Thư Viện Hoa Sen

07 Kinh Giảng

06/10/201012:00 SA(Xem: 15692)
07 Kinh Giảng


KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ GIẢNG THÍCH

Tỳ Kheo Thích Hằng Quang

Kinh Văn: 

Đức Phật bảo A NanVi Đề Hy: " Người Hạ Phẩm Thượng Sanh là".

Hoặc có chúng sanh tạo những nghiệp ác. Người ngu như vậy, dầu chẳng hủy báng Kinh điển Phương Đẳng Đại Thừa, mà tạo nhiều việc ác, không có tàm quí. Người này lúc lâm chung, gặp thiện tri thức vì họ mà nói mười hai bộ Kinh Đại Thừa danh tự đầu đề. Do nghe tên các Kinh như vậy, dứt trừ ngàn kiếp ác nghiệp cực trọng. Người tri kia lại bảo chắp tay, xưng Nam Mô A Di Đà Phật. Do xưng danh hiệu Phật nên trừ năm mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc ấy Phật A Di Đà liền sai Hóa Phật, hóa Quán Thế Âm, hóa Đại Thế Chí đến trước hành giả, khen rằng: Nầy thiện nam tử ! Vì ngươi xưng danh hiệu Phật, các tội tiêu diệt, ta đến rước ngươi. Nghe lời nói ấy rồi, hành giả liền thấy quang minh của Hóa Phật chiếu sáng cả nhà. Thấy rồi hoan hỉ mạng chung, ngồi bửu liên hoa theo sau Hóa Phật, sanh trong ao báu Cực Lạc thế giới . Qua bốn mươi chín ngày hoa sen mới nở. Đương lúc hoa nở, Đại bi Quán Thế Âm Bồ TátĐại Thế Chí Bồ Tát phóng đại quang minh đứng trước người ấy, vì người ấy nói thậm thâm nhị bộ Kinh. Người ấy nghe rồi tin hiểu phát Vô Thượng đạo tâm. Qua mười tiểu kiếp, đủ bá pháp minh môn, được nhập bậc Sơ Địa. Đây gọi là người Hạ Phẩm Thượng Sanh vậy".

Lược giảng:

Đoạn kinh này nói về người được sanh vào bực Hạ phẩm thượng sanh. 

"Sơ Địa" là bước đầu vào hàng Bồ Tát đại thừa, mới đầu vào cảnh giới Bồ Tát nên gọi là sơ địa.

Những chúng sanh chuyên làm những việc ác, tức là không làm được việc thiện. Nhưng không phải là người cực ác, tuy không hủy báng Kinh điển Đại Thừa, nhưng tạo nhiều việc ác, lại không có tàm quý

Tàm quý nghĩa là hổ thẹn. Quí vị hãy thận trọng trong khi tu hành là không nên huỷ báng Kinh điển Đại thừa Phương Đẳng nhé, phải phát lòng thành, đừng nói đọc tụng kinh này không phước đức hay nhiều ít v.v.... Tốt nhứt không nên nói, vì chúng ta chưa chứng hiểu được cái đạo lý sâu xa bên trong của nó, nên không thể nào biết được oai lực của Kinh Đại thừa như thế nào, người Phật tử Không nên đem chuyện này mà đùa được. Ở trên nói "tuy là không huỷ báng kinh điển đại thừa" chúng ta nên suy nghĩ cái ý trong đây.

Người này khi lâm chung gặp được bậc thiện trí thức vì người này mà nói danh tự đầu đề của mười hai bộ kinh, nhờ nghe tên các bộ kinh như vậy mà diệt được nghiệp dữ rất nặng trong một ngàn kiếp? tôi phải bỏ vào đây một dấu hỏi? Để quí vị có thể tham quán Phước đức của thọ trì kinh điển như thế nào, chỉ nghe được tên đề của bộ Kinh mà diệt được tội dữ rất nặng trong ngàn kiếp, huống gì là nghe được trọn bộ kinh ư? 

Đừng giống như người không may mắn sanh ra bị mù, cho rằng quả địa cầu này chỉ là một trái dưa hấu, thật là đáng thương. "kiếp ở đây là đại kiếp chớ không phải là tiểu kiếp. một tiểu kiếp có một tăng một giảm, việc này như thế nào? Tuổi thọ của con người bắt đầu từ tám mươi bốn ngàn năm, sau đó mỗi một trăm năm giảm đi một tuổi gọi là kiếp giảm, (thời giảm). Giảm đến 10 tuổi thì dừng, từ 10 tuổi mỗi một trăm năm thì tăng thêm một tuổi tăng đến 84.000 tuổi thì dừng gọi là kiếp tăng(thời tăng). Một tăng một giảm gọi là một tiểu kiếp. Chúng ta lấy 84.000 trừ cho mười lại chia cho 100, đáp số này là một kiếp tăng cũng là thời gian kiếp giảm. Lấy đáp số nhân cho hai, bằng bao nhiêu thì quí vị tự điền vào, vì tôi không phải là toán sư ((84000 -10) : 100 = 8.399.000 x 2 = 16.798.000 năm)). Vậy một tiểu kiếp chúng ta có khoảng mười sáu triệu tám trăm ngàn năm (lấy số chẳng cho dễ nói). 

Một trung kiếp có hai chục tiểu kiếp, chúng ta lấy đáp số lúc nãy nhân cho 20 là một trung kiếp,(16.798.000 x 20 = 335.960.000 năm).

Một đại kiếpthời kỳ thành và hoại của một tam thiên đại thiên thế giới, tức lá kiếp thành, kiếp trụ, kiếp hoại và kiếp không (thành, trụ, hoại , không) bốn trung kiếp này là một đại kiếp. Như vậy, một đại kiếp có khoảng một tỷ ba trăm bốn mươi ba triệu, tám trăm bốn chục ngàn năm (335.960.000 x 4 = 1.343.840.000 năm).

Quí vị nghĩ có nhiều không? Chỉ nghe được tên đề của một bộ kinh mà có thể diệt được ngàn kiếp ác trọng nặng,(1.343.840.000 x 1000 =1.343.840.000.000 năm) mà lại dám nói là không công đức, là dành cho người cao tuổi, tôi nói vì bạn không có đủ duyên này, thật là tội nghiệp. Tuy nhiên Quí Phật tử không nên sanh tâm phân biệt nhé, vì một khi bị động tâm thì nó sẽ biến mất đấy, tốt nhứt là không nên chấp trước, được như vậy thì không thể tính đếm được. Chư Phật, Bồ Tát không đi tìm cũng không chấp cho nên Các Ngài được viên mãn, sống một cách tự tại, còn chúng ta đối với mọi việc, cái gì cũng chấp nên không có. Vậy nó mất rồi sao? Nó có biến mất hay không hãy tự hỏi mình, không ai có thể trả lời thế bạn, Chư Phật chỉ là bực đạo sư mà thôi.

