Đến Bao Giờ Các Chùa Việt Nam Sẽ Thờ Tổ Khương Tăng Hội

17/07/20143:34 SA(Xem: 7614)
Đến Bao Giờ Các Chùa Việt Nam Sẽ Thờ Tổ Khương Tăng Hội

5

ĐẾN BAO GIỜ CÁC CHÙA VIỆT NAM SẼ THỜ TỔ KHƯƠNG TĂNG HỘI

Nguyễn Mạnh Hùng

tôn tượng TS Khương Tăng Hội tại Làng Mai Thá i Lan
tôn tượng TS Khương Tăng Hội tại Làng Mai Thá i Lan
Lần thứ 2 trong đời tôi được tận mắt chiêm báiđảnh lễ trước tôn tượng của thiền sư Khương Tăng Hội. Phải thật sự biết ơn Wake Up Asia 2014, bởi nếu khôngchương trình này thì tôi chưa thể có bài viết này và động đến một vấn đề không nhỏ: tại sao người Việt Nam không thờ các tổ người Việt Nam.

Trước đây tôi đã từng viết bài “Tại sao có ít chùa thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông” cũng bởi sau khi quan sát thấy hầu hết các chùa miền bắc Việt Nam chỉ thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma, người đã mang đạo Phật từ Ấn Độ vào Trung Quốc, để rồi từ đó truyền vào nước ta. Nhưng chúng ta cũng có một vị tổ vĩ đại, là nhà vua, cũng học theo hạnh của Thái tử Tất Đạt Đa, đã bỏ ngôi báu xuất gia học đạo, tìm đường giác ngộgiải thoát. Nhưng số chùa trên cả đất nước thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tiếc thay!

Trong lần đến Thái Lan này, ngày nào tôi cũng vòng qua bàn thờ tổ Khương Tăng Hội để chiêm bái và tưởng nhớ đến Ngài. Khi đứng bên tôn tượng của Ngài tôi cũng thầm ước mong, rằng trên quê hương Việt Nam, nơi Ngài đã sinh ra, lớn lên, xuất gia, tu đạo và mang đạo Phật sang Trung Quốc, sẽ thờ Ngài. Nhất định là vậy. Và thờ ở thật nhiều nơi.

Theo cuốn sách “Thiền sư Khương Tăng Hội của tác giả Thích Nhất Hạnh, chúng ta được biết rất rõ, rằng thiền sư Khương Tăng Hộitổ sư của thiền tông Việt Nam. Cha của thiền sư là người Ấn Độ, mẹ là người Việt Nam. Năm mười tuổi, cả cha lẫn mẹ qua đời và Ngài xuất gia vào chùa làm chú tiểu, chính thức bắt đầu sự nghiệp lớn của một thiền sư lỗi lạc.

Tôi đã đến chùa Dâu (hoặc còn gọi là chùa Diên Ứng hay chùa Pháp Vân), tỉnh Bắc Ninh không chỉ một lần. Tôi tìm về chốn tổ - phủ Luy Lâu của thời xa xưa vào những năm đầu của thế kỷ thứ 3 - để nhớ về vị thiền sư nổi tiếng đã để lại cho chúng ta một gia tài lớn về quán niệmquán tưởng, nhất là kinh An ban thủ ý và các nội dung lớn khác về thiền. Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có vinh hạnh lớn là cái nôi của Phật giáo Việt Nam, là trung tâm đạo Phật rất phát triển cho đến triều nhà Lý.

Những cống hiến của tổ Khương Tăng Hội lớn lắm. Trong một thời gian dài, đi đâu tôi cũng mang theo cuốn kinh Quán niệm hơi thở do Ngài đích thân chỉnh sửa. Tôi gần như học thuộc bản kinh này và càng ngày càng thấy đây là 1 bản kinh ngắn nhưng vô cùng quan trọng đối với những ai hành thiền. Nhất là những người mới ở giai đoạn đầu. Bản kinh chỉ rõ 16 phương pháp thở vàothở ra rất đơn giản, dễ hiểu và dễ thực tập. Căn bản của thiền Pháp này là thực tâp hơi thởquán chiếu về bốn lĩnh vực mà ta vẫn hay gọi là tứ niệm xứ.

Vào năm 247, tổ Khương Tăng Hội đã sang nước Ngô. Tại Kiến Nghiệp Ngài đã xây dựng nên trung tâm hoằng pháp Kiến sơ, tổ chức giới đànđộ người xuất gia. Không thể không tự hào khi chúng ta có một vị thiền sư được vua Ngô Tôn Quyền cho phép tổ chức truyền giới xuất gia cho người Ngô. Và từ đó mới có các vị xuất gia người địa phương.

