9. Mở rộng con tim

18/06/20178:34 SA(Xem: 10103)
9. Mở rộng con tim
Hoang Phong chuyển ngữ 
HÃY ĐỌC CÁC DÒNG CHỮ TRONG
TÂM THỨC MÌNH
Tác gỉa: Upasika Kee Nanayon 
Nhà xuất bản Hồng Đức 2017

Bài 9
Mở rộng con tim
(Open the Way to the Heart / Ouvrir le Chemin du Coeur)

 

            Chỉ khi nào đọc được đúng đắn các dòng chữ trong tâm thức mình thì khi đó các bạn mới nhận biết được các thứ độc tố tâm thần (trong bản tiếng Anh là defilements, tiếng Pa-li là kilesa, tiếng Phạn là klesha, các độc tố - còn gọi là các sự ô nhiễm - gồm có ba thứ: moha/sự hoang mang, tanha/sự thèm muốn, và dosa/sự ghét bỏ) để mà loại bỏ chúng: đấy là phép thiền định sâu xa (insight meditation/vipassana). Tâm thức trong trường hợp này sẽ là một con dao thật sắc, chỉ cần một nhát là cắt bỏ được tất cả các độc tố. Dù chúng có hiện lên trở lại thì các bạn cũng sẽ cắt phăng được chúng thật dễ dàng. Khi đã thấu hiểu được các mánh khóe của "cái tôi" hay "cái ngã" thì việc loại bỏ nó cũng chẳng khác gì một trò đùa cợttương tự như lấy ngón tay ấn bẹp nó. Mỗi khi trông thấy nó thò mũi ra để đòi hỏi một thứ gì đó, thì chỉ cần quan sát xem nó muốn gì, tại sao nó lại muốn có thứ ấy, và xem nó "có quyền" đòi hỏi các thứ ấy hay không. Đấy là cách mà các bạn khắc phục và đặt nó vào khuôn phép.

            Một khi đã nắm vững được sự hiểu biết trên đây thì việc duy nhất còn phải làm là buông bỏ các độc tố ấy hầu mang lại sự giải thoát cho mình. Hãy tưởng tượng khi đã buông bỏ được chúng thì mình sẽ cảm thấy thoải mái đến mức độ nào! Phép luyện tập thiền định trên đây sẽ giúp mình biết dừng lại và ngăn chận không cho bất cứ một chướng ngại nào có thể bất ngờ hiện lên trong nội tâm mình. Mỗi khi các độc tố tâm thần hiện lên và đòi hỏi một thứ gì đó, chực bám víu vào một thứ gì đó, thì mình cũng không nên tham gia vào sự đùa cợt đó của chúng. Cứ để cho chúng tự tan biến đi (về phần các độc tố thì chúng cũng quan sát và chờ xem các phản ứng của mình, thế nhưng nếu chờ mãi mà không thấy mình tham gia thì các "độc tố" ấy sẽ phải nản chí và chịu thua mình. Hãy đưa ra một thí dụ cụ thể, chẳng hạn như mình muốn thốt lên một lời không đẹp (dosa/ghét bỏ) hay có một cử chỉ gian tham (tanha/thèm muốn) thì nên dừng lại, quan sát chúng, khi thấy mình dừng lại và bất động thì chúng cũng sẽ nản chí và tan biến đi. Do đó đôi khi chúng ta cũng có thể trông thấy một số người bên ngoài rất nhu mì và từ tốn, kể cả có vẻ rất hiền lành, thế nhưng bên trong họ là cả một sức mạnh và một sự kiên trì thật to lớn, luôn nhắc mình là phải dừng lại trước sự khuấy động của các độc tố tâm thần). Chỉ cần đơn giảnluyện tập theo phương pháp đó cũng đủ giúp mình loại bỏ được rất nhiều căng thẳng và khổ đau, và khiến cho các thứ độc tố phải bị "bỏng tay". 

            Nếu chúng ta biết thường xuyên khắc phục các độc tố tâm thần như cách trên đây thì sẽ khiến chúng bị lên cơn sốt. Phải hiểu rằng điều đó có nghĩa các độc tố tâm thần bị lên cơn sốt, không phải là mình! Các bạn nên nhớ Đức Phật có nói một câu: Hãy ném các độc tố tâm thầnvào lửa, nếu không thì chúng sẽ đốt cháy mình.

            Do đó chúng ta phải cố gắng đốt cháy ngay tất cả các độc tố tâm thần, dù chúng có oán trách mình đã ngược đãi chúng. Chúng ta cứ đóng chặt cửa nhốt chúng vào bên trong (bà Upasika Kee Nanayon giảng rất khéo: xem các độc tố không phải là "mình" và "mình" phải tự tách rời ra khỏi chúng để trừng trị chúng, trước khi chúng tàn phá mình. Nên hiểu các độc tố tâm thần là các hậu quả của các thứ nghiệp xấu hiện lên để khích động và xúi dục mình). Khi chúng không còn biết là phải làm gì nữa thì nhất định chúng sẽ quay ra oán trách mình: "Ta không còn chịu đựng mi được nữa! Ta không còn tự do làm gì thì làm!" (chẳng hạn mình không thích một người nào đó và chỉ muốn thốt lên một lời độc ác, thế nhưng mình kịp thời dừng lại, thì độc tốghét bỏ/dosa sẽ khiển trách mình đã làm lỡ dịp không cho nó làm những gì mà nó muốn, có nghĩa là cơ duyên xảy đến nhưng nghiệp bị mình chận đứng khiến nó uất ức vì không tạo ra quả được, nhưng không nên nghĩ rằng là mình uất ức vì không thốt ra được một lời độc ác để thỏa dạ mình, mà phải nghĩ rằng mình đã làm được một điều phải, vì đã hóa giải được một nghiệp xấu không cho nó tạo ra quả). Trong trường hợp đó thì các bạn cứ bình tĩnh quan sát xem chúng muốn gì? Nắm bắt những gì? Các thứ ấy ở đâu? Quan sát chúng với tất cả sự chăm chú của mình thì chúng sẽ dừng lại ngay, không còn chạy tới chạy lui hay bung ra khắp hướng nữa. Không phải là quá khó khi sai khiến các thứ bên ngoài và buộc chúng phải phải dừng lại, thế nhưng tự bảo mình phải dừng lại, hoặc ra lệnh cho các thứ độc tố không được phép tác độngmà phải dừng lại, thì sẽ không phải là một chuyện dễ. Tuy nhiên với khả năng nhận định của mình thì chuyện đó không phải là không làm được. Nếu các bạn phát huy được sự tỉnh giác và khả năng nhận định sáng suốt thì mình cũng có thể ra lệnh cho các thứ độc tố phải dừng lại (xin nhắc lại là các độc tố tâm thần là các tác tác động của nghiệp xấu hiện lên trên dòng tri thức của mình, chúng chỉ chờ cơ duyên - tức hội đủ các điều kiện cần thiết - để chuyển thành tác ýngôn từ và hành động. Ra lệnh cho chúng phải dừng lại là cách hóa giải các nghiệp xấu của mình, nói một cách khác là mình không tạo ra các điều kiện thuận lợi bên trong và cả bên ngoài tâm thứcmình để tiếp tay với nó. Hãy trở lại với thí dụ trên đây, nếu mình muốn thốt ra một lời độc ác với một người nào đó thì trước hết là phải dừng lại, quắc mắt nhìn thẳng vào cái nghiệp xấu ấy của mình: không tạo điều kiện thuận lợi - cơ duyên - bên trong tâm thức mình; sau đó thì nhìn vào con người mà mình thù ghét và nghĩ rằng người ấy thật đáng thương, cũng đang khổ đau như chính mình: đó là cách hóa giải độc tố "dosa" - sự ghét bỏ/nghiệp xấu - đang hành hạ bên trong nội tâm mình). Không bao giờ nên nghĩ rằng mình không đủ sức làm cho các độc tố phải dừng lại. Các bạn thừa sức làm việc đó. Vấn đề tỏ ra khó khăn, chẳng qua là vì từ trước đến nay các bạn quá dại dột, cứ thả lỏng cho các độc tố tung hoành thỏa thích, và cách hành xử dại dột đó đã trở thành bản chất thứ hai của chính mình (nếu cứ để cho nghiệp - dưới hình thức bản năng - tự do tung hoành thì đấy là cách tiếp tay giúp nó tạo ra nghiệp mới, lôi cuốn mình với nó để cùng nhau xoay vần trong thế giới hiện tượng. Đấy là lý do tại sao bà Upasika Kee Nanayon luôn nhắc nhở chúng ta phải "dừng lại" không để cho nghiệp sai khiến mình).   

            Vì thế chúng ta phải biết dừng lại. Khi đã dừng lại được, thì các độc tố cũng sẽ phải dừng lại theo (nghiệp và mình cũng như hình với bóng, bóng chạy có nghĩa là mình chạy, mình dừng lại thì bóng không thể nào chạy được nữa, nó sẽ ngủ yên trong sự im lặng và trống không của tâm thức mình. Sự "dừng lại" không có nghĩa là một hình thức bất động hay khô cứng mà là một thể dạng bình lặng và thăng bằng tuyệt đối hiện lên trên dòng luân lưu của tri thức). Dù các độc tố (nghiệp) có hiện ra trở lại thì mình cũng sẽ bắt chúng dừng lại dễ dàng. Vậy nếu đã hiểu được như thế thì tại sao chúng ta lại không chịu luyện tập thiền định? (dường như có một số độc giả chỉ thích đọc các bài về Phật Pháp cho "vui" - một hình thức tự trấn an trước những sự lo lắng sâu kín trong tâm thức mình - và khi đọc thì cũng đọc nhanh vì còn nhiều việc khác phải làm. Thực hành và ứng dụng những điều mà mình vừa đọc được đòi hỏi thêm một bước thứ hai, một sự cố gắng nào đó). Dù các độc tố tâm thần có ngoan cố đến đâu thì cũng chỉ cần đơn giảnquan sát chúng. Cứ giữ sự thân thiện và làm quen với chúng thì sớm muộn chúng cũng sẽ biến mất (các câu này dường như có vẻ mâu thuẫn với đoạn trên đây khi bà Upasika Kee Nanayon cho biết là phải "khắc phục" và "đốt cháy" các độc tố tâm thần, thế nhưng đây cũng chỉ là một cách nói ẩn dụ. Sự dừng lại và tách ra ngoài các độc tố để quan sát chúng không phải là một hình thức thụ động, mà hàm chứa từ bên trong nó một nghị lực và một sức mạnh thật to lớn). Khi nào chúng biến mất thì khi đó chúng ta sẽ nhận thấy được ngay bản chất lừa phỉnh của chúng. Trước đó chúng ta nào có ý thức được sự lường gạt ấy đâu, hễ chúng thúc dục mình làm việc gì thì mình làm ngay. Thế nhưng một khi đã thấu hiểu được bản chất của chúng thì chúng sẽ dừng lại (mỗi khi nghiệp bảo gì thì mình làm ngay, bởi vì mình nghĩ rằng là "mình" sai khiến "mình", thế nhưng một khi đã hiểu rằng "nghiệp" sai khiến "mình" thì đôi khi cũng nên cứng đầu nếu nhận biết được đấy là một thứ nghiệp xấu). Chúng sẽ tan biến hết. Dù các bạn không tìm cách loại bỏchúng, thì chúng cũng sẽ tự tan biến. Khi trông thấy chúng biến mất thì tức khắc một con đườngcũng sẽ mở rộng ra bên trong con tim mình (các độc tố tâm thần cũng được xem là các "chướng ngại" trên đường tu tậploại bỏ được các chướng ngại thì con đường sẽ hiện ra với mình. "Trí nhớ" là một hình thức nghiệp, quên đi quá khứ cũng là một cách mở ra một tương lai tinh khiếthơn cho mình, là một cách khai thông con tim mình, mở ra cho nó một con đường quang đãnghơn). Các bạn thấy đó, chúng ta luôn có cách hóa giải sự thống trị của các độc tố (nghiệp), dù chúng có lì lợm đến đâu đi nữa. Thế nhưng các bạn cũng không nên lơ là mà phải tiếp tục cảnh giác, nếu chúng có hiện lên trở lại thì mình mới kịp thời buông bỏ chúng được.  

            Vì thế tôi khuyên các bạn hãy bảo trì các khí cụ của mình thật sắc bén hầu có thể mang ra sử dụng bất cứ lúc nào. Khi nào sự nhận định của các bạn trở nên thật sắc bén trên tất cả mọi mặt thì nó cũng sẽ có thể giúp mình buông bỏ và loại trừ tận gốc rễ bất cứ một quan điểmnào. Nếu duy trì được thể dạng tâm thức đó và ý thức được là phải làm thế nào để bảo toàn được sự cảnh giác thì đấy có nghĩa là các bạn biết bảo trì các khí cụ của mình luôn sắc bén.

            Đến đây thiết nghĩ các bạn đã nắm vững được các nguyên tắc căn bản, và tôi cũng mong rằng các bạn hãy cố gắng mang ra thực hành với tất cả khả năng và sự tỉnh giác của mình. Cầu mong các bạn luôn can đảm và kiên trì trong việc luyện tập, hầu giải thoát mình ra khỏi mọi sự bấn loạn và khổ đau, mang lại cho mình thật nhiều điều tốt lành trên mọi mặt. 

Vài lời ghi chú của người dịch

            Bản chuyển ngữ quyển sách nhỏ trên đây của bà Upasika Kee Nanayon kết thúc toàn bộloạt bài "Phật giáo và người phụ nữ". Loạt bài này đã đưa chúng ta phiêu lưu qua một số các quan điểm và các góc nhìn khác nhau của nhiều nhà tu hành và cả những người thế tụcxuyên qua toàn bộ lịch sử lâu dài của Phật giáo. Thật vậy, người phụ nữ đại diện cho một nửa nhân loạigánh vác một phần lớn trọng trách về sự tồn vong của giống người, và cũng là một nguồn hạnh phúc âm thầm và kín đáo trong gia đình và ngoài xã hội. Thế nhưng người phụ nữ cũng là thành phần chịu thiệt thòi nhiều nhất trên tất cả mọi mặt, kể cả việc tu  tập để biến cải cuộc sống tâm linh và niềm hạnh phúc riêng tư của mình.  

            Thế nhưng cũng có những người phụ nữ thật khác thường, đạt được các cấp bậc tu tậpthật cao. Các bài giảng của bà Upasika Kee Nanayon rất thiết thực, trực tiếp ứng dụng vào việc tu tập Phật giáophản ảnh thật rõ ràng trí tuệ của một người phụ nữ đã thành đạt, và đặc biệthơn nữa là bà chỉ là một phụ nữ thế tục, ít được học hành và tự tu tập một mình. Chẳng phải đấy là một tấm gương hay sao?

            Một tấm gương cho những người "từ bỏ" và cho cả những người "tại gia", cả nam và nữ. Nếu chúng ta tự nhận mình là những người Phật giáo thì đôi khi cũng nên nhìn lại thái độ của mình, cung cách hành xử của mình và nhất là những gì phát sinh trong tâm thức mình, hầu ý thức được là mình đang chạy theo và nắm bắt những thứ gì? Những thứ ấy có đi ngược lại với giáo huấn của Đức Phật hay không? Khi đã ý thức được điều đó thì chúng ta cũng sẽ hiểu rằng tại sao bà Upasika Kee Nanayon lại khuyên chúng ta phải dừng lại, phải trở về với con ngườicủa mình, với tâm thức mình, hầu tìm hiểu mình và biến cải nó. Những gì thúc dục các sự đòi hỏi trên thân xác và khích động sự thèm muốn trong nội tâm mình chính là nghiệp của mình đấy, không nên nhìn ra bên ngoài để oán trách bối cảnh và những kẻ chung quanh.   

            Qua quyển sách nhỏ nhưng rất thiết thực trên đây của bà Upasika Kee Nanayon, chúng ta cũng có thể nhận thấy thật hết sức rõ ràng là Phật giáo không phải là một hệ thống tư tưởnghay một triết thuyết để nghiên cứutìm hiểu hay phẩm bình, cũng không phải là một tín ngưỡngxây dựng trên sự sợ hãicầu xin và ngoan ngoãn, mà là một phương pháp luyện tập nhằm biến cải con người của chính mình, mang lại cho mình một thể dạng an bìnhhoàn hảo và tuyệt đối, nhất là mang tánh cách thật lâu dàixuyên qua không gian và thời gian.


Tạo bài viết
06/11/2017(Xem: 6451)
17/07/2021(Xem: 9898)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.