Tuyển tập các câu hỏi - đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

19/01/20173:53 SA(Xem: 10707)
Tuyển tập các câu hỏi - đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

TUYỂN TẬP CÁC CÂU HỎI - ĐÁP
CÙNG THIỀN SƯ
U. OTTAMASARA SAYADAW

dịch bởi sư Chân Tuệ (sư Thư),
bạn Phật tử Lan- Nanika và
các thành viên các nhóm TGĐT.

U. Ottamasara Sayadaw

Thiền Sư U Ottamasara sinh ngày 26 tháng 10 năm 1969 tại bang Sagaing, Bắc Myanmar.
Năm 1986, Ngài tốt nghiệp cử nhân với tấm bằng xuất sắc. Không lâu sau khi hoàn thành bằng cử nhân (Tiếng Anh) tại trường Đại học Yangon, Ngài trở thành một doanh nhân trẻ thành đạt.

Sau năm 1999, Ngài phải ngừng lại công việc kinh doanh do tình hình kinh tế suy thoái. Được một người bạn giới thiệu, Ngài bắt đầu tìm hiểuthực hành thiền Vipassana tại Trung tâm Thiền Mogok. Khi đó, Ngài đã lần đầu tiên tiếp cận với giáo pháp của Đức Phậtlý thuyết về Vô ngã.

Sau đó, Ngài tham gia các khóa thiền tập tại Trung Tâm Thiền Quốc tế (International Meditation Centre - Thiền Sư U Ba Khin) và Trung Tâm Thiền Dhamma Joti (Dhamma Joti Meditation Centre - Thiền Sư SN Goenkaji) ở Yangon.

Sau khóa tu thứ 2 tại Trung Tâm Thiền Mogok – trung tâm Yangon, Ngài đã từ bỏ hoàn toàn tất cả tiền tài, danh vọng  để theo bước chân giải thoát cúa Đức Phật Thích Ca.

Như vậy chỉ sau 3 năm thiền tập, Ngài đã chứng ngộ sâu sắc Sự Thật Tuyệt Đối. Với lòng thành kính Đức Phật và những vị thầy của mình, Ngài bắt đầu dạy thiền Vipassana.

Với mong muốn giúp đỡ mọi người tiếp cận được với Sự Thật Tuyệt Đối, năm 2002, Ngài đã từ bỏ tất cả công việc kinh doanh, tài sản của mình và thành lập Tổ chức Wisdom Sharing với tên gọi “Từ Vô Minh đến Minh”.


Tổ chức này nhanh chóng trở thành một trong những nguồn cung cấp tư liệu về Vipassana quan trọng bậc nhất Myanmar và Ngài trở nên nổi tiếng trong cộng đồng Phật tử cũng như cộng đồng các tôn giáo khác tại Myanmar.

Năm 2002, dưới sự chỉ định của Thiền Sư U Nayyasagara, Ngài bắt đầu dạy thiền Vipassana.

Năm 2005, Ngài trở nên nổi tiếng với biệt hiệu “Thiền Sư Sóng Thần” (Tsunami Sayadaw) sau một loạt các VCDs thuyết pháp về nguyên nhân của hiện tượng sóng thần và những bài học cho nhân loại.

Năm 2007, Thiền Sư thành lập 2 trung tâm Thabarwa: Trung tâm Thiền Phố 45 (45th street Meditation Centre) tại nội thành Yangon và Trung tâm Thanlyin ở ngoại thành thủ đô Yangoon.

Ngày nay, Thiền Sư giảng Pháp và hướng dẫn thiền Vipassana tại nhiều viện nghiên cứu, trường học, bệnh viện và tư gia trong  và ngoài nước. Đặc biệt, Ngài không ngại khó khăn, sẵn lòng tìm tới thuyết pháp cho nhiều bệnh nhân hiểm nghèo ngay cả khi họ ở rất xa . Qua những lời dạy của Ngài, rất nhiều người, dù già hay trẻ, đau yếu hay khỏe mạnh, có thể tiếp cận được với việc thực hành để chuyển hóa “Từ Vô Minh đến Minh”, “Từ Tham Ái đến Từ Bi”, “Từ Sân Hận đến Buông Bỏ” và “Từ Ngã đến Vô Ngã’.
Với phong cách giảng dạy đặc biệt sâu sắc, trí tuệ tuyệt vờitâm từ rộng lớn, Thiền Sư U Ottamasara ngày càng trở nên nổi tiếng trong nước và quốc tế. Hàng năm Ngài phải thu xếp thời gian, công việc bận rộn trong nước để đi thuyết pháp, giảng thiền tại Singapore, Malaysia và Việt Nam. (Thiền Giữa Đời Thường)

(http://www.thabarwa.org/category/vietnamese/)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/11/2017(Xem: 5823)
17/07/2021(Xem: 7803)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.