Lời Khuyên Của Pháp Vương Chogye Trichen Rinpoche Về Thực Hành Lục Độ Mẫu Tara

24/10/20201:00 SA(Xem: 6210)
Lời Khuyên Của Pháp Vương Chogye Trichen Rinpoche Về Thực Hành Lục Độ Mẫu Tara
Lời Khuyên của Pháp Vương Chogye Trichen Rinpoche về
THỰC HÀNH LỤC ĐỘ MẪU TARA
Chuyển ngữ: Như Nhiên

LỤC ĐỘ MẪU TARA
GIỚI THIỆU

 

Độ Mẫu Tara, ngài là một bậc giác ngộ thuộc địa thứ 12, có thể thỏa mãn mọi ước muốn của chúng sinh. Đức Tarahiện thân lòng từ bi của chư Phật ba thời, quá khứ, hiện tạivị lai. Ngài là vị Thánh nữ có khả năng thực hiệnhoàn thành mọi hoạt động giác ngộ của chư Phật.

vô số chư Phật thuộc nhiều đại kiếp khác nhau. Khởi đầu đại kiếp của chúng ta, có một vị Phật danh hiệuĐại Nhật Như Lai. Vào thời của ngài, có một vị công chúa tên là Metok Zay hay ‘Mỹ Hoa’. Công chúa Mỹ Hoa siêng năng tụng kinh và làm nhiều thiện hạnh phi thườnglợi lạc của chúng sinh. Khi còn trẻ, công chúa thực hiện nhiều cúng dườngbố thí lớn lao, có nhiều thiện hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhụctừ bi cao quý vì chúng sinh.

Khi Đức Đại Nhật Như Lai hỏi công chúa có ước muốn hay tâm nguyện gì không, công chúa trả lời, “Con sẽ lưu lại thế giới này cho đến khi mọi chúng sinh được giải thoát hoàn toàn”.

Đây là điều ngạc nhiên vui mừng đối với Đức Phật, ngài chưa hề nghe bất kỳ ai có phát nguyện cao quý, dũng cảmvô ngã như thế. Đáp lại sự xả thân, hạnh nguyện của công chúahoan hỉ với Bồ đề tâm của cô, Đức Phật đã tự nhiên tuyên thuyết Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara, ca ngợi Hai Mươi Mốt Phẩm Hạnh của Độ Mẫu Tara.

Nhờ bản kinh tuyên thuyết bởi Đức Phật Đại Nhật, công chúa Mỹ Hoa được biết như là hóa thân của Thánh nữ Tara, xuất hiện từ những giọt nước mắt từ bi của Bồ tát Quan Thế Âm (tiếng Phạn là Avalokiteshvara và tiếng Tạng là Chenrezig).

Bồ tát Quan Thế Âmlòng bi mẫn bao la đối với mọi chúng sinh hữu tình. Mặc dù ngài nỗ lực không ngừng nghỉ để giúp đỡ chúng sinh, ngài cảm thấy buồn rầu vô hạn bởi quá nhiều chúng sinh cứ tiếp tục rơi vào các cõi thấp của luân hồi như địa ngục. Ngài nhận thấy rất ít ỏi chúng sinh đạt được tiến bộ trên con đường giác ngộ.

Trong nỗi tuyệt vọng vô hạn vượt quá sự chịu đựng của lòng bi, Đức Quan Thế Âm đã khóc trong đau đớn, cầu nguyện rằng tốt hơn hết thân thể của ngài tan thành từng mảnh và chết đi, vì ngài không thể hoàn thành được tâm nguyện cứu vớt chúng sinh ra khỏi đau khổ. Từ những giọt nước mắt bi mẫn đó, Thánh nữ Tara đã hiện ra.

Trong sự xuất hiện kỳ diệu như thế, Đức Tara nói với ngài Quan Thế Âm rằng: “Ôi, Bậc cao quý, xin đừng từ bỏ hạnh nguyện cao thượng vì lợi ích của chúng sinh hữu tình. Tôi đã được khích lệ và tùy hỉ với mọi hành động vô ngã của ngài. Tôi thấu hiểu những gian khổ vĩ đại mà ngài đã trải qua. Nhưng có lẽ, nếu tôi mang hình tướng nữ Bồ tát với danh hiệu Tara, như một cộng sự của ngài, thì điều đó có thể trợ giúp ngài trong những nỗ lực cao cả nhất của ngài.”

Sau khi nghe được hạnh nguyện của Đức Tara, Bồ tát Quan Thế Âm lại tràn đầy dũng khí để tiếp tục những nỗ lựcquần sinh. Chính vào lúc đó, cả ngài và Đức Tara đều được Đức Phật A Di Đà gia trì cho những tâm nguyện của các ngài trên con đường Bồ tát.

Vào lúc Bồ tát Quan Thế Âm khóc vì tuyệt vọng, thân ngài vỡ tan thành ngàn mảnh. Đức Phật A Di Đà đã ban phước để Đức Quan Thế Âm hồi sinh trong một thân mới có mười một đầu, với một ngàn cánh tay, trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt. Như thế, chúng ta có thể thấy rõ mối liên hệ mật thiết giữa Bồ tát Quan Thế Âm và Đức Tara.

Tương truyền rằng kể từ đó, bất kỳ ai trì tụng Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara được tuyên thuyết bởi Đức Phật Đại Nhật đều nhận được những lợi lạc không thể nghĩ bàn. Đức Phật Đại Nhật đã hoàn thành mọi ước muốn của Ngài. Ngay cả chư Phật, nhiều khi các ngài cũng không thể thỏa mãn nhu cầu của một số chúng sinh. Tuy nhiên, sau khi đã tuyên thuyết Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara, Đức Đại Nhật không chỉ thỏa mãn tất cả ước muốn của riêng ngài, mà còn có thể thỏa mãn mong cầu của tất cả những ai tìm đến ngài.

Ngày xưa, có một bà lão đến gặp Đức Phật Đại Nhật. Bà là kẻ cùng khổ, nhưng có một cô con gái xinh đẹp tuyệt trần. Con gái bà được một vị vua ngưỡng mộ muốn cưới cô. Thời cổ Ấn Độ, nếu một cô gái quê mùa kết hôn với hoàng tộc, theo tục lệ thời đó, gia đình cô gái ít nhất phải có châu báu trang sức cho cô dâu. Bà lão khốn khổ không biết làm thế nào có được châu báu cho đám cưới của con mình.

Bà nghe nói rằng Đức Phật Đại Nhật có thể thỏa mãn mọi ước muốn. Vì thế, bà đã tìm đến ngài. Trước Đức Phật, bà đã thỉnh cầu ngài ban cho bà một số châu báu để con gái bà có thể cưới nhà vua và thỏa mãn ước muốn của nhiều người. Lúc đó, Đức Phật đang ở chùa Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.

Trong chùa, có nhiều tượng của Lục Độ Mẫu Tara [hay Độ Mẫu Tara Xanh Lục]. Vì chính ngài cũng không có vàng ngọc để cho bà, Đức Phật đã thỉnh cầu một trong những pho tượng đặc biệt của Lục Độ Mẫu Tara trong chùa hãy trao vương miện của bà cho ngài, để ngài có thể làm hài lòng bà lão và nhờ đó con gái bà sẽ trở thành hoàng hậu. Pho tượng Tara này đã tháo vương miện của mình và trao nó cho Đức Phật Đại Nhật, nhờ đó ngài có thể tặng cho bà lão để làm đám cưới của con mình.

Lục Độ Mẫu Tara không chỉ làm mãn nguyện bất cứ mong cầu nào của chúng sinh, mà còn làm tan biến những nỗi sợ hãi chính của họ, như tám nỗi sợ lớn và mười sáu nỗi sợ nhỏ trong đó có nỗi sợ bị trộm cướp, sợ nước, rắn, chất độc, tù đày, v.v…, cũng như mọi nỗi sợ hãi trong tâm. Bất cứ nỗi sợ hãi nào mà chúng sinh phải chịu đựng, bất cứ khi nào họ trì tụng Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara, thậm chí chỉ tụng thần chú Mười-Âm OM TARE TUTTARE TURE SVAHA, nỗi sợ hãi của họ đều được lắng dịu và mong cầu của họ đều được thỏa mãn.

Đức Phật Đại Nhật đã xuất hiện ở một thời kỳ vô cùng lâu xa, rất lâu trước thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong thời của chúng ta, chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng tuyên thuyết lại chính bản kinh này, trùng tuyên lời dạy của Đức Phật Đại Nhật. Điều này đã được nói đến trong Tạng Kinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Như thế, Đức Tara cũng được tán thán rất nhiều bởi chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhờ đó, bản Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara chứa đựng sự gia trìnăng lực bao la. Vô số Phật tử Đại thừa tụng kinh này mỗi ngày; dù họ là tu sĩ hay cư sĩ, già hay trẻ, bản kinh này vang vọng qua những lời thì thầm bất tận trên môi của tín chúng mộ đạo, từ rất lâu trước đại kiếp của chúng ta.

Trong những thời kỳ gần đây, Độ Mẫu Tara là vị Thánh nữ được xem là Bổn tôn thiền định của nhiều bậc Thầy vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Phật giáo, các bậc Đại thành tựu giảHiền giả Phật giáo Đại thừa vĩ đại của Ấn Độ, như ngài Long Thọ tôn giảThánh Thiên tôn giả. Ngài Nguyệt Cung, bậc học giả thông thái của Ấn Độ, có nhiều linh kiến về Đức Tara và nhận được trao truyền trực tiếp từ ngài. Rất nhiều các bậc Thầy vĩ đại là những hành giả lão luyện và sùng mộ pháp tu Tara. Đại thành tựu giả Virupa của Ấn Độ, người sáng lập dòng truyền thừa Lam Dre của Phật Kim Cương Hỷ, đã nhận nhiều ân phước từ Đức Tara.

Một trong những đạo sư Ấn Độ vĩ đại nhất, người có vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu pháp môn TaraTây Tạng, là Hiền giả Atisha xứ Bengali. Ngài Atisha từng nhiều lần được mời đến Tây Tạng, nhưng ngài luôn từ chối, vì nghe nói về độ cao và thời tiết khắc nghiệt của xứ Tuyết, cũng như tính khí ương ngạnhthô lỗ của người Tây Tạng. Ngài phân vân liệu ngài có thể đến đó và chuyển hóa tâm của họ hướng về đạo pháp hay không.

Đạo sư Atisha, là người vô cùng sùng mộ Lục Độ Mẫu Tara rất lâu trước khi du hành đến xứ Tuyết. Một hôm, ngài nhận được một tiên tri từ Đức Tara. Đích thân Thánh nữ đã khuyên ngài Atisha rằng ngài phải đi đến xứ Tuyết, Tây Tạng, nơi đó ngài sẽ như mặt trời soi sáng chúng sinh bằng giáo lý của Đức Phật, xua tan hết vô minh của họ.

Theo đó, ngài sẽ đem lại lợi lạc vĩ đại cho chúng sinh hữu tình của những xứ sở phương Bắc. Hơn nữa, Thánh nữ Tara còn bảo với ngài Atisha rằng ngài sẽ gặp môn đồ lớn của mình, người này là một Hóa thân của Bồ tát Quan Thế Âm. Bà đã tiên tri rằng những hoạt động kết hợp của ngài Atisha với vị đệ tử này sẽ khiến giáo lý nở rộ hàng ngàn năm và truyền bá khắp nơi.

Sau khi nghe những lời tiên tri này từ Đức Tara, ngài Atisha đã vơi bớt những thành kiến về xứ Tây Tạngcon người nơi đó. Vì thế, ngài đã quyết định lên đường đến Tây Tạng. Mặc dầu ngài Atisha đã đối mặt với một vài khó khăn ban đầuTây Tạng, như không tìm được dịch giả giỏi và thời tiết khắc nghiệt, dù sao trong thời gian đó ngài đã gặp được môn đồ tiền định, Dromtonpa. Dromtonpa, sau đó, trở thành người sáng lập trường pháp Kadampa, từ đó khởi đầu dòng Hóa thân của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Nhờ sức ảnh hưởng của Tôn giả Atisha mà giáo lý về Lục Độ Mẫu Tara đã nở rộ ở Tây Tạng. Mặc dầu trước đó dòng Cựu Mật đã tôn thờ Thánh nữ với nhiều hình tướng khác nhau, nhưng không phát triển rộng rãi lắm mãi cho đến khi ngài Atisha đến Tây Tạngtruyền bá bản Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara. Đó là nhờ những ban phướcân sủng của Độ Mẫu Tara.

Ngài Nguyệt Cung là một trong những đạo sư Ấn Độ vĩ đại khác thể hiện một vai trò đầy ý nghĩa trong việc truyền bá pháp môn Tara. Ông không phải là tăng sĩ, mà là một upasaka, tức một hành giả cư sĩ giữ tám giới nguyện.

Nhờ những đạo sư như thế, Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara, thần chú và các nghi lễ của ngài, đã trở nên thịnh hành khắp các dòng phái của Phật giáo Tây Tạng, tất cả không ngừng nương tựa vào thực hành thiền định về Đức Tara. Có rất nhiều câu chuyện về các bậc thầy tâm linhTây Tạng, những người nương tựa vào Đức Tara như Bổn tôn thiền định của họ.

Vào thế kỷ thứ 16 ở Tây Tạng, có một bậc đạo sư vĩ đại tên là Jonang Taranatha. Theo tiếng Phạn, ‘Tara’ nghĩa là ‘vị cứu tinh’, ‘Natha’ nghĩa là ‘hộ pháp’. Ngài hầu như liên tục kết nối tâm linh trực tiếp với chính Đức Tara. Ngài đã tìm kiếm các truyền thống Phật giáo Ấn Độ khi mà Phật pháp ở đó hầu như đã biến mất và người ta nói rằng ngài đã khám phá cũng như phục hồi được nhiều nguồn giáo pháp.

Ngài Taranatha đã viết một lịch sử công phu về Đức Tarapháp môn của ngài. Ngài rất cẩn trọng về mốc thời gian và về việc nhận diện các đạo sư Ấn Độ khác nhau, những vị gắn bó với thực hành Tara. Tác phẩm của ngài Taranatha về Đức Tara vẫn tồn tại trong các tác phẩm còn được lưu giữ đến ngày nay của ngài và có những bản dịch tiếng Anh của tác phẩm này cùng với những bình giải về Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara.

Có những thần chú riêng cho mỗi hình tướng trong 21 hình tướng của Độ Mẫu Tara. Những hình tướng riêng của Đức Tara được mời thỉnh đến cho những chướng ngại hay nỗi sợ hãi cụ thểhành giả có thể thực hành những hình tướng của Đức Tara theo cách này một khi họ đã nhận được quán đỉnhtruyền khẩu về Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara.

Để đón nhận lợi lạc của những ân phước của chư Phật, của Đức Tara và của tất cả những bậc Thầy này, sau khi nhận được trao truyền Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara, chúng ta có thể chọn hoặc tụng bản kinh này, hoặc tụng Đà-la-ni dài của thần chú Đức Tara, hoặc thậm chí chỉ tụng thần chú Mười-Âm của Đức Tara. Chúng ta có thể tụng bất kỳ hoặc đầy đủ cả ba, vào sáng sớm, hay buổi trưa, vào ban ngày hay buổi tối, hay nửa đêm. Thật quan trọng và hữu ích để trì tụng bất cứ lúc nào tâm của chúng ta rối bời và không thể làm lắng dịu bằng các phương pháp khác.

Giả sử tâm của chúng ta quá bối rối, chúng ta có thể tâm sự với vài người bạn về những vấn đề của mình, tuy nhiên rối ren của chúng ta vẫn còn đó. Bạn bè có thể ủng hộ quan điểm của chúng tathông cảm với nỗi lo của chúng ta, thế nhưng, ước muốn của chúng ta vẫn chưa thành. Ngay cả khi họ ủng hộ và đồng tình với chúng ta, vấn đề của chúng ta vẫn còn đó; họ cảm thông với chúng ta không có nghĩa họ có thể thực sự giúp được chúng ta. Thậm chí chúng ta có thể tồi tệ hơn trước vì hậu quả của những tham vấn từ bạn bè như thế!

Mặt khác, bất kỳ Phật tử sùng mộ nào cũng có thể trì tụng Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara, hay tụng Đà-la-ni dài hoặc ngay cả thần chú ngắn Mười-Âm, OM TARE TUTTARE TURE SVAHA, bất cứ khi nào họ lâm vào khủng hoảng. Khi những mong cầu của họ bị khước từ hay tan vỡ và không thể thực hiện, để lại cảm giác tê tái hay rối bời, nếu họ cầu nguyện với ngài lúc đó, ngài sẽ có mặt để hóa giải nỗi sợ hãiđau khổ của họ.

Pháp môn này giới thiệu với chúng ta một lựa chọn thay cho phản ứng thường lệ trước những khó khăn của mình. Khi gặp rắc rối, chúng ta thường lập tức tìm đến một người bạn hay nhà tư vấn để chia sẻ nỗi khổ của mình. Mong tìm được niềm an ủixoa dịu sự bối rối của mình, nhưng thay vào đó chúng ta có thể khuấy động sự việc lên và thực chất khiến chúng trầm trọng thêm. Một phương pháp khác đáng để thử là chúng ta có thể tụng Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara, hay đọc thần chú của ngài và bằng cách này sẽ tìm thấy niềm an ủigiải phápchúng ta đang tìm kiếm.

Thực hành Tara cũng rất lợi lạchiệu quả đối với các Trung tâm Phật pháp. Những trung tâm đó làm các nghi lễ cúng dường hay cầu nguyện Tara, tự thân chúng đã thu hoạch phần thưởng bởi lẽ mục đích truyền bá Phập pháp của chúng đã được thực hiện! Những ước nguyện chân thành và sâu sắc mà chúng ta phát ra nhờ lòng sùng mộ và khát ngưỡng sẽ dễ dàng thành tựu hơn nhiều, nhất là khi chúng vì lợi ích của tha nhân!

Hầu như mọi chùa chiền Tây Tạng đều cử hành các nghi lễ cầu nguyện cúng dường Lục Độ Mẫu Tara vào mỗi buổi sáng, với năm vị hay một ngàn vị tăng. Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara đã được trì tụng liên tục bởi vô lượng chúng sinh trải khắp muôn phương kể từ thời đại của Đức Phật Đại Nhật xa xăm, cho đến tận thời đại của chúng ta hiện nay. Thật sự bản kinh này rất cổ xưa, nó đã trở nên quá phổ biến và được thực hành rộng rãi qua mọi thời góp phần tạo nên năng lựcdiệu dụng bất khả tư nghì của nó.

Mọi ân phước phát sinh nhờ những cầu nguyện của tín chúng trải qua mọi thời, đã được tích lũylưu truyền đến chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp nhận được tất cả những ân phước đó mỗi khi chúng ta cầu khẩn với niềm tin và lòng sùng mộ vào Đức Tara. Xuyên qua thực hành đều đặn Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara và các thần chú của ngài, những ân phước này được nuôi dưỡng và có thể chín muồi trong dòng tâm của chúng ta, trong kinh nghiệm của chúng ta. Đó là lý do vì sao sự phụng thờ Đức Tarathực hành hằng ngày tuyệt hảo như vậy.

Bản Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara cũng rất quan trọng đối với truyền thống Phật giáo Đại thừa Trung Hoa vốn có những liên hệ với Phật giáo Kim Cang thừa.


NHẬN ÂN PHƯỚC CỦA BỒ TÁT TARA


Nhập môn con đường thiền quán về Bồ tát Tara bắt đầu bằng lễ quán đỉnh - sự trao truyền về trí tuệ và ân phước giác ngộ của ngài.

Khi chúng ta nhận ân phước gia trì của Lục Độ Mẫu Tara, ví dụ, trước hết chúng ta dâng cúng một mạn đà la cho Đạo sư, người mà chúng ta phải quán tưởng và cảm nhận thực sự đó chính là Đức Tara, hiện diện trước mặt chúng ta. Chúng ta sẽ quán tưởng vị Đạo sư đang ngồi trước mặt chúng ta là Đức Tara. Chúng ta cũng quán tưởng rằng Đức Tara đang hiện diện trong mạn đà la trên bàn thờ trước mặt chúng ta.

Từ giữa trái tim của hai Đức Tara này, ánh sáng rực rỡ chiếu ra chạm vào chúng tatoàn thể chúng sinh hữu tình. Ánh sáng này chuyển hóa thân thể - gồm thịt, xương và máu của chúng ta - trở thành một quả cầu ánh sáng, một khối sáng. Mọi hiện tượng thông thường tan vào một trạng thái của tánh không. Tâm trí chúng ta yên nghỉ tự nhiên trong trạng thái đó, duy trì trạng thái này, đó là sự hiện diện của ánh sáng trong tánh không, sự sáng tỏ của tánh không. Mọi vật đều hiện hữu trong tánh không này.

Nơi chốn chúng ta đang hiện diệncõi tịnh của Đức Tara, cảnh giới Lam Ngọc được gọi là “Lam Ngọc Diệp Âm”. Chúng ta không còn thân thể nữa, nhưng có bản thể của một quả cầu ánh sáng. Mọi âm thanh bạn nghe như tiếng vang của thần chú Tara. Mọi ý nghĩ xuất hiện hay đang hiện diện trong tâm bạn đều là trí tuệ, tánh không. Mọi hiện tượng, vạn vật, như hư không. Không còn sót một chút gì của thế giới bình thường.

Tiếp theo, xuất hiện một hoa sen và trên hoa là chữ ‘AH’ chuyển thành nguyệt luân. Trên nguyệt luânchủng tự HUM xanh dương, đang tỏa ra ánh sáng rực rỡ tràn khắp vũ trụ. Nó chạm vào tất cả chúng sinh hữu tình, tịnh hóa mọi chướng ngạitội lỗi của họ.

Những tia sáng tỏa ra dâng cúng các bậc giác ngộ và được thu hút trở về chủng tự HUM. Từ sự biến hóa của chủng tự này, đại diện cho bản tánh của tâm mình, chúng ta biến thành Đức Tara.

Ngài có màu xanh lục với một mặt và hai tay cùng với hai chân xếp lại. Bàn tay phải của ngài duỗi ra ngay trên đầu gối phải với lòng bàn tay trong thế ấn Vô úy thí. Tay trái trong thế ấn Tam bảo, với ngón cái và ngón đeo nhẫn chạm nhau và cầm cành hoa sen xanh dương (hoa utpala), hoa vươn lên vai trái của ngài. Hoa utpala trong tay ngài Tara có ba bông hoa. Một bông vẫn là búp, một bông nở hoàn toàn và bông còn lại chớm khô héo.

Đức Tara có màu xanh ngọc Lục bảo tuyệt đẹp; ngài bản chất là ánh sáng. Ngài đeo tất cả trang sức lộng lẫy, mão, vòng cổ, v.v…, cũng như y phục óng ánh như tơ. Tư thế ngồi của ngài trang nhã, với chân phải duỗi nhẹ và chân trái khẽ co lại.

Trên trán ngài là chữ OM màu trắng, đại diện cho thân của tất cả chư Phật; nơi cổ ngài là chữ AH màu đỏ, tượng trưng cho khẩu của tất cả chư Phật; nơi tim ngài là chữ HUM màu xanh dương, là ý của tất cả chư Phật. Thực chất, thân khẩu và ý của chúng ta luôn luôn là thân khẩu và ý thanh tịnh của chư Phật. Cho đến giờ, chúng ta nhận thức những cái này là bất tịnh. Để chuyển hóa điều này, hãy quán tưởng ba chỗ của chúng tacác chủng tự OM, AH và HUM tương ứng. Trên đỉnh của chữ HUM, chúng ta cũng quán chữ TAM, là chủng tự của Đức Tara.

Ngoài ra, Đạo sư cũng xuất hiện trong hình tướng giống như Lục Độ Mẫu Tara, cũng như vậy là hình tướng quán tưởng của Lục Độ Mẫu Tara trên bàn thờ.

Bên trong tim của chúng taĐạo sư, mà cả hai đang trong hình tướng của Đức Tara và trong tim của Đức Tara đang được quán tưởng trên bàn thờ, đều có một Đức Tara nhỏ xíu. Trong tim của Đức Tara nhỏ xíu này là một chữ TAM nhỏ xíu.

Ánh sáng rực rỡ chiếu ra từ tim của Đạo sư và Đức Tara trên bàn thờ. Ánh sáng này tràn ngập pháp giới, tỏa khắp mười phương đến vô số cõi Phật và tất cả những bậc Giác ngộ, cầu khẩn vô biên ân phước của chư Phật và chư Bồ tát, triệu thỉnh toàn thể trí tuệtừ bi của các ngài.

Nhất là, ánh sáng này chiếu đến cảnh giới “Lam Ngọc Diệp Âm," trong tịnh thổ Phổ Đà Sơn  ở phương Nam, đây là nơi hiện thân phương diện trí tuệ của Đức Tara đang an ngự. Giờ đây, toàn thể các bậc Giác ngộ đều lấy hình tướng của Đức Tara. Trong không gian bên trên và bao quanh chúng ta là hàng triệu và hàng tỉ Đức Tara với vẻ đẹp siêu phàm rơi xuống chúng ta như mưa và được thu hút vào thân chúng ta. Kích thước lớn nhất của các ngài có thể như những ngọn núi, nhỏ nhất thì như hạt mè (hay hạt vừng).

Như một cơn bão khổng lồ hội tụ từ mười phương, tất cả những cơn mưa này rơi xuống và thấm nhập vào chúng ta. Trong một lễ quán đỉnh, đây gọi là ân phước ban xuống và hết sức quan trọng.

Bây giờ, chúng ta quán tưởng rõ ràng ba chủng tự, OM, AH và HUM, tương ứng trên trán, cổ và tim. Chúng ta cũng quán tưởng Thiền định tôn [hay phương diện quán tưởng của Bổn tôn] trong tim mình là một Đức Tara nhỏ xíu. Tất cả những điều như vậy được quán tưởng thật rõ ràng bên trong hiện thân Tara của chính chúng ta, trong hiện thân Tara của bậc Đạo sư và trong hiện thân Tara trên bàn thờ.

Tiếp đến, những tia sáng phát ra từ tim của Đạo sư, thỉnh mời tất cả Bổn tôn của lễ quán đỉnh xuất hiện phía trước mặt Đạo sư trên bầu trời và Đạo sư rưới cam lồ từ bình quán đỉnh. Đồng thời, các Bổn tôn ban quán đỉnh bằng cách rưới cam lồ từ các bình mà các vị cầm trong tay mình. Cam lồ này chảy qua đỉnh đầu của chúng ta, tràn khắp thân thể chúng ta và trào ra qua đỉnh kế của chúng ta, ở đó cam lồ dư trào biến thành Đức Phật Bất Không Thành Tựu.

Bằng cách này, chúng ta phải cảm nhận rằng đã nhận được ân phước từ thân giác ngộ, thân của Thánh Tara và nhờ đó, những hậu quả của ác hạnhtội lỗi trong quá khứ được tiêu trừ. Thân của chúng ta trở nên bất phân với thân của Đức Tara và chúng ta được phép quán tưởng mình là Đức Tara. Từ giờ trở đi, chúng ta phải không bao giờ thấy thân mình là thân bất tịnh, thay vào đó phải luôn thấy mình trong thân tướng của Đức Tara.

Để nhận ân phước về khẩu giác ngộ của Đức Tara, chúng ta hãy quán rằng trong tim của Đạo sư và Đức Tara trên bàn thờchủng tự TAM, bao quanh bởi thần chú của Đức Tara. Những tia sáng phát ra từ chủng tự TAM trong tim của Đạo sư và Đức Tara trên bàn thờ. Bấy giờ, chúng ta tụng thần chú OM TARE TUTTATE TURE SVAHA. Khi chúng ta làm vậy, giống như bọt bóng nổi lên mặt nước, từ miệng của Đạo sư trong hình tướng Tara và từ miệng của Đức Tara trên bàn thờ, các chữ thần chú bay ra và được hấp thu vào chủng tự TAM trong tim chúng ta.

Chúng được hấp thu vào Thiền định tôn, là Đức Tara nhỏ xíu giữa tim của chúng ta. Những chữ này xếp quanh chữ TAM trên nguyệt luân giữa tim của Tara nhỏ xíu – ngài ở trong tim chúng ta. Hay nói khác đi, chủng tự TAM trong tim Đức Tara nhỏ xíu được vây quanh bởi mười chủng tự thần chú của ngài.

Tiếp theo, chúng ta hãy quán tưởng toàn bộ ân phước của khẩu giác ngộ của toàn thể chư Phật trong hình thức các chữ của thần chú Tara và tất cả tuôn xuống chúng ta như mưa. Những chữ này đi vào chúng ta qua miệng mình và được tiếp nhận bởi Trí tuệ tôn [hay phương diện trí tuệ của Bổn tôn] là Đức Tara xuất hiện trong tim ta. Chúng ta đọc lại thần chú một lần nữa.

Ở đây, chúng ta phải cảm nhận rằng mọi chướng ngại về ngữ, mọi trở lực của khẩu được tịnh hóa. Hết thảy mọi hậu quả của ác hạnh quá khứ của khẩu cũng được tiêu trừ. Chúng ta được phép trì tụng thần chú của Đức Tara.

Kế đến là ân phước về ý giác ngộ. Chúng ta tập trung vào Đức Tara trên bàn thờ, tức là vị Tara trên mạn đà la. Bấy giờ, chúng ta phát khởi lòng sùng kính lớn hơn nữa đối với Độ Mẫu Tara và cầu khẩn ngài ban ân phước. Từ tim của ngài tỏa ra vô số bông hoa như hoa sen xanh dương (utpala) ngài cầm trong tay trái. Tất cả được hấp thu vào chúng ta qua đỉnh đầu của mình.

Cuối cùng, chúng ta hãy quán tưởng ánh sáng chiếu ra và chuyển hóa tất cả vũ trụ vô tình thành cung điện thiêng liêng và tất cả chúng sinh hữu tình thành Đức Tara. Hãy an trú tâm ở trạng thái này một khoảng thời gian ngắn, trong đó mọi thứ được cảm nhận như một giấc mơ.

Theo cách này, chúng ta có thể nhận được những ân phước và sự gia trì của thân, khẩu và ý giác ngộ của Đức Tara cũng như nhận được những ân phước từ bình quán đỉnh. Rồi chúng ta cúng dường một mạn đà la để cảm tạ sự ban phước đó.


THIỀN ĐỊNH VỀ LỤC ĐỘ MẪU TARA


Trên cơ sở của thực hành Dự bị mở đầu, cũng như dựa trên việc tiếp nhận ân phước của Bồ tát Tara, chúng ta có thể thực hành thiền định về Tara và trì tụng thần chú của ngài.

Nhập môn thiền định Phật giáo theo truyền thống Đại thừa sẽ bắt đầu với Lojong hay Luyện tâm. Quan trọng nhất là phát triển và rèn luyện lòng từ bi.

Làm thế nào để chúng ta có thể phát khởi sự rèn luyện này? Trước hết, chúng ta thiền quán về lòng tốt của người mẹ đối với chúng ta. Mẹ của chúng ta mang thai và sinh ra chúng ta. Bà đã cho chúng ta ăn uống và tắm rửa từ khi chúng ta còn bé bỏng, yếu đuối, bất lực. Hãy nhớ đến lòng tốt của bà, hãy nghĩ đến chính người mẹ của chúng ta.

Khi chúng ta thiền quán theo cách này về người mẹ của mình, phát sinh tình thươnglòng biết ơn đối với bà. Một khi chúng ta đã khởi lên được cảm xúc này, chúng ta có thể mở rộng cảm xúc ấy đối với người khác, dần dần cho đến lúc chúng ta có thể phát triển tình thươnglòng biết ơn đối với toàn thể chúng sinh trong lúc mình thiền định.

Điều này là có thể bởi vì trong quá khứ vô thủy, mỗi chúng sinh thực sự đã từng là người mẹ tử tế của chính chúng ta. Như đã nói trong nhiều bài cầu nguyện quy y, ‘Vì mọi chúng sinh hữu tình từng là mẹ con, con xin quy y’.

Một cách khác là chúng ta cũng có thể quán tưởng về tình thương người mẹ dành cho đứa con duy nhất của bà và mở rộng tương tự cảm xúc này đến toàn thể chúng sinh hữu tình.

Một khi chúng ta làm được điều này, bước tiếp theo là bắt đầu tập phát khởi lòng bi. Thấu hiểu lòng tốt của người mẹ dành cho chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ muốn nhìn thấy mẹ mình phải chịu bất kỳ đau khổ nào. Mong muốn giải thoát mẹ của chúng ta ra khỏi mọi đau khổ là lòng bi. Đặt mình vào vị trí của người mẹ, cảm nhận những bất hạnh và bất kỳ nỗi đau nào mà bà phải gánh chịu. Một khi cảm xúc bi mẫn xuất hiện trong tim chúng ta, thì chúng ta có thể mở rộng nó ra với người khác cho đến khi nó bao bọc mọi chúng sinh. Chúng ta thực sự cảm nhận nỗi đau khổ của người khác và khát khao chân thành muốn giải cứu họ ra khỏi đau khổ.

Trong trạng thái này, chúng ta sẵn sàng để quy y. Ở đây, điều quan trọng phải hiểu là chúng ta chỉ có thể quy y với một bậc đã thực sự tự do giải thoát. Không có một sự giúp đỡ rốt ráo nào khi chúng ta quy y mọi thần linh thế tục, bởi lẽ điều đó sẽ giống như một vị Tiểu vương chắc chắn sẽ không bảo vệ chúng ta giống như một bậc Đại vương được.

Cũng có những cách rèn luyện tâm khác mà chúng ta có thể làm để chuẩn bị cho thiền định về quy y. Rất hữu ích trong việc quán xét về những lợi ích vị tha đối lập với những lợi ích vị kỷ. Mọi bất hạnhđau khổ thực sự bắt nguồn trực tiếp từ việc đeo đuổi lợi ích cá nhân dẫn đến tổn hại những gì có thể tốt đẹp nhất cho người khác.

Cũng đúng như vậy là mọi lợi íchmay mắn, thực tế, đều bắt nguồn từ việc đặt hạnh phúc của tha nhân lên hàng đầu. Một điều không khó để nhận thấy là sống vị kỷ cuối cùng sẽ chuốc rắc rối cho mình, trong khi đó sống vị tha điều tốt đẹp chắc chắn sẽ đến với chúng ta trong tương lai.

Tương tự như thế, làm điều thiện là một phần chủ yếu của sự rèn luyện tâm của chúng ta trong Phật pháp. Ví dụ, nếu chúng ta bố thí trong quá khứ, chúng ta sẽ có đời sống sung túc, thịnh vượng trong hiện tại. Nếu chúng ta nhẫn nhục trong quá khứ, thì bất cứ ai nhìn thấy chúng ta sẽ tự nhiên bị cuốn hút bởi chúng ta và cảm mến chúng ta, giúp chúng tanăng lực và tầm ảnh hưởng.

Việc sống theo chuẩn mực đạo lý đặc biệt quan trọng. Nếu chúng ta không giữ giới trong đời này, thì chúng ta khó mà có thân người trong đời sau. Việc sinh làm người trong đời này là nhờ một số thực hành về giới luật trong đời trước. Như thế giới luật là mảnh đất thực sự để sinh ra mọi phẩm hạnh.

Cơ sở của giới luậtthực hành thiện hạnh. Về mặt thực hành, điều này nghĩa là từ bỏ mười hành vi bất thiện hay mười ác hạnh. Đó là: (1) Sát sinh, (2) Trộm cắp và (3) Tà dâm là ba hành vi bất thiện thuộc về thân; (4) Nói dối, (5) Nói vu khống, (6) Nói lời khó nghe và (7) Nói chuyện phiếm là những hành vi bất thiện thuộc về khẩu; và (8) Tư tưởng tham lam và hám lợi, (9) Ác ý muốn hại người khác và (10) Niềm tin sai lầm hay Tà kiến, là những hành vi bất thiện thuộc về ý.  

Mười thiện hạnh thuộc về thân, khẩu và ý sẽ tự nhiên phát sinh khi chúng ta không phạm vào mười ác hạnh. Do đó, chúng ta nên hiểu rằng giữ gìn giới luật cũng là nền tảng khác của quy y. Theo cách này, bất cứ hành vi nào chúng ta làm, đều là những cúng phẩm và phụng sự cho chư Phật.

Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận một vài cách thức rèn luyện làm nền tảng cho quy y, những đối tượng nào chúng ta nương theo để quy y? Đó là Tam bảo. Bảo đầu tiên là Phật bảo, ngài có ba Thân, hay Thân, Khẩu và Ý Giác ngộ.

Được dạy rằng Đức Phậtba Thân hay các Thân Giác ngộ. Pháp Thân Phật như sự mênh mông của bầu trời hoặc không gian. Báo Thân Phật hiển lộ mà không hề tách rời với Pháp thân, nó như trăng trên trời. Phật hiển lộ thành Hóa Thân máu thịt giống như bóng trăng phản chiếu trên mặt hồ.

Bảo thứ hai là Pháp bảo. Nó gọi là Tripitaka hay Tam tạng Kinh điển. Chúng ta quy y Pháp vì sự chứng ngộ xuất hiện trong tâm của hành giả dựa trên sự hiểu biết Kinh điển. Bảo thứ ba là Tăng bảo, Thánh chúng giác ngộ, gồm có những bậc A-la-hán, Bồ tát và Bổn tôn.

Một khi đã quy y, chúng ta sẽ tiến bước đều đặnvững chắc trên con đường dẫn đến giác ngộ. Chúng ta quy ytoàn thể chúng sinh hữu tình. Điều này nâng sự quy y của chúng ta lên tầm mức Đại thừa hay Cỗ xe lớn, là mong muốn cứu vớt mọi chúng sinh hữu tình.

Phật quả, sự giác ngộ viên mãn, đạt được nhờ chứng ngộ vô ngã, bao gồm chứng ngộ về tánh không của mọi hiện tượng. Luyện tập từng bước mộttích lũy công đức giúp chúng ta có thể chứng ngộ tánh không.

Để làm điều đó, chúng ta cần nuôi dưỡng chí quyết đạt giác ngộ. Nó cũng cần phát Bồ đề tâm quý báu. Để có thể phát Bồ đề tâm, cần phải biết quý trọng hạnh phúc của người khác. Điều này thường được đề cập trong giáo lý là mọi đau khổ đều bắt nguồn từ sự vị kỷ, trong khi mọi hạnh phúc đều bắt nguồn từ sự quý trọng và mưu cầu hạnh phúc cho người khác. Sự quý trọng hạnh phúc của người khác sẽ dẫn đến Bồ đề tâm, là động lực vị tha nhằm giải thoát mọi chúng sinh ra khỏi đau khổan lập họ trong giác ngộ.

Nói sâu xa hơn, đó là toàn bộ giáo lý của Đức Phật có thể được hiểu theo luật của nghiệp, luật nhân quả. Nếu bạn gieo hạt giống lành, nó sẽ sinh ra quả may mắnthuận cảnh. Nếu bạn nuôi dưỡng hành vi bất thiện, nó sẽ dẫn đến bất hạnh.

Trong Phật giáo, chúng ta nhấn mạnh tầm quan trọng của luật nhân quả. Ki-tô giáo thì nhấn mạnh đức tin vào Chúa Trời. Nhưng đức tin tự nó còn là nguyên nhân, một nhân lành, vì vậy, hạnh phúc quả thật có thể sinh ra như kết quả của một nguyên nhân, được vun đắp bởi đức tin. Vì vậy, thực chất, Chúa Giê-xu cũng nói về luật nhân quả. Giáo lý của hai tôn giáo này có thể dùng những khái niệm khác nhau song chia sẻ một số ý tưởng rất giống nhau.

Khi chúng ta nhận quán đỉnhtu tập pháp môn Lục Độ Mẫu Tara, ngài phải được nhìn nhận với niềm tin rằng ngài là hiện thân của tất cả hoạt động giác ngộ của chư Phật. Vì thế, chúng ta có thể học cách cầu nguyện với Nữ Bồ tát Tara. Không chút nghi ngờ nào về việc ngài có thể làm an dịu và hóa giải mọi nỗi sợ hãi.

Cả Đức Tara và Hợi Mẫu Kim Cương là đồng nhất về bản thể, vì cả hai đều là Thánh nữ trí tuệ, những bậc giác ngộ. Kể cả khi chúng ta không thể thực hành mọi chi tiết của Mười một yoga của Hợi Mẫu Kim Cương, chúng ta biết làm thế nào để cầu khẩn sâu xa đến Thánh nữ Tara và nhận được lợi lạc tương đương.

Thông thường, cùng với quy yphát nguyện cứu độ mọi chúng sinh, chúng ta cũng tụng cầu nguyện Bảy nhánh, có trong phần mở đầu của nhiều nghi quỹ. Bảy nhánh là: Kính lễ, Sám hối, Tùy hỉ thiện hạnh của người khác, Quyết đạt giác ngộ vô thượng để độ tận chúng sanh, Thỉnh chuyển pháp luân, Thỉnh Phật trụ thếHồi hướng công đức. Mỗi nhánh thể hiện một bộ phận quan trọng của con đường.

Khi quy ykính lễ, chúng ta thấy Đức Tara như đối tượng duy nhất của sự quy y, chúng ta phó thác niềm tin của mình vào ngài. Đây là năng lực đầu tiên trong bốn năng lực của sự sám hối - nhánh thứ hai. Năng lực đầu tiên của sám hối gọi là ‘năng lực của bàn thờ' [năng lực nương tựa]. Giờ đây, chúng ta sẵn sàng sám hối những ác hạnh với sự ăn năn mạnh mẽ, giống như một người uống nhầm thuốc độc. Vì thế, chúng ta thực sự hối hận. Chúng ta biết tai họa như thế nào khi phạm những lỗi lầm như thế cùng với sự ăn nănhối lỗi, chúng ta sám hối. Đây là năng lực thứ hai của sám hối, ‘năng lực của ăn năn’.

Năng lực thứ ba của sám hối là ‘năng lực của thuốc giải độc’; vắn tắt, điều này nghĩa là chí thành cam đoan không bao giờ tái phạm hành vi xấu ác nữa. Nhờ kết quả của điều này, mọi ác hạnh sẽ được sửa chữa hoàn toànthiện hạnh sẽ được phục hồi. Đây là năng lực thứ tư, ‘năng lực của hồi sinh’. Nếu không sám hối những hành vi bất thiện, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục tích lũy những nguyên nhân của đau khổ.

Một ví dụ của nhánh thứ ba trong cúng dường Bảy nhánh, tùy hỷ công đức, được minh họa qua câu chuyện của một người ăn xin tùy hỉ công đức của một nhà vua dâng cúng một bữa ăn thịnh soạn lên Đức Phật. Nhờ tùy hỉ, người ăn mày thậm chí phát sinh công đức còn lớn hơn chính nhà vua. Tương tự, nếu chúng ta biết ai đó đã hoàn thành việc trì tụng nhiều triệu biến thần chú, nếu chúng ta hoan hỉ với thực hành đó, chúng ta có thể chia sẻ khối công đức lớn lao đó.

Điều này cho thấy rằng ngay cả khi không có được sự nỗ lực dụng công của người khác, nhưng nhờ tùy hỉ công đức của họ, chúng tathể đạt được sự tích lũy công đức rộng lớn.

Một nhánh khác là thỉnh cầu chư Phật chuyển bánh xe pháp. Không có những thỉnh cầu như thế, Giáo pháp sẽ không bao giờ đến được với chúng sinh hữu tình. Điều này đã được chứng minh trong cuộc đời của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật.

Khi Đức Phật đạt giác ngộ, ngài đã có một câu nói nổi tiếng được ghi lại trong kinh điển :

 “Ta đã tìm ra giáo pháp tinh túy như cam lồ; nó trong sáng, tinh khiết, sâu xaan lạc, vượt qua sự tạo tác khái niệm.

“Dù ta có giảng giải, kẻ khác cũng không hiểu. Vì thế, ta sẽ tiếp tục sống trong rừng không nói năng.”

Trước sự việc đó, ngài Phạm Thiên, đấng Sáng tạo, đã thỉnh cầu Đức Phật chuyển pháp luân tùy theo những nhu cầu riêng biệt của chúng sinh hữu tình.

Nhánh cuối cùng của Bảy nhánh là Hồi hướng công đức. Hồi hướng công đức là phần quan trọng nhất của cúng dường Bảy nhánh. Bất kỳ thiền định, thực hành hay thiện hạnh nào chúng ta thực hiện, chúng ta phải luôn hồi hướng để công đức không bị tiêu hao.

Trừ khi bạn hồi hướng công đức, dù lớn lao thế nào, nó cũng không mang lại lợi lạc nhiều hơn so với công đức đã được hồi hướng và kết quả là hành động của chúng ta thậm chí có thể dẫn đến một nẻo khác! Mặt khác, một thiện hạnh dù nhỏ nhoi bao nhiêu, nhờ hồi hướng công đức, lợi ích sẽ tiếp tục tăng trưởng mãi không ngừng nghỉ.

Ví dụ, một hành động bố thí dù nhỏ bé, như mang nước uống cho người khát, nếu sau đó được hồi hướng, nó sẽ tiếp tục tăng trưởng khối công đức của người đó. Nếu không hồi hướng, ngay cả công đức có được từ những thiện hạnh lớn lao cũng dễ dàng cạn kiệt.

Kinh Phật dạy rằng chỉ một thoáng sân hận có thể hủy hoại nhiều khối công đức lớn lao chưa được hồi hướng. Sân hậncảm xúc phiền não có sức phá hoại lớn nhất. Chúng ta hãy ngay lập tức hồi hướng bất cứ công đứcchúng ta tạo ra để nó không bị tiêu tan bởi những ý nghĩ, lời nóiviệc làm tiêu cực của chúng ta.

Phật dạy nhẫn nhục như phương thuốc giải độc sân hận. Công đức phát sinh từ hạnh nhẫn nhục thật bao la. Trước bất kỳ lời lăng mạ nào nhắm vào bạn, đơn giản hãy thực hành nhẫn nhục.

Bởi vì điều này quá ư quan trọng, chúng ta hãy dừng lại đây để xem xét những công đức của thực hành nhẫn nhục. Nhẫn nhục được liệt vào một trong Sáu hay Mười Ba-la-mật, Đáo bỉ ngạn của chư Bồ Tát. Có ba loại nhẫn nhục. Cao nhất là thấu hiểu vạn pháp vốn không tự tánh. Kế tiếpnhẫn nhục bất bạo động, ở đây người ta không trả đũa hay đánh trả lại người đã sỉ nhục hay xử tệ với chính mình. Điều này có nghĩa là chúng ta tự nguyện chấp nhận bất kỳ đau khổ hay thiệt hại có thể giáng xuống chính mình mà không đáp trả lại.

Thực hành nhẫn nhục là một trong những hình thức cao nhất của khổ hạnh. Nhờ thực hành này, mọi cuộc gây hấn tự nó sẽ được xoa dịu. Khi hai cộng đồng có sự xung đột, nếu một trong cả hai có thể thực hành nhẫn nhục, mối bất hòa giữa họ có thể giảm bớt và lắng dịu xuống dần dần.

Nhẫn nhục đôi lúc được xem như cao nhất trong tất cả các thiện hạnh; nó vô cùng thiêng liêng. Nếu ai đã thực hành nhẫn nhục, nó sẽ dẫn thẳng đến tái sinh với thân tướng đẹp đẽ. Mặc dầu chúng ta nghĩ rằng bẩm sinh đẹp đẽ là do kế thừa một loại di truyền nào đó của cha mẹ, thực tế phần lớn là nhờ công đức của hạnh nhẫn nhục trong những đời trước của họ.

Quả thực, việc may mắn được sinh làm người là nhờ giữ gìn đạo lý, đức hạnh trong những đời trước. Nhưng không phải mọi người sinh ra đều xinh đẹp; chỉ những ai đã thực hành nhẫn nhục mới thọ hưởng được thân tướng xinh đẹp trong đời này.  

Những ai hay nhẫn nhịn nói chung, thường được mọi người khen ngợi; từ vua chúa và người quyền quý đến người thấp kém nhất, tất cả đều kính trọng người có hạnh nhẫn nhục. Đó là do nhẫn nhục làm tiêu tan sân hận - nhân của nỗi đau khổ nhất. Không có ác hạnh nào giống như sân hận; chúng hủy hoại mọi hạt giống của công đức. Ngược lại, thực hành nhẫn nhục sẽ dẹp tan sân hận. Thực sự là không có công đức nào có thể sánh với công đức của nhẫn nhục.

Một trong Sáu hay Mười Ba-la-mật khác của chư vị Bồ TátTinh tấn. Bất kỳ điều gì bạn cam kết, bạn phải nỗ lực chuyên cần để thực hiện. Nếu bạn chuyên cần, bạn có thể tạo ra thậm chí một cái lỗ trên viên đá bằng đôi bàn tay trần của mình. Thực hành tinh tấn trong đời này có thể khiến người ta làm mọi việc một cách nhanh chóng và thành công trong những đời tương lai mà không gặp nhiều chướng ngại.

Một Ba-la-mật nữa là Thiền định. Lợi ích của việc luyện tập thiền định là khiến chúng ta trở nên dễ hài lòng, an lạckhoan dung. Chúng ta sẽ thấy rằng tâm của mình trở nên dễ thuần phục và mọi việc đều tốt đẹp và chúng vốn dĩ như thế. Đó là một số công đức của thiện nghiệp phát sinh nhờ Thiền định.

Đặc biệt quan trọng là Trí tuệ Ba-la-mật. Nó trao cho chúng ta khả năng nhận thức mọi vấn đề với sự sáng suốtlập luận rõ ràng.

Luật nhân quả không hề sai chạy; nó không bao giờ kéo bạn xuống. Làm việc ác chắc chắn sẽ chịu đau khổ. Ngay cả khi người ta may mắn được sinh làm người, nếu những nhân xấu vẫn hiện hữu trong họ, bản thân họ sẽ không ngừng chịu đau khổ, kể cả khi được tái sinh vào những cảnh giới cao hơn.

Những cảnh khổ như địa ngục là quả của ý niệmhành vi lỗi lầm của chính mình. Không có một “nơi chốn” gọi là địa ngục. Lửa của địa ngục là sự biểu hiện của sân hậntiêu cực không được hóa giải và tích tụ trong tâm thức. Những tích tụ nghiệp này hiện thành những gì có vẻ là một thế giới thực hoặc cảnh giới thực mà họ phải trải qua. Do nghiệp xấu, họ có một nhận thức méo mó về thực tại, không nhận ra rằng bất kỳ điều gì của thực tại mà họ dường như đang trải qua, thực chất là chúng được tạo ra bởi chính tâm thức của họ.

Mọi thực hành thiền định phải có cấu trúc gồm ba phần tuyệt hảo: đó là chân chính lúc đầu, chân chính ở giữa và chân chính lúc cuối.

Trong thiền định, điều quan trọng nhất là thiền quán về tánh không. Mọi thành tựu của chư Phật là kết quả của thiền quán tánh không. Bản thân chúng ta không thể thành Phậtchúng ta không thiền quán tánh không một cách có hiệu quả.

Chân chính lúc đầuQuy y. Chân chính ở giữa là phần Thực hành chính của pháp tu. Chân chính lúc cuối là Hồi hướng công đức. Vì vậy, chúng ta có thể thấy Quy y là nền tảng của mọi thực hành tiếp theo.

Theo trường phái Cựu Dịch, họ nói về Chín thừa của Phật giáo, kể cả Sáu thừa của Mật tông, trong lúc trường phái Tân Dịch thì đề cập đến Bốn thừa hay Bốn cấp độ Mật điển: Sự Bộ (Kriya Tantra); Hành Bộ (Charya Tantra); Du Già Bộ (Yoga Tantra); và Tối Thượng Du Già Bộ (Anuttarayoga Tantra).

Trong thực hành của Sự Bộ, chúng ta quán tưởng Bổn tôn, như Thánh nữ Tara, trong không gian bên trên và trước mặt và nghĩ mình như một thần dân trung thành cầu khẩn với vị hoàng đế hay nữ hoàng của mình, mong nhận được ân sủng của các ngài. Đây là bản chất mối quan hệ của hành giả và Bổn tôn trong Sự Bộ. Trong Hành Bộ, bạn xem Bổn tôn như một người bạn, người mà bạn yêu cầu một ân huệ hay một sự trợ giúp hoặc một sự ban phước nào đó. Trong Hành Bộ, mối quan hệ giữa hành giả và Bổn tôn như một người bạn với một người bạn.

Trong Du Già Bộ, chúng ta sẽ hợp nhất tự tánh của mình với bản tánh của Bổn tôn, hợp nhất hình tướng của mình với hình tướng của Đức Tara. Trong Tối Thượng Du Già Bộ, chúng ta không xem mình và Bổn tôn tách rời về mặt bản thể. Dựa trên điều này, chúng ta chuyển thân, khẩu và ý của mình thành thân, khẩu và ý của Thánh nữ Tara.

Để làm điều này, chúng ta phải nhận được sự cho phép – sự khai tâm hay sự quán đỉnh. Đây là những gì giúp chúng ta chuyển thân bình thường của mình thành Thánh thân thiêng liêng, chuyển khẩu bình thường của mình thành Khẩu giác ngộ và chuyển ý bình thường của mình thành Trí tuệ của Thánh nữ Tara nhờ thiền quán về tánh không.


LỢI ÍCH ĐẶC BIỆT ĐƯỢC BAN TẶNG BỞI THÁNH NỮ TARA VÀ CÁC THÁNH NỮ KHÁC


Thực hành Tara mang đến nhiều ân phước phi thường khác nhau và đặc biệt hiệu quả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, người ta nói rằng vào giai đoạn cuối của đại kiếp, khi những khó khăn và thiên tai ngày càng tăng, thần chúnghi thức cúng dường Tara rất cần thiết. Bất kỳ ai có thể trì tụng Kinh Tán Thán Đức Tara đều nhận được lợi lạc vô cùng lớn lao.

Vào thời kỳ đầu của Hiền kiếp chúng ta, Đức Phật Đại Nhật là vị Thầy, bậc hướng dẫn tâm linh, của Thánh nữ Tara. Đức Đại Nhật đã ban phước cho ngài Tara và tiên tri rằng vào cuối kỳ Hiền kiếp, những vùng đất và thế giới nào tụng kinh, làm lễ cúng dườnghành trì những nghi thức của Đức Tara, nhờ kết quả của những thực hành này, những dịch bệnh, bất ổn và rối loạn gây ra bởi ác macon người đều được lắng dịu và giải quyết. Tôi thấy rằng thực hành Tara là thực hành quan trọng nhất và cần thiết nhất trong tất cả những thực hành vào những thời kỳ như thế này.

Các vị Thánh nữ khác cũng rất hữu ích về mặt này là ngài Ma Lợi Chithiên nữ Dược vương nổi tiếng, Diệp Y Phật Mẫu. Tụng kinhthần chú của các ngài mang lại năng lựclợi lạc tương đương như Đức Tara. Các ngài cơ bản là một với Bát Nhã Phật Mẫu, chỉ khác nhau về hiện thân.

Với Lục Độ Mẫu Tara, người ta nói rằng không chỉ dịch bệnh và rối loạn gây ra bởi tà ma, mà cả chiến tranh, xung đột và tranh tụng cũng có thể lắng dịu và được giải quyết nhờ năng lực của thực hành về ngài. Mọi trở ngại và khó khăn liên quan có thể được hóa giải nhờ ân phước của những cầu nguyệnthần chú của ngài.

Ngài Ma Lợi Chi và Diệp Y Phật Mẫu cũng như Yudon Drolma, là những hình tướng Thánh nữ đặc biệt hiệu quả trong sự thực hành để chống lại và chữa lành mọi bịnh tật. Chúng đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ khỏi nạn trộm cướp, tội phạm và hóa giải đau khổ tạo ra bởi bất hòaxung đột.

Người ta nói rằng những nghi lễ cầu nguyện cúng dường và trì tụng thần chú này đặc biệt quan trọng khi chúng ta đi vào giai đoạn cuối của đời người hay chu kỳ thời gian. Trong những thời kỳ như vậy, thực hành về Đạo sư Liên Hoa Sinh thường được khuyên áp dụng, nhưng thực hành về Đức Tara, Ma Lợi Chi và Diệp Y Phật Mẫu cũng vô cùng quan trọng.

Trong những thời kỳ bị đe dọa bởi chiến tranh, dịch bệnh, bất hòa, v.v… thật quan trọng trong việc in ấn thần chú của ba Thiên nữ này lên cờ cầu nguyện và treo cao, càng nhiều người làm càng tốt. Mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội hãy làm điều này và tụng đọc thần chú này càng nhiều càng tốt. Cùng với sự cầu nguyện Đạo sư Liên Hoa Sinh, những thực hành này sẽ hiệu quả nhất trong những thời kỳhoàn cảnh đã nói trên. Điều này đã được nói đến trong nhiều kinh điển.

Những ai dâng lời tán thán Đức Tara thật sự khôn ngoan. Dầu sáng sớm hay đêm khuya, nếu ai tụng Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara, hai, babảy lần, tổng cọng mười hai lần tụng tán thán 21 Độ Mẫu Tara, mọi nguyện ước của họ đều được thành tựu. Trong nghi lễ bốn mạn đà la của Độ Mẫu Tara “Ngọn đèn sáng,” người ta tụng kinh tán thán hai, ba và bảy lần.

Khi nói rằng mọi mong ước đều được thành tựu, điều đó có nghĩa là nếu bạn muốn có con cái, bạn sẽ có con cái. Nếu bạn mong cầu tài bảo, điều này sẽ được mãn nguyện. Bất kỳ mong muốn nào của bạn, đều được thành tựu nhờ tán thán Đức Tara. Thực sự, người ta không cần làm gì nhiều hơn ngoài thực hành này; nó sẽ thành tựu mọi việc!

Bạn cần thử để kiểm tra điều đó, thử xoa dịu những chướng ngại của bạn. Mọi chướng ngại và khó khăn, dù nhiều bao nhiêu, cũng có thể được xua tan và lắng dịu nhờ tán thán Đức Tara. Nhờ cầu khẩn Đức Tara, mọi chướng ngại tiềm tàng sẽ mất khả năng làm hại bạn; chúng được xoa dịu một cách tự nhiên. Không thứ gì có thể hại bạn bằng bất kỳ cách nào; bạn trở nên bất xâm, bất khuất.

Không nghi ngờ gì về việc ngài Tara rất nhanh chóng làm an dịu mọi chướng ngại. Đó là một pháp môn đặc biệt nhanh chóng và khăng khít với các nữ hành giả. Độ Mẫu Tara và Hợi Mẫu Kim Cương đồng nhất về bản thể; Hợi Mẫu Kim Cương cũng là một phương pháp đạt được thành tựu nhanh chóng. Mọi sự nghiệp của chư Phật đều hiện diện trong Đức Tara, trọn vẹn trong ngài.

Giờ đây, bạn đã được ban năng lực để quán tưởng mình trong hình tướng của Lục Độ Mẫu Tara. Lời nói của bạn có thể biến thành thần chú, ý nghĩ của bạn biến thành trí tuệ. Bạn không còn là một con người bình thường; thân, khẩu và ý của bạn đã được nâng lên trạng thái cao quý của chính Độ Mẫu Tara, mang hình tướng, thần chútrí tuệ của ngài.

Những câu Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara không phải là sản phẩm trí tuệ của các học giả. Chúng được tuyên thuyết trực tiếp từ chính kim khẩu của Đức Phật Đại Nhật và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hãy trì tụng Kinh Tán Thán 21 Độ Mẫu Tara hằng ngày, càng nhiều càng tốt, suốt cuộc đời bạn. Nếu bạn không thể có bất kỳ thời gian nào để trì tụng tán thán, hãy cố gắng tụng thần chú Tara, OM TARE TUTTARE TURE SVAHA.

Tối thiểu bạn có thể tụng “Tara, Tara, Tara iK” hay có thể tụng “Tare, Tare, Tare iK”, chỉ tụng niệm danh hiệu của ngài. Khi bạn réo gọi tên ai đó, làm sao họ có thể không chú ý đến bạn nhỉ? Nhờ réo gọi danh hiệu của Đức Tara, ngài chắc chắn sẽ nghe thấy và sẽ trả lời bạn. Đừng làm điều đó bởi vì tôi nói như thế mà bằng mọi cách, hãy thực hành!

 

Tác giả: Chogye Trichen Rinpoche

 

Nguồn: http://mnsakyacenter.org/wp-content/uploads/2013/08/GreenTaraPractice.pdf

 

Sài Gòn, ngày 10/09/2012

Chuyển ngữ: Như Nhiên

(Hiệu đính: ngày 21/10/2020)


Xem thêm:
Ý Nghĩa Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara



.

 

Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 110257)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…