Trí TuệPhương Tiện Hợp Nhất

29/03/20224:03 SA(Xem: 4035)
Trí Tuệ Và Phương Tiện Hợp Nhất

TRÍ TUỆPHƯƠNG TIỆN HỢP NHẤT
Tenzin sao chép và dịch Tạng ngữ sang Anh ngữ
Gyalten Deying hiệu đính bản Anh ngữ 
Chuyển Việt ngữ: Võ Thư Ngân và Chân Thông Tri hiệu đính.

tranh-hoa-sen 2Hãy phát khởi động lựchành vi đúng đắn, nghĩ rằng tôi phải tạo lợi lạc cho tất cả chúng sanh bao la như không gian, tôi phải thành tựu giác ngộ vô songhoàn hảo. Người ta phải nghĩ rằng mục tiêu chánh của việc lắng nghe giáo pháp là để tu tập. Hơn nữa, ý nghĩa của việc tu tập là để giúp tâm thoát khỏi phiền não hay vọng tưởng, và đó là ý nghĩa của việc thực hành Pháp. Vì vậy, động lực tích cựchành vi tích cực là điều cần thiết ở đây, bởi vì khi càng có động lựchành vi tốt đẹp hơn, thì việc tu tập Pháp sẽ trở nên hữu hiệu hơn. 

Động lực có nghĩa là cách suy nghĩ đúng đắn, và hành vi đúng đắn nghĩa là hành vi thích hợp. Tác phẩm Ngũ Thp K Tng Sùng M Bn Sư (Fifty Verses of Guru Devotion) có nói rằng, “Hãy ngồi ở phía trước với tâm quy phục, ăn mặc chỉnh tề, quỳ gối và chắp tay, thỉnh cầu thầy thuyết pháp ba lần.”. Điều này cũng tương tự như lời Lama Tsongkhapa đã nói, “Hãy ngồi trên tọa cụ thấp, lắng nghe với niềm hoan hỷ lớn lao, rồi uống cam lồ bất tử.”. Hành giả nên cung kính ngồi trên tọa cụ thấp, ăn mặc chỉnh tề, tâm không phóng dật, rồi nếu như có khả năng, thì phải quỳ gối trong khi lắng nghe giáo pháp, để không tỏ ra bất kính. Hành giả cũng lắng nghe Pháp với lòng hoan hỷ lớn lao, nghĩ rằng mình thật may mắn khi được nghe thuyết Pháp. Không được lắng nghe với tâm giãi đãi và hôn trầm. Nếu có được cam lồ bất tử, thì con sẽ cẩn thận uống nó một cách vô cùng hoan hỷ, và cam lồ của giáo pháp cũng là cam lồ có thể tiêu diệt tử thần vi tế, để thành tựu Phật quả, nên hành giả phải vô cùng hoan hỷ uống cam lồ giáo pháp một cách cẩn thận. Đây là tất cả những điểm nói về động lực và cách hành xử thích hợp

Điều chúng ta sẽ nói ở đây là trạng thái mà mình phải thành tựu, sự hợp nhất của trí tuệphương tiện. Đức Phật đã dạy 84 000 pháp môn, và nếu nói về khía cạnh dựa trên nền tảng Đại thừa, thì còn có nhiều pháp môn hơn nữa. Theo truyền thống Đại thừa thì Đức Phật đã giảng dạy vô số giáo pháp, và nếu gồm thâu tất cả các giáo pháp này, thì chúng được tóm gọn trong trí tuệphương tiện. Rồi nếu câu hỏi được nêu ra là tại sao cần có trí tuệphương tiện, đó là vì để có được đứa con, thì phải có cha mẹ, nên cả hai khía cạnh tu tập trí tuệphương tiện đều cần thiết.

Ý nghĩa của trí tuệphân biệt đối tượng, hay phân tích đối tượng. Nếu con phân tích đúng đắn, thì điều này sẽ trở thành trí tuệ không lầm lạc, và nếu con phân tích đối tượng một cách lầm lẫn hay sai lầm, thì trí tuệ ấy được gọi là trí tuệ si mê. Ở đây, cần có trí tuệ không lầm lạc, trong sự hợp nhất của trí tuệphương tiện.

