Phương Pháp Thiền

19/01/20173:19 SA(Xem: 3961)
Phương Pháp Thiền

TUYỂN TẬP CÁC CÂU HỎI - ĐÁP 
CÙNG THIỀN SƯ 
U. OTTAMASARA SAYADAW

dịch bởi sư Chân Tuệ (sư Thư), 
bạn Phật tử Lan- Nanika
và các thành viên các nhóm TGĐT.

PHƯƠNG PHÁP THIỀN


Câu hỏi: Thưa Ngài thiền sư, Ngài luôn nhấn mạnh vào tâm dính mắc và sự buông xả để trở về bản chất gốc. Con muốn thiết lập chánh niệm để có thể nhìn tâm dễ dàng nhưng Ngài dạy chánh niệm cũng là sự dính mắc. Vậy thế nào để chánh niệm mà không dính mắc?

Hành thiền, quan sát là công việc của tâm. Hay nói cách khác, chúng ta sử dụng tâm khi hành thiền. Sử dụng tâm không quá khó vì chúng ta lúc nào cũng đã sử dụng tâm. Nhưng vấn đềchúng ta sử dụng tâm theo thói quen. Chúng ta cũng thường cho rằng tâm là cái gì đó chúng ta sở hữu. Bất cứ khi nào sử dụng tâm, chúng ta luôn luôn sử dụng với thói quen, mà không buông bỏ được ý nghĩ như vậy nên có sự dính mắc ở đó. Vì thế, chúng ta cần buông bỏ ý tưởng về tôi, ta, của tôi hay của ta trong khi quan sát. Buông bỏ thói quen đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ sự thật đều chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ để quan sát mà thôi. Đề buông bỏ được thói quen của mình, chúng ta cần chấp  nhận sự thật, đó là bản chất luôn luôn vô thường của tất cả mọi hiện tượng, tức là bản chất của chúng là luôn luôn vô thường
“Bản chất của các hiện tượng do tâm tạo là chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ đế kinh nghiệm mà thôi, chỉ để hay biết mà thôi,
chỉ để quan sát mà thôi”

Chúng ta luôn có thói quen quan tâm, hướng đến bản thân mình, quá chú ý đến các hiện tượng thân tâm. Chúng ta cần cố gắng buông bỏ thói quen này. Chúng ta cũng có sự dính mắc vào hành động của bản thân mình cũng như của người khác. Chính vì vậy, chúng luôn luôn có sự dính mắc đối với các tiến trình, hoạt động thân tâm. Chúng ta cũng có thói quen chú ý tới những gì đang xảy ra đối với mình. Nếu chúng ta không cố gắng buông bỏ được thói quen cố hữu hay sự dính mắc của mình, không thể nào có thể đơn thuần chỉ sử dụng mà thôi. Để có được chánh niệm đơn thuần, chúng ta cần nhận ra sự dính mắc của mình liên quan đến các thói quen

Chúng ta cần hiểu rằng luôn có sự dính mắc trong những việc chúng ta đang làm. Chúng ta cần cố gắng để buông bỏ sự dính mắc, tức là cần chánh niệm trong suốt thời gian. Ngay kể cả khi chánh niệm cũng có sự dính mắc. Chúng ta cần có chánh niệm, nhận ra được sự dính mắc và buông bỏ sự dính mắc này.

Chúng ta thiết lập chánh niệm, có thể ghi nhận trên các đối tượng, hơi thở, cảm thọ, sự khổ...Khi đối tượng chánh niệm khác nhau thì đối tượng dính mắc cũng khác nhau. Đôi khi chúng ta dính mắc với sự thực hành. Có khi dính mắc vào thời gian, nơi chốn trong việc thực hành. Đôi khi chúng ta dính mắc hơi thở, có lúc dính mắc với sự ghi nhận các hoạt động của tâm hay tới việc ghi nhận các trạng thái khổ. Trong từng khoảnh khắc của chánh niệm, cần buông bỏ sự dính mắc. 

Hầu như đối với các thiền sinh, có thể có chánh niệm nhưng thường cùng với sự dính mắc. Để đi trên con đường Trung Đạo, chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ để quan sát mà thôi, buông bỏ sự dính mắc là điều cần thiết.

Để có thể buông bỏ được sự dính mắc này, cần thay đổi các hoạt động, thói quen của tâm. Chúng ta phải hướng tới sự thật chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ để quan sát mà thôi, bất kể làm gì, chúng ta cần tuân theo sự thật, chỉ làm mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ các hoạt động đó. Chính vì vậy, cần luôn luôn ghi nhớ chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ quan sát mà thôi, chúng ta sẽ làm thay đổi diễn tiến, thói quen trong các sinh hoạt của tâm.

Nếu có sự dính mắc đối với tâm hay thói quen của tâm, khó để thực hành chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ để quan sát mà thôi. Chúng ta cần phát triển khả năng chỉ để sử dụng mà thôi trong tất cả các tình huống, dễ hay khó, thuận lợi hay khó khăn trong khi thực hành.

Mục đích của việc tuân theo sự thật chỉ làm mà thôi, cần luôn luôn ghi nhớ bản chất của các Pháp, của Sự thật Gốc là luôn luôn có tính vô thường hay bản chất luôn luôn thường hằng.

Chúng ta cần có khả năng tạo ra các việc phước thiệnngăn ngừa các bất thiện nghiệp. Cần làm cho tâm được trong sạch, thanh tịnh, không bị ô nhiễm
Điều này được dạy trong kinh Pháp cú
“Tránh làm các điều ác 
Trau dồi các hạnh lành
Thanh tịnh tâm ý mình”
Khi làm các thiện nghiệp, chỉ đơn thuần chỉ làm mà thôi, chỉ hành động mà thôi. Đó là những yếu tố cần thiết giúp buông bỏ các sự dính mắc. Chúng ta cần làm rất nhiều các việc thiện để giúp buông bỏ các sự dính mắc.

Không có một sự lựa chọn nào khác nếu như chúng ta muốn đạt đến mức độ chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ hành động mà thôi.
 
Hỏi: Hơi thở của con rất căng và không có tự nhiên. Khi con tập trung vào hơi thở, rất căng thẳng, con phải làm gì?
Đáp: Nếu quan sát hơi thở có sự căng thẳng, chúng ta có thể chuyển sang đối tượng khác trên thân và tâm. Chúng ta cần có sự chánh niệm, ghi nhận hiện tượng thân, tâm để buông bỏ các thói quen, tập khí của mình. Chúng ta có thể hành thiền bằng cách sử dụng cách này hay cách khác, quan sát bất cứ đối tượng nào ở trên thân và tâm, để có được sự xả ly, buông bỏ các hoạt động theo thói quen cố hữu của tâm.
Khi đạt mức độ hiểu biết hay thực chứng nào đó, tạm gọi là một mức độ giác ngộ nào đó, không còn sự dính mắc thì không nhất thiết phải tập trung vào thân tâm nữa. Có thể tiếp tục tập trung hoặc không tập trung vào các tiến trình thân, tâm nữa.
Trong trường hợp này, thiền sinh đang có vấn đề trong phương pháp và cách thức thực hành, vấn đề nảy sinh do có sự dính mắc khi sử dụng một phương pháp cụ thể nào đó.
Trong sự quan sát hơi thở, có sự tập trung, căng thẳng thì có nghĩ là chúng ta đang có sự dính mắc vào việc thiết lập định. Chính vì vậychúng tôi hướng dẫn thiền sinh để thực hànhhiểu biết đúng, tức là đơn thuần quan sát, một hành động đơn thuần mà thôi.
Chúng ta phải nhớ về sự thật là chỉ làm mà thôi, trên cơ sở đó sẽ chọn một phương pháp thích hợp, dù bất cứ phương pháp nào, sự hiểu biết đúng, chân chánh đằng sau sự quan sátcần thiết.
Nếu như mà chúng ta quan sát hơi thởcảm thấy căng thẳng, có thể chuyển sang một trong các đối tượng khác ở trên thân hoặc tâm.
“Chúng ta làm gì hay làm theo cách nào thì không quan trọng,
mà điều quan trọng là chúng ta đang làm mà 
không có sự dính mắc”

Hiểu được vấn đề tôi giải đáp thì quý vị có thể hiểu ra được con đường mà tôi hướng dẫn thực hành ở đây. Tất cả chúng ta và những gì chúng ta đang làm, tất cả hành động của chúng ta đều là sự thật do tâm tạo. Mà tất cả các sự thật do tâm tạo chỉ để sử dụng mà thôi, nó chỉ đơn thuần là hành động, hoạt động đó mà thôi. 
Nếu chúng ta tập trung quan sát một đối tượng nào đó mà có sự dính mắc ở đó là chúng ta thực hành không đúng. Sở dĩ điều này xảy ra là do thiền sinh đang có sự dính mắc đối với phương pháp, cách thức thực hành của mình. Ở đây chúng ta đang học cách xả ly, buông bỏ cả sự dính mắc vào phương pháp.
Nếu không còn sự dính mắc ở đó, các tiến trình thân tâm chỉ đơn thuần diễn ra, đơn thuần dành cho mục đích sử dụng mà thôi
Để đi trên con đường Trung  Đạo, chúng ta cần buông bỏ, tách rời ra khỏi khái niệm tôi, ta, của tôi, của ta, cái này, cái kia.  
Nếu chúng ta có thể buông bỏ, không còn sự dính mắc đối với bất cứ phương pháp, pháp môn nào, thì các vấn đề cũng không còn nảy sinh

Hỏi: Thiền sư có nói về chánh niệm hơi thở. vậy phương pháp chánh niệm hơi thở theo phương pháp quán Pháp niệm xứ là như thế nào? Thiền sư có thể hướng dẫn rõ về phương pháp thực hành cụ thể?
Đáp: Chúng ta có thể chánh niệm về hơi thở, chánh niệm về tâm, hay chánh niệm về sự khổ. Có nghĩa là chúng ta có thể chánh niệm về bất cứ đối tượng nào. Dưới góc nhìn của quán Pháp, có nghĩa là chúng ta phải chánh niệm, quan sát về những cái gì đang xảy ra vào thời khắc hiện tại, đó chính là các pháp đang sanh khởihoại diệt
Nếu chỉ chánh niệm hơi thở, biết thở ra, thở vô thì sự hay biết đó chưa phải là hoản thiện. Nếu có cái đau, chúng ta biết cái đau là cái đau thì đó chưa phải là sự hiểu biết hoàn toàn đúng đắn. Nếu chỉ hiểu đơn thuần cái đau chỉ là cái đau thì đó là sự hiểu biết chưa hoàn thiện.
Tương tự như vậy, nếu chúng ta chỉ biết rằng hoạt động của tâm chỉ là hoạt động của tâm, đó chưa phải là sự hiểu biết hoàn thiện. Xét về mặt bản chất, tâm không phải là cái gì đó, mà bản chất là luôn luôn có tính vô thường
Lý trí của chúng tasự thật do tâm tạo, chính vì vậy mà sự hiểu biết thông thường của chúng ta cũng là do tâm tạo, và chúng ta chỉ sử dụng các sự thật do tâm tạo mà thôi. Và dần dần chúng ta sẽ tiếp cận Sự thật Gốc mà bản chất của Sự thật Gốc là luôn luôn vô thường.
Nếu chúng ta tiếp tục hiểu biết sai lệch về sự thật do tâm tạo thì chúng ta không thể nào hiểu được Sự thật Gốc. Quán Pháphiểu rõ về bản chất của các Pháp, mà bản chất của các Pháp là luôn có tính vô thường
Chúng ta không thể nào hiểu đúng, hiểu rõ về pháp nếu như còn sự ham muốn nào đó. Dĩ nhiên là trong chúng ta vẫn còn sự ham muốn. Chính vì vậychúng ta cần có sự buông bỏ, xả ly đối với các ham muốn này. Chúng ta hãy ngưng sự hướng tâm, sự chú ý của mình đối với các sự ham muốn đó. Chính vì do có sự dính mắc đối với xác thân này mà chúng ta có các ham muốn. Các vấn đề nảy sinh là do chúng ta hướng tâm đến sự ham muốn của mình. Như thế, chúng ta đang sử dụng một cách sai lầm các sự thật do tâm tạo.
Đức Phật luôn mong muốn tất cả các chúng sinh đều biết đến pháp hành và có sự thực hành đối với giáo Pháp. Chính vì vậy hành thiền là chúng ta đang cố gắng làm theo mong muốn của Đức Phật
Đức Phật đã chỉ ra cho chúng ta con đường Trung Đạo. Nhưng mà chúng ta lại dính mắc với cái này hay cái kia, phương pháp này hay phương pháp khác, nơi này hay nơi kia. Đi theo con đường Trung Đạochúng ta buông bỏ phương pháp này hay phương pháp kia, nơi này hay nơi kia, người này hay người kia và buông bỏ cả về thời gian
Chúng ta cần phải thực hành theo những gì Đức Phật đã chỉ dạy, những gì mà ngài mong muốn và chúng ta cần phải học cách buông bỏ những ham muốn của mình. 
Dĩ nhiên là mỗi người chúng ta vẫn còn có sự ham muốn, sự ham muốn bao giờ cũng có mặt. Chỉ để sử dụng mà thôi có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ sự ham muốn này. Chúng ta chỉ làm những điều cần phải làm, chứ không phải làm những điều muốn làm. Ăn những gì cần phải ăn chứ không phải ăn những gì chúng ta muốn.
Chúng ta hành thiền vì chúng ta phải hành thiền chứ không phải hành thiền vì ham muốn. Nếu như chúng ta buông bỏ được sự hiểu biết sai lầm về các sự thật do tâm tạo, bao gồm các ham muốn của mình thì dần chúng ta sẽ hiểu được Sự thật Gốc. Để hiểu được các hiện tượng đang xảy ra trong khoảnh khắc hiện tại và hiểu được bản chất luôn luôn vô thường của các hiện tượng thì chúng ta cần có được năng lực của sự buông bỏ, năng lực của sự xả ly rất lớn. 
Như vậy chúng ta hãy chánh niệm về các hiện tượng thân tâmbuông bỏ đi các sự dính mắc của mình. Cũng như hiện nay tôi đang hướng dẫn cho quý vị cách chúng ta buông bỏ sự hiểu biết thông thường của mình. 
Để hiểu được về sự hoại diệt nào đó thì không quá khó. Nếu chúng ta để ý, ghi nhận, quan sát về các hoạt động của tâm thì sẽ nhận ra được sự vô thường của tâm, nếu chúng ta để ý về cái khổ thì cũng sẽ nhận ra được sự biến diệt của các sự khổ này. Và cũng tương tự như vậy, nếu chúng ta để ý, ghi nhận về hơi thở thì sẽ nhận ra được sự biến diệt của hơi thở
Những sự ghi nhận, hay biết này đều có sự dính mắc ở đó. Chúng ta dính mắc tới hơi thở, tới tâm, tới sự khổ. Để buông bỏ những sự dính mắc này, cần có một sự ghi nhận đơn thuần đối với hơi thở, tâm hay bản chất khổ.
Nếu có sự dính mắc trong khi ghi nhận hơi thở, tâm, sự khổ thì điều chúng ta biết về sự vô thường chỉ là sự vô thường của tâm, của hơi thở, của cái tâm, còn bản chất thực của sự vô thường chỉ là vô thường mà thôi, không phải là vô thường của cái gì đó.
Đứng về mặt hiểu biết chung như chúng ta đã biết là mọi thứ đều vô thường, nếu hiểu như vậy thì chúng ta có sự dính mắc vào sự vô thường này, là vô thường của cái gì đó, vô thường của hiện tượng nào đó. 
Hiểu về vô thường của cái gì đó, hiện tượng gì đó thì không quá khó. Để hiểu được bản chất của sự vô thường, cần có sự xả ly đối với hiện tượngchúng ta quan sát, cần có sự xả ly với cái gọi là tâm, là thân. Tâm của chúng ta chỉ để sử dụng mà thôi, chúng ta cũng đừng quá chú ý tới cái gọi là tâm. Chúng ta có thể ghi nhận tâm mà không có sự dính mắc ở đó. Điều đó có nghĩa là chỉ sử dụng mà thôi.
Để có thể đơn thuần sử dụng, cần luôn nhớ về sự thật rằng chỉ để sử dụng mà thôi và cố gắng xả ly sự dính mắc vào thân hay tâm .Chúng ta cần có sự chuyển đổi từ sự thật do tâm tạo sang sự thật hay bản chất của các sự thật do tâm tạo này, tức là các sự thật này chỉ để sử dụng mà thôi.
Vì chưa có được thói quen chánh niệm hay ghi nhận về sự thật chỉ để sử dụng mà thôi, ban đầu chúng ta có thể gặp khó khăn. Theo thói quen thông thường, chúng ta thường chánh niệm về thân và tâm, điều này thì không quá khó. Vì dính mắc vào các hành động truyền thống, vì vậy chúng ta chưa thể chánh niệm, ghi nhận đối với việc chỉ để sử dụng mà thôi.
Nếu chúng ta không thể buông bỏ được sự dính mắc vào các sự thật do tâm tạo thì chỉ có thể hiểu được sự vô thường của các sự thật do tâm tạo mà thôi. Và để hiểu được về Sự thật Gốc (mà bản chất của các hiện tượng này là luôn luôn vô thường) cần thiết phải có sự xả ly đối với tất cả các hiện tượng do tâm tạo. Bản chất thực của các pháp là tính chất luôn luôn vô thường, chứ không phải là sự vô thường của các hiện tượng hay sự vật do tâm tạo.   
Không cần phải hành thiền chúng ta cũng có thể hiểu được sự vô thường của các hiện tượng do tâm tạo. Mục đích của sự hành thiền là để giúp chúng ta hiểu được về Sự thật Gốc mà bản chất thực của Sự thật Gốc là tính chất luôn luôn vô thường.  
Bản chất luôn luôn vô thườngnăng lực của sự biết, năng lực của sự cảm nhận và năng lực của sự hành động. Những cái gọi là nóng lạnh, cứng mềm, đứng yên hay chuyển động là những năng lực của bản chất luôn luôn vô thường. Vì không hiểu được về bản chất luôn luôn vô thường, chúng ta cho rằng tôi biết, tôi cảm nhận, tôi thế này, tôi thế kia. Quý vị tiếp nhận sự hiểu biết về các sự thật này từ tôi, thông qua sự thực hành của mình, quý vị sẽ có sự hiểu biết của riêng mình đối với các sự thật này. 

 Câu hỏi: Trong đời sống hàng ngày, các hiện tượng thân tâm đều được con tác ýbản chất hoại diệt, khi tác ý như thế, con để chúng đến rồi tự đi. Như vậy có đúng không? Đây có phải là pháp Như ý tác ýĐức Phật dạy hay không?
Lúc ban đầu, chúng ta để ý quan sát với những gì chúng ta đã quen, thường hay biết. Đó có thể là hơi thở, cái khổ hay các hoạt động của tâm. Chúng ta có thể chánh niệm, ghi nhận, quan sát một trong các đối tượng này. Nếu chúng ta quen với hơi thở, chúng ta có thể ghi nhận hơi thở. Nếu khôngchánh niệm, tâm sẽ hướng ra bên ngoài, khi đó, tâm sẽ nắm bắt vào các khái niệm. Bất kỳ lúc nào sực nhớ đến sự chánh niệm, chúng ta phải luôn luôn có chánh niệm đối với đối tượng mà mình quen thuộc. Có nghĩa là chúng ta chuyển hướng ghi nhận quan sát từ bên ngoài vào bên trong thân tâm

Nếu chúng ta tập trung quan sát trên đối tượng, đừng cố kiểm soát các hoạt động của tâm (đừng quá gắng sức trong việc ghi nhận). Nếu để cho tâm tự do, thì theo thói quen, tâm sẽ phóng ra và nắm bắt các đối tượng bên ngoài. Cũng vậy, nếu chúng ta hướng tâm quay vào trong, tâm sẽ ghi nhận các đối tượng trên thân và tâm. Hãy chỉ đơn thuần ghi nhận, đơn thuần quan sát, đừng quá chú ý đến các hoạt động của tâm. 

Hãy cố gắng đừng để nắm bắt, chấp chặt vào tâm cũng như vào các việc mà chúng ta đang làm. Thực tếtâm không phải là cái gì thuộc sở hữu của chúng ta.  Chính vì vậy, hãy cố gắng học cách chỉ để quan sát, chỉ để sử dụng mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ. 

Để có thể đi trên con đường Trung Đạo, chúng ta phải vượt lên trên những gì chúng ta quen thực hiện hoặc không thường hay làm điều đó, hay nói cách khác là phải buông bỏ các thói quen. Hãy học cách chỉ sử dụng tâm mà thôi, trong việc hành thiền cũng vậy, chỉ hành thiền mà thôi, chỉ quan sát mà thôi, đó là những điều cần làm. Bất kỳ điều gì xảy ra, tất cả những gì chúng ta kinh nghiệm, chỉ để kinh nghiệm mà thôi. Những điều mà chúng ta hay biết, chỉ đơn thuần là chỉ hay biết mà thôi. 

Chúng ta chỉ có thể chánh niệmghi nhận được những gì mà mình hay biết. Nếu chúng ta hay biết được về tiến trình sinh diệt thì chúng ta có thể chánh niệm trên sự sinh diệt đó. Nếu chúng ta biết về sinh diệt, chúng ta cũng cần buông bỏ sự biết về sinh diệt này. 

Chúng ta hãy chỉ đơn thuần sử dụng, hãy chỉ đơn thuần quan sát các tiến trình này mà thôi. Nếu chúng ta tác ý đến sự sinh diệt, hãy chỉ đơn thuần đó là một sự tác ý mà thôi, không dính mắc ở đó. Nếu hay biết được sự sinh diệt, đó chỉ đơn thuần là sự hay biết mà thôi, không có dính mắc ở đó. Tiến trình sinh diệt này chỉ đơn thuần là để sử dụng mà thôi, không phải để chúng ta dính mắc hay chối bỏ. Tiến trình sinh diệt này không phải là bản chất, sự thật của một ai đó hay một cái gì đó. 

Hãy hiểu rằng chỉ có tiến trình sinh diệt này hay bản chất luôn luôn vô thường là thật, ai đó hay cái gì đó chỉ là để sử dụng mà thôi, không phải là thực tại. Ngay sự hay biết đối với các tiến trình sinh diệt, nếu không buông bỏ được sự dính mắc đối với thân và tâm thì sự hay biết đó thì sự hay biết cũng không đúng. 

Tất cả chúng ta đều luôn sử dụng cuộc sống này với sự dính mắc. Đôi khi dính mắc vào sự dễ chịu, những lúc khác dính mắc vào sự khó chịu, đó là dính mắc vào sự thích hoặc không thích. 

Đôi khi chúng ta không bị dính mắc vào thích hay không thích nhưng lại sử dụng cuộc sống với sự dính mắc do sự hiểu biết sai lầm. Bởi vì chúng ta luôn luôn sử dụng với một ý tưởng về tôi hay ai đó. Chỉ khi nào chúng ta thực hiện được chỉ để sử dụng mà thôi đối với cuộc sống này thì mới buông bỏ được sự dính mắc. Chính vì vậy, ngay cả tiến trình sinh và diệt cũng chỉ để sử dụng mà thôi. Chúng ta cần phát triển khả năng buông bỏ đối với các tiến trình này cũng như chúng ta cũng cần phải buông bỏ ngay cả sự hay biết tiến trình này. 



Tiếp theo cần tiến tới chỉ kinh nghiệm các tiến trình này mà thôi. Sử dụng những cái mà chúng ta quen thì không phải là chỉ đơn thuần sử dụng. Để có được tác ý chân chánh, chúng ta chỉ đơn thuần hành động, đơn thuần quan sát mà thôi, không có sự dính mắc ở đó. Đó chính là những điều mà Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta.

Câu hỏi: Thưa ngài, sự buông xả và sự tinh tấn có phải là mâu thuẫn với nhau không? Buông bỏ thế nào là đúng đắn? Chúng ta nên buông bỏ tinh tấn hay tinh tấn buông bỏ?

Để có thể thực hành buông bỏ thực sự, thì chúng ta phải làm ngược lại những thói quen của mình. Làm những gì chúng ta đã quen thì dễ, theo thói quen, bất kỳ những gì chúng ta làm thì đều đáp ứng theo các ham muốn. Để có thể buông bỏ được ham muốn của bản thân thì điều cần làm là đáp ứng mong mỏi của những người khác. Thay vì thực hành theo cách của mình thì chúng ta cần thực hành theo những gì Đức Phật đã chỉ dạy. 

Thay vì quan tâm đối với bản thân mình thì hãy quan tâm đến những người khác. Thay vì nghĩ từ góc nhìn của bản thân, hãy nghĩ từ góc nhìn của người khác. Thay vì làm cho bản thân thì hãy làm mọi điều cho những người xung quanh. Thay vì nói mình phải làm gì thì hãy chuyển sang tư duy chúng ta cần làm gì. Trên cơ sở đó, cố gắng làm những điều cần làm. Thay vì đáp ứng nhu cầu của bản thân, chúng ta hãy đáp ứng nhu cầu của những người khác. Thay vì nói những gì chúng ta muốn nói thì hãy nói những gì cần nói. Thay vì ăn những gì muốn ăn thì hãy ăn những gì cần thiết ăn. Còn nhiều sự thực hành buông bỏ tương tự như vậy. Chỉ khi nào có được năng lực của sự buông bỏ, chúng ta mới có thể hiểu đúng đắn về bản thân

Buông bỏ thì không có hoàn chỉnh, chỉ là một phần của sự buông xả
(Lời người dịch: Xả ly nhưng không buông bỏ, buông bỏ thì xả ly nhưng xả ly thì chưa chắc buông bỏ, vì như xa ngôi nhà nhưng không có sự buông bỏ dính mắc với ngôi nhà)

Chúng ta cần buông bỏ tất cả các hoạt động thân, khẩu, ý mà có sự dính mắc. Mục tiêu của sự buông bỏ các hành động là để dứt khỏi những sự dính mắc đối với các hành động của mình. Khi nói rằng buông bỏ đối với những điều đang làm không có nghĩa là không làm gì cả mà mục tiêu là dứt ra khỏi sự dính mắc đối với những điều mình làm. Chúng ta hãy cố gắng làm được các thiện nghiệp càng nhiều càng tốt nhưng cần không dính mắc với những điều mình làm.     

Để có thể giúp chúng ta buông bỏ được sự dính mắc thì hãy học cách buông bỏ các hành động theo thói quen, tập khí của mình. Theo thói quen, chúng ta luôn quá quan tâm, chú ý đến những gì mình làm. Nếu chúng ta không hành thiền thì chúng ta chỉ để ý đến những điều thông thường mà không bao giờ có thể đạt đến chỉ để sử dụng, chỉ để hành động, chỉ để quan sát mà thôi. Những điều đó chỉ có thể đạt được thông qua sự thực hành của mỗi người. Bây giờ chúng ta đã tạm hiểu về mặt lý thuyết, vấn đề cần thiếtáp dụng vào sự thực hành để có được sự hiểu biết thông qua sự tu tập.

Chúng ta cũng cần sự buông bỏ ngay cả sự quan sát dưới lăng kính của các sự thật do tâm tạo. Chúng ta đang quan sát dưới lăng kính của sự thật do tâm tạo nhưng lại không thể buông bỏ cái nhìn của một ai đó, vì vậychúng ta đang sử dụng bản thân một cách sai lạc. Đó là lý do tại sao chúng ta cần buông bỏ sự quan sát dưới lăng kính của sự thật do tâm tạo. Càng ngày chúng ta càng thực hành sự buông bỏ, chúng ta sẽ thiết lập và phát triển được năng lực của sự buông bỏ trong các hành động, sẽ không còn có gì khó buông bỏ.

Câu hỏi: Qua những gì con được nghe, con tự rút ra được hướng thực hành như sau: từ niệm hơi thở ban đầu, bây giờ con không nhất thiết phải hành theo các bước tuần tự, biết thở vào, biết thở ra, biết thở dài, biết thở ngắn, biết toàn thân hơi thở...Con coi đó chỉ là chìa khóa để biết chánh niệm rồi tùy duyên, quán các hiện tượng ngay trên hơi thở, đơn thuần, chỉ biết mà thôi. Như thế con không bị căng cứng, đau mỏi, xin thiền sư cho con hỏi hành như vậy có đúng không? Và xả ly, quán sinh diệt, vô thường là mấu chốt của niệm Pháp? 

Mục đích của việc chúng ta chánh niệm trên hơi thở là để giúp chúng ta có thể thiết lập định trên các hiện tượng thân tâm. Khi tâm an ổn, chúng ta sẽ phát hiện ra được bản chất của các hiện tượng sanh khởi trên thân tâm. Nếu như chúng ta có thể thiết lập định một cách tương đối dễ dàng thì chúng ta cũng không cần quá tập trung quan sát hơi thở thêm nữa. Tuy nhiên nếu muốn, chúng ta có thể quan sát để thấy rõ được các chi tiết của hơi thở

Đối với bản thân tôi, tôi quen chánh niệmghi nhận các hoạt động của tâm, tôi ít có thói quen chánh niệm ghi nhận hơi thở. Chỉ khi nào chúng ta ngăn được sự quan tâm đối với việc mình đang làm thì việc hướng tâm của chúng ta mới trở nên tự nhiên.

Đối với việc hành thiền, chúng ta không chỉ hiểu qua lý thuyếtchúng ta cần có những áp dụng, những công phu thực hành. Cả lý thuyết và sự thực hành đều chỉ để sử dụng mà thôi, không phải để chúng ta dính mắc hay chối bỏ. Chúng ta cần tiến tới đạt được chỉ để quan sát, chỉ để sử dụng mà thôi. Chúng ta cũng đừng chấp chặt vào những điều chúng ta học được.

Hành thiền là điều cần thiết nhưng không phải để chúng ta chấp chặt vào sự thực hành hay dính mắc vào những kinh nghiệm của mình. Tất cả các Pháp không phải là cái gì đó, ai đó, không phải để dính mắc, tất cả đơn thuần chỉ để sử dụng mà thôi.

Để có thể làm được điều đó, cần hướng tâm, thực hành để làm sao trong tất cả các hành động của mình chỉ để làm mà thôi, chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ để biết mà thôi, chỉ để kinh nghiệm mà thôi. Nếu không thể đạt được chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ để hành động mà thôi thì chúng ta luôn luôn có thói quen nắm bắt, chấp chặt vào tất cả các hành động. Chúng ta chấp chặt vào những điều mình biết được thì tiến trình này không bao giờ dừng dứt, chính vì vậy, chúng ta biết, đơn thuần biết mà thôi.

Chúng ta phải thực hành nhưng cũng cần buông bỏ ngay sự thực hành. Chúng ta sử dụng giáo Pháp, hiểu giáo Pháp nhưng cũng cần buông bỏ những điều chúng ta biết về giáo Pháp. Trong quá trình thực hành, chúng ta cũng cần nhiều những kinh nghiệm xảy ra, nhưng chúng ta cần biết cách buông bỏ đối với từng kinh nghiệm. Thông qua việc thực hành, chúng ta cần cái biết trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng mặt khác, chúng ta cũng cần  buông bỏ đối với những cái biết này. Do những nhược điểm của chúng ta thì chúng ta không thể biết mọi thứ, nếu đi theo con đường Trung Đạo thì chúng ta có thể giải quyết các vấn đề nảy sinh.


 Câu hỏi: Mấy hôm nay Ngài đã chỉ dạy về phương pháp ngồi thiền, xin Ngài hoan hỷ dạy cho con về phương pháp đi kinh hành và cách trình pháp.
Tôi chưa bao giờ thực hành kinh hành tại một trung tâm thiền. Tôi chỉ áp dụng việc thiền hành trong cuộc sống hàng ngày. Lúc ban đầu, trong việc đi kinh hành, tôi cũng để ý bước chân nhưng cũng chỉ trong một giai đoạn ngắn. Hầu hết thời gian, tôi để ý tới việc ghi nhận các trạng thái, hoạt động của tâm. Tôi không để ý tới hành động đi, nơi chốn mình đang thực hành hay môi trường xung quanh. Tôi cũng không để ý tới bản thân mình. Mặc dù có đi kinh hành, tôi cũng buông bỏ những gì đang làm. Tôi cũng buông bỏ các khái niệm về thời gian, nơi chốn. Có lúc tôi đi chậm, có lúc tôi đi bình thường, cũng có lúc tôi đi nhanh. Nếu đi chậm, tôi buông bỏ việc quá để ý tới các chuyển động chậm của đôi chân. Nếu bước đi bình thường, tôi buông bỏ các hoạt động bình thường như vậy.

Để có thể buông bỏ được các dính mắc, chúng ta cần ghi nhớ các hành động đơn thuần chỉ là các hành động, đơn thuần chỉ để sử dụng mà thôi. Chúng ta cần nhớ tất cả các hiện tượng đều luôn có tính vô thường. Bản chất của các hiện tượngvô thường. Như vậy, chúng ta cần học cách buông bỏ sự dính mắc đối với bản thân cũng như đối với những người khác, đừng quá quan tâm tới bản thân mình hay người khác.

Chúng ta cần buông bỏ những gì mình hay làm theo thói quen. Việc đi chậm, đi bình thường, hay đi nhanh tùy vào các tình huống cụ thể. Chúng ta làm những gì cần làm, đừng quá quan tâm tới việc muốn làm gì và làm thế nào. Chúng ta có thể đi với tốc độ phù hợp, đi chỉ là đi mà thôi. Nhưng việc cần làm hoặc cần đi thế nào lại tùy vào tình huống cụ thể. Nếu có thể buông bỏ được ham muốn, chúng ta sẽ biết mình cần làm gì và sẽ làm được việc cần làm. 

Chúng ta không chỉ áp dụng trong việc đi kinh hành mà trong tất cả các hành động khác, các hành động đó đơn thuần chỉ là các hành động mà thôi, đơn thuần chỉ để sử dụng mà thôi. Chúng ta thực hành các điều đó mà không có sự dính mắc. Thực hành việc đi kinh hành một cách tuần tự, thứ lớp thì tốt nhưng cần phải buông bỏ sự dính mắc vào các hành động của mình. Nếu hành động với sự dính mắc tức là chúng ta đang không thực hành theo con đường Trung Đạo.

Câu hỏi: Trong lúc đau bệnh thì quán Pháp như thế nào ạ?
Khi bị bênh, tôi cố gắng buông bỏ tình cảnh bệnh tật của mình. Tại Myanmar, tôi thường được mời tới các bệnh viện để giảng Pháp cho bệnh nhân. Tôi gặp nhiều bệnh nhân với các căn bệnh nặng nhẹ khác nhau. Tôi dạy cho bệnh nhân, những người thân của họ và những người xung quanh cách buông bỏ các trạng thái bệnh tật của mình, với môi trường trong bệnh viện. Tôi hướng dẫn họ buông bỏ các trạng thái đau, cơn đau vì các cơn đau như  thế luôn luôn hiện hữu trong tất cả chúng ta, không trừ một ai. Đau đớn, bệnh tật, cái chết, đó là bản chất của cuộc sống này. Bản chất của các vấn đề như vậy chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ để chúng ta kinh nghiệm mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ.

Do có sự dính mắc đối với thân và tâm của mình nên chúng ta không chịu đựng được cơn đau hay tình trạng bệnh tật của mình. Chúng ta cần buông bỏ đối với bản thân, đối với bệnh tật hay cái đau. Chúng ta cần học cách buông bỏ toàn bộ các tiến trình thân tâm. Thực hành theo cách như vậy sẽ giúp phát triển được năng lực buông bỏ

Thông thường chúng ta hay suy nghĩ theo chiều hướng phải làm gì, làm thế nào. Chúng ta cũng cần suy nghĩ để học được cách buông bỏ các thói quen của bản thân. Nếu nghĩ theo cách mình muốn làm thì điều đó sẽ dẫn đến dính mắc vào hành động hay vào việc mà chúng ta đang làm. Chúng ta suy nghĩ làm việc gì đó, rồi tiến hành làm, bên cạnh đó, cần học cách buông bỏ đối với việc làm đó. Chúng ta dính mắc với việc làm thế nào nên nhiều thiền sinh đặt ra câu hỏi phải làm cái gì, thực hành như thế nào, thực hành theo cách gì,…tất cả đều xuất phát từ sự dính mắc. Nếu có thể buông bỏ được các thói quen của mình, các câu hỏi như vậy sẽ không nảy sinh.

Nếu có bệnh, rất khó có thể hành thiền và buông bỏ. Tuy nhiên, việc thực hành buông bỏ cần phải được thực hiệnduy trì trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Chúng ta không thể có những lựa chọn làm điều này dễ hơn hay điều kia khó khăn hơn. Nếu chúng ta có thể thực hành, áp dụng trong những hoàn cảnh khó khăn thì năng lực buông bỏ sẽ lớn mạnh hơn. Thực hành trên con đường Trung Đạo thì luôn đúng, không có những ngã rẽ. Đối với người bênh, việc thực hành lúc ban đầu có thể khó khăn, là do chưa quen với việc quan sát, thực hành theo cách như vậy. Đối với bản thân thôi, để chỉ dạy cho những bệnh nhân trong bệnh viện, lúc ban đầu, cũng không phải điều dễ dàng, tôi cũng đã gặp khó khăn, nhưng tôi đã đương đầu với những khó khăn, sau đó thì những khó khăn đó không còn là vấn đề nữa.

Hầu hết các bệnh nhân phải dựa vào thuốc men, nên cần phải hướng dẫn cho họ dựa vào sự thực hành khi mà bệnh tật tới. Hãy dựa vào các phước thiện của mình thì tốt hơndựa vào thuốc men. Dựa vào thuốc men càng làm tăng thêm sự dính mắc với bệnh tật. 

Nếu đi theo con đường Trung Đạo, sẽ có thể buông bỏ được cả cái tốt và cái xấu. Thực hành theo con đường Trung Đạo là một sự tối ưu, tốt hơn tất cả mọi hành động khác. Chúng ta hãy lựa chọn con đường tốt nhất cho mình rồi có thể chia sẻ cho những  người khác. Con đường Trung Đạo không chỉ là khi hành thiền mà cần được áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta

Do có sự dính mắc với bệnh tật nên chúng ta trở thành những người vô dụng đối với  bệnh tật của mình. Nếu có thể buông bỏ được bệnh tật thì bệnh tật không ngăn cản chúng ta tạo ra các việc phước thiện. Nếu có thể làm được như vậy, dù là bệnh nhân thì cuộc sống của chúng ta cũng sẽ trở nên có ý nghĩagiá trị.

Chính bản thân tôi đã thực hànhbuông bỏ đối với bệnh tật của mình. Chính vì thế, trung tâm thiền của tôi đã tiếp nhận nhiều người bệnh, bệnh nhân. Đó là điều cần thiết khi có một nơi tiếp nhận người bệnh đến hành thiền.

Câu hỏi: Trong lúc con rửa chén bát, thấy cánh tay và những ngón tay làm việc rửa chén, đó là thân, còn tâm làm việc điều hành và hay biết sự rửa chén, thọ là việc cảm nhận sự nặng nhẹ và trơn nhám của cái chén, còn về sự cử động và chuyển động của cánh tay và các ngón tay trong lúc rửa chén có phải là pháp? Kể cả nguyên động lực tạo nên sự cử động của thân cũng là pháp phải không? Xin Thiền Sư chỉ dạy cho chúng con được rõ?
Với bản thân tôi, khi thực hành chánh niệm trong các sinh hoạt hàng ngày, tôi thường để ý ghi nhận các hoạt động của tâm. Nếu không chánh niệm đối với tâm, không ghi nhận được các hoạt động của tâm thì chúng ta sẽ ghi nhận rất nhiều các hoạt động bên ngoài. Ghi nhận, sử dụng các đối tượng bên ngoài thì rất khó khăn đối với tôi. Tôi hiểu rằng dính mắc sanh khởi từ tâm, do đó, chánh niệm trên các hoạt động của tâm sẽ giúp buông bỏ được các dính mắc này.

Tôi không thực hành cũng như không hướng dẫn thiền sinh quan sát một cách quá chi tiết các đối tượng. Các đối tượng trong việc quan sát mà tôi hướng dẫn thiền sinh là các hoạt động của tâm, là pháp. Tôi cũng không quá thuần thục trong việc ghi nhận các hoạt động trên thân. Tôi chỉ hướng dẫn cho thiền sinh những điều cốt yếu, quan trọng nhất. Do đó, việc hướng dẫn những điều cụ thể, căn bản cũng là một khó khăn đối với tôi. 

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể chánh niệm  đối với bất kỳ hoạt động nào. Tuy nhiên điều thiết yếu là chánh niệm đơn thuần chỉ là một hành động, đơn thuần chỉ để sử dụng mà thôi, không  phải để dính mắc.

Câu hỏi: Thưa Ngài, xin Ngài dạy cho con về cách chánh niệm khi nói chuyện?

Cho dù ngồi thiền một mình hay ngồi ở thiền đường cùng mọi người thì chúng ta cũng chỉ quay lại quan sát các hiện tượng xảy ra với bản thân mình mà thôi. Trong tất cả các oai nghi chúng ta chỉ quan sát thân và tâm mình, không quan tâm tới người khác, cũng vậy khi chánh niệm trong sinh hoạt hàng ngày, chánh niệm trên thân và tâm cúa chính mình thôi. Tuy nhiên khi nói chuyện chúng ta phải để tâm đến câu chuyện và người đối thoại, do đó khó có chánh niệm tốt trong việc nói chuyện và đọc sách, chúng ta không quen như vậy nên việc đó khá khó khăn. 

Để có thể chánh niệm trong việc nói thì chúng ta phải có được sự thành thục trong việc thực hành chánh niệm, nếu chúng ta không thành thục trong cánh niệm trên thân và tâm thì rất khó để giữ được chánh niệm khi nói chuyện và đọc sách. Chánh niệm cần rất sắc bén trong khi chúng ta nói chuyện. Tôi cũng cảm thấy khó khăn khi chánh niệm lúc nói nên tôi thường xuyên dừng việc nói chuyện và tham gia các khóa thiền tích cực. Với mức chánh niệm đã được phát triển trong các khóa thiền tích cực, tôi có thể chánh niệm trong việc nói chuyện và đọc sách, do đó để chánh niệm được lúc nói và đọc chúng ta cần rất nhiều cố gắng, mọi thứ đều có thể đạt được nếu chúng tasự cố gắng. 

 Các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết….tất cả các kỹ năng này đều cần thiết. Chúng chỉ để sử dụng mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ. Trong khi nói chuyện, chúng ta cần hiểu rõ điều gì không nên nói, điều gì cần nói. Kỹ năng nói là điều cần thiết. Nếu chối bỏ kỹ năng này - như “tịnh khẩu” chẳng hạn - nếu lúc nào chúng ta cũng tịnh khẩu thì không thể nào thuần thục được việc quan sát khi nói chuyện.  Chính vì vậy, chúng ta cần thực hành để phát triển khả năng ghi nhận trong khi nói chuyện. Chúng ta có thể học hỏi từ những điều Đức Phật chỉ dạy về việc phải nói cái gì và nói như thế nào. 

Tương tự, kỹ năng nghe cũng cần thiết và cũng cần nhớ rằng chỉ đơn thuần nghe mà thôi.  Chúng ta cần nghe các bài pháp thoại để phân biệt được một cách rạch ròi đâu là đúng, đâu là sai. Trước khi thực hành thiền, tôi đã nghe rất nhiều những điều vô vị, không có ý nghĩa trong cuộc đời này. Tôi trở nên thất vọng khi phải nghe những câu chuyện trong cuộc sống, trong xã hội. Do đó, tôi có một quyết định là sẽ chỉ nói thật ít, thật kiệm lời chứ không muốn giao tiếp nhiều. Chính vì thế, tôi không phải là một người có khả năng nói trôi chảy hay khả năng giao tiếp tốt. Sau này, tôi đã phải mất rất nhiều công phu để thực hành kỹ năng này.

Ở đây chúng ta đã có được cơ hội để cùng nhau tạo phước thiện. Tôi sẵn sàng chia sẻ với quý vị những gì mà tôi biết được, tôi không thể chia sẽ những gì mình không biết. Khi hành thiền, có rất nhiều vấn đề nảy sinh và chúng ta cần cố gắng để giải quyết tất cả những khó khăn này trong khả năng của mình. Sẽ có một vài khó khăn cần thời gian để giải quyết; tuy nhiên, sẽ vẫn còn rất nhiều những khó khăn còn lại. Do đó, chúng ta cần có sự thông cảm, giúp đỡ lẫn nhau cũng như sự đồng lòng, cùng nhau tương trợ trên bước đường tu tập. Chúng ta cũng cần cố gắng để tạo ra các thiện nghiệp càng nhiều càng tốt không chỉ cho bản thân mà con cho những người xung quanh.

Nếu trong cộng đồng thiền sinh không có một sự đồng tâm, nhất trí thì các vấn đề sẽ nảy sinh từ đó. Vì lúc nào cũng quá tin tưởng vào bản thân nên chúng ta khó tin tưởng vào việc thực hành theo con đường Trung Đạo. Chỉ khi nào buông bỏ được sự quá tin tưởng vào bản thân, chúng ta mới có được sự tin tưởng vào việc thực hành, áp dụng con đường Trung Đạo. Bởi mỗi người đều có  một niềm tin riêng nên rất khó để tạo thành  một khối thống nhất, rất khó để cùng đi chung trên con con đường Trung Đạo. Chỉ khi nào chúng ta buông bỏ được niềm tin đối với cái này hay cái khác, sự tin tưởngthực hành theo pháp môn này hay pháp môn khác, lúc đó chúng ta mới có thể thực sự bước đi trên con đường Trung Đạo. Chúng ta cũng cần tạo nhiều việc phước thiện cho những người khác, đồng thời học cách buông bỏ đối với những người khác.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.