Thí vụ, có người đang đói, không còn sức lực gì, quí vị thấy vậy liền giúp họ nấu cơm dùm họ. Người này dùng cơm xong, thời lấy lại sức, mạnh có thể tự mình nấu cơm rồi. Cũng vậy, khi giảng kinh không nên để tâm vướng mắc, bằng không một phần công đức cũng không có huống gì là được trọn vẹn. Quí vị có hiểu tôi nói gì không?

Chư Phật vì tấm lòng đại từ bitận tâm dạy cho chúng ta môn học làm giàu đấy, đó là gì? Chính là đào mỏ vàng, hãy cố gắng ra sức đào đi, sau này bạn không cần phải bận tâm mình là người nghèo khổ nữa. Đào hay không thời ở quí vị, chư Phật đã vì chúng ta chỉ cách đào và khẳng định dưới đó toàn là châu báu. Muốn được vàng thời phải ra công để đào, chớ không thể ngồi một mà có được.

Mười hai bộ kinh là:

1. Trường hàng
2 Trùng Tụng
3. Thọ Ký
4. Độ Nhơn Duyên
5.Thí Dụ
7.Bổn Sanh, 
8. Bổn Sự
8. Phương Quảng
9. Vị Tằng Hữu
10.Bất Vấn Tự Thuyết
11. Phúng Tụng (Cô khởi)
12.Luận Nghị 

Đối với người chuyên làm việc ác không tự biết hổ thẹn như vậy, vị trí thức này đã vì họ mà nói ra tên của các kinh điển đại thừa, rồi bảo với họ:"hãy chắp tay mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật, do người này phát tâm chơn tín xưng Nam Mô A Di Đà Phật (nếu không phát tâm chơn tín thì niệm Phật để làm gì?Bạn hiểu tôi rồi chứ?)do xưng danh hiệu Phật, nên lúc đó hóa thân của Phật, hóa thân của Bồ Tát Quán Âmhóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí đến trước người đó mà khen ngợi và được vãng sanh

Quí vị nghĩ xem, chỉ nghe được tên đề của kinh mà diệt được ngàn kiếp, Phật Thích Ca lại cho chúng ta biết là vì người làm việc ác này khi lâm chung phát tâm chơn tín xưng danh hiệu của Phật, diệt được năm mươi ức kiếp tội sanh tử, huống gì là có người cả đời chỉ làm thiện hoặc phát tâm lành chơn tín mà niệm thì không biết diệt được là bao nhiêu tội trong đường sanh tử

Một ức là mười triệu, ở đây là ngũ thập ức tức là năm trăm triệu kiếp (10.000.000 x 50 =500.000.000), kiếp ở đây chính đại kiếp, vậy quí vị hãy tính thử xem là được bao nhiêu năm của chúng ta? (1.343.840.000.000 x 500.000.000 = 671.920.000.000.000.000.000 năm) , tôi chỉ e rằng số này không đọc được, chỉ thành tâm niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật mà diệt được 500 triệu kiếp, vậy sao dám nói là pháp môn niệm Phậtđơn giản, dành cho người hạ căn thấp kémdị đoan v.v ... Tuy nhiên, ở đây xin nói rõ, cho Phật Tử biết rằng; là không sanh tâm tăng thượng, ỷ lại mà không sửa lỗi lầm, thời chẳng được gì cả, ở trong Đức Phật nói là chơn ngôn, với người cận đứng trên đường, lui tới không quyết định được, thời là như vậy, còn chúng ta, nếu được phước đức nhiệm mầu như vậy, rồi sanh tâm kiêu mạng, ỷ vào phước đức, xin thưa địa ngục thì có phần chớ Cực Lạc không đến được đâu, cho nên cần phải biết.

Có người tự cho mình là trí thức, chứng ngộ thật tướng các pháp v.v.... thì hãy tự mình hưởng lấy, còn chúng sanh khác họ chưa chứng ngộ cũng không có trí tuệ, nên không thể thắng được ma vương nên phải nương vào tha lực của Phật mà vào. Đã không giúp họ được gì thì cũng đừng làm cho họ sanh tâm lo sợ rằng:" không biết mình niệm Phật có phải đúng pháp môn không? Có phải tu theo lời dạy của chư Phật không? Thì thật tội nghiệp cho họ lắm. mặt phải là như vậy, còn mặt trái là sao? Chính là phỉ báng Như Lai. Mà tội này không phải là tội nhẹ mà là tội khi Quân đó (xin mượn từ này để diễn tả). Người Phật Tử chơn chính không nên nói hay tranh cãi pháp môn này tốt pháp môn kia không tốt, vì mỗi mỗi đều là thật tướng cho nên chưa chứng được thời không thể nào hiểu, cũng là câu nói đó, tốt nhứt là không nên nói. 

Nói đến đây sẽ có người cho mình là trí thức, bác học đa tài, chứng ngộ Phật Pháp v.v....? Sẽ bảo "tôi không tin đâu, làm sao chỉ niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật mà có thể diệt trừ được nhiều tội kiếp sanh tử như vậy?"

Không tin cũng chẳng có sao, nhưng tuyệt đối là không nên sanh tâm phỉ báng, giảng giải kiểu trí thức, chứng ngộ của mình, làm cho ngươì khác sanh tâm bất thối, mất lợi ích của chúng sanh. Tội này không phải nhẹ! 

Tôi nói thật cho quí vị biết, đối với sự lợi ích của việc này tôi không sao hiểu được, vì đây là những hạnh nguyện sâu xa của Chư Phật, vì những chúng sanh ngu muội như chúng ta mà phát đại thệ nguyện làm lợi ích cho chúng sanh mà có, chớ không tự nhiên mà được. Đã nói là hạnh nguyện sâu xa của Chư Phật, thì làm sao lấy cái trí tuệ nhỏ bé hạn hẹp của tôi mà hiểu được. 

