Logic của sự tái sinh

10/01/202011:49 CH(Xem: 8791)
Logic của sự tái sinh
LOGIC CỦA SỰ TÁI SINH
Khenchen Appey Rinpoche

Vào đầu những năm 1980, Khenchen Appey Rinpoche có đến Malaysia để giảng Phật Pháp. Tại trung tâm Sakya ở Kuching, đông Malaysia, tôi - Ngawang Samten (Jay Goldberg), dịch giả của Rinpoche, thỉnh Rinpoche dậy về chủ để tái sinh. Mặc dầu không có băng ghi âm, buổi pháp thoại đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong tôi. Đoạn dưới đây được xây dựng lại từ cốt yếu trong bài giảng của Rinpoche tại buổi tối hôm đó.

Khenchen Appey Rinpoche
Khenchen Appey Rinpoche

Đầu tiên, có hai điểm của hiện tượng tồn tại cần phải được chỉ ra. Một là sự hình thành của kết quả, và còn lại là sự liên quan đến việc tồn tại trong tự nhiên của con người.

Khi chúng ta nhìn vào hiện tượng vật chất trong thế giới này, chúng ta thấy rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng xảy ra đều có nguyên nhân của nó. Không có bất cứ thứ gì trên thế giới này xuất hiện một cách tình cờ, ngẫu nhiên hay là do phép màu. Không có bất cứ thứ gì trên thế giới này đột ngột xuất hiệnkhông có lý do chính và các lý do phụ khác. Ví dụ, sự tồn tại một cái cây có lý do chính là từ một hạt giống, trong đó các lý do phụ bao gồm hạt giống không bị tổn hại, nó phải được tiếp xúc với đất, được cấp nước, và các nguyên nhân khác.

Khi chúng ta nhìn vào một con người, chúng ta thấy có hai khía cạnh của sự tồn tại.  Khía cạnh vật chất của một người, và khía cạnh tinh thần của người đó. Nói cách khác, một người bao gồm khía cạnh vật chất, là thân xác vật lý, và phía cạnh tinh thần đó là tâm trí. Khía cạnh vật chất của một người là thân thể vật lý của người đó và tất cả các thành phần của nó. Khí cạnh tinh thần của một người bao gồm tất cả các suy nghĩ, ý thức, và các chức năng thần kinh khác.

Về các thành phần vật lý của cơ thể, chúng ta có thể hồi quy tất các các thành phần tế bào của một người về thời điểm thụ thai. Nói cách khác, nếu chúng ta có một cố máy “siêu vi vượt thời gian” chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ tế bào tạo nên thân thể vật lý hiện tại và truy vết toàn bộ ngược thời gian, từng khắc từng khắc một, đến thời điểm thụ thai. Nó giống như là nhìn vào các vòng trong thớ của một cái cây bị cắt. Chúng ta có thể nhìn thấy từng năm tồn tại của cái cây đó và khám phát ra tình trạng của cái cây với điều kiện thời tiết, xu thế phát triển, và các điều tương tự. Trong cơ thể người, các tế bào chết dần và được sinh mới từng khắc từng khắc một. Nếu chúng ta có một công cụ đặc biệt, chúng ta có thể quan sát sự hoạt động của từng phân tử của cơ thể hiện tại như là nguyên nhân của sự hình thành cơ thể mới trong tương lai. Cũng thế, chúng ta có thể nhìn thấy cơ thể hiện tại như là kết quả từ những tế bào trước đó trong cùng một cơ thể. Một cách lý thuyết, chúng ta có thể truy xuất nguồn gốc của cơ thể hiện tại từng khắc từng khắc một quay trở lại thời điểm tồn tại của nó vào thời gian của sự thụ thai, giống như là chúng ta có thể truy xuất nguồn gốc của các vòng trong thớ của một cái cây hiện tại đến tận thời điểm của cái vòng đầu tiên trong thớ cây.

Vậy điều gì là những nguyên nhân tạo nên cơ thể vật lý tại thời điểm thụ thai? Các nguyên nhân bao gồm các thành tố vật lý xuất phát từ cơ thể của người mẹ và người cha mà sẽ sớm được nhìn nhận như là một cơ thể độc lập. Nói cách khác, các nguyên nhân đó bao gồm trứng của người mẹ và tinh trùng của người cha. Khi hai nguyên tố này tiếp xúc, thì các nguyên nhân vật lý của một đứa trẻ được xác nhận. Vậy thì người mẹ và người cha đến từ đâu? Cả hai cùng trở thành người do các thành tốt vật lý đến từ người mẹ và người cha của họ. Với logic này, chúng ta có thể truy xuất ngược lại nguồn gốc một cách vô hạn.

Điều này chứng minh rằng sự hình thành vật lý, sự tồn tại vật lý, của mỗi một con người là do các nguyên nhân vật lý từ trứng và tinh trùng trước thời điểm kết hợp, để sản sinh ra trứng đã được thụ tinh và cuối cùng trở thành một đứa trẻ của sự kết hợp. Ngoài nguyên nhân này, còn có rất nhiều nguyên nhân thứ phát khác dẫn để sự ra đời của đứa trẻ.

Như trên, ta đã phát biểu rằng con người bao gồm hai thành tố là vật chấttinh thần. Chúng ta đã xem xét đến thành tố vật chất của một người và cái cách dẫn đến sự tồn tại của nó thông qua các nguyên nhân vật lý tạo bởi bố mẹ của đứa trẻ. Thứ hai, chúng ta cần xem xét nguyên nhân dẫn đến khía cạnh tinh thần của một con người bao gồm suy nghĩ, ý thức và các chức năng thần kinh.

Suy nghĩ của chúng ta khởi lên hết cái này đến cái khác, chúng xuất hiện trong tâm ta như nước đổ xuống từ cạnh của thác nước. Nếu chúng ta có thể làm chậm lại tiến trình này bằng thiền định, chúng ta có thể thấy được mỗi suy nghĩ của chúng ta bắt nguồn từ suy nghĩ trước đó. Suy nghĩ không khởi lên một cách ngẫu nhiên, mà có kết nối cụ thể với suy nghĩ ngay phía trước đó. Nói cách khác, mỗi suy nghĩnguyên nhân trực tiếp là suy nghĩ ngay phía trước nó. Ví dụ, một người có thể có suy nghĩ : “tôi đói”. Nếu chúng ta kiểm tra suy nghĩ ngay phía trước đó, nó có thể là : “Tôi muốn ăn quả táo trên bàn”. Và suy nghĩ này có thể có suy nghĩ trước đó là “Có một quả táo ở trên bàn”. Nói cách khác, có một sự tiếp nối các suy nghĩ khởi lên trong mối quan hệ lẫn nhau, nhưng chúng khởi lên quá nhanh đến mức ta không nhận thức được sự tiếp nối này. Về cơ bản, con người trong hoạt động hàng ngày của cuộc sống, chúng ta không để ý đến sự tiếp nối của các suy nghĩ được khởi lên. Chúng ta bị sao nhãng bởi sự công kích dữ dội của các ý nghĩ, cảm xúc, và nhận thức đổ xuống như bom trong mỗi một khoảnh khắc (và ngay cả trong lúc ngủ) điều đó dẫn đến chúng ta hầu như không nhận thức được tính tiếp nối tự nhiên của những đoàn tàu dài của suy nghĩ.

Nói như vậy, chúng ta cần hiểu rằng, mỗi một suy nghĩ của chúng ta thì có một suy nghĩ trước đó, và suy nghĩ trước đó là nguyên nhân chính của suy nghĩ ngay sau nó. Nếu chúng ta có thể làm chậm lại quá trình khởi lên và xuất hiện của mỗi suy nghĩ, chúng ta sẽ nhìn thấy suy nghĩ phía trước là nguyên nhân của suy nghĩ hiện tại. Nói cách khác, tất cả các suy nghĩ chúng ta có được sản sinh ra bởi suy nghĩ trước đó. Giống như là nguyên nhân vật lý dẫn đến kết quả vật lý, các nguyên nhân về tinh thần dẫn đến kết quả tinh thần. Bây giờ, như chúng ta đã thấy với cơ thể vật lý này, chúng ta có thể truy xuất lại thời từng thời điểm cho đến tận thời gian diễn ra sự thụ thai khi người bố mẹ cung cấp các nguyên nhân vật lý để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa trẻ. Tuy vậy, đó chỉ là những nguyên nhân vật lý. Đó không phải là nguyên nhân tinh thần. Vào thời điểm của sự thụ thai, bố mẹ không cung cấp suy nghĩ tinh thần hoặc là nguyên nhân tinh thần cho cái phôi thai. Mỗi một suy nghĩ của người bố và mẹ tiếp tục hiện diện trong tâm trí của riêng của họ. Vào thời điểm thụ thai, dòng suy nghĩ của họ không kết thúc và cũng không xâm nhập vào bào thai. Mỗi người bố mẹ tiếp tục dòng suy nghĩý thức của riêng họ.

Vậy thì từ đâu có sự khởi đầu của dòng suy nghĩ của đứa trẻ? Mỗi người bố mẹ có dòng suy nghĩ của riêng họ tiếp tục một cách không giảm sút trước khi đứa trẻ ra đời và tiếp tục với cá nhân họ trong mối quan hệ tồn tại của bản thân họ. Như đã chỉ ra lúc trước, không có bất cứ điều gì được sinh ra mà không có nguyên nhân của nó. Từ đó, dẫn đến kết luận nếu đứa trẻ không lấy suy nghĩ từ người bố mẹ, thì nó nhất định phải có một dòng suy nghĩ, hoặc một dòng ý thức đến từ đâu đó từ một nơi nào đó, cụ thể một ý nghĩ trước đó hoặc một dòng ý thức của tự bản thân nó. Và, từ đâu có thể có ý nghĩ hoặc dòng ý thức khởi lên mà nếu không phải là sự tiếp nối của dòng ý nghĩ khởi lên từ sự tồn tại trước đó của đứa trẻ. Theo cách đó, có thể kết luận một cách logic rằng dòng ý thức hoặc ý nghĩ của đứa trẻ mới sinh ra trước khi sự tồn tại của nó chỉ có thể được sinh ra từ sự tồn tại trước đó.

 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 108689)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.