Vi

29/09/201012:00 SA(Xem: 18283)
Vi


Kinh Phật Thuyết A Di Đà

Hán Văn: Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Giảng Giải: Vạn Phật Thánh Thành, Tuyên Hóa Thượng Nhân

Ma-ha-Ca-Diếp, Ma-ha-Ca-chiên-diên, Ma-ha-Câu-hy-la, Ly-bà-đa, Châu-lợi-bàn-đà-dà, Nan-đà, A Nan-đà, La-hầu-la, Kiều-phạm-ba-đề.

Ma-ha-Ca-Diếp. Ma-ha có ba nghĩa: Lớn, nhiều và hơn hết, cho nên Ma-ha Ca Diếp tức là Đại Ca Diếp. Ca Diếp là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Đại Quy Thị. Đại Quy Thị là họ của ngài, nhơn vì tổ tiên của ngài nhìn thấy một con rùa lớn cõng trên lưng một cái bản đồ, rồi theo đó mà tu hành, nên lấy đó làm họ của mình. Ca Diếp còn dịch là ẩm Quang Thị, vì trên thân của ngài có ánh sáng, có thể lấn át các ánh sáng của người, giống như là "uống hết" (ẩm) tất cả ánh sáng vậy.

Tại sao ngài lại có được ánh sáng như thế? Vào thời bảy Đức Phật quá khứ, thời Đức Phật Tỳ-bà-thi, có một ngôi chùa hư nát; tượng Phật không có gì che mưa gió. Lúc ấy có một cô gái nghèo phát tâm muốn thếp vàng tượng Phật và sửa lại ngôi chùa. Mỗi ngày cô đi hóa duyên khắp nơi, đến khi đủ tiền, rồi mời một người thợ bạc đến để thếp vàng sửa lại kim thân tượng Phật.

Công việc xong, người thợ bạc sanh ra một thứ tình cảm yêu mến cô gái ấy, nên mới nói với cô gái rằng: "Cô sửa chùa công đức rất lớn. Nhưng công đức đó có thể tính cho hai người được không? Cô ra vàng, tôi ra công, không tính với cô tiền công." Lúc đó hai người cùng nhau sửa sang tượng Phật và ngôi chùa được hoàn hảo. Xong việc, người thợ bạc xin cầu hôn với cô gái nghèo ấy. Hai người bèn kết nghĩa vợ chồng. Vì nhơn duyên thếp vàng tượng Phật nên về sau đời đời kiếp kiếp trên thân hai người đều phóng ra ánh sáng màu vàng ánh. Trong chín mươi mốt kiếp, hai người sanh ra đều làm vợ chồng. Đời này sanh tại nước Ma-kiệt-đà, vào họ Ca-Diếp, khi ngài được hai mươi tuổi cha mẹ muốn cưới vợ cho, ngài nói: "Nhứt định phải tìm cho được cô gái mà trên thân có ánh sáng sắc vàng, tôi mới chịu kết hôn." Về sau, quả nhiên ở một nước kia có cô gái trên thân cũng có ánh sáng sắc vàng như ngài. Đó là do tiền nhơn hậu quả gây tạo nghiệp lànhchiêu cảm ra, cho nên đời đời kiếp kiếp họ đều có ánh sáng sắc vàng. Hai vợ chồng họ đời nào cũng đều là người tu hành, cùng nhau nghiên cứu phương pháp tu tập. Thời đó, ngài Ca Diếp xuất gia làm Tỳ-kheo, cô vợ cũng xuất gia làm Tỳ-kheo ni, tên là Kim Quang Minh Tỳ-kheo ni. Ngài Đại Ca-Diếp tên là Tỳ-bát-la, đây cũng là tên cây, do vì cha mẹ ngài cầu đảo với thần cây mà sanh ra ngài nên lấy tên cây mà đặt tên con.

Tôn giả Ma-ha Ca Diếp là người có địa vị rất quan trọng trong Phật giáo. Chư Phật thuyết pháp, các vị Đại Phạm thiên cùng tụ hội và dâng hoa sen bằng vàng lên cúng Phật. Có một hôm, Phật cầm hoa sen vàng đưa ra trước đại chúng, bấy giờ, trong pháp hội có hàng trăm vạn trời, người, không ai biểu lộ thái độ gì, chỉ có Tôn giả Ma-ha Ca Diếp mỉm cười. Lúc đó Phật nói: "Ta có Chánh pháp nhãn tạng Niết-bàn diệu tâm, pháp môn tâm ấn, thật tướng vô tướng, đã truyền cho Ca Diếp." Vì thế ngài Ca Diếp là Tổ đời thứ nhất của Phật giáoThiên Trúc. Tôn giả hiện giờ vẫn còn sống ở thế giới này. Sau khi Phật nhập Niết-bàn, Tôn giả Ma-ha Ca Diếp bèn đến núi Kê Túc ở Vân Nam nhập định, đợi lúc Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật ra đời thành Phật, ngài mới đem cà-sa viền vàng giao cho Đức Phật Di Lặc, chừng đó ngài mới hoàn tất những việc cần làm.

Khi Tôn giả Ca Diếp quy y Phật xuất gia làm Tỳ-kheo thì đã một trăm sáu mươi tuổi, qua bốn mươi chín năm Phật thuyết pháp, hơn ba trăm hội giảng kinh, Tôn giả đã hơn hai trăm tuổi. Từ khi Phật nhập diệt đến nay đã hơn ba ngàn năm, có rất nhiều người tu hành đến núi Kê Túc để triều bái Tổ sư Ca Diếp. Núi Kê Túc thường có ba thứ ánh sáng: ánh sáng Phật, ánh sáng vàng, ánh sáng bạc. Khi đến núi Kê Túc lễ lạy, nếu người có lòng chí thành thì có thể nghe được tiếng chuông vang ra từ trong núi, chỉ nghe tiếng chuông chứ không thấy chuông, cách núi Kê Túc mấy trăm dặm đều có thể nghe được. Đó thật là cảnh giới bất khả tư nghì!

Tôn giả Ca Diếp là người được hai cái bậc nhất trong số đệ tử Phật. 1) Đầu-đà bậc nhất, 2) Tuổi cao bậc nhất. Trong các đệ tử của Phật, luận về tuổi tác thì không có ai hơn ngài. Trong hàng đệ tử của Phật, ngài ăn rất kham khổ, thọ dụng rất kham khổ, tu hành cũng rất kham khổ, cho nên được tôn là hạnh Đầu-đà bậc nhất.

Đầu-đà là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Đẩu Tẩu tức là phấn chấn tinh thần, mạnh mẽ tinh tấn. Đầu-đà tức là thực hành khổ hạnh, có mười hai thứ khổ hạnh, mười hai hạnh Đầu-đà này là biểu hiện sự trụ trì Phật pháp. Chỉ cần có người tu hạnh Đầu-đà thì Phật pháp còn trụ lâu ở thế gian; nếu không có người tu hạnh Đầu-đà thì Phật pháp bị diệt mất. Mười hai hạnh Đầu-đà là:

1. Mặc y phấn tảo: Y phấn tảo là gì? Tức là loại y phục hoặc vải mà người ta đã dùng rồi không cần nữa, vứt bỏ đi thì người xuất gia đem những thứ y phục đó về giặt sạch may thành y phục của mình. Mặc những thứ y phục này có những lợi ích gì? Có lợi ích rất lớn là khiến cho mình không còn tâm tham, không thích y phục đẹp, mặc thứ y phục này khiến cho trong lòng rất an tịnh, bớt đi lòng tham, cũng khiến cho người khác không có tâm tham. Nếu mình mặc bộ y phục quá đẹp, người khác có thể sanh ra một thứ lòng hâm mộ, từ hâm mộ sanh ra ganh ghét, từ ganh ghét sanh ra tâm tham, kế đó sanh ra tâm trộm cắp. Nếu mặc y phấn tảo thì không có ai muốn đến lấy trộm, đó là có lợi cho mình mà cũng có lợi cho người khác; cũng là những y phục Phá nạp mà người xuất gia hay mặc. Vì thế người xuất gia cũng gọi là "Nạp tử", có nghĩa là nói người xuất gia mặc y Phá nạp.

2. Chỉ có ba y, bình bát, tọa cụ: Tức là những đồ vật mà người xuất gia được có. Ba y là:

-Đại y: Có loại hai mươi lăm điều, một trăm lẻ tám miếng. Thứ y này đắp mặc khi giảng kinh thuyết pháp hay khi vào Hoàng cung.

-Thất điều y: Là y bảy điều, đắp mặc khi lễ sám lạy Phật.

-Ngũ y: Là y năm điều, đắp mặc khi chấp lao phục dịch, đi ra vào, đón rước tiếp đãi khách khứa.

Tại sao chỉ có ba y, bình bát và tọa cụ? Đó cũng là khuyên bảo phải tri túc, chớ tham nhiều vật chất. Dưới đây là nói về vật thực, có năm mục:

3. Thường khất thực: Thường ôm bát đi khất thực, tự mình không nấu nướng.

4. Theo thứ lớp khất thực: Tức là ngừng ở mỗi nhà khất thực, không nói là bỏ nhà người nghèo khổ mà đến nhà người giàu có để khất thực. Nếu ngừng lại ở từng nhà thì một ngày hóa duyên trước cửa bảy nhà. Nếu bảy nhà đều không cúng dường thì ngày hôm đó không ăn. Không thể lựa chọn mà phải bình đẳng khất thực. Không giống như Tôn giả Tu-Bồ-đề và Đại Ca Diếp có tâm phân biệt. Tôn giả Đại Ca Diếp chuyên đến nhà người nghèo để khất thực, vì ngài nghĩ rằng người nghèo thật đáng thương, nếu không gieo trồng phước lành cho họ thì đời sau lại càng khổ hơn, vì thế ngài cứ đến hóa duyên người nghèo. Trái lại, Tôn giả Tu-Bồ-đề lại chuyên hóa duyên người có tiền mà không hóa duyên người nghèo khổ. Ngài cho rằng: "Người giàu, nếu đời nay không gieo trồng phước lành thì đời sau lại nghèo khổ." Mỗi vị đều trình bày lý do của mình, Đức Phật mới quở trách các vị ấy là bậc A-la-hán có tâm phân biệt không bình đẳng.

5. Giữa ngày ăn một bữa: Sáng sớm và chiều tối không ăn chi hết, chỉ đúng trưa (từ 11-12 giờ) mới ăn. Có người không hiểu Phật pháp, cho rằng giữa ngày ăn một bữa chính là Trì ngọ. Trì ngọ là buổi sáng ăn, buổi chiều không ăn. Nếu sáng, chiều và trưa đều ăn thì gọi là "Năng cật." Giữa ngày ăn một bữa, là tu hành theo chế độ của Phật dạy, nhơn vì giữa ngọ là thời gian Phật ứng cúng. Sáng sớm là chư Thiên ăn, quá Ngọ là súc sanh ăn, chiều tối là ngạ quỷ ăn. Tại sao người xuất gia không ăn chiều? Vì ăn chiều khua đũa bát, ngạ quỷ có thể đến cướp lấy thức ăn, nhưng mà thức ăn một khi vào miệng liền biến thành lửa đỏ, nhơn đó mà sanh lòng sân hận, rồi làm cho người xuất gia sanh bịnh. Thế nên người xuất gia không ăn chiều.

6. Ăn ít một chút: Tức là không ăn quá nhiều, nếu ăn quá nhiều, bụng không có chỗ chứa thức ăn cho nên phải bận rộn rất nhiều cho việc tiêu hóa.

7. Quá ngọ không uống nước cô đặc: Nước cô đặc là nước ép từ trái cây, sữa bò, sữa đậu nành. Quá giờ Ngọ, người tu hạnh Đầu-đà chơn chính thì không uống những thứ nước cô đặc ấỵ

Có người chỉ tu một thứ hạnh Đầu-đà, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn thứ, hoặc tu trọn vẹn các hạh Đầu-đà, đều là tuỳ theo sức mình mà thực hành. Năm mục ở trên là về ăn uống, còn năm mục sau đây là về mặc ở. Người tu hành cũng không tránh khỏi các vấn đề ăn mặc, ở, đi; cho nên có mười hai thứ hạnh Đầu-đà.

8. — noi A-lan-nhã: A-lan-nhã dịch là Tịch tịnh xứ, tức là chỗ rất ít bóng người, không có thứ tiếng tạp loạn, đó là nơi mắt không thấy thì miệng không ham, tai không nghe thì tâm không phiền. Giống như người thấy đồ ăn ngon thì sanh ra lòng muốn ăn. Tai không nghe nhiều tiếng ồn ào thì trong lòng không sanh phiền não, còn ở chỗ vắng lặng thì dễ dụng công tu hành, dễ ngộ đạo.

9. — dưới bóng cây: Người tu hành ở dưới bóng cây, nhưng không quá ba đêm. — qua hai đêm thì phải dời chỗ. Tại sao thế? Vì nếu ở đó ba đêm thì sẽ có người đến cúng dường. Vì người tu hạnh Đầu-đà không mong cầu phan duyên, không mong cầu được cúng dường thức ăn ngon.

10. — lộ thiên: Tức là ở khoảng đất trống.

11. — gò mả: Tức là ở bên gò mả khiến cho tự mình có một thứ cảm giác để đối trị với tánh buông lung: "Này, ở đó có người chết, nếu không tu hành về sau ta cũng giống như thế, ta phải gấp rút tu hành mới được." — bên gò mả thì không thể nào lười biếng được.

12. Lưng không dính chiếu: Tức là thường ngồi không nằm, không có nằm khi ngủ nghỉ, như thế mới có thể dụng công mà không lười nhác.

Tôn giả Ca Diếp chẳng phải chỉ tu một thứ hạnh Đầu-đà, mà cả mười hai hạnh Đầu-đà đều tu trọn vẹn. Đến khi ngài hơn hai trăm tuổi, Phật thấy ngài tu hạnh Đầu-đà, không nhẫn tâm để ngài khổ cực quá, có một hôm Tôn giả Ca Diếp đến ra mắt Phật, Phật chia nửa tòa cho Tôn giả Ca Diếp cùng ngồi rồi nói với ngài rằng: "Ông nay tuổi đã quá già rồi, nên nghỉ bớt đi, chớ nên theo hạnh Đầu-đà cực khổ như thế nữa." Tôn giả Ca Diếp nghe Phật dạy, chỉ cười mà không đáp. Nhưng khi ngài trở về vẫn tu hạnh Đầu-đà, không cho rằng mình tuổi tác đã cao mà ngưng tu hạnh Đầu-đà. Đức Phật biết việc ấy nên vui vẻ nói: "Trong Phật pháp của ta, hạnh Đầu-đà của Ca Diếp có thể làm cho Phật pháp trụ thế năm trăm năm nữa." Cho nên ngài Ca Diếp được khen là hạnh Đầu-đà bậc nhất.

Mười hai hạnh Đầu-đà là việc tu hành của người xuất gia, có một số người tại gia nói: "Mười hai hạnh Đầu-đà là để cho người xuất gia tu, chứ nói với người tại gia chúng tôi để làm gì?"

Câu nói này mới nghe dường như rất đúng, nhưng xét kỹ lại một chút thật là quá mê si! Tại sao biết được mình trước kia không phải là người tu hành, chưa từng tu hạnh Đầu-đà? Có thể là các vị quên mất đấy, nên bây giờ tôi xin nhắc lại.

Làm sao mình biết đời sau mình không xuất gia? Hoặc là đời sau hạt giống Bồ-đề của mình được thành thục, công đức viên mãn, mình sẽ xuất gia? Nếu vào đời sau sẽ tu mười hai hạnh Đầu-đà, thì sẽ cảm thấy rất quen thuộc, rất tương ưng, đó là do đời nay được nghe đến, cho nên đời sau mới rất thích thútu hành. Đó cũng là do quá khứ gieo trồng nhơn lành nên đời nay kết được quả lành vậy. Hoặc là đời nay gieo trồng nhơn lành này, đời sau kết được quả lành kia. Ai dám chắc mình mãi mãi là người tại gia? Ai dám chắc mình mãi mãi không là người xuất gia? Ai cũng không thể nói mình mãi mãiphàm phu.

Ma-ha Ca-chiên-diên. Ma-ha, đã giải ở trên. Ca-chiên-diên là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Văn Sức. Vị Tôn giả này khéo trau chuốt văn từ, khéo về nghị luận, được khen là nghị luận bậc nhất. Vị Tôn giả này nghị luận với bất cứ ai thì nhứt định được thắng lợi. Có một lần Tôn giả biện luận với vị ngoại đạo chấp đoạn thường, ngoại đạo hỏi: "Phật giáo nói có sáu nẽo luân hồi, tôi thấy lý luận này không đúng, ông nói người chết rồi trở lại làm người, nhưng tôi chưa thấy có ai chết rồi lại trở về nhà báo tin cả. Thế thì ông làm sao biết người chết rồi lại sanh trở lại làm người ư? Điều này không có căn cứ. Tôi cho rằng người ta chết rồi giống như là ngọn đèn tắt, không có đời sau. Người có đời sau, chỉ là một thứ tưởng tượng, đó là một thứ giả thiết của người đời mà thôi."

Tôn giả nghe rồi mới nói với vị ngoại đạo rằng: "Người chết rồi có thể trở về hay không; trước đây khi trả lời câu hỏi đó, tôi xin hỏi ông: Người phạm tội, bị chính phủ bắt cầm tù, người ấy có tự ý trở về nhà được không? Người ấy có được tự do không?"

Ngoại đạo đáp: "Đương nhiên là không có tự do, không thể tùy ý trở về nhà rồi."

Tôn giả nói: "Thế thì người chết rồi, vào địa ngục, cũng giống như người phạm tội bị bắt cầm tù, không thể tự do trở về được."

Ngoại đạo nghe xong, nói: "Điều này rất có lý! Người ta vào địa ngục thì không tự do rồi; nhưng nếu người ấy sanh lên trời thì rất tự do, tại sao cũng không thấy có ai sanh lên trời rồi lại trở về nhà báo cho gia đình biết để khỏi phải lo? Vì thế lý luận người chết rồi sanh lên trời cũng không đứng vững."

Tôn giả Ca-chiên-diên đáp: "Ông nói cũng rất có lý đấy. Tôi xin lại đưa một thí dụ: Ví như có người bất cẩn lọt vào hố xí (ngày xưa hố xí không giống với nhà xí bây giờ, người ta đào xuống đất một cái hố lớn, bên trên gác một miếng ván, người ta ngồi trên miếng ván mà đại tiểu tiện. Nếu miếng ván ấy bị mục gẫy, người ta không cẩn thận sẽ bị rớt xuống đó), chẳng dễ gì sau khi ra khỏi hố xí rồi lại chịu nhảy trở vào nữa sao? Người ta ở thế gian này có khác nào trong hố xí, được sanh lên cõi trời giống như ra khỏi hố xí, vì thế nên không trở về nữa. Giả như người này từ trên trời lại trở về, cũng phải trải qua một thời gian dài, vì một ngày đêm trên cõi trời Tứ thiên vương bằng năm mươi năm ở nhơn gian, một ngày đêm ở cõi trời Tam thập tam (trời Đao Lợi) thì bằng một trăm năm ở nhơn gian, một ngày đêm ở trời Dạ Ma bằng hai trăm năm ở nhơn gian. Ví như có người sanh lên trời rồi, trước phải an bài chỗ ở. Chỗ ở an bài ổn thỏa xong phải mất đi một hoặc hai ngày, nếu như ngày thứ ba lại trở về thì đã quá ba trăm năm rồi. Lúc đó bà con thân quyến đã chết cả rồi nên không thấy được có người từ cõi trời trở về."

Ngài Ma-ha Ca-chiên-diên biện tài vô ngại mỗi lần tranh biện đều thắng ngoại đạo chấp đoạn, chấp thường, khiến cho họ tâm phục, khẩu phục mà tiếp nhận sự giáo hóa của Phật. Vị Tôn giả này còn có một tên là Phiến Thằng, vì khi ông ra đời không bao lâu, cha ông chết, bà mẹ muốn cải giá, nhưng vì có đứa bé như sợi dây níu bà lại không dứt được. Ngài còn có một tên là Hảo Kiên, vì vai của ngài nở nang phi thường, nhìn rất đẹp mắt. Ngài lại còn một tên là Tư Thắng. Tên này bắt nguồn từ tư tưởng linh lợi, biện tài vô ngại của ngài. Vì ngài có đầy đủ bốn thứ vô ngại biện tài nên trong hàng đại đệ tử của Phật được tôn xưng là nghị luận bậc nhất.

Bốn biện tài vô ngại là:

1. Pháp vô ngại biện: Tức là biện tài thông đạt tên gọi các pháp, phân biệt không vướng mắc.

2. Nghĩa vô ngại biện: Biện tài rõ biết lý của các pháp, thông suốt không trở ngại.

3. Từ vô ngại biện: Biện tài thông hiểu các thứ ngôn từ, tùy ý diễn nói.

4. Nhạo thuyết vô ngại biện: Biện giải nghĩa của các pháp, viên dung không vướng mắc, giảng nói cho chúng sanh một cách tự tại.

Ma-ha Câu-hy-la, ngài là cậu của Tôn giả Xá-lợi-phất. Câu-hy-la là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Đại Tất (vì là người có đầu gối lớn nhất trong gia đình cho nên gọi là Đại Tất). Ngài là người giỏi biện tranh, do muốn luận thắng cháu mình nên ngài đến Nam „n Độ học kỹ thuật biện luận và học các thứ pháp của ngoại đạo, đến nỗi không có thời gian để cắt móng tay, vì thế móng tay mọc ra rất dài, người ta mới gọi ngài là Trường trảo Phạm chí.

Ly-bà-đa, Trung Hoa dịch là Phòng Tú, là ngôi sao thứ tư trong Nhị thập bát tú. Tại sao ngài có tên là Phòng Tú? Vì ngài là đứa con do cha mẹ cầu đảo nơi sao Phòng Tú mà sanh ra cho nên lấy tên sao đặt tên ngài. Vị Tôn giả này còn có một tên nữa, dịch ý là "Giả Hòa Hợp". Tại sao gọi là Giả Hòa Hợp? Bởi vì một hôm Tôn giả đi dạo chơi ở bên ngoài, không ngờ trời lại tối, trở về nhà không kịp nữa. Vì đi dạo một ngày rất là mệt mỏi, ngài bỗng gặp một cái nhà tạm nghỉ ở bên đường, liền vào đó nghỉ qua đêm. Đương lúc ngài thiu thỉu ngủ, có hai con quỷ một lớn một nhỏ, quỷ lớn thân hình rất to, mặt xanh môi đỏ, răng nanh to như ngà voi chỉa ra ngoài chiếc miệng rộng hoác, xấu xí phi thường. Còn con quỷ nhỏ lại càng xấu hơn: mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng gần như gom lại một chỗ, thật là khó nhìn. Con quỷ lớn ấy vác một cái thây ma đến hỏi ngài Ly-bà-đa: "Hai đứa tôi ăn cái thây ma này được không?"

Nếu ngài Ly-bà-đa nói "Được", thì hai con quỷ sẽ nói: "Chúng tôi chỉ muốn ăn thịt ông thôi."

Nếu như nói "Không được", thì hai con quỷ sẽ không có gì để ăn và cũng đòi ăn thịt ngài.

Bất luận là ngài nói thế nào, hai con quỷ cũng đều muốn ăn thịt ngài cả, vì thế ngài không trả lời là ăn được hay không. Tiếp theo, con quỷ lớn xé ăn cặp đùi của thây ma. Con quỷ nhỏ bèn rứt cặp đùi của ngài Ly-bà-đa đem ráp vào thân thây ma ấy. Ăn xong cặp đùi, con quỷ lớn lại ăn tiếp hai cánh tay. Con quỷ nhỏ lại rứt hai cánh tay của ngài Ly-bà-đa đem ráp vào thân thây ma. Cứ theo đà đó, con quỷ lớn lại lần lần nuốt hết cả khúc mình của thây ma và con quỷ nhỏ lại đem khúc mình của ngài Ly-bà-đa ráp thế vào đó. Vì thế ngài Ly-bà-đa mới nghĩ rằng: "Bây giờ ta không còn thân thể nữa, vì toàn bộ thân thể đã ráp vào thây ma rồi." Ngày thứỷ lớn xé ăn cặp đùi của tthế vào đó. Vì thế ngài Ly-bà-đa mới nghĩ rằng: "Bây giờ ta không còn thân thể nữa, vì toàn bộ thân thể đã ráp vào thây ma rồi." Ngày thứỷ lớn xé ăn cặp đùi của thây ma. Con quỷ nhỏ bèn rứt cặp đùi của ngài Ly-bà-đa đem ráp vào thân thây ma ấy. Ăn xong cặp đùi, con quỷ lớn lại ăn tiếp hai cánh tay. Con quỷ nhỏ lại rứt hai cánh tay của ngài Ly-bà-đa đem ráp vào thân thây ma. Cứ theo đà đó, con quỷ lớn lại lần lần nuốt hết cả khúc mình của thây ma và con quỷ nhỏ lại đem khúc mình của ngài Ly-bà-đa ráp âu nói ấy làm cho ngài khai ngộxuất gia chứng quả, nên tên của ngài là Giả Hòa Hợp.

Châu-lợi-bàn-đà-già (Tiểu Địa Đạo) cùng với Bàn-đà-già (Địa Đạo) là hai anh em. Anh sanh ở bên đường, em cũng sanh ở bên đường, cho nên mới có tên này. Theo phong tục „n Độ, người con gái sau khi kết hôn, khi sắp sanh nở phải trở về nhà cha mẹ. Người anh có tên là Địa Đạo, vì lúc bà mẹ sắp sanh, đáng lẽ phải về nhà sớm một tí, nhưng bà ta không chịu về. Tới giờ phút chót, đứa bé sắp sanh ra bà mới chịu trở về, kết quả là chưa tới được nhà bà đã sanh đứa bé dọc đường, cho nên đặt tên là Địa Đạo, nghĩa là Con đường. Đến khi sắp sanh đứa bé thứ hai, bà vẫn không chịu về nhà sớm, đến phút chót mới chịu về, kết quả cũng như lần trước, đứa bé lại được sanh dọc đường, cho nên đặt tên là Tiểu Địa Đạo. Anh sanh ra như thế nào thì em cũng sanh ra đúng như thế đó, cách sanh thì giống nhau, nhưng trí huệ thì lại khác nhau xa. Người anh thì thông minh tuyệt đỉnh, còn người em thì ngu si quá mức. Ngu si đến cỡ nào? Ngu si đến nỗi nửa bài kệ học cũng không thuộc. Phật bảo năm trăm vị La-hán dạy cho ông một bài kệ:

Giữ miệng, nhiếp tâm, thân không phạm,
Chớ hại tất cả loài hữu tình,
Khổ hạnh vô ích nên xa lánh,
Hành giả như thế mới độ sanh.
Giữ miệng, nhiếp tâm không cho buông lung, thân không phạm giới, đó là giữ ba nghiệp thanh tịnh. Đối với bất cứ chúng sanh nào cũng không nên làm cho họ sanh phiền não, là chẳng nên để cho họ vì mình mà sanh phiền não. Tu khổ hạnh không hợp cách như giữ giới trâu, bắt chước theo trâu; giữ giới chó, bắt chước theo chó; lại có ngoại đạo thờ lửa, cho lửa là Tổ sư của họ; có ngoại đạo thờ tro, khi ngủ thì nằm trong đống tro, nên mình trét đầy tro; có ngoại đạo thờ đinh, nằm trên ván có đóng đinh, mũi đinh đâm nát thân thể của họ, dầu là đau đớn khó chịu, nhưng vẫn thực hành. Những loại kể trên gọi là khổ hạnh vô ích, người tu hành phải xa lánh thì mới giáo hóa chúng sanh được.

Năm trăm vị La-hán mỗi ngày thay phiên nhau dạy Châu-lợi-bàn-đà-già học bài kệ tụng này, học rất lâu mà ông vẫn không thuộc. Dù năm trăm vị La-hán đều có thần thông dạy ông đọc một lần, hai lần, ba lần, bốn lần, năm lần, sáu lần..., dạy rồi hỏi ông, ông lại cũng không nhớ. Vì thế người anh ông nổi giận mới bảo ông hoàn tục, không nên đi tu nữa. Nhưng Tiểu Địa Đạo trí nhớ quá kém cõi mà tánh giận hờn lại quá lớn, mới nói với anh rằng: "Anh không cho tôi xuất gia thì tôi chết cho anh xem!" Nhơn đó ông ra sau vườn hoa định treo cổ. Bấy giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni biến thành vị thần cây, nói với ông: "Anh là phần anh, còn ông ở đây tu hành có sao đâu."

Tiểu Địa Đạo nghe nói nghĩ thầm: "Phải đấy! Anh là anh, ta là ta. Anh không có quyền bảo ta không thể xuất gia."

Đức Phật lại nói: "Bây giờ ta dạy ông một câu Chửu tảo, tức là quét đất, quét tâm của ông, quét sạch những bụi bặm trong tâm của ông."

Tiểu Địa Đạo nghe nói nghĩ thầm: "Phải đó! Quét những bụi dơ trong tâm mình cho sạch." Tuy nhiên, ông nhớ được chữ Chửu thì quên mất chữ Tảo; nhớ được chữ Tảo lại quên mất chữ Chửu; giống như chúng ta niệm Phật, càng niệm vọng tưởng càng nhiều. Nhưng ông ta là người cố gắng không biếng lười, từ sáng tới chiều "Chửu tảo" quét tâm mình. Niệm tới niệm lui mãi, không đầy một tuần lễ, được hoát nhiên khai ngộ. Một khi đã khai ngộ thì cái gì cũng rõ biết hết, thông đạt được thật tướng các pháp, so với anh ông thì ông thông minh gấp nhiều lần. Cho nên người ngu si chỉ cần dụng công tu hành thì ai cũng có thể khai ngộ được.

Có người nói: "Xem kinh điển không hiểu thì không cần xem kinh điển làm chi, chỉ xem tâm thôi." Thế nào gọi là xem tâm? Xem tâm chính là quét sạch hết những vọng tưởng trong tâm mình. Hiện tại chúng ta đều thông minh hơn Châu-lợi-bàn-đà-già, vì thế chúng ta không nên hủy hoại thân mình, chẳng nên xem thường mình, mà phải dụng công tu học Phật pháp. Không như thế, dù cho tôi nói pháp cho các vị hay cách mấy đi nữa mà các vị không tin, không thực hành, thì nói nhiều cũng vô ích. Nhưng nếu tôi nói pháp thật tầm thường mà quý vị cố gắng thực hành, cũng có thể biến thành ra diệu pháp. Diệu pháp mà không thực hành thì chẳng phải là diệu pháp; chẳng phải diệu pháp mà chịu thực hành cũng trở thành diệu pháp. Cho nên người học Phật pháp phải luôn luôn tinh tấn hướng về phía trước, chớ nên lùi bước hoặc biếng lười. Luôn luôn tinh tấn như thế thì một ngày kia sẽ nhận biết được Chân diện mục sẵn có của chính mình.

Nan-đà. Tôn giả Nan-đà là em của Phật (em cùng cha khác mẹ), sanh vào ngày mùng 9 tháng 4, Phật thì sanh vào ngày mùng 8 tháng 4, ông sanh sau Phật một năm, kém Phật một tuổi. Phật có ba mươi hai tướng, Nan-đà chỉ có ba mươi tướng và thấp hơn Phật bốn lóng tay. Nan-đà là tiếng Phạn, dịch là Hỷ, cho nên gọi là Hỷ Tôn giả. Đó là tên riêng của ông. Có kinh điển ghép tên ông với tên vợ mà gọi là Tôn-đà-la Nan-đà. Tôn-đà-la cũng là tiếng Phạn, dịch là Hảo ái. Tôn-đà-la Nan-đà là nói vị Nan-đà này là của Tôn-đà-la. Đó là nói ông Nan-đà rất yêu vợ. Hai người có thể nói là như keo sơn, mỗi ngày đều ở chung một chỗ, đi đứng nằm ngồi không rời nhau một khắc. Một hôm Phật đến Vương cung khất thực hóa duyên, lúc ấy vợ chồng Tôn-đà-la Nan-đà đang ăn cơm. Khi thấy Phật đến khất thực, Nan-đà bèn sớt bát bằng cách cầm bát sớt thêm cơm và thức ăn lên trên. Ông đem bình bát của Phật ra với đầy ắp cơm và thức ăn, khi ông sắp đưa bát lại cho Phật thì vợ ông nói: "Bây giờ nhổ một bãi đàm trên đất, ông phải trở về trước khi đàm khô, nếu không tôi sẽ phạt ông đấy." Nan-đà nói: "Được mà!"

Nhưng khi ông sắp đưa bình bát cho Phật, Phật dùng thần thông lui lại sau, Nan-đà thì vẫn bước tới trước, từng bước từng bước đi đến Kỳ Hoàn Tinh xá. Thực ra Vương cung cách vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc hơn năm dặm, nhưng Phật dùng thần thông đưa ông về tinh xá, rồi bảo ông cạo tóc ngay, ép ông xuất gia. Vì ông không bỏ được vợ của mình nên không muốn xuất gia. Nhưng vì Phật là anh của ông nên ông đâu dám không nghe lời. Ông nghĩ thầm: "Hôm nay mình xuống tóc, bữa khác mình sẽ chạy trở về." Vì thế ông luôn luôn rình chờ cơ hội, nhưng hôm nay chờ, ngày mai chờ, chờ hoài chờ mãi mà cơ hội không đến, vì Phật và các vị La-hán đều luôn có mặt ở tinh xá Kỳ Hoàn. Do đó ông càng bồn chồn thêm. Một hôm Phật cùng các vị La-hán đều đi ra ngoài thọ trai, chỉ còn lại Nan-đà ở giữ tinh xá. Ông nghĩ bụng: "Hôm nay mình có cơ hội rồi đây." Nhưng trước khi đi Phật bảo ông quét nhà, ông gom rác lại một chỗ, bỗng một trận gió thổi đến, rác lại bay tứ tung. Vì thế ông đóng hết các cửa lại, nhưng đóng cửa này xong thì cửa kia lại mở ra. Cứ như thế, quét tới quét lui, đóng đi đóng lại mãi, qua hai ba tiếng đồng hồ vẫn chưa xong. Thấy Phật sắp về, ông nghĩ bụng: "Bất luận Phật có về hay không, mình nhất định phải chạy về." Ông lại nghĩ tiếp: "Phật chỉ đi theo đường lớn, không đi theo đường nhỏ đâu, mình nên theo đường nhỏ mà chạy là hay nhất."

Thế rồi ông bỏ tinh xá theo đường nhỏ chạy về, chạy một mạch đến hai dặm, thấy Phật từ đầu kia đi lại, ông bèn núp vào sau một thân cây lớn, định chờ Phật đi qua sẽ chạy tiếp. Nào ngờ, ông định chạy qua bên này, lại thấy Phật đến từ hướng đó; cứ thế tránh qua tránh lại một hồi Phật thấy ông liền hỏi: "Tại sao ông không giữ nhà mà làm gì ở đây?" Nan-đà nghĩ bụng: "Mình đâu có thể nói muốn về nhà được", bèn thưa: "Con chờ hoài chờ mãi, chờ Phật trở về không được nên con ra đây đón, vì sợ Phật cầm bát không nổi."

Phật nói: "Chú em này thiệt là tốt quá." Nhơn đó Phật lại đưa ông trở về tinh xá Kỳ Hoàn. Trở về tinh xá, Phật biết ông vẫn không muốn xuất gia nên một hôm Phật nói với ông: "Nan-đà, ta với ông cùng lên núi chơi nhé!"

-Thưa vâng! Nan-đà đáp và nghĩ thầm: "Bận lên núi này mình có cơ hội trốn rồi đây."

Trên núi có rất nhiều khỉ, ước chừng năm sáu trăm con. Phật hỏi Nan-đà: "Này Nan-đà! Con khỉ này so với vợ ông, ai đẹp hơn?"

Nan-đà nghe Phật hỏi như vậy liền đáp ngay: "Đương nhiên là Tôn-đà-la đẹp hơn nhiều. Sao Phật lại đem Tôn-đà-la so sánh với bọn khỉ ấy?"

Phật khen: "Này Nan-đà, ông rất thông minh nên biết Tôn-đà-la đẹp hơn con khỉ."

Một hôm Phật lại nói với Nan-đà: "Nan-đà, ông chắc chưa lên trời, ta sẽ đưa ông đến đó nhé!"

Đức Phật cùng Nan-đà ngồi kiết già, Phật dùng thần thông đưa Nan-đà lên cõi trời. Lên đến cõi trời, thấy người trên đó đẹp hơn người nhân gian gấp mấy ngàn vạn lần, nhất là Thiên nữ lại càng đẹp đẽ hơn nữa. Đi đến một Thiên cung có năm trăm vị Thiên nữ đang trang hoàng nhà cửa. Nan-đà nhìn thấy những Thiên nữ này thật là đẹp đẽ chưa từng thấy bao giờ bèn sanh tâm luyến ái, ông hỏi một vị cung nhơn: "Cung trời này sao không có chủ nhơn?" Vị cung nhơn ấy đáp: "Chủ nhơn của chúng tôi chưa đến. Ông ta là em của Phật, hiện đang xuất gia tu hành theo Phật. Đợi đến khi mãn đời; ông ta sẽ sanh về đây; năm trăm vị Thiên nữ này đều là vợ của ông ta cả."

Nan-đà nghe nói nghĩ bụng: "Ta nên gấp rút tu tập, không cần phải trở về nhà nữa." Bấy giờ Đức Phật hỏi ông: "Những thiên nữ này có đẹp không? So với Tôn-đà-la ai đẹp hơn?"

Nan-đà thưa: "Tôn-đà-la làm sao mà sánh được với các Thiên nữ này! Sắc đẹp của Tôn-đà-la so sánh với các Thiên nữ không khác nào đem sắc đẹp của con khỉ cái so sánh với sắc đẹp của Tôn-đà-la."

Đức Phật nói: "Vậy thì ông muốn Thiên nữ hay muốn Tôn-đà-la?"

Nan-đà thưa: "Đương nhiên là con muốn Thiên nữ. Thiên nữ thiệt là đẹp đẽ vô song!"

Đức Phật nói: "Nếu muốn sanh về đây, thì khi trở về ông phải cố sức tu hành đi."

Vì thế khi trở về Nan-đà ngày đêm ngồi thiền, dụng công rất tinh tấn. Nan-đà sớm tối tọa thiền, một lòng muốn làm Thiên chủ. Phật biết rằng phước trời hữu lậu, hưởng hết rồi sẽ đọa lạc vào ác đạo, muốn nhắc nhở ông để ông thấy rõ ý tưởng của mình không đúng, vì thế Phật mới đưa ông xuống địa ngục, cho xem núi đao rừng kiếm vạc lửa băng lạnh, mọi cảnh địa ngục... Sau cùng đến một cảnh địa ngục có hai con quỷ đang nấu chảo dầu. Dầu chưa nóng sôi, mà hai con quỷ này rất lười, một con đương chụm lửa, một con đương nằm ngủ. Lửa chụm vạc dầu cháy cháy tắt tắt. Nan-đà lấy làm lạ, cảm thấy hai con quỷ này cứ chụm như thế, dầu trong vạc kia bao giờ mới sôi được? Ông mới hỏi hai con quỷ đó: "Này, hai chú làm biếng quá, không đốt cháy mạnh lên, lửa cứ tắt hoài, hai chú làm đến bao giờ mới xong việc?"

Hai con quỷ mở mắt nhìn một hồi mới nói: "Ông để ý chuyện này làm chi? Bọn tôi có gì phải gấp. Người tôi đợi vẫn chưa đến mà! Chờ lâu lắm mới đến kia! Bọn tôi hãy còn rảnh chán."

Nan-đà lại hỏi: "Mấy chú chờ ai vậy?"

Hai con quỷ nói: "Ông muốn biết à? Bọn tôi nói cho ông biết: Người bọn tôi đợi là Nan-đà, em của Phật Thích Ca đấy! Ông ta theo Phật xuất gia tu hành mà lòng cứ mong hưởng phước trời với năm trăm Thiên nữ mãi. Ông ta sẽ sanh lên trời, ở đó từ năm trăm đến một ngàn năm. Sau đó ông ta quên việc tu hành lại tạo rất nhiều tội nghiệp. Khi ác nghiệp của ông ta dẫy đầy, ông ta sẽ đọa vào địa ngục này chịu tội nấu dầu."

Nan-đà nghe nói rởn cả gai ốc, đổ mồ hôi hột, nghĩ thầm: "Chà, khổ như thế này làm sao chịu nổi!"

Bấy giờ ông không còn muốn tu để sanh lên cõi trời nữa, mà quyết tâm dứt hết sanh tử, không bao lâu ông liền chứng được quả vị A-la-hán.

Tướng mạo của Nan-đà rất là đẹp đẽ. Phật có ba mươi hai tướng tốt, ông có ba mươi tướng. Nếu có người chưa quen biết Phật, có thể lầm cho ông là Phật. Có một lần, hàng ngoại đạo lõa thể, không khác gì nhóm hippy bây giờ, trai gái đều không hề mặc quần áo. Họ cho rằng hình thể thiên nhiên mới là Bản lai diện mục, tại sao phải mang thêm cái lớp giả bên ngoài? Cần gì phải mặc quần áo chứ? Đó là cách tuyên truyền của phái ngoại đạo lõa thể ở „n Độ lúc bấy giờ. Những người ngoại đạo này đến tìm Xá-lợi-phất để biện luận. Ngài Xá-lợi-phất dù không cao lớn nhưng lại rất thông minh, mỗi khi ngài mở miệng trình bày đều rất rành rẽ thấu đáo, khiến cho những người ngoại đạo này phải câm miệng hết, không nói được lời nào, mọi lý do của họ đưa ra đều không đứng vững. Sau đó, những người ngoại đạo này nhìn thấy ngài Nan-đà cao lớn đẹp đẽ, bèn nói: "Cả đến ông Tỳ-kheo nhỏ người (chỉ Xá-lợi-phất) bọn ta còn nói không lại thì làm sao địch nổi vị Tỳ-kheo cao lớn đẹp đẽ kia được!" Vì thế những người ngoại đạo lõa thể này đều bái ngài Nan-đà làm thầy của họ và quy y chánh pháp xuất gia tu hành. Từ đó về sau trong bọn những người này có nhiều vị thành tựu rất cao. Đó là câu chuyện ngài Nan-đà vì thích năm trăm Thiên nữ mà bỏ vợ nhà, một lòng nghĩ tưởng đến việc sanh Thiên quốc; về sau lại sợ đọa địa ngụccố gắng tu hành. Ngài do Phật giáo hóa và cuối cùng tu thành Chánh giác.

A Nan-đà. Tôn giả A Nan là em chú Bác của Phật. A Nan-đà là tiếng Phạn, dịch là Khánh Hỷ, vì ngài ra đời đúng vào ngày Phật thành đạo. Khi Phật chứng quả, mọi người đều vui mừng, cho nên cha ngài lấy điều khánh hỷ đặt tên cho ngài.

Trong hàng các đệ tử thì Tôn giả A Nan là người đa văn bậc nhất. Những kinh điển Phật nói ra đều do ngài A Nan kiết tập mà thành; những pháp mà Phật nói ra, Tôn giả A Nan đều ghi nhớ rất rõ ràng, mãi mãi không quên sót. Tôn giả A Nan chẳng những có trí nhớ phi thườngđịnh lực của ngài cũng không kém. Ngài có tám thứ cảnh giới bất khả tư nghì.

1. Không thọ thỉnh riêng. Sao gọi là thỉnh riêng? Tức là một vị trong chúng tăng đơn độc đến nhà thí chủ để tiếp nhận cúng dường. Trong Kinh Lăng Nghiêm từng thuật lại việc ngài A Nan tiếp nhận thỉnh riêng mà gặp Ma-đăng-già nữ trước hết dùng chú thuật của Phạm thiên sai sử ngài, suýt nữa mất cả đạo hạnh. Sau khi Phật nói chú Lăng Nghiêm, sai Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đem thần chú này cứu ngài A Nan về. Từ đó về sau ngài không còn dám thọ thỉnh riêng nữa. Lần trước sau khi được giáo huấn, ngài không muốn lại còn có những việc tương tự như thế. Trong luật, Phật dạy: "Bất cứ Tỳ-kheo nào cũng không được thọ thỉnh riêng." Thí dụ: Có mười vị Tỳ-kheo, có vị cưđặc biệt thích một vị trong số đó và chỉ thỉnh một vị ấy đi ứng cúng, việc ấy không thể được. Trái lại, cả mười người cùng đi ứng cúng thì được cho phép. Ngài A Nan nhơn vì trước đây thọ thỉnh riêng mà gặp phải việc đáng tiếc, nên sau đó không tiếp nhận bất cứ việc thỉnh riêng nào khác. Đó là một thứ cảnh giới bất khả tư nghì.

2. Không nhận y cũ của Phật. Có một số Tỳ-kheo đều muốn giành nhau mặc y cũ của Phật, vì họ cho rằng đắp mặc y cũ của Phật có thể sanh trí huệ, diệt tội nghiệp, kỳ thực đó đều là biểu hiện một thứ tâm tham. Tôn giả A Nan thì không chịu đắp mặc y cũ của Phật. Đó là thứ cảnh giới bất khả tư nghì thứ hai của ngài.

3. Không gặp mặt phi thời. Tức là lúc không đáng thăm thì ngài không thăm, lúc đáng thăm thì ngài mới thăm hỏi. Tức là hợp với quy củ mới thăm viếng, không hợp với quy củ thì không thăm viếng.

4. Không sanh tâm nhiễm. Tôn giả A Nan theo Phật lên trời, đến Long cung, hoặc cung điện A-tu-la, thấy rất nhiều Thiên nữ, A-tu-la nữ và Long nữ, tất cả đều đẹp đẽ vô song, nhưng ngài chưa bao giờ có sanh tâm dâm dục, nên nói rằng không sanh tâm nhiễm.

5. Biết cảnh định của Phật. Tôn giả A Nan biết Phật nhập vào định gì mà các Tỳ-kheo khác đều không biết được. Đó là cảnh giới bất khả tư nghì thứ năm.

6. Biết chúng sanh nghe pháp được lợi ích như thế nào. Tôn giả A Nan biết Phật ở trong định giáo hóa tất cả chúng sanh và tất cả chúng sanh được những lợi ích gì ngài đều biết rõ.

7. Hiểu rõ pháp Phật. Tôn giả A Nan hoàn toàn hiểu rõ tất cả pháp Phật nói. Đây là cảnh giới bất khả tư nghì thứ bảy của ngài.

8. Nghe pháp không hỏi lại. Tôn giả A Nan nghe qua pháp Phật rồi ghi nhớ mãi mãi không cần phải thưa hỏi lại.

Đó là Tôn giả A Nan có tám cảnh giới bất tư nghì mà các Tôn giả khác không có được.

Nói đến "không thọ thỉnh riêng", người xuất gia khi còn làm Sa-di thì không thể muốn ăn thì ăn, muốn uống thì uống được, mà cần phải cùng với đại chúng đồng thời, không thể đơn độc ăn uống riêng biệt được. Các vị Tỳ-kheo cũng không thể ở chung mà ăn riêng. Giả sử như uống trà cũng không thể hưởng dùng một mình. Đại chúng cùng ở một chỗ, không thể làm ra kiểu riêng rẽ được, thậm chí ăn một trái táo, một trái quít, hoặc một thẻ đường cũng đều không được. Lúc ngồi tham thiền cũng không nên quấy rối người khác, chẳng nên gây ra tiếng động làm phiền người khác. Xưa này ngồi thiền, sau khi gõ ba tiếng thì chỉ tịnh rồi, đừng nói là người không được bước đi động đậy nữa, mà ngay cả Bồ-tát Vi Đà cũng phải đứng yên một chỗ không được động đậy nữa, còn các vị Bồ-tát khác thì ở đâu ở đó không được nhúc nhích. Tại sao thế? Vì nếu mình có động đậy sẽ khiến cho công phu của người khác không được tương ưng, chẳng thể nhập định được thì sẽ tội lỗi vô lượng. Vì thế có câu: "Thà quậy nước ngàn sông, đừng quấy kẻ tu hành." Nước của ngàn con sông có thể quậy đục nhưng tâm niệm của người tu hành thì không nên tùy tiện quấy phá họ. Vì thế nên khi ngồi tĩnh tọa, sau ba tiếng kiểng chỉ tịnh cho đến trước khi xả tịnh thì không nên tùy tiện di chuyển cử động. Nếu có việc cần kíp cũng nên đi đứng nhẹ nhàng, không gây ra một tiếng động nào cả. Ví như muốn dời đệm ngồi phải nhẹ nhàng cầm cái đệm lên, không nên làm mạnh tay mạnh chân phát ra tiếng lớn. Nếu như nơi không tự kiểm soát được thì sẽ tạo tội vô lượng. Cho nên Phật dạy các thầy Tỳ-kheo, Sa-di đều không nên thọ thỉnh riêng, cũng không nên ăn biệt chúng. Bất cứ chuyện gì không hòa hợp với mọi người đều không hợp với quy củ. Trước kia không biết mà phạm lỗi thì có thể tha thứ được; từ nay về sau đã biết thì không nên tái phạm nữa! Ngoài ra, các Tỳ-kheo và Sa-di, lúc chiều tối mọi người đều ngủ nghỉ hết, cũng không được tùy tiện ra ngoài đường đi lung tung; phải thường theo chúng tăng, nương theo Phật mà ở, không thể hành động riêng rẽ được.

La-hầu-la là con của Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi Phật còn là Thái tử, phụ thân ngài là vua Tịnh Phạn sợ ngài xuất gia nên cưới vợ cho ngài rất sớm. Người vợ đó là Da-Du-đà-la. Năm Phật mười chín tuổi, trước khi xuất gia, người vợ xin ngài một đứa con, lúc bấy giờ Phật lấy tay chỉ một cái, bà bèn có mang. Phật ngồi tu sáu năm ở núi Tuyết mà đứa con ngài sáu năm vẫn ở trong bụng mẹ, vì thế La-hầu-la có nghĩa là Phú Chướng. Bởi vì đời trước La-hầu-la từng bít một hang chuột sáu ngày nên nay phải chịu quả báo khiến cho ngài phải ở trong thai mẹ sáu năm. Ngài sinh ra đời đem lại cho mẹ mình khá nhiều phiền phức. Bởi vì vua Tịnh Phạn và một số người trong giòng dõi họ Thích đều không ưa việc này, họ nói: "Chồng bà xa nhà quá lâu, bà làm sao mà sanh con được ư Nhứt định là bà không giữ tròn bổn phận làm vợ, ái tình bất chánh, mới có thể sanh đứa bé được. Chẳng thế mà tại sao chồng đi xuất gia sáu năm rồi bà mới sanh đứa bé?" Cả giòng họ Thích Ca đều mắng nhiếc bà bà là người không thủ tiết. Chỉ có một người tì nữ hết lòng biện hộ cho bà, nói rằng bà đã giữ đúng quy củ, chưa hề ra khỏi cổng một bước, và đứa bé ấy chắc chắnthịt xương của Thái tử! Nhưng không ai chịu tin lời của người tì nữ ấỵ Có người chủ trương giết chết bà, có người muốn đánh chết bà, bàn tán lăng xăng. Sau cùng mọi người quyết định đem bà cùng đứa bé thiêu sống. Bấy giờ là thời đại chuyên chế, quyền lực của nhà vua rất lớn. Người ta đào một cái hầm, ở giữa đốt một đống lửa lớn, chuẩn bị xô mẹ con bà xuống hầm lửa. Lúc ấy bà Da-du-đà-la phát thệ rằng: "Hởi các vị Thiên thần Địa thánh, xin hiển linh chứng giám! Nếu đứa bé này là con của Thái tử Tất-đạt-đa thì hai mẹ con tôi không thể nào bị đốt chết được! Nếu như không phải là con của Thái tử thì mẹ con tôi sẽ bị chết trong đống lửa này." Nói xong, bà ôm con nhảy vào đống lửa. Nào ngờ lúc đó cảnh giới bất tư nghì hiện ra: Hầm lửa bỗng nhiên biến thành ao nước, và từ trong nước mọc lên đóa sen vàng đỡ chân hai mẹ con bà khiến cho không bị mảy may thương tật. Bấy giờ mọi người mới tin chắc đứa bé chính là con của Phật và không còn ý nghĩ giết bà nữa. Sau khi Phật thành đạo, lúc ngài trở về Hoàng cung, bà Da-du-đà-la dắt tay con đến ra mắt Phật. Giả như không phải là con Phật, làm sao bà dám dẫn con đi gặp Phật được? Do đó biết rằng La-hầu-la chính là con Phật.

La-hầu-la tu tập mười phần dụng công, trong hàng đại đệ tử của Phật ngài được tôn là Mật hạnh đệ nhất. Bất cứ chỗ nào ngài cũng đều dụng công cả, nhưng không ai biết ngài đang dụng công, vì ngài không có treo nhãn hiệu để mọi người đều biết ngài đang dụng công tu hành. Ngài tu hành bí mật như thế, thậm chí đang trong nhà xí ngài cũng nhập định; bất cứ nơi đâu ngài cũng ở trong định cả, cho nên gọi là Mật hạnh đệ nhất.

Tuy La-hầu-la là con của Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng Phật không phải chỉ có một người con mà là có đến ba người:

1. Chơn tử: Chơn thật là con của Phật. Khi chúng ta đọc kinh Phật, thường thấy câu "Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử." Pháp vương tử này chính là chơn chánh con của Phật, cũng tức là tất cả Bồ-tát.

2. Nội tử: Tất cả vị A-la-hán dù đã ra khỏi vô minh, rõ biết lý biên không, nhưng chưa được lý Trung đạo của Phật, cho nên gọi là Nội tử.

Có một số người đàn ông Trung Quốc gọi vợ mình là Nội tử. Nội tử này không phải nghĩa đó.

3. Ngoại tử: Phật còn có rất nhiều ngoại tử, tức là tất cả phàm phu không biết tu hành, điên điên đảo đảo, đều gọi là ngoại tử của Phật. Như trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói: "Chúng ta tìm không được ông cha đại từ bi của mình, đều là những cùng tử đáng thương xót." Cho nên chúng ta phải gấp rút tìm về với ông cha từ bi của mình, vào nhà của Phật, thành ra một phần tử trong ngôi nhà đó.

Kiều-phạm-ba-đề, có nghĩa là "Bò nhơi." Giống như là bò ăn cỏ no rồi nằm trên đất nhơi lại cỏ đã ăn. Kiều-phạm-ba-đề, tại sao gọi ngài bằng tên đó? Đó là vì ngày xưa, trước đây nhiều kiếp lâu xa, vị Tôn giả này gặp một vị Tỳ-kheo già răng rụng hết, ăn rất chậm, nhai tới nhai lui, hèn lâu mới nuốt được một miếng, bèn nói với vị Tỳ-kheo già rằng: "Ông nhai thức ăn thật không khác nào con trâu già nhơi cỏ." Vì ngài hủy báng vị Tỳ-kheo như trâu già, cho nên sau khi chết bị quả báo năm trăm đời làm trâu, chừng đó ngài mới thể nhận được nỗi cực khổ của kiếp làm trâu. Sau cùng ngài gặp Phật, được Phật dạy cho tu hànhthành Chánh quả. Dù ngài đã chứng quả A-la-hán, nhưng tập khí của trâu không đổi được, suốt ngày từ sáng tới tối vẫn như trâu nhơi lại thức ăn. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rất sợ người vì do nhơn hủy báng ngài mà bị quả về sau cho nên bảo ngài lên trời tu hành, vì thế ngài được gọi là "Thọ thiên nhơn cúng đệ nhất." Do đó, chúng ta nhất thiết không nên chê cười người khác, nếu không thì sẽ rước lấy quả báo tai hại về sau, không mảy may được sung sướng đâu.

Tại nước Mỹ, lần thứ nhất có người thọ Tam đàn đại giới Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni và Sa-di. Họ (năm đệ tử xuất gia người Mỹ đầu tiên lúc đó đang qua Đài Loanthọ giới vào năm 1969) tu hành như vậy, ngày chỉ ăn một bửa ngọ, đến Đài Loan cũng không thay đổi. Họ giống như năm viên gạch đã được nung luyện ở đây một năm, qua Đài Loan cũng không bị tan thành nước, cho nên tôi rất vui. Đây là lần thứ nhất trong lịch sử nước Mỹ cũng như các quốc gia Tây phương. Từ trước đến nay (1969) các quốc gia Tây phương chưa có tổ chức thọ Tam đànđại giới.

Tân-đầu-lô phả-la-đọa, Ca-lưu-đà-ni, Ma-ha Kiếp-tân-na, Bạc-câu-la, A-nậu-lâu-đà và các vị đệ tử lớn như vậy nhiều nữa; cùng các vị Bồ-tát Ma-ha-tát như Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, A-dật-đa Bồ-tát, Càn-đà-ha-đề Bồ-tát, Thường Tinh Tấn Bồ-tát và các vị Bồ-tát lớn nhiều như thế nữa; cùng với Thích Đề Hoàn Nhơn v.v... vô lượng chư thiên đại chúng đồng câu hội.

Tân-đầu-lô-phả-la-đọa là tiếng Phạn, dịch là Lợi Căn. Vị Tôn giả này cho đến nay vẫn còn ở trên thế giới này chớ chưa nhập Niết-bàn, cho nên ngài được coi là Phước điền bậc nhất, làm phước điền cho mọi chúng sanh. Tại sao ngài không nhập diệt? Vì ngài không giữ quy luật. Khi Phật còn tại thế, các vị A-la-hán đều có thần thông nhưng không được phép tùy tiện hiển lộ thần thông của mình. Một lần nọ, có vị Trưởng giả dựng một cây cờ, rồi đặt trên đầu cây cờ một cái bát bằng gỗ Chiên-đàn và nói rằng: "Ai có thể dùng thần thông đem bát ấy xuống tôi sẽ tặng cho người ấy." Tôn giả Tân-đầu-lô-phả-la-đọa bèn dùng thần thông lấy bát xuống. Phật biết được liền quở trách: "Vì cái bát Chiên-đàn này mà ông mới sanh lòng tham rồi dùng thần thông lấy xuống. Tâm tham của ông như thế chẳng đáng được nhập Niết-bàn, phải ở lại thế gian mà làm phước điền cho chúng sanh." Vị Tôn giả này rốt cuộc phải ở lại trên thế gian ư? Không ai biết được. Nhưng bất cứ ai trong thời mạt pháp khi làm công đức cúng dường thì ngài sẽ đến ứng cúng để làm phước điền cho chúng sanh gieo phước.