Cho nên đối với việc này, chúng ta hãy phát tâm chánh tín, làm người thiếu học, ngu si một chút mà phát lòng chân tín vững chắc với đức Như Lai. Trong thời bây giờ người thật sự muốn được giải thoát chơn chánh, tốt nhứt là hãy quên đi mình là ai, như vậy mới không nhận ra những chỗ lỗi lầm trong khi tu đạo, nếu quá thông minh quí vị sẽ nhận ra đấy, một khi nhận ra rồi thời sẽ bị ma vương khấy nhiễu, hãy như là người hành khất, dốt nát thô sơ, như vậy ma vương sẽ không chú trọng đến, mà đến thử thách quí vị. 

Vốn đâu có tài đức gì, cũng không có danh vọng gì thì cần chi phải thử thách. Như vậy quí vị nghĩ xem có tốt hay không?

Công ơn tế độ của chư Phật, không có thể nào dùng lời nói của thế gianca ngợi được, muốn đáp báo công ơn này, tốt nhứt là hãy dùng tiếng hát chân ngôn để ca tụng, vì Phật chỉ nghe hiểu được những gì chân thật mà thôi, không như chúng ta tự cho mình là người cao quí, nhưng lời nói hành vi đều giả dối, chuyên gạt kẻ khác, để thỏa mãn lòng tham lam ích kỷ của mình, với những ngôn từ này Phật sẽ không hiểu đâu. Chúng sanh là người thông minh tuyệt đỉnh đối với những môn học này. Nói đến đây, nương Phật lực, tôi rất vui, nên muốn làm bài kệ tán rằng: 

Nhứt cú Di Đà vạn pháp vương
Ba tâm vắng lặng, mười phương tỏ bày
Thanh tịnh trang nghiêm thật vi diệu
Mười phương ca tụng đấng pháp vương
Chân tâm biểu lộ diễn ma ha
Niệm Di Đà không sai biệt
Y theo bổn nguyện độ chúng sanh
Niết bàn tịch diệt vắng lặng trông
Ba đời chư Phật đồng khen tụng
Vô Lượng Giác đại thánh Vương
Nguyện lực thành tựu không thể lượng.

Thật vậy đó quí vị, sáu chữ này không thể đo lượng được đâu? Đối với phàm phu chúng ta hiểu đến đâu thời nghĩa nó sẽ rộng đến đó, đối với hết tất cả chín pháp giới, tuỳ vào quả vị của mình, mà hiểu đến đó, chỉ có chư Phật mới có hiểu hết được, Nhưng kỳ thật thay, chư Phật vì đã hiểu hết, nên không có lời để nói, còn chúng ta là người không hiểu, nên có rất nhiều chuyện cần phải nói. Quí vị hiểu ý tôi không? Tốt nhứt đừng trả lời là hiểu, vì sao? nếu có người trả lời là hiểu, thời ma vươngthân quyến của chúng sẽ nói,:"Người này không có định? (tức là thiền định đó).

Tôi vốn sanh vào gia đình nhà nông, gia đình bên nội ngoại đều theo đều theo ngoại đạo ( sau này bên ngoại về với Phật giáo). Khi còn nhỏ (khoảng 7 , 8 tuổu) tôi rất là nghịch. Đến nơi này quậy phá rồi đến nơi kia. Vì tôi rất ham vui, nên thường với những người bạn cùng lứa tuổi, thường rủ nhau lấy đất non về làm tượng trâu chơi, có hôm, vì chơi quá vui nên cùng chúng bạn, lấy xìn trọi lẫn nhau, vì ham chơi nên tôi phải bị đòn.

Khi mẹ của tý (bạn của tôi) đến mắng vốn cha mẹ tôi, lúc đó cha tôi kêu về mà dạy, tôi rất sợ là mình sẽ bị đòn, về đến cửa tôi không dám vào. Lúc đó mẹ của tôi bảo con vào tắm rửa cho sạch, đã biết lỗi thời cha con sẽ không đánh con đâu", nghe mẹ nói như vậy, tôi vững bụng hơn một chút. Khi tắm xong, cha tôi bảo tôi lên giường cúi, ông ta đang cầm một nhánh roi phưng diệp, tôi chưa bị đánh mà đã khóc, tôi bảo với mẹ, sao mẹ gạt con? Tôi lên giường và nằm yên, cha tôi dạy bảo nhiều điều, rồi đánh tôi hai roi và nói, " con có biết lỗi của mình chưa?" Vì bị đánh hai roi vào đích, rất đau nên tôi sanh nên sanh tâm giận cha mình, và nói trỏng:" Không" Ông ta liền bủa vào tiếp vài roi nữa, vừa đánh vừa nói những lời dạy bảo tôi, vì quá đau nên tôi càng không khuất phục(tôi rất lớn gang) kêu mẹ cứu tôi nhưng mẹ lại tránh đi chỗ khác, khi ông ta đánh vào tôi một roi nữa, lúc này có thể nói tôi chỉ có biết đau mà thôi, vì quá đau nên từ miệng hốt lên tám chữ:

" Nam Mô A Di Đà Phật Cứu Con". 

Kỳ diệu thay! Không những cha tôi không đánh tôi mà còn an ủi tôi nữa, mọi người trong gia đình đều không biết câu này là gì ý nghĩ ra sao? vì họ không có tin đạo, đừng nói là họ không biết, mà tôi lúc đó cũng chẳng biết sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật này là gì. Đây là lần đâu tiên mà tôi biết được sáu chữ này. Nhưng qua trận đoàn thì tôi không còn biết đến sáu chữ này nữa, không những là không biết niệm mà không còn nhớ nữa,là không nhớ thật chớ không phải tôi cố quên đâu. Nhờ vào sáu chữ đại hồng danh này, mà tôi được thoát khỏi sự đau đớn, chuyện này làm thắc mắc cho rất nhiều người trong gia đình và hàng xóm của tôi. Rieng với bản thân tôi cũng không biết là taị sao. Nhưng bây giờ thời tôi không có thắc mắc nữa.

Quí vị nghĩ thử coi, ơn của Phật không thể nào nói hết. Ngài đã cứu giúp tôi thoát khỏi trận đòn roi, mà nay lại ra ơn cứu tôi, bằng cách khiến cho tôi gần gũi Tam bảo, cận kề đức Như Lai. Này quí Phật Tử! hãy tự mình chọn cho mình con đường trông sán mà đi, hãy tự mình chứng lấy thì sẽ cảm nhận được, nói ra mọi người cũng không hiểu, nên đừng chú trọng vào những gì tôi nói nhé!

Điều mà chúng ta cần làm là phải sửa đổi, vậy cần phải sửa đổi cái gì? Chính là sửa đổi tham sân si, sửa dối trá thành thật, sửa méo thành tròn, sửa ích kỷ thành bố thí v.v....

Người học Phật điều căn bản là phải làm thật, nói thật và nghĩ thật. Có người sẽ cho ba thứ này đơn giản nên không để tâm chú trọng đến nó, mà tìm hiểu những chân lý sâu xa. Đừng cho là đơn giản, hãy tự hỏi đã làm được chưa? 

Nền móng chưa được xây vững, mà vội xây lầu cao lên rồi, thời sao không bị sập, cho nên người học Phật căn bản trước tiên hãy học và thực hành những căn bản này trước đi.

Một khi tham sân si dừng nghĩ, thời có gì mà không thông hiểu, cần chi phải tìm cầu ở khắp nơi, chúng vốn là ở ngay trong quí vị, muốn tìm được sự giải thoát ở ngoài cái tâm này mà có hay sao? Cho nên làm những gì quí vị muốn làm, nói những gì quí vị muốn nói. 

Này! Hỡi Phật Tử mến yêu của tôi ơi! hãy cố gắng lên làm theo lời dạy của đức Như Laidụng công chân thật, hãy quên mình là ai, ngày đêm phòng thủ cái tâm này đừng để chúng có cơ hội nổi dậy thiêu đi những gì mà quí Phật Tử đã bỏ công xây đắp.

Nam Mô A Di Đà Phật! Tuyệt diệu, nguyện xin từ bi, nhiếp hộ cho người chân thật vững tâm kiên cố trên đường giác ngộ . Nước mắt này rơi không phải vì khổ mà rơi, mà vì cảm nhận được công ơn của Đức Như Lai, cho nên chúng ta cùng nhau niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật nhé.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Kinh Văn: 

Đức Phật bảo A NanVi Đề Hy: " Người Hạ Phẩm Trung Sanh ấy. Hoặc có chúng sanh hủy phạm ngũ giới, bát giớicụ túc giới. Người ngu này trộm của vật Tăng Chúng, trộm của vật hiện tiền Tăng, bất tịnh thuyết pháp, không có tàm quí, dùng các ác nghiệp để tự trang nghiêm. Người tội như đây do nghiệp ác phải đọa địa ngục đồng thời hiện đến. Gặp thiện tri thức, vì lòng đại từ bi, vì người ấy mà khen nói Thập Lực oai đức của đức Phật A Di Đà, rộng khen quang minh thần lực của đức Phật A Di Đà, cũng tán dương Giới, Định, Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến. Người ấy nghe rồi trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lửa mạnh địa ngục biến thành gió mát, thổi các thiên hoa bay đến. Trên hoa đều có Hóa Phật, Hóa Bồ Tát tiếp rước người ấy. Trong khoảng một niệm liền sanh trong hoa sen nơi ao báu Cực Lạc thế giới. Qua sáu kiếp hoa sen mới nở. Quán Thế Âm Bồ TátĐại Thế Chí Bồ Tát dùng phạm âm thanh an úy người ấy, vì người ấy mà nói Kinh điển Đại Thừa thậm thâm. Nghe pháp rồi, người ấy liền phát tâm Vô Thượng Đạo. Đây gọi là người Hạ Phẩm Trung Sanh vậy".

Lược giảng:

Hoặc có chúng sanh phạm hủy năm giới, tám phần trai giớigiới cụ túc, những giới này đã giải thích phần ở trên, ở đây Phật dạy cho chúng ta, là người được sanh vào Hạ Phẩm trung sanh là: Những chúng sanh ngu muội không có tâm chánh tín đối với Phật Pháp, mà tự phạm giới, ở đây nói cả hai giới, xuất giatại gia. Họ vì mục đích nào đó mà lẫn trốn vào Phật Pháp hoặc làm cư sĩ, hoặc là xuất gia, tuy sống với Phật, uống thuốc giải độc, nhưng họ lại không thể nào giải độc được cho mình, mà lại còn phạm những giới mà họ đã thọ, lại sanh tâm trộm cắp của Tăng đoàn, (trộm cắp này lớn hơn giới trộm cắp của hàng tại gia và hàng xuất gia, vì đây là trộm cắp của chúng tăng nên phải nói riêng), hiện tiền tăng là vật riêng của một vị tăng nào đó. 

"bất tịnh thuyết pháp" là những người vô liêm sĩ, ỷ mình có chút trí tuệ, giảng kinh sai lệch, không thuận hợp với Phật pháp, vì họ đâu phải vì chúng sanh mà thuyết, mà vì thỏa mãn tâm tham lam danh vọng ích kỷ của mình mà thuyết ra những điều thuận theo thỉnh giả, nếu không họ sẽ không tin và hầu hạ cúng dường cho mình nữa. Thật đau lòng thay, là người Phật Tử khi thấy những ngoại đạo tà tri tà kiến, giảng nói những việc vu vơ, tâm đau như cắt, mà nay trái lại, chính là những vi trùng trong con Sư tử tự sanh ra ăn hết thân thể của con Sư Tử kia.

Đã là người Phật Tử có nên sanh tâm hổ thẹn không? Trả lời sao với chúng sanh? Có đáng được người khác tôn kính hay không. Đừng ham có nhiều người cung kính mình quá nhé, mà hãy xem coi mình có đủ tài đức nhận lấy hay không? Bằng không sẽ mất nợ thí chủ, là người tu đạo, mục đíchsự giải thoát. Đã vào trường Phật giáo tức là phải học cách thảo gỡ những mối dây ràng buộc kia, đừng cố thắt chặt vào nhé, quá chặt sẽ không gỡ nỗi đâu.

Thơì bây giờ, có một gương để Quí Phật Tử (xuất giatại gia) có thể xem mà không nên phạm vào, đó là tấm gương Thiên Sự mà chúng tôi đã giảng vào năm trước. (Phần chú thích của ngươì viết lại: Thiên Sự là tên của một nhân vật được dùng trong bài giảng; "Phật Pháp sẽ về đâu?")

Họ lấy những việc như vậy để che lấp cho cái hố tham vọng không cái đáy của họ, rồi một ngày kia rũi lỡ một bước thì sẽ rơi vào hố sâu đó, mà không phải do ai đã đào sẵn cho mình, mà chính mình tự đào cho mình đấy.

Những người, không biết hổ thẹn như thế, sẽ đoạ vào địa ngục, nhưng gặp được bực thiện tri thức vì họ khen ngợi mười sức lực trí tuệ của Phật, và ca tụng oai thần Phật A Di Đà,, khen giới Định, Tuệ, Giải thoátt, sự giải thoátt tri kiến, khi nghe vị thiện tri thức khen ngợi việc như trên, người này liền trừ được tám mươi ức kiếp tội sinh tử.(1343840000000 x 800.000.000 = 1.075.072.000.000.000.000.000 năm)

Thập trí lực là:

1. Tri thị xứ phi xứ trí lực 
2. Tri tam thế nghiệp báo trí lực 
3. Tri nhất thiết sở đạo trí lực 
4. Tri chủng chủng giới trí lực 
 5. Tri chủng chủng giải trí lực 
6. Tri nhất thiết chúng sinh tâm tính trí lực 
7. Tri chư thiền giải thoát tam-muội trí lực 
8. Tri túc mệnh vô lậu trí lực 
9. Tri thiên nhãn vô ngại trí lực 
10. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực 

Kinh Văn:

Đức Phật bảo A NanVi Đề Hy: " Người Hạ Phẩm Hạ Sanh ấy.
Hoặc có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được. Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia được, thì ngươi xưng danh hiệu Vô Lượng Thọ phật, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy: Nam Mô A Di Đà Phật. Do xưng danh hiệu Phật, nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng chung, thấy kim liên hoa dường như mặt nhựt trụ trước người ấy. Như khoảng một niệm, liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quán Thế Âm Bồ TátĐại Thế Chí Bồ Tát dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói thiệt tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Đây gọi là người Hạ Phẩm Hạ Sanh vậy".

Lược giảng:

"Ngũ Nghịch" là năm thứ nghịch. Năm thứ nghịch đó là:
1. Giết Cha
2. Giết Mẹ
3. Giết A La Hán
4. Phá hòa hiệp Tăng: là làm ra sự bất hòa giữa với
5. Làm cho Thân Phật ra máu là làm cho thân Phật chảy máu,
Chúng ta chắc ai cũng biết là có mười việc cần phải làm, ở đây nói là mười việc ác tức là người này làm trái lại với mười việc thiệnchúng ta cần phải làm. Thập ác này thành ba phần. Thân có ba ác, Khẩu có bốnác và ý có ba ác.
 

Thân có ba ác là:

1. sát sanh 
2.Trộm Cướp
3. Dâm Dục (tại gia tà dâm)
'

Miệng có bốn ác là:

1. Nói dối
2. Nói lời thêu dệt
3. Nói hai lưỡi (đôi chiều)
4. Nói lời ác
 

Ý có ba ác là:

1. Tham lam
2. Sân hận
3. Sanh tâm ngu si ( tà kiến).
"đủ các việc bất thiện" chình những thứ không thiện đối ngoài với mười việc ác này.

Đó là mười sáu pháp quán trong kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Kinh Văn:

Vi Đề Hy cùng năm trăm thị nữ nghe lời đức Phật nói về mười sáu pháp quán ấy, liền lúc đó thấy tướng rộng lớn Cực Lạc thế giới. Được thấy sắc thân Phật A Di Đà và hai Bồ Tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, lòng rất hoan hỷ khen chưa từng có. Vi Đề Hy thoát nhiên đại ngộ được Vô Sanh Nhẫn. Năm trăm thị nữ phát tâm Vô Thượng Bồ Đề nguyện sanh Cực Lạc thế giới. Đức Thế Tôn thọ ký đều sẽ vãng sanh. Sanh nước Cực Lạc rồi được chư Phật hiện tiền tam muội. Còn có vô lượng chư Thiên phát tâm Vô Thượng Đạo.

Lược giảng:

Đoạn kinh văn trên nói về sự thành tựu sau khi nghe kinh Quán Vô Lượng ThọĐức Phật giảng cho bà Vi Đề Hy cùng Tôn Giả A Nan, v.v.....

Kinh Văn:

Lúc bấy giờ Tôn giả A Nan từ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn ! Kinh này sẽ gọi là tên gì? Pháp yếu này sẽ thọ trì như thế nào?".

Lược giảng:

Cũng giống như mọi kinh khác, sau khi nghe Phật giảng xong thời có người thưa hỏi Phật. Thưa hỏi những gì? Phải hòi Ngài Kinh văn tên gì? và phải làm sao thọ trì? 

Kinh Văn:

Đức Phật nói: " Này A Nan ! Kinh này tên là Quán Cực Lạc Quốc Độ Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát.
Cũng có tên là Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Sanh Chư Phật Tiền.
Em nên thọ trì như vậy chớ để quên mất. Người hành tam muội này thì thân hiện đời được thấy Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ TátĐại Thế Chí Bồ Tát.

Lược giảng:

Lúc đó Phật trả lời với Tôn Giả A Nan rằng:" Kinh này tên Quán Cực Lạc Quốc Độ Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát". Đây là tên gọi của kinh mà chúng ta gọi tắt là Quán Vô Lượng Thọ, Tên đề của bộ kinh này lấy y nhị báo trang nghiêm mà đặt tên cho bộ kinh, y báo là cảnh vật tức là Thế Giới Cực Lạc trang nghiêm, Chánh Báo là người, tức là Tây Phương Tam Thánh vậy. 

Tên đề của bộ kinh này cũng có tên là :" Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Sanh Chư Phật Tiền". Đây có thể nói là quả của sự dụng công của hàng Phật Tử. Nhân tu mười sáu pháp quán cũng là dụng công tinh tấn niệm trì danh hiệu Phật, cho nên đây là quả. Những thứ nhân (pháp tu) này có công trừ diệt được quả khổ và hết nghiệp chướng của chúng sanh, trong một đời này, sau khi chết liền sanh vào chỗ Phật, cho nên gọi là " Sanh Chư Phật Tiền". Chữ chư có phải là nhiều không? Đúng vậy, chữ chư nghĩa là nhiều, nhưng cũng có nghĩa là một, nhứt tức là nhứt thiết, nhứt thiết cũng chỉ có một thôi, không nên để tâm phân biệt để làm gì?. Sanh Trước Đức Di Đà Như Lai thời là một, nhưng kỳ thật chẳng sanh trước đức Di Đà thôi mà sanh trước khắp mười Phương chư Phật, mà không mất một niệm. Như vậy mới Vô Lượng Thọ, nếu không cũng chẳng sanh để làm gì? Đừng hỏi tại sao, mà hãy dụng công chơn thật, một ngày kia, sẽ tỏ rõ mà thôi.

Chữ Chư nghĩa là nhiều, việc này như thế nào? 

Vì là chữ chư, cho nên người tu học theo pháp quán trong này, thì quí vị có thể sanh vào bất cứ nơi Tịnh Độ nào của Chư Phật mười phương mà không nhứt thiết sanh về thế giới của đức Từ Phụ A Di Đà. Cho nên đã nói, mười phương đều nằm trọn trong sáu chữ này. Quí vị có hiểu tôi muốn nói gì? 

Tôi nói mà tôi còn chưa hiểu, thì làm sao quí vị hiểu được tôi.

Mười Phương chư Phật ba đời
Tiếng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi
Khác thân đồng lời ca tụng đại Pháp Vương
Cõi nước trang nghiêm, tiếng âm thanh thoát
Vạn Pháp nhiệm mầu, nước rỉ Ma Ha
Tam Thừa tám giáo mười hai bộ 
Đều nằm trọn trong sáu chữ
Quy Mạng Đấng Vô Lượng Giác.

A Di Đà Phật ! Quí vị nghĩ xem, ở thế gian này, nếu như quí vị theo một phe phái nào đó, mà không theo phe phái khác, thời họ ghét bỏ chúng ta. Còn chư Phật lại khác với mọi người, Quí vị chỉ cần đem ba nghiệp thanh tịnh của mình mà niệm tên hiệu một vị Phật, thời là đã mua vé đi được khắp mười phương mà không bị chướng ngại, thử nghĩ xem diệu dụng của nó ra sao? Thật là tuyệt diệu! Tuyệt diệu! Tuyệt diệu,không thể nói hết.

Kinh Văn:

Nếu thiện nam, thiện nữ chỉ nghe danh hiệu Quán Thế Âm Bồ TátĐại Thế Chí Bồ Tát thì trừ vô lượng kiếp tội sanh tử, huống là nhớ niệm.

Lược giảng:

Câu này là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật bổ xung vào câu trả lời tên đề của kinh văn và muốn nhắc nhở cho chúng ta là :" nếu như có thiện nam tín nữ nào chỉ nghe được danh hiệu của hai vị đại Bồ Tát này thôi thì diệt trừ được vô lượng kiếp tội sanh tử huống gì là người thành tâm mà niệm". Cho nên, lúc đầu tôi đã nói, quí vị hoặc ở trong đời quá khứ đã trồng được thiện căn, hoặc đã từng cúng dường cho chư Phật trong đời quá khứ, nên nay mới được nghe trọn vẹn bộ kinh văn này. 

Trời hôm nay mưa dầm như vậy, mà mọi người không bị ngăn ngại bởi một cơn mưa lớn như vậy, thời biết đều là nhờ vào oai thần của Chư Phật, Bồ Tát vậy. Quí vị không những là không bị thối thất, mà còn bước lên thềm thang vô minh này để về tham dự Pháp hội

Kinh Văn:

Nếu là người niệm Phật, nên biết người ấy là hoa phân đà lợi trong loài người. Quán Thế ÂmĐại Thế Chí Bồ Tátthắng hữu của người ấy. Người ấy sẽ ngồi đạo tràng sanh vào nhà chư Phật".

Lược giảng:

Chúng ta hãy suy nghĩ kỷ câu văn kinh trên nhé. Phật dạy:"Nếu là người niệm Phật" ở đây nói là nếu là người niệm Phật, vậy hãy hỏi lại chúng ta, chúng ta có phải ngươì niệm Phật không? 

Có người sẽ bảo:" Tôi đang niệm Phật". Nếu như dám tự xưng mình là người niệm Phật thời phải biết mình là người niệm Phật như thế nào, đừng có niệm bằng miệng suông, mà tâm không hề niệm Phật, niệm phật là phải đem ba nghiệp thanh tịnh mà niệm, thời quí vị có thể biết rằng mình sau khi chết sẽ đi đâu, vì niệm Phật cho nên cần phải có chánh niệm? Đừng vì người ta khen ngợi mà niệm Phật, niệm kiểu này sẽ không linh đâu. Niệm Phật mà Phật để chúng ta niệm hay sao. Cũng là sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vậy!

Vài tháng trước, có nhiều người rất xôn xao về những chuyện niệm Phật vãng sanh lưu lợi xá lợi, có người hỏi tôi, việc này có thật không? Tôi cười và hỏi: Vậy là Cư Sĩ vì lưu xá lợi lại mới niệm Phật sao? 

Vị Phật Tử này không trả lời, và cười với tôi. Lúc đó tôi nói tiếp rằng: Nếu như vì lưu xa lợi mà niệm Phật, thời là đang niệm Tham, chớ nào đang niệm Phật, mà niệm tham thời là Đạo Ngạ Quỷ vậy.

Thật như vậy đó, chúng ta hãy xem tam tạng kinh giáo của Phật nói chung, kinh điển Tịnh Độ nói riêng. Có câu nào, chữ nào mà Phật dạy chúng ta rằng: niệm Phật để lưu xá lợi đâu? Ngài chỉ dạy, vì thoát Sanh Tửniệm Phật, chớ không niệm để lưu lại xá lợi. Cho nên Phật Tử chúng ta cần phải hiểu rõ rằng, niệm Phật là vì muốn cắt đứt sợi dây sanh tử trói buộc bao đời mà niệm, chớ không phải vì lưu xa lợi mà niệm Phật, nếu có tâm niệm như vậy, thời không thể nào đến được Thế Giới Vô sanh kia. 

Xá Lợi là do dụng công tu hành chơn chánh, Giới Định Tuệ mà có, tuy nhiên nó cũng là vật hữu vi không thật, thì mắc mớ gì đến chúng ta là những người muốn được thoát sanh tử. Dù cho, suốt đời của chúng ta hành trì chánh Pháp, dụng công thâm hậu, mà có để lại xá lợi đi nữa, cũng đâu mắc mớ gì đến chuyện vãng sanh của chúng ta, mà lại sanh tâm tham như vậy. Đám nhiễm trước xá lợi, thì làm sao vãng sanh được? 

Có điều duy nhứtchúng ta cần phải hiểu rõ, đó chính là niệm Phật để thoát vòng sanh tử,để làm sáng Phật Tánh của chúng ta mới niệm Phật, chớ không ngoài mục đích khác, nếu như quí vị không có tâm này, thời đừng hỏi Cực Lạc bao xa? vì sẽ không thể nào đến đó được, thì thử hỏi , hỏi xa hay gần để làm gì? 

Phải thật sự vì sanh tử mà niệm, phải niệm vì giác ngộ mà niệm, thời Phật này mới linh nghiệm. Đừng dụng công phu ở bên ngoài, cho người ta thấy, mà bên trong thời chẳng có Phật. Chúng ta niệm Phật cho Ma Vương nghe,để độ bọn chúng, chớ đừng niệm cho Phật nghe, nói cách khác là niệm Phật cho tham sân si dừng nghĩ, giúp bọn chúng nhập Niết Bàn, thời công đức vô lượng, quí vị không những là độ được một chúng sanh, mà độ đến 84 ngàn chúng sanh và giúp chúng hưởng được Thường Lạc Ngã Tịnh của Niết Bàn vậy.

Niệm Phật niệm hoài không dáng đoạn
Sáu căn thanh tịnh chứng vô sanh 

"hoa phân đà lợi" chính là hoa sen trắng. Quí vị có thấy không? Đức Thế Tôn ví người niệm như là hoa sen trắng. Tại sao ví người niệm Phật như hoa sen trắng trong loài ngươì? 

Vì trắng tượng trưng cho thanh khiết, thanh tịnh vô nhiễm, cho nên ví người niệm Phật như hoa sen màu trắng vậy. Người niệm Phật Phải như hoa sen trắng này, thời quí vị chính là người được tôn quý nhứt trong loài ngườichư thiên. Niệm được như vậy, thì quí vị chính là bạn hữu với nhị vị đại Bồ Tát Quán Thế ÂmĐại Thế Chí, không chỉ hai vị đại bồ tát này,mà vô lượng Bồ Tát mười Phương, cho nên niệm Phật là pháp tuyệt diệu là như vậy. Người Phật Tử như chúng ta hãy cố gắng dụng công chơn chánh, vì sanh tử mà niệm, vì Giải Thoát mà niệm. Chớ không vì những thứ danh lợi, tiền tài mà niệm, vì sự cung kính từ người khác mà niệm, ở trước mặt người ra vẻ mình đây là người niệm Phật, niệm phật mà chẳng biết Phật ở đâu, thời là vô ích. Nếu như có người vì những lý do này mà niệm Phật, thời đừng nói là có thể hết tham sân si, mà còn là bạn với ma. 

Đừng nói mình là hoa sen trắng kia, mà phải nói, mình chính là những con thiêu thân tự chui vào lửa.. 

Quí vị có muốn biết mình làm sao niệm Phật mà đượcc vãng sanh không? Chính là đem ba nghiệp thanh tịnh mà niệm Ngài, từng giờ từng phút phải tự nhắc cho mình biết là mình là người niệm Phật, chớ không phải đang niệm ma. Chỉ cần thành tâm và lòng chân tín đi kèm theo là niềm khao khát đoạn trừ đường sanh tửniệm Phật, thời quí vị không cần phải lo sợ gì nữa, như vậy đủ rồi, việc còn lại thì là công việc của đức Từ Phụ.

Chúng ta đang niệm Phật giống như chúng ta đang gởi email đến Phật vậy, niệm nhiều thời là quí vị gởi nhiều là email đến với Ngài. Những lá email này sẽ hiện trước máy vi tính của Ngài tức là trong ao thất bảo, mỗi câu niệm Phật thành tâm, thời hoa sen của quí vị sẽ tỏa sáng hơn, càng niệm nhiều thời hoa sen kia càng to lớn và tươi sáng hơn, còn niệm với tâm tham lam, sân hận, tà kiến, ích kỷ, tự lợi, nói dối, thời lá email này sẽ bị nhiễm virus, mà những con virus này không thể nào đến được máy vi tính của Ngài, vì nó được Protection bởi những đồ lượt rất tối tân, cho nên email của bạn không thể nào vào được ao thất bảo, bởi tâm thanh tịnh, và trí huệ sáng suốt của người ở đây.

Bạn có biết lá điện thư của bạn bị nhiễm virus loại nào không? Chính là nhiễm con siêu vi trùng khổng lồ có tên gọi là sanh tử, nó được kết tạo bởi tham lam, sân hận, tà kiến, ích kỷ, mưu cầu, nói láo, tự lợi. Cho nên người Phật Tử phải dùng sáu chữ đại hồng danh này, để lượt hết những loại virus đáng sợ này. Một khi quí vị giăng màng lưới được đan bằng sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, những con siêu virus như vậy, đều bị màng lưới này lọc đi, mà không bị sót một con virus nào dầu nhỏ như vi trần

Quí vị nghĩ máy Scan for virus này có tuyệt diệu không? Thật là tuyệt diệu! Quí vị không cần ra một đồng tiền nào để mua loại software này rồi, mà chỉ cần lòng thành và chơn tín của quí vị mà thôi.

Kinh Văn:

Đức Phật bảo Tôn giả A Nan: " Này A Nan ! Em nên ghi nhớ lời này. Người thọ trì lời này tức là thọ trì danh hiệu Phật Vô Lượng Thọ".

Lược giảng:

Như thế nào gọi thọ? Chính là sự tin tưởng chơn thật. Sao gọi là trì? Tức là ghi nhớ. Ghi nhớ cái gì nè? Ghi nhớ rằng ta là người hiện đang ở trong vòng sanh tử, lại ghi nhớ ta là người niệm Phật. Phải ghi nhớ rằng: đức Như Laichúng sanh trong đường sanh tử này mà phát ra những đại nguyện để cứu chúng sanh đang chìm trong bể khổ. Lại ghi nhớ rằng sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật chính là thuyền Bát Nhã sẽ chở và đưa chúng sanh cặp bờ giác ngộ giải thoát

Quí vị nghĩ xem, Đức Thế Tôn giảng hết mười sáu pháp quán tưởng để cho chúng sanh làm đường lối để tu hành, quán tưởng chứng được định, được sanh về thế giới Cực Lạc, nhưng lời sau cùng mà đức Phật phó chúc cho Tôn Giả A Nan là hãy ghi nhớ lời này, lời này chính là lời chân thật của đức Thế Tôn phó chúc như: "người thọ trì lời này chính là thọ trì danh hiệu Phật Vô Lượng Thọ ". 

Đã nói nhứt cú Di Đà vạn pháp vương, thơì không sai chút nào, Sáu chữ này giống như biển lớn, có thể chứa đựng những kho tàng khắp mười phương. Những dòng sông, ao hồ nước v.v... đều chảy về với biển, thì cũng vậy, tất cả pháp tu đều chảy vào một câu, đó là câu gì? chính là câu Nam Mô A Di Đà Phật

Pháp niệm danh hiệu Phật này chính là đường đi tắt để cho mọi người đi về với căn nhà của mình nhanh hơn một chút. Tu theo pháp môn khác chúng ta sẽ đi chậm hơn một chút, còn tu theo pháp môn này chúng ta đi về rất nhanh,. Thời kỳ mạt pháp này, đi đã khó rồi, huống gì là về với căn nhà của mình ư? Cho nên quí vị muốn về nhà của mình sớm hơn thời phải đi qua con đường tắt này.Đức Phật đã dùng tâm vô úy để giảng cái pháp môn mà chỉ có chư Phật mới thấu hiểu được. 

Chúng sanh lấy giả làm thật, truy tìm sự bên ngoài, sáu căn không thanh tịnh, chấp đông chấp tây. Dù Phật nói lời chân thật như vậy mà họ vẫn không quan tâm gì đến những lời Ngài dạy, nhưng Ngài vì lòng đại từ bi muốn họ sớm được thoát khỏi vòng sanh tử mà nói ra pháp môn này nên gọi tâm vô úy

Trong kinh Phật thuyết A Di Đà dạy, chư Phật đều hiện ra với tướng lưỡi rộng dài mà khen ngợi pháp môn này, và tán khen ngợi đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta là " hiện thân ở cõi đời ác thế ngũ trược này mà có thể tu hành để thành bực Chánh Giác là không phải chuyện dễ dàng, mà lại vì những chúng sanh tà kiếnthế gian này, là những chúng sanh lấy giả làm thật, mà lại vì họ nói ra pháp môn này còn lại khó hơn". Chư Phật đều công nhận là những lời dạy này thật khó tin được, vì đây đều là hạnh gnuyện sâu xa của Chư Phật, thì làm sao chúng sanh ở đây có thể biết được mà phát tâm tin tưởng, nhưng vì muốn cho họ được lợi ích này mà Phật thích Ca nói ra những lời chân thật như vậy, thiệt là không thể nghĩ bàn, "vị chư chúng sinh, thuyết thị nhất thiết thế gian nan tín chi pháp (kinh A Di Đà)". 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng nói với Tôn Giả Xá Lợi Phật Rằng:"Xá Lợi Phất! Đương tri ngã ư ngũ trược ác thế hành thử nan sự, đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề, thuyết thử nan tín chi pháp, thị vi thậm nan!"
 

Dịch:

Này Xá Lợi Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó!

Có người đối với pháp môn này phát lòng chánh tín, thời nên biết người đó chính là những đóa sen trắng ở trong biển người mênh mông mà không bị tà kiến che lấp con mắt pháp nhãn của mình. 

Nay chúng ta không những là chỉ nghe được danh hiệu của Phật mà còn nghe trọn vẹn những hạnh nguyện trang nghiêm của Ngài, thời không phải là chuyện dễ, cho nên hãy phát tâm tinh tấn mà hành theo pháp môn này, đừng thối thất, vì thân người khó đặng, nghe danh từ tam bảo lại càng khó hơn, mà nay chúng ta đã được thân người lại còn nghe được hạnh nguyện sâu xa của chư Phật và danh hiệu A Di Đà Phật nữa, thì việc này thật là hiếm, cho nên, chúng ta không nên phí thời giờ vô ích của chúng ta, mà phải siêng năng tinh tấn trì danh hiệu Phật, để sớm ngày thoát khỏi sông mê.

Nói tóm lại, những ai muốn thoát khỏi vòng vô minh, hãy nhứt tâm trì niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, thì sẽ được toại nguyện. Niệm tức là niệm Phật, chớ không phải là niệm chúng sanh, người niệm Phật cần phải ghi nhớ cho kỷ.

Quí vị muốn thọ trì những lời dạy phó chúc của đức Phật Thích Ca Mâu Ni tức là phải niệm Phật A Di Đà. Khi niệm hãy đem lòng thành của mình mà niệm, niệm đừng cho dáng đoạn, bạn niệm làm sao mà không còn tham, sân, si nữa. Mỗi khi niệm Phật, thời phải làm sao cho Ma Vương phải bỏ chạy thì mới là người niệm Phật tài giỏi.

Quí vị muốn độ sanh thời cần phải niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Hãy dụng công chơn chánh, với lòng chí thành sửa lỗi. Niệm đến lúc mà không còn thấy mình là người đang niệm Phật nữa, không còn thấy mình đang tinh tấn, dụng công tu hành. Tốt nhứt khi niệm Phật đừng cho người khác biết là mình đang dụng công, mà hãy để tâm thanh tịnh mà niệm, được vậy không bao lâu sẽ đắc được Niệm Phật Tam Muội.

Khó là khó uống nắng lúc bang đầu, cho nên phải cố gắng dụng công chơn chánh, tâm của quí vị không rời sáu chữ, một khi nó được chuyên nhứt, thời không cần phải lo nữa, vì lúc đó danh hiệu Phật đã hòa nhập với tâm của quí vị, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm chính là đạo lý này, bất cứ ai cũng có thể chứng được, Cho nên hãy cố gắng lên:

Thân lễ Di Đà Miệng trì danh
Ý không lơ nhiếp Phật Tâm
Mậy tan mưa tạnh trời sạch quang
Niệm Phật niệm luôn trong ý
A Di Đà Phật hiện toàn thân
Nhứt tâm thọ trì mười danh niệm
Cực Lạc trang nghiêm có phần sang
Chín Phẩm sen vàng lên giải thoát
Tịnh ba nghiệp trì danh hiệu Phật
Nháy mắt thoát khỏi Ta Bà khổ,
Cực Lạc Liên Trìdự phần

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: