Hãy đọc các dòng chữ trong tâm thức mình

20/06/20173:11 SA(Xem: 17875)
Hãy đọc các dòng chữ trong tâm thức mình

Hoang Phong chuyển ngữ

HÃY ĐỌC CÁC DÒNG CHỮ TRONG
TÂM THỨC MÌNH
Nhà xuất bản Hồng Đức 2017

 Hay doc cac dong chu trong tam thuc minh

Lời Tựa

            Upasika Kee Nanayon, tác giả quyển sách này là một nữ cư sĩ Thái lan. Chữ upasika trong tiếng Pa-li và tiếng Phạn có nghĩa là một cư sĩ phụ nữ. Thật thế, bà là một người tự tu tậpsuốt đời chỉ tự nhận mình là một người tu hành thế tục, thế nhưng giới tu hành và người dân Thái lại rất kính phục và xem bà là một trong những thiền sư lỗi lạc nhất trên quê hương họ trong thế kỷ XX. Các bài giảng của bà được ghi chép hoặc thu băng và lưu lại cho đến nay đã được in ra thành sách và được dịch sang các ngôn ngữ Tây Phương. Cộng đồng Phật giáo ngày nay trên thế giới cũng đã bắt đầu biết đến bà qua các bài giảng uyên bácthâm sâu của bà.

            Bà sinh năm 1901 trong một gia đình buôn bán lẻ người Hoa tại tỉnh Rajchaburi, cách thủ đô Bangkok khoảng 150km về phía tây. Bà là con gái đầu lòng và là chị của bốn em nhỏ, và nếu kể luôn các đứa con của người vợ thứ của cha mình thì bà là chị cả của bẩy đứa em. Mẹ là một phụ nữ rất sùng kính Phật giáo, giữ giới thật nghiêm túc, mỗi tối đều tụng kinh, và ngay từ thuở ấu thơ bà đã từng được nghe mẹ giảng một vài khái niệm Phật giáo căn bản

             Sau này bà kể lại rằng lúc lên sáu, lần đầu tiên bà trông thấy mẹ mang thai và các cơn đau của mẹ trong lúc sinh, và cũng là lần đầu tiên bà trông thấy một hài nhi mới sinh ra đời, đỏ hỏn, tóc đen nhánh, khiến bà khiếp sợ vô cùng. Bà bỏ trốn sang các nhà hàng xóm suốt ba ngày liền. Sự sợ hãi ấy luôn ám ảnhcho đến khi cha mẹly dị. Sự sợ hãi trước kia cộng thêm với sự kinh hoàng đó đã khiến bà quyết định sẽ không lập gia đình và chỉ muốn được trở thành một người tu tập Phật giáo, dù lúc ấy bà chỉ là một đứa bé gái ngây thơ. Trong các buổi thuyết giảng sau này bà vẫn thường khuyên người nghe không nên tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống mà phải nhìn thẳng vào hiện thực để tìm lấy sự giải thoát cho mình. Tư tưởng của bà luôn đi sát với Giáo Huấn căn bản của Đức Phật là Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế).

            Thời tuổi trẻ, từ khi còn vị thành niên, bà đã phải giúp cha trông coi cửa hàng tạp hóa của gia đình, thế nhưng mỗi khi có chút thì giờ thì bà vùi đầu vào các kinh sách nói về Dhamma (Đạo Pháp) và tự luyện tập thiền định. Thỉnh thoảng bà cũng đi lễ Phậtngồi thiền tại một ngôi chùa nhỏ gần nhà. Bà rất kính phục một vị thầy tu tập theo truyền thống tu trong rừng rất nổi tiếng thời bấy giờ là Buddhadasa Bhikkhu, trụ trì một ngôi chùa ở tận miền nam nước Thái. Đã hai lần bà tìm gặp nhà sư này và lưu lại vài ngày trong ngôi chùa của vị sư này. Tuy tự luyện tập thiền định một mình nhưng bà thăng tiến rất nhanh, và sau đó đã dạy lại cho cha mình giúp ông tìm được sự thanh thảnsáng suốt trong những năm cuối đời. Sau khi cha mất, bà tiếp tục quản lý cửa hàng, cố dành dụm một ít tiền hầu sau này tìm một nơi ẩn tu để tiếp tục quãng đời còn lại.

            Năm 1945, khi Thế Chiến thứ II vừa chấm dứt, lúc đó đã 44 tuổi, bà bèn giao cửa hàng cho người em gái và đến tá túc với vợ chồng người dì rất sùng kính Phật giáo. Nhà họ ở dưới chân một ngọn đồi cây cối um tùm và xanh mát. Cả ba tu bổ lại một ngôi chùa hoang phế gần đó để làm nơi tu tập. Lúc đầu thỉnh thoảng cũng có vài bạn bè và thân quyến đến thăm, trong các dịp này họ cũng rất thích thú được nghe bà Upasika Kee kể chuyện về Đạo Pháp. Cứ thế tiếng đồn về những lời giảng sâu sắc nhưng dễ hiểu của bà ngày càng vang xa, số người kéo nhau đến viếng ngày càng đông mà hầu hết là phụ nữ. Thế rồi một số lưu lại chùa và xin làm đệ tử của bà, "tăng đoàn" nữ giới do bà thành lập ngày càng đông. Riêng bà thì ngày càng yếu dần, trong những năm cuối đời bà bị mù lòa vì tinh thể mắt bị đục (cataract), thế nhưng bà vẫn tiếp tục ngồi thiềnthuyết giảng. Bà từ giã thế giới hiện tượng này thật an bìnhthanh thản năm 1978. Ngày nay ngôi chùa nhỏ trước kia đã được xây dựng thêm và trở thành một trung tâm tu tập dành cho phụ nữ.

Upasika Kee Nanayon
Anh chụp bà Jeanne Schut (áo trắng bên phải, một cư sĩ người Pháp tu tập theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Theravada hơn 30 năm) từ màn ảnh truyền hình trong một cuộc phỏng vấn bà về tiểu sửgiáo huấn của bà Upasika Kee Nanayon, do chương trình Phật giáo của đài truyền hình Pháp thực hiện (cuộc phỏng vấn được diễn ra trong hai ngày 01.12.2013 và 08.12.2013).

            Dưới đây là phần chuyển ngữ một quyển sách nhỏ của bà, tựa tiếng Anh là "Reading the Mind" do nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu dịch từ tiếng Thái. Quyển sách này cũng đã được một nữ cư sĩ người Pháp là Jeanne Schut dịch sang tiếng Pháp với tựa "Savoir lire notre Esprit". Bản chuyển ngữ tiếng Việt với tựa "Hãy đọc các dòng chữ trong tâm thức mình", được dựa vào cả hai bản Anh và Pháp ngữ trên đây. Quyển sách quá ngắn do đó người dịch có đưa vào thêm ở cuối sách hai bài giảng khác của bà trích từ một quyển sách khác.

            Các bài giảng trong quyển "Hãy đọc các dòng chữ trong tâm thức mình" nhằm mục đích giúp chúng ta tìm hiểu tâm thức là gì hầu tinh khiết hóa và biến cải nó, và đấy cũng là cách làm hiện ra thể dạng nguyên sinh, vắng lặng, trong sáng và sâu sắc của chính nó, nói một cách khác là mang lại sự "Giác Ngộ" cho người tu tập. Sự hiểu biết thâm thúy của bà về sự vận hành của tâm thức khiến chúng ta không khỏi kinh ngạc. Thật vậy bà bước vào tâm thức chúng ta không khác gì bước vào gian nhà của bà vậy. Bà biết rành mạch từng gian phòng, cách bày biện, các vật trang trí, không thiếu sót một ngõ ngách, một góc kẹt kín đáo nào. Thế nhưng các bài giảng của bà không phải chỉ giúp chúng ta tìm hiểu gian nhà của mình mà là sửa chữa, dọn dẹp và quét tước sạch sẽ gian nhà ấy để biến nó trở thành một cõi Niết-bàn.

Bures-Sur-Yvette, 09.12.16
Hoang Phong


Chân thành cảm ơn dịch giả Cư sĩ Hoang Phong đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen ấn bản giấy quyển sách quý này và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả. (Tâm Diệu)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/11/2017(Xem: 5823)
17/07/2021(Xem: 7795)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.