Ca-lưu-đà-di cũng là tiếng Phạn, dịch là Hắc Quang. Vị Tôn giả này màu da rất đen nhưng trên thân lại có ánh sáng, tròng mắt cũng phóng ánh sáng, cho nên về đêm lúc đi trên đường, trên thân và tròng mắt có thể phát ra ánh sáng. Một hôm vào khoảng bảy tám giờ tối, ngài đi ra ngoài tản bộ, vừa đúng lúc đó có một người phụ nữ mang thai, nhơn vì đêm tối đột nhiên thấy từ đôi mắt và trên thân ngài ánh sáng đen phát ra liền sợ quá chạy té, bị xẩy thai. Sau khi Phật biết sự thế này liền chế ra một điều giới luật: "Tỳ-kheo, Sa-di ban đêm không được tùy tiện đi tản bộ trên đường." Cho nên người xuất gia ban đêm không nên rong chơi trên đường phố.

Tôn giả Hắc Quang này là thị giả của Phật, tức là Hộ pháp của Phật, ngài là người giáo hóa bậc nhất vì giáo hóa rất nhiều người. Những người chứng quả Thánh nhơn được ngài giáo hóa có đến hơn số ngàn.

Ma-ha-Kiếp-tân-na là tiếng Phạn, dịch là Đại Phòng Tú, vì ngài được cha mẹ cầu đảo tinh tú sanh ra cho nên đặt tên là Đại Phòng Tú, cũng là một trong hai mươi tám vị Tinh tú. Tôn giả này là người giỏi bậc nhất biết về tinh tú, tất cả Thiên văn học ngài đọc lướt qua đều hiểu rõ.

Bạc-câu-la là tiếng Phạn, dịch là Thiện Dung, ngài là người có tướng mạo rất đẹp đẽ và sống lâu đến một trăm tám mươi tuổi, cho nên được tôn là thọ mạng đệ nhất. Vào thời Phật Tỳ-bà-thi ở kiếp quá khứ, có lần ngài dùng trái A-lê-ca ở „n Độ (vì người địa phương khác không có trái này) cúng dường một vị Bích Chi Phật (Duyên giác Thánh nhơn), cho nên thọ mạng của ngài chín mươi mốt kiếp đều dài cả. Ngài lại chuyên môn trì giới bất sát, không giết hại các loài sinh vật, thậm chí cũng không làm thương tổn đến cỏ cây. Nhơn vì trì giới bất sát cho nên được năm thứ quả báo bất tử. Vị Tôn giả này có một thứ cảnh giới đặc biệt kỳ lạ, xưa nay con nít hễ sanh ra đều khóc, nhưng ngài sanh ra lại cười, chẳng những thế mà còn ngồi kiết già cười hề hề hà hà với mẹ nữa. Mẹ ngài thấy vậy cho là yêu quái bèn bỏ ngài vào trong lò định dùng lửa đốt chết. Đốt đến ba bốn tiếng đồng hồ ngài vẫn sống như thường và vẫn ngồi kiết già cười hề hề như không. Mẹ ngài càng tin chắc ngài là yêu quái, bèn đem bỏ ngài vào trong nồi, dùng nước nấu ngài. Qua mấy tiếng đồng hồ sau, dở nắp vung ra, vẫn thấy ngài ngồi kiết già cười hề hề như cũ. Mẹ ngài nhìn thấy cho là không xong, mới đem ngài quăng ngài xuống biển cả, mượn nước biển dìm chết ngài. Nào ngờ dù bị ném xuống biển, nước cũng không thể dìm chết ngài được. Đúng lúc đó có một con cá lớn há miệng ra nuốt chững ngài vào trong bụng. Con cá lớn này lớ ngớ lại bị ngư ông lưới được. Ngư ông dùng dao mổ bụng cá ra, đứa bé ấy vẫn ngồi kiết già cười hề hề như cũ, cũng không bị dao làm xây xát chút nào. Năm thứ quả báo bất tử ấy là: 1) Lửa đốt không chết, 2) Nước nấu không chết, 3) Nước dìm không chết, 4) Cá ăn không chết, 5) Dao cắt không chết.

Tại sao ngài lại được năm thứ quả báo bất tử ấy? Vì ngài đời đời kiếp kiếp trì giới Bất sát cho nên được quả báo năm thứ bất tử và là người trường thọ bậc nhất.

A-nậu-lâu-đà là tiếng Phạn, dịch là Vô Bần. Nhơn duyên của ngài cũng là một công án. Vào thời Đức Phật Phất-sa, thế giới đương bị đói kém (năm mất mùa), người người không có cơm ăn, chỉ ăn gốc cỏ, lá cây. Đương thời có một vị Bích Chi Phật đi hóa duyên, hai tuần lễ ngài mới đi hóa duyên một lần, hóa duyên đủ để ăn hai tuần lễ, nếu hóa duyên không được thì hai tuần lễ đó không ăn chi hết. Lần nọ ngài xuống núi hóa duyên nhưng không gặp ai cúng dường cả, ngài định mang bát không trở về. Trên đường về ngài gặp một người nghèo (tiền thân A-nậu-lâu-đà) đương ăn cái bánh làm bằng hạt cỏ (nó là thứ gạo kém giá trị nhất trong các loại hạt), người ấy thấy vị Bích Chi Phật mang bát không trở về bèn nói: "Vị Thánh giả này, ngài hóa duyên không được, ngài có muốn ăn bánh cỏ của tôi không? Nếu ngài thích, tôi sẽ đem cúng dường ngài."

Vị Bích Chi Phật thấy người ấy thành tâm cúng dường mình như thế bèn tiếp nhận sự cúng dường của anh ta. Ăn xong, vị Bích Chi Phật mới vọt lên hư không hiện ra mười tám thứ thần biến rồi đi. Người nghèo ấy vẫn tiếp tục cày ruộng. Bỗng nhiên, người ấy thấy một con thỏ cứ chạy tới chạy lui từ trước ngực ra sau lưng mình, làm cách gì cũng không bắt được để ném đi. Người ấy sợ hãi quá mà lúc đó cũng không có ai giúp đỡ để bắt con thỏ, bèn chạy về nhà thì con thỏ này đã chết nên anh kêu vợ bắt con thỏ chết ra. Khi bắt thỏ ra thì thỏ chết ấy biến thành vàng. Anh ta chặt chân con thỏ vàng đem đi bán, đổi được rất nhiều tiền, chân thỏ mọc lại như cũ. Do đó mà được quả báo chín mươi mốt kiếp không bị nghèo khó. Trong kiếp này ngài là con của vua Bạch Phạn. Vua Bạch Phạn là em vua Tịnh Phạn (cha của Đức Phật), ngài là em chú bác với Phật. Mỗi khi Phật thuyết pháp ngài hay ngủ gục. Có một hôm Phật quở ngài: "Chà, ngủ gì dữ thế? Giống như loài ốc sên sò hến quá vậy, một giấc ngủ cả mấy ngàn năm không được nghe đến tên Phật." Ngài bị Phật quở nên tu hành rất tinh tấn suốt bảy ngày đêm không ngủ. Nhơn vì không ngủ nên đôi mắt bị mù. Sau đó Phật thương xót bèn dạy cho ngài tu Kim Cang Chiếu Minh Tam-muội. Ngài tu Tam-muội này liền chứng được Thiên nhãn thông, nhìn thấy tam thiên đại thiên thế giới như thấy trái Am-ma-la trong lòng bàn tay, cho nên ngài được gọi là Thiên nhãn đệ nhất.

Và các vị đệ tử lớn như vậy nhiều nữa. Như vậy, tức là kể ở trước từ ngài Trưởng lão Xá-lợi-phất cho đến A-nâu-lâu-đà mười sáu vị Tôn giả, lại còn có rất nhiều vị đệ tử khác chưa được nói tên họ ra. Các vị đệ tử này chính là hàng đệ tử thượng thủ của Phật.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :