoan xã hội hiện nay, khiến cho người nghe cảm kích vô cùng. Nhưng khi Người đề cập đến phương pháp tu trì của tông phái thì đây chính là điều mà giới học Phật trẻ tuổi rất muốn biết. Cho nên tôi cung kính thành khẩn hỏi Người về pháp tu thiền hiện nay và “ thiền tịnh song tu ” có phải là phương pháp tốt nhất ?

Người đáp : “ Thiền không liên quan với hình tướng, không liên quan với thoại đầu”; không bằng lời nói, không dùng thần thông, chỉ cầu nhập định, định được là thiền. Gần trăm năm nay, người học thiền đa số lấy niệm Phật làm căn bản, đó cũng là một đường hướng, nhưng đâu phải chỉ có con đường ấy mà thôi; do vậy tôi không khuyên ai ai cũng phải theo con đường ấy ”.

Người nói xong, chúng tôi lễ tạ lui ra, đến trai đường dùng cơm trưa.

Tôi cùng anh Đinh rẽ sang động Nhật Nguyệt ở núi sau, đây là nơi ở của Hoà thượng năm xưa. Hiện giờ sư Truyền Lương ở đó, sư là người tu hành bình dịthiết thực, khiêm cung hoà ái tiếp dẫn tín chúng, thật là một long thượng hiếm có. --- Trên đường về, hồi tưởng lại bữa cơm chay thanh đạm trong chùa, phong cách hiền hoà của đại chúng, dung mạo từ bi của vị cao tăng, phong cảnh yên bình u tịch của núi rừng . . . Ai bảo trên đất nước chúng tôi không có “ thiền ” ? !
 
 

PHÁP SƯ TRÁI CÂY”
KHÔNG NƠI NÀO KHÔNG TỰ TẠI
Vân Lâm

Một giờ chiều, ngày mồng 9 tháng 4, một đoàn người khởi hành từ Đài Bắc, đi khoảng một tiếng đồng hồ xe đến làng Thổ Thành. Đến đoạn đường dốc núi quanh co, xe lên muốn không nổi, hành khách định xuống đi bộ. Qua một eo dốc, bổng xa xa thấy thấp thoáng bóng chùa Thừa Thiên, mọi người chỉ chỉ trỏ trỏ cho nhau, bàn tán về chuyến đi lịch sử của mình. Đến trước chùa chỉ thấy một vùng đất màu vàng mới khai phá. Số là chùa Thừa Thiên đang trùng tu, bên cạnh tạm thời dựng một cái nhà tôn để thờ Phật, có bố trí hai ghế dài, vài chiếc ghế dựa bằng mây, đơn giảntrang nhã.

Bên trong, một vị Hoà thượng già, thần thái điềm đạm đang ngồi trên chiếc ghế mây, hai bàn tay nắm vào nhau; thấy chúng tôi đến Hoà thượng mỉm cười gật đầu. Làm cho chúng tôi cảm thấy thân mật. Đây chính là Hoà thượng Quảng Khâm, - người mà thường được gọi là “ Sư trái cây ”

Chúng tôi lễ Phật xong, Ngài mời tất cả ngồi xuống, giáo sư Lam mở lời trước : “ Chúng con là sinh viên trong Ban nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc PHẬT QUANG SƠN, hôm nay xin đến thăm Hoà thượng đồng thời kính xin Hoà thượng chỉ dạy cho” .

Người nói : “ Theo tôi, người mới xuất gia cần phải trải qua một giai đọan khổ hạnh, tức là phải kham khổ trong cái ăn cái mặc; cần cù làm việc, dù bất cứ công việc gì : kiếm củi, gánh nước, trồng rau, nấu cơm … đều không nề hà, càng lao động cực khổ trí tuệ càng mau phát. Người mới vào chùa phải làm sao cho tâm an trụ. Biện pháp tốt nhất là chí tâm niệm Phật A-Di-Đà ”.

Hoà thượng chỉ các đệ tử của Người, nói : “ Hàng ngày tôi cũng chỉ dạy họ niệm Nam-mô A-di-đà Phật ”. 

Pháp sư Y Nghiêm hỏi : “ Thưa Ngài, làm việc gì thì mới gọi là tu khổ hạnh ? ” 

Hoà thượng đáp : “ Không so đo tính toán bất cứ việc gì; trong sinh hoạt hàng ngày không khởi tâm phân biệt, như vậy là tu khổ hạnh ”.

Mọi người cảm thấy câu trả lời của Hoà thượng rất đặc biệt .

Tiếp đến, Sư Huệ Căn hỏi : “ Xin được hỏi Pháp sư, Ngài có ý kiến gì đối với vấn đề nghiên cứu giáo lý ? ”

- Không có ý kiến gì cả, đó là điều rất tự nhiên; các vị lấy nghiên cứu giáo lý để hoằng pháp, còn tôi thì lấy việc tu trì để hoằng pháp, - như nhau ”. – Sư Tùng Trí hỏi :

- Thưa Ngài, khi xưa Ngài tu hành đóng cửa “nhập thất”, gặp lúc trắc trở Ngài đối phó như thế nào ?

- Phải vững tin, phải có chỗ tựa trong bản tâm sâu kín của mình .

- Khi “nhập thất” có cần phải ngày càng ăn ít đi hay không ?

- Không phải vậy, phải thuận theo tự nhiên, phải sống bình thường, không có gì ngăn ngại, phải vô ngã mới là “nhập thất”; nếu như có “ ta ”, “ ăn nhiều ít ”, ấy không phải tu mà là chấp trước.

- Khi con “nhập thất” có lúc không muốn ăn, cho nên không ăn .

- Cố ý không ăn thì hoả khí bốc lên, không thể tu hành được; ý nghĩ “không muốn ăn” khởi lên ấy là chấp trước, “không muốn ăn” là có cái ta không muốn ăn ”.

- Có lúc không ăn cảm thấy dễ chịu thì sao ?

- Chỉ dễ chịu vài ngày thôi, hiện tượng đó tạm thời, bởi vì chúng ta chưa đạt đến chỗ nhất tâm bất loạn, một niệm không khởi; cho nên có ý chấp không ăn thì thân thể sẽ suy yếu dần .

Hỏi đáp một hồi, mọi người nhớ lại những lời thuyết giảng vừa rồi.

Bỗng Sư Huệ Trí hỏi tiếp : “ Nghe nói Hoà thượng chỉ ăn trái cây sống qua ngày . . . ” – câu hỏi chưa dứt Hoà thượng đã trả lời :

- Bây giờ tôi không ăn trái cây như vậy nữa . Năm 1947  ( lúc đó Người 57 tuổi ) tôi từ Đại Lục đến Đài Loan, tu hành ở trong núi, suốt thời gian từ 55 đến 84 tuổi ăn toàn trái cây, còn bây giờ tùy duyên, tôi ăn chay bình thường .

- Thưa Ngài, vì sao Ngài lại có ý nghĩ ăn trái cây ?

- Vì trên núi không có gì để ăn, dĩ nhiên là phải ăn trái cây thôi.

Nghe nói thế ai nấy đều cười. Câu trả lời hoàn toàn ngoài sự ức đoán của mọi người. Hoà thượng nói tiếp :

Tôi đâu phải cố ý chỉ ăn trái cây, có lúc không có trái cây thì uống nước cũng qua được một ngày .”

Sư Tùng Trí hỏi “ Nghe nói Hoà thượng lúc đầu lên núi bị lạc đường, tìm không có gì để ăn nên mới ăn trái cây ?”

- Đúng vậy, trên núi không có gì để ăn, không có “thiên - nhân” cúng dường, chỉ còn cách tìm trái rừng ăn đỡ đói .

Sư Huệ Tịnh hỏi : “ Ăn trái cây như vậy cơ thể chịu nổi không ? ”

- Chịu không nổi cũng phải chịu, có trái cây ăn là tốt lắm rồi, sao lại còn nghĩ đến “chịu nổi hay không nổi ?”

Câu trả lời làm cho mọi người cười vang lần nữa .

Giáo sư Lam hỏi : “ Hàng ngày Hoà thượng vẫn ngồi thiền ? ”

- Tôi tùy phương tiện, hiện nay việc gì cũng có : ăn, ngủ, - ngủ rồi đến ghế mây ngồi. Muốn ngủ thì ngủ, muốn ăn thì ăn, không lúc nào mà chẳng tự tại !

Hoà thượng làm cho mọi người cảm thấy thú vịthân mật hơn.

Sư Huệ Tung : “ Thưa Ngài, hành thiền nên bắt đầu tập từ đâu ? ”

- Bắt đầu tập từ quán tự tại . – Lại một câu trả lời đặc biệt .

- Có phải Ngài tu theo Thiền tông ?

- Không, tôi thiền về Tịnh độ, niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật .

Sư Huệ Minh : “ Thưa Hoà thượng, niệm Phật có ‘bí quyết ‘ gì ? ”

Không có ‘ bí quyết ‘ gì cả, chỉ quán tâm của mình. Có người không biết niệm Phật, chỉ mong được sống lâu; nhưng mong sống lâu để làm gì ? chỉ kéo dài thêm thời gian tạo nghiệp. Người biết niệm Phật thì tâm với Phật là một, thêm một năm thọ mạng tức là thêm một năm “ Vô Lượng Thọ Phật.

Sự Huệ Căn nói : “ Trong thời buổi hiện nay, hoằng dương Phật pháp nên theo phướng cách nào thì tương đối tốt ? “

- Sao ? Như tôi vừa mới trình bày, các vị lấy học thức để hoằng pháp còn tôi thì lấy niệm Phật để hoằng pháp, cái nào cũng cần.

 Sư Tùng Trí hỏi sang chuyện khác :“ Thưa Hoà thượng, nghe nói nơi này sắp xây lại Đại Điện ? ”

- Tín đồ Phật tử phát tâm muốn xây lại thì cứ để cho họ làm tôi không bận tâm, không vui mừng, cũng không khó chịu.

Bầu không khí yên lặng trong giây lát .

Lại có người hỏi:“ Xin thưa, khi mới ngồi thiền vọng niệm rất nhiều, làm cách nào để đối trị ?”.

- Vọng niệm nhiều là nghiệp chướng nhiều, để trừ vọng niệm thì niệm Phậttương đối dễ; ngoài ra, chuyện thế gian phải giảm bớt đi, - đó là điều trong yếu .

Giáo sư Lam hỏi : “ Có người tin theo ngoại đạo nhưng bản chất của họ rất tốt, vậy về sau họ sẽ sanh vào cõi nào ? “ 

- Đó là do tâm phân biệt của các anh; theo tôi, mọi người đều như nhau, mỗi tôn giáo đều có chỗ tốt của họ nên đối với xã hội đều có mức độ lợi ích nhất định. Đây không phải là vấn đề anh tốt hay tôi tốt mà là vấn đề tầng lớp căn cơ.

Tiếp đó Hoà thượng hỏi lại chúng tôi :

Độ chúng sanh, độ bằng cách nào ? ” 

Câu hỏi bất ngờ, mọi người không biết phải trả lời như thế nào.

Hoà thượng tự giải đáp :

Độ chúng sanh ” thật ra không phải là chuyện dễ, chúng ta phải xuất phát từ lòng từ bi thì chúng sinh mới nghe theo, họ mới chịu để cho chúng ta độ; nếu họ mà không tin theo thì không có cách gì để độ họ được. Cho nên điều thiết yếu là phải thuận theo cái tự nhiên, làm sao mà mỗi khi gặp chúng ta họ cảm thấy vui mừng. Độ chúng sinh cần phải tùy duyên hoá độ, phải có lòng từ và thuận theo tự nhiên.

Do vậy mà chữ “duyên” ở đây rất là quan trọng .

Sư Huệ Trí lại hỏi: “ Thưa Hoà thượng, đối với vấn đề thoát vòng sanh tử, Ngài thấy thế nào ?”

- Thoát vòng sanh tử ? A ! Đâu phải là chuyện dễ bàn ! Tuy nhiên, muốn thoát sanh tử cũng có biện pháp tương đối giản dị, đó là niệm Phật, nhưng đừng tưởng niệm Phật là dễ, sơ suất một niệm sẽ rơi vào trạng thái ngủ gật (hôn trầm) .

 Một người hỏi : “ Nếu lúc niệm Phậtbuồn ngủ thì phải làm sao ? ”

- Buồn ngủ thì cứ ngủ.

Cô sinh viên Thái Nguyệt Tú hỏi : “ Có người niệm Phật cầu thoát khỏi sanh tử, nhưng lại có Bồ-Tát vì bổn nguyện mà trở lại độ sanh, hai trường hợp này có gì khác nhau ? ”.

- Theo ý tôi, nguyện lực của mỗi bên có khác. Xin hỏi, các vị đi học nguyện vọng có giống nhau không ? - Ngài trả lời vấn đề thật là khéo

Giáo sư Lam : “ Tu hành đạt đến trình độ nhất định nào đó rồi, đối với vấn đề vãng sanh Tây phương ’ có thể tự mình biết được không ? ”

- Chỉ đến khi lâm chung mới biết được. Ai ai cũng có thể thành Phật, chỉ vì nghiệp cảm khác nhau nên trước – sau không giống nhau. Thân người khó có được, vì thế phải nổ lực tu hành. Địa ngục, súc sanh đều do mình tạo ra; thành Phật làm Tổ cũng tự mình mà được. Muốn thành Phật phải trải qua kiếp người, phải nắm lấy cơ hội mà tu hành .

Sư Y Quảng :

“ Niệm danh hiệu Phật phải chăng cũng là ‘ chấp’ ? ”

- Niệm danh hiệu Phật không phải là ‘ chấp ’, vì có chú ý niệm danh hiệu Phật mới được chánh niệm. Nếu như niệm mà tán tâm hoặc tâm nghĩ đến danh lợi, thì đó mới gọi là ‘ chấp ’.

- Nhất mực phải niệm Phật, nhất mực phải niệm, - như vậy có phải là ‘ chấp ’ không ?

- Đó không phải là chấp mà là tinh tấn .

Sư Huệ Minh : “ Có người nói niệm Phật bị ma phá, vì sao vậy ? ”

- Ấy là do tâm tưởng nên mới sinh ma phá, không chú tâm thì mới thấy ma. … 

- Pháp sư Thường Ân :

- Khi niệm Phật nếu như tâm bị án loạn thì phải làm cách nào ?

- Chỉ có một cách duy nhấttiếp tục niệm, tập trung hết tinh thần vào sáu chữ “ Nam-mô A-Di-Đà Phật ” sẽ đối trị được .

Giáo sư Lam hỏi : “ Ngài nghĩ thế nào về câu ‘ Đới nghiệp vãng sanh ’ ( mang nghiệp [ vẫn ] vãng sanh ) ? ”

- “ Đới nghiệp bất năng vãng sanh “ ( mang nghiệp không thể vãng sanh) . Câu Đới nghiệp vãng sanh ” trong kinh điển không hàm ý nghĩa như người ta thường tưởng. Tuy ta có tâm nguyện vãng sanh về Thế giới Cực lạc, nhưng khi lâm chung nếu nghiệp lực lớn hơn niệm lực thì không thể vãng sanh, nếu nhờ nguyện lực mà ta được trở lại làm người, lại tiếp tục niệm Phật, chuyển kiếp như vậy nhiều lần, niệm cho dến khi nào niệm lực lớn hơn nghiệp lực thì sẽ được vãng sanh “.

Pháp sư Y Hằng hỏi : “ Khi chuyển kiếp mà sanh vào gia đình Cơ Đốc giáo, không còn niệm Phật nữa thì sao ?”

- Không phải vậy, đến thời kỳ nhất định, nguyện lực của người ấy sẽ thúc đẩy họ niệm Phật, có chủng tử của nguyện lực ắt sẽ khiến họ niệm Phật.

Cô Thái Nguyệt Tú hỏi : “ Có người tu hành rất tinh tấn nhưng lại chết vì trọng bệnh hoặc do tai biến, đối với vấn đề ấy Ngài thấy thế nào ? Phải chăngđịnh nghiệp khó chuyển ? ” 

Đáp : “ Có thể nói là định nghiệp khó chuyển, cũng có thể ấy là trả nghiệp theo tâm nguyện. Có người bảo : người tu hành như vậy, chả lẽ không vận dụng được sức tu hành để khắc phục nghiệp lực ? Tôi có thể nói rằng có tu hành mới bị khổ nạn làm cho điêu đứng khổ sở, đó chính là công đức tu hành khiến cho nghiệp lực được giải quyết trong đời này ”.

Hoà thượng nhấn mạnh cần phải nhất tâm niệm Phật .

Pháp sư Hoằng Ý hỏi : “ Trong kinh A-Di-Đà có câu : Không thể thiếu thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh vào cõi ấy (Cực lạc). Sao Ngài cho rằng chỉ chuyên tâm niệm danh hiệu Phật thì có thể vãng sanh ?”

- “ Chỉ cần có đủ lòng tin, được như thế phước đức, nhân duyên nhất định có đủ. Vấn đề hiện tại là lòng tin của Ngài; xét cho cùng đó là thứ lòng tin nào ? Là niềm tin chung chung chăng ? là tin bằng cách niệm năm ba vạn danh hiệu Phật ? là phó thác sinh mạng vào niềm tin ? hay là niềm tin nhất tâm bất loạn, một niệm không khởi ? Tự bản thân Ngài trang bị cho mình thứ tín tâm nào ? Ngài hãy tự biết lấy, nhân duyên, phước đức có đầy đủ chưa ? ”

Rời khỏi chùa Thừa Thiên, ai nấy như có cảm giác là “ lời đồn về Hoà thượng ” và “ Hoà thượng trong thực tế ” không giống nhau hoàn toàn. Qua phong cách luận đàm của Người, quả là “ biện tài vô ngại ”, có thể thấy được mẫu mực của một bậc cao tăng. Điều này không những làm tăng thêm kiến thức cho chúng tôi mà còn khích lệ tín tâm của chúng tôi nữa .
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.