Khi chúng ta sử dụng trí tuệ phân biệt các đối tượng, thì nó sẽ phát huy mãnh lực của trí tuệ, dù đó là trí tuệ si mê hay trí tuệ phong phú. Chẳng hạn như nhờ làm thí nghiệm mà các nhà khoa học đã chế tạo ra vũ khí hạt nhân làm hại người khác, và loại trí tuệ đó là trí tuệ méo mó, vì bản chất nguy hại của nó. Mặt khác, họ cũng sản xuất ra thuốc men và dụng cụ y khoa, làm lợi lạc cho tất cả, đó là trí tuệ phong phú.

Vì vậy, nếu muốn trưởng dưỡng hành vi công đức, thì trí tuệ rất quan trọng, tựa như nhà vua trị vì vương quốc, thì phải dựa vào các thượng thư khôn ngoan. Ở đây cũng vậy, trí tuệ đóng vai trò của vị thượng thư khôn ngoan, để trưởng dưỡng hành vi công đức.

Người ta nói rằng phương tiện không có trí tuệràng buộc, và trí tuệ không có phương tiện cũng là ràng buộc. Phương tiện đi đôi với trí tuệgiải thoát, và trí tuệ đi đôi với phương tiện cũng là giải thoát. Điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là trí tuệ mà không có phương tiện, thì không thể giúp con thoát luân hồi, và phương tiện không có trí tuệ cũng không thể giải thoát con khỏi luân hồi. Nếu có cả hai trí tuệphương tiện, thì con sẽ có thể thoát khỏi luân hồi, và đó là điều được nêu ra trong Kinh điển.

Vì sao chúng ta cần cả hai, trí tuệ và phương tiện? Đó là vì trí tuệ giống như vũ khí tiêu diệt cội nguồn luân hồi. Nếu muốn có khả năng sử dụng vũ khí mạnh mẽ như trí tuệ, thì cần có một cái bệ vững chắc để đặt vũ khí, hay người cầm vũ khí đó, và ở đây, phương tiện đóng vai trò của cái bệ, hay người cầm vũ khí, và vũ khí thì tựa như trí tuệ. Đó là lý dochúng ta cần cả hai yếu tố, trí tuệphương tiện.

Trong bài tán thán Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ba lần mỗi ngày có nói:

Đấng Chánh Biến Tri,                                                                                         
Minh H
nh Túc,                                                                                                     
Đấng Thin Th,
Th
ế Gian Gii,
Điu Ng Trượng Phu vô song,
Thi
ên Nhân Sư,
đấng Giác Ng và Thế Tôn. 

Ở đây, minh và hạnh nghĩa là tam vô lậu học giới, định, tuệ. Minh nghĩa là trí tuệ vô lậu. Hai tu tập còn lại, tu giới và tu định, thuộc về phương tiện. Vậy thì minh có nghĩa là trí tuệ, và hạnh nghĩa là giới và định. Ví dụ như một người có kiến thức rộng, nhưng lại bị khuyết tật, vì không có đôi chân, thì không tạo ra được bao nhiêu lợi lạc.

Hơn nữa, Kinh điển Tiểu thừa có nói, “Tri kiến tánh Không có thể giúp con giải thoát, và những tư tưởng còn lại dành cho mục tiêu bổ sung”, nghĩa là trong giảng giải về Tứ Diệu Đế có mười sáu thuộc tính, mỗi chân đế có bốn thuộc tính. Trong mười sáu thuộc tính thì điểm chánh là vô ngã, có thể mang lại giải thoát cho con, và mười lăm thuộc tính còn lại là những điểm bổ sung, nhằm nâng cao sự hiểu biết của con về tri kiến vô ngã. Nói tóm lại, tri kiến chứng ngộ vô ngãtrí tuệ thật sự để giải thoát, và mười lăm thuộc tính còn lại là khía cạnh phương tiện.

Theo quan điểm Đại thừa thì hành giả sẽ không thành tựu giải thoát, trừ khi họ trực tiếp chứng ngộ tánh Không. Tri kiến tánh Không là pháp đối trị thật sự để đoạn trừ nguồn gốc của luân hồi, và phần còn lại đều là khía cạnh phương tiện, đó là pháp tu bổ sung. Chẳng hạn như trong lục độ ba la mật thì bát nhã ba la mật là khía cạnh trí tuệ, và năm ba la mật còn lại là khía cạnh phương tiện. Vì vậy, bản văn nói rằng Đức Phật đã giảng dạy tất cả những chi này, để trí tuệ phát sinh.

Như Thầy đã nói trước đây, pháp chữa trị cứu cánh để đoạn trừ cội nguồn luân hồitrí tuệ, và phương tiện là để phát huy mãnh lực của trí tuệ, rồi nhận thức bằng trí tuệ phân biệt là điều quan trọng. Thậm chí, trong pháp thiền quán về bồ đề tâm thì hành giả phải sử dụng kiến thức phân biệt, bởi vì người ta nói sự hiểu biết xuất phát từ kiến thức phân biệt thì mạnh mẽ và lâu dài. Do đó, nếu như cần có kiến ​​thức mạnh mẽ và lâu dài thì người ta phải có trí nhận thức sáng suốt về vấn đề này. Đối với hoạt động thế tục thì cũng tương tự như vậy. Ví dụ như tâm luyến ái với một người nào đó. Nếu như chú tâmtìm kiếm vẻ đẹp của người mà con luyến ái, thì tâm luyến ái đó sẽ gia tăng và trở nên mạnh mẽ, và sẽ tồn tại một thời gian dài. Đối với tâm sân thì cũng giống như vậy. Nếu không thích ai thì con sẽ tìm hiểu những điểm xấu của người này, và cố tìm ra nhiều lý do để chứng minh rằng người đó xấu, và kết quả là lòng sân hận sẽ gia tăng. Đối với hoạt động thiện hảo thì cũng tương tự như vậy. Do đó, cần phải quán sát theo nhiều cách, để phát huy mãnh lực trí tuệ của mình.

Khi Phật giáo phát triển lần đầu tại Tây Tạng thì một nhà sư Trung Quốc đã đến Tây Tạng. Ông nói rằng người ta không nên tu tập pháp thiền phân tích, bởi vì nếu như phân tích vấn đề thì vọng niệm sẽ gia tăng. Ông đã nêu ra ví dụ, nói rằng dù đó là mây trắng hay mây đen thì nó vẫn che khuất ánh sáng mặt trời. Tương tự như ở đây, dù là niệm thiện hay bất thiện, thì nó sẽ trở thành nhân của luân hồi. Ông nói rằng hành giả nên hành thiền không có bất cứ đối tượng nào, để cho tâm hoàn toàn vắng lặng. Ông đã đưa ra cách hành thiền này. Nhiều người không có công đức đã tu tập theo ông. Đó là chỉ giáo sai lầm, và người ta không nên hành thiền như vậy. Dường như cho đến ngày nay, vẫn có các vị thầy dạy thiền giảng dạy cách hành thiền này. Cách hành thiền này sẽ không có lợi lạc. Người ta nên áp dụng sự phân tích được thẩm định bằng trí tuệ. Kinh Giải Thâm Mật (Samdhinirmocana Sutra) có nói rõ là nếu không áp dụng trí tuệ phân biệt hay phân tích, thì hành giả sẽ không thể nào đoạn diệt được ô trược. Nhà sư Trung Quốc này không chấp nhận Kinh Giải Thâm Mật thật sự do Đức Phật thuyết. Có một câu chuyện như thế. Vì chúng taniềm tin nơi Đức Phật, và Ngài đã bác bỏ pháp thiền không suy niệm gì cả.

Nếu muốn thành tựu giải thoát, th́ phải có trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Theo đường tu Đại thừa thì con đường trí tuệ nói về trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Con có thể nói đường tu thậm thâm, trí tuệ hay sự tích tập trí tuệ siêu việt, tất cả đều đồng nghĩa, là trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Rồi các giai đoạn tiệm thứ của đường tu quảng đại, các giai đoạn tiệm thứ của đường tu hiển bày các pháp quy ước và khía cạnh phương tiện của đường tu đều đồng nghĩa.

Nhị đế được gọi là nền tảng của thực tại. Chúng còn được gọi là đường tu quảng đạithậm thâm. Đường tu quảng đại là khía cạnh của thực tại quy ước rộng lớn, và đường tu thậm thâmbản tánh cứu cánh. Vì có hai thực tại ở mức độ nền tảng, nên có hai đường tu phải được thực hành; đường tu hiển lộ khía cạnh rộng lớn của thực tại, và đường tu hiển lộ bản tánh cứu cánh của vạn pháp. Đường tu hiển lộ bản tánh cứu cánh thậm thâm của tất cả được gọi là tích lũy trí tuệ, và đường tu hiển lộ bản tánh rộng lớn hay đa dạng của tất cả được gọi là tích lũy phương tiện.

Đâu là kết quả của việc tu tập hai đạo lộ này? Nhờ tu tập khía cạnh quảng đại của đường tu (phương tin), mà tạm thời, hành giả sẽ đạt được tái sinh hoàn hảo cao hơn, và cuối cùng, sẽ thành tựu Rupakaya, tức sắc thân của Phật. Rồi dựa vào đường tu thậm thâm (trí tu) mà hành giả phải thành tựu Pháp thân, tức chân thân của Phật. Không phải là chúng ta có nói đến điều này trong bài cầu nguyện hồi hướng hay sao? Nhờ công đức này, nguyện cho tất cả chúng sanh tích lũy trí tuệcông đức, nhờ tích tập công đứctrí tuệ, nguyện cho chúng sanh thành tựu hai thân Phật. Việc tích tập công đức chủ yếu là nhân cho sắc thân của Phật, và việc tích tập trí tuệ chủ yếu là nhân cho chân thân của Phật. Hai đạo lộ là hai chánh nhân cho hai thân sau cùng, không có nghĩa là hành giả không cần đạo lộ kia. Chánh nhân của sắc thân của Phật là sự tích tập công đức, kết hợp với trí tuệ, và chánh nhân của Pháp thân, chân thân của Phật là trí tuệ, kết hợp với việc tích lũy công đức. Một thân duy nhất không thể được thành tựu, nếu như thiếu vắng đạo lộ kia.

Tuy nhiên, đây là diễn dịch chung theo quan điểm Đại thừa, khi nói về khía cạnh phương tiện của đường tu, thì chủ yếu nên được hiểu là tâm đại bibồ đề tâm. Đức Phật nói rằng, “Bồ đề tâm tựa như hạt giống của toàn bộ giáo pháp của Phật đà”. Hạt giống ở đây nói về tinh dịch của người cha. Rồi tiếp theo là, “trí tuệ chứng ngộ tánh Không giống như người mẹ.”. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố bồ đề tâmtrí tuệ chứng ngộ tánh Không đều quan trọng, và đó là phương tiệntrí tuệ hợp nhất.

Nếu như giải thích ý nghĩa của phương tiệntrí tuệ hợp nhất một cách tóm tắt, thì đó là trí tuệ chứng ngộ tánh Không được ấp ủ với bồ đề tâm, và bồ đề tâm được ấp ủ với trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Ở đây cũng vậy, ý nghĩa của chữ ấp ủ là ví dụ như nếu có một bà mẹ nhân từ mất đi đứa con trai duy nhất, dù bà có thể có nhiều ý nghĩhoạt động khác trong thời gian đó, nhưng toàn bộ ý tưởng của bà đều trộn lẫn với nỗi buồn vì mất đi đứa con trai. Tương tự như vậy, chúng ta ai cũng trải qua thời gian khó khăn trong đời, và suốt thời gian đó, tâm ta tràn ngập lo âu và băn khoăn. Ta có thể làm nhiều việc khác trong suốt thời gian đó, nhưng tâm th́ không thể tách rời nỗi lo âu đó. Đó là ý nghĩa của chữ ấp ủ. Mặc dù người mẹ mang nỗi đau buồn sâu sắc vì đứa con trai, nhưng không có nghĩa là toàn bộ ý tưởng của bà là đau buồn, và không có ý tưởng nào khác trong tâm trí.

Khi chúng ta tu tập, dù thực hành bất cứ thiện hạnh nào thì vào lúc khởi đầu, con phải phát bồ đề tâm, rồi hành trì tu tập đó, và đến lúc cuối, con sẽ hồi hướng với trí tuệ vô niệm về ba phương diện (đối tượng, hành vi và người tạo tác hành vi đều không có tự tánh). Nếu thực hành như vậy, thì việc tu tập của con sẽ trở thành sự hợp nhất của cả hai yếu tố, trí tuệphương tiện

Như Thầy đã nói trước đây, chánh nhân để thành tựu Phật quảbồ đề tâm, giống như người cha. Tuy nhiên, nếu như không tu tập trí tuệ, thì dù có thực hành năm ba la mật kia đi nữa, chúng cũng trở nên vô dụng, giống như người mù. Một người mù không thể đi đến bất cứ nơi nào. Nếu con có khía cạnh trí tuệ trong công phu tu tập, cùng với năm ba la mật kia, thì trí tuệ có thể đưa con đến Phật quả, nhờ sự hỗ trợ của năm ba la mật kia.

Người ta nói tu tập trí tuệ giống như phần thân thể chính, và các ba la mật khác giống như tứ chi của thân thể, vì vậy nên con phải luôn luôn nỗ lực tu tập trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Trong tiếng Tạng, chúng tôi nói rnam kun mchhog lhan kyi stong nyid, nghĩa là tánh Không là điều tối thượng trong mọi khía cạnh, hãy thiền quán về tánh Không, kết hợp với các ba la mật khác.

Nó giống như thân thể của đấng Chuyển Luân Thánh Vương, vua của vũ trụ. Thân của Chuyển Luân Thánh Vương giống như bát nhã ba la mật, và phần tứ chi còn lại thì giống như các ba la mật khác. Sự hiện diện của toàn bộ tứ chi là ví dụ hoàn hảo về một cơ thể, mà nếu thiếu đi tứ chi thì không hoàn hảo. Vì thế nên việc tu tập tất cả lục độ ba la mật là điều cần thiết.

Tuy nhiên, trong Kinh thừa thì trí tuệphương tiện hợp nhất là trí tuệ được ấp ủ với phương tiện, và phương tiện được ấp ủ hay ôm ấp với trí tuệ. Theo ý nghĩa nào đó thì hai tâm thức này là những tâm thức riêng biệt, nhưng chúng ôm ấp lấy nhau, còn trong Mật thừa thì ý nghĩa của trí tuệphương tiện hợp nhất là một tâm duy nhất thiền quán về trí tuệphương tiện đồng thời. Một danh xưng khác của Mật thừa là Kim Cang thừa, có nghĩa là bất hoại, hay bất khả phân, trí tuệphương tiện bất khả phân. Việc tu tập trí tuệphương tiện đồng thời trong một tâm thức duy nhất, được gọi là Kim Cang thừa.

Thầy nghĩ lần này thì giải thích về trí tuệphương tiện hợp nhất chỉ có bấy nhiêu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về đề tài này, hay về việc tu tập trí tuệphương tiện của riêng mình, thì các con cứ hỏi. Có nhiều loại hợp nhất trong Mật thừa, chẳng hạn như trí tuệphương tiện hợp nhất, nhị đế hợp nhất, giai đoạn phát khởi và giai đoạn viên mãn hợp nhất, và sự hợp nhất của hai thân kết quả, nhưng hôm nay, chúng ta sẽ không nói về những điều này ở đây.

Vn: Thầy giải thích như thế nào về hành trì trí tuệphương tiện hợp nhất trong một tâm thức duy nhất trong Mật thừa?

Đáp: Hành giả phải nghĩ về việc liễu ngộ tánh Không, nhưng hiện tướngsắc tướng của một Bổn tôn, nhưng đây không phải là lúc để nói về điều này. Có nhiều cách nói. Trước tiên, hành giả phải thiền quán về tánh Không, rồi đồng thời, mang hiện tướng của Bổn tôn. Khi hành giả liễu ngộ về bản chất vô tự tánh, thì đó là khía cạnh trí tuệ. Đồng thời, hành giả phải chú tâm vào vị Bổn tôn ở mức độ hiện tướng. Đó là trí tuệphương tiện hợp nhất.

Vn: Trong Mật tông, khi thiền quán về tự thân như một Bổn tôn thì trước hết, mình phải hòa tan vào tánh Không, nhưng làm sao biết được mình có hòa tan hay không?

Đáp: Khi nghĩ về cái ngã phải được phủ định, cái ngã được quy gán lên ngũ uẩn, khi bản ngã xuất hiện với mình, thì dường như nó không được quy gán vào ngũ uẩn, mà được thiết lập từ chính phía nó. Phải khảo sát xem ngã được thành lập từ chính phía nó hay không. Nếu như ngã tự nó được thiết lập, thì nó phải độc lập, không dựa vào bất cứ yếu tố nào khác và bất biến, nhưng thật ra không phải như vậy, bởi vì ta có thể thấy bản thân mình thay đổi. Khi có sự xác tín rằng không có tự ngã nào mà không dựa vào bất cứ yếu tố nào khác, thì con đã thấu hiểu về tánh Không. Rồi có sự chứng ngộ về tánh Không. Có thể con không có chứng ngộ trực tiếp, nhưng phải tin vào điều này. Đó là sự thật. Vì tập khí mạnh mẽ bám chấp vào một tự ngã độc lập từ vô thỉ, nên khó mà có được sự hiểu biết về điều này lúc đầu. Trước tiên, hành giả phải có tín tâmniềm tin vào đó, rồi tư duy về điều này hết lần này đến lần khác. Cuối cùng thì họ sẽ chứng ngộ với nhận thức xác thực.

Vn: Thầy nói rằng qua sự phân tích mà hành giả hòa tan vào tánh Không, nhưng trên thực tế thì có một cái ngã đang thực hiện việc phân tích. Làm sao đó là điều khả dĩ?

Đáp: Trong khi phân tích, nếu con nhận thức rằng tự ngã chỉ được quy gán bằng sự định danh và khái niệm, nhưng nó có vẻ hiện hữu từ chính phía nó, thì điều này có nghĩa là con không có khả năng hòa tan tự ngã vào tánh Không. Khi con phân tích về tự ngã và không thể tìm ra bất kỳ bản ngã hay các uẩn nào hiện hữu từ chính phía chúng, thì đó là ý nghĩa của hòa tan ngã vào tánh Không. Khi con nói rằng ‘Tôi hòa tan vào tánh Không’, nó không có nghĩa là “tôi” không hề hiện hữu. Khi tụng niệm nghi lễ Mật tông vào lúc khởi đầu, con sẽ thấy câu ‘tự ngã trở thành tánh Không một cách tự nhiên’. Ý nghĩa của câu này là tự ngã không có sự tồn tại cố hữu một cách tự nhiên, chứ không có nghĩa là tự ngã không hề hiện hữu. Trong Bát Nhã Tâm Kinh có nói “vô sắc, thanh, hương, vị”, nghĩa là không có sắc tồn tại bằng tự tánhvân vân. Nó không có nghĩa là không có sắc, không có thanh v.v… Ngũ uẩn được quán sát cũng không có tự tánh. Hơn nữa, ngài Long Thọ nói rằng không có pháp nào không do duyên sinh, và không có pháp nào có tự tánh. Bất kỳ pháp nào dựa vào các yếu tố khác thì phải không có tự tánh. Hành giả không nên lẫn lộn giữa hai vấn đề trống rỗng tự tánhhoàn toàn trống rỗng.

Việc nêu ra thắc mắc là tốt, nhưng Thầy đề nghị con nên tu tập tích lũy công đức và tịnh hóa nghiệp chướng. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã nghĩ rằng, “Thậm thâm và tịch tĩnh, thoát khỏi hý luận, quang minhvô vi. Ta đã tìm ra giáo pháp tựa như cam lồ, nhưng nếu như thuyết pháp này, thì không ai hiểu, nên ta sẽ im lặng ở trong rừng.”. Vì vậy, nếu chưa tích lũy được công đức lớn, thì sẽ không hiểu được giáo pháp. Ngay từ đầu, Thầy đã nói rằng tu tập trí tuệ phải đi đôi với tu tập phương tiện. Khi tích lũy được công đức lớn, thì hành giả sẽ thấu hiểu ý nghĩa của tánh Không.

Vn: Mười sáu thuộc tính của tứ diệu đế là gì?

Answer: Đáp: Có bốn thuộc tính cho mỗi diệu đế. Vô thường, khổ, Không và vô ngã là các thuộc tính của khổ đế. Nhân, tập, sinh khởi mãnh liệt, và duyên là các thuộc tính của tập đế. Tịch tĩnh, tịch diệt, hoàn hảochân giải thoát là các thuộc tính của diệt đế. Các thuộc tính của đạo đế là đường tu, thích hợp, hữu hiệu và thật sự đưa đến giải thoát. Đây là giáo huấn rất rộng lớn.

Vn:cần phải phát triển định tâm để phát tâm bồ đề quy ước không?

Đáp: Có nhiều cách giải thích khác nhau trong sách vở. Theo tác phẩm của Jetsunma thì đúng là hành giả phải phát triển định tâm trước khi phát bồ đề tâm, và có lý do trích dẫn cho điều này, chẳng hạn như trong tác phẩm của Gyaltsab Rinpoche và ngài Sư Tử Hiền (Haribhadra), trong đó, các ngài đề cập đến nhu cầu phát triển định tâm, trước khi phát bồ đề tâm quy ước. Sách còn nói hành giả cần phảiđịnh tâm, để phát bồ đề tâm bất dụng công hay chân chính. Bồ đề tâm dụng côngcố ý phát tâm bồ đề bằng phương pháp bảy điểm nhân quả, phát nguyện thành tựu giác ngộlợi lạc của tất cả bà mẹ hữu tình.

Vn: Trong Kinh thừa, người ta có thể phát triển bồ đề tâmtrí tuệ đồng thời hay không?

Đáp: Trong Kinh thừa, người ta không thể phát triển bồ đề tâmtrí tuệ đồng thời trong một tâm thức duy nhất, nhưng có thể phát triển hai tâm thức này cùng một lúc. 

Vn: Có phải Thầy nói rằng trong vật lý lượng tử, tất cả các pháp hữu vi tuyệt đối không phải là một thực thể đơn độc duy nhất, mà chúng là hợp thể của nhiều hạt nhỏ?

Đáp: Điều trước tiên là trong đạo Phật, chúng ta phân chia vạn pháp thành ba loại: pháp hữu vi, ý thứcbất tương ưng hành pháp. Điều chúng ta đang nói đến ở đây là ý thức, không phải vật chất bên ngoài.

Vn: Con có thể đi đâu để tìm sách nói về các pháp hữu vi, ý thức và các pháp trừu tượng?

Đáp: Trong tu viện thì đây là chương trình giáo dục của năm đầu tiên. Con có thể học những đề tài này trong sách Nhiếp Loại học.

Vn: Khi nói về trí tuệphương tiện hợp nhất thì đôi khi, nó được diễn dịch rằng phương tiện là cha và trí tuệ là mẹ, rồi có sự hợp nhất của trí tuệphương tiện. Đôi khi, người ta hiểu lầm ý nghĩa trí tuệphương tiện hợp nhất là cha và mẹ kết hợp với nhau. Thầy giải thích điều này như thế nào?

Đáp: Không phải lúc nào cũng diễn dịch theo cách đó. Khía cạnh phương tiện được diễn dịch như người cha, bởi vì trong nền văn hóa của chúng ta, việc người con trai xuất xứ từ dân tộc nào được phân biệt dựa vào người cha, không phải người mẹ, nhưng người mẹ có thể sản sinh ra bất kỳ nhóm dân tộc nào. Ở đây cũng vậy, nếu hành giả đang tu tập bồ đề tâm, thì hành giả đó được xem là hành giả Đại thừa, nhưng việc tu tập khía cạnh trí tuệ có thể sản sinh ra cả hai loại hành giả Đại thừaTiểu thừa. Đây là ý nghĩa của khía cạnh phương tiện giống như người cha, và việc tu tập khía cạnh trí tuệ giống như người mẹ.

Vn: Một số người hiểu lầm ý nghĩa này.

Đáp: Khi nói về khía cạnh phụ mẫu trong pháp tu, thì không giống như mọi quan điểm trong đời sống thế tục.   

Cuối cùng, Thầy muốn nói rằng dù tạo tác bất kỳ hành vi nào, thì lúc đầu, việc phát khởi động lực đúng đắn là điều quan trọng, và vào lúc cuối, phải hồi hướng công đức của mình. Nói chung là công đức của tất cả chúng sanh trong ba thời gom tụ lại, hồi hướng cho giáo pháp thanh tịnh hưng thịnh khắp nơi trên thế gian, và toàn thể chư đạo sư nắm giữ giáo pháp được trường thọ v.v….

Pháp âm: Union of Method and Wisdom, Choden Rinpoche
Nguồn pháp âm: https://archive.org/details/UnionOfMethodAndWisdom/20100320_UnionOfMethodAndWisdom_Choden_Rinpoche.mp3

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 108689)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.