Tôi rất thích thú khi tìm hiểu về cuộc biện tài giữa nhà trí thức nổi tiếng thời đó tên là Trương Dục với tổ Khương Tăng Hội kéo dài suốt một ngày từ sáng sớm đến tối khuya mà ở đó Trương Dục phải bái phục vị thiền sư người Việt. Vui hơn nữa khi chúng ta biết rằng vua Tôn Hạo (con của vua Tôn Quyền lên ngôi) đã xin quy ytiếp nhận 5 giới từ tổ Khương Tăng Hội.

Mỗi lần đến chùa Dâu để thăm lại phủ Luy Lâu của ngày xưa, tôi lại mơ về một chuyến đi đến Kiến Nghiệp. Tôi cũng không biết có bao nhiêu đoàn đã sang bên đó để thăm và tìm hiểu về nơi mà vị thiền sư vĩ đại của chúng ta khai mở đạo Phật cho nước Ngô và hoằng pháp thời xưa. Mỗi lần đến chùa Dâu, tôi lại nhớ đến bài kệ của một bậc thiện tri thức lớn tên là Tôn Xước đề lên tượng của thiền sư Khương Tăng Hội thời đó:

“Lặng lẽ một mình
Đó là khí chất
Tâm không bận bịu
Tình không vướng mắc
Đêm đen soi đường
Lay người thức giấc
Vượt cao đi xa
Thoát ngoài cõi tục”.

Tôi nhớ bài kệ này để tìm đến những bậc cao tăng, những vị thiền sư nổi tiếng, để học, để được cái Ngài soi đường cho mình đi,. Bởi con thấy con đang trong u mê, tối như đêm bao la, dày như đất. Con rất cần một ngọn đèn đêm soi sáng để con biết đường mà lội, biết lối mà đi. Sai vài bước thôi, đi lạc lối thôi là có thể mất cả đời người!

Cũng cần nói thêm rằng, đến tận đời Trần, thiền phái của thiền sư Khương Tăng Hội mới hòa nhập cùng các thiền phái khác như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường… vào thiền phái Trúc Lâm. Thật tuyệt vời và tự hào về một vị tổ của dân tộc Việt Nam ta.

Các con Minh Anh và Thùy Dương và tượng TS Khươ ng Tăng Hội 2
Các con Minh Anh và Thùy Dương và tượng TS Khươ ng Tăng Hội
Đến với Wake Up Asia 2014 tôi và tất cả mọi thiền sinh như cùng nhớ về tổ Khương Tăng Hội. Chúng tôi như được Ngài lay mình thức giấc, cho mình tỉnh thức để tu tập theo con đường mà tổ đã đi qua. Chúng tôi bên nhau bước những bước chậm rãi trong hơi thở chánh niệm. Bước thật chậm bởi biết đường còn xa. Rằng để vượt thoát được ra ngoài cõi tục còn cần cố gắng rất nhiều, cần kiên trì và bền bỉ, cần có tâm bồ đề kiên cố.

Mỗi hành động, lời nóisuy nghĩ chúng tôi tập để chuyển hóa thân tâm của mình, để dần dần giảm bớt bận bịu đi, để vơi dần vướng mắc. Chúng tôi tận dụng 5 ngày quý giá này để lấy đà, rồi về nhà tu tiếp, học theo khí chất của tổ Khương Tăng Hội.

Vì có nhiều người chưa biết về thiền sư Khương Tăng Hội, nhất là tôn tượng của Ngài, nên tranh thủ lúc nghỉ, tôi đã dẫn nhiều nhóm đến để chia sẻ và giới thiệu. Tôi thích nhất khi mình được làm “hướng dẫn viên du lịch” cho các em nhỏ. Các con rất chăm chú lắng nghe và đặt ra nhiều câu hỏi và những yêu cầu rất thú vị, đến mức tôi cũng bí. Có con đề nghị tôi đưa các con đến nhà thiền sư Khương Tăng Hội chơi, ngay khi về đến Việt Nam. Có con mong tôi tổ chức chuyến hành hương chùa Dâu – Kiến Nghiệp. Cậu Minh Anh còn bảo tôi nên huy động mọi người xây tổ đình Khương Tăng Hội. Trời đất ơi, có đã hiểu tổ đình là gì chưa mà đã đề nghị như vậy…

Các con Thái Hà Books và tôn tượng TS Khương Tă ng Hội sau khi quy y
Các con Thái Hà Books và tôn tượng TS Khương Tă ng Hội sau khi quy y
Tôi ngồi và viết mãi mà không ra những ý trong đầu. Tâm trạng nhiều quá. Biết rằng tu là buông là không nên ham muốn gì nữa. Vậy mà tôi vẫn mong ngày nào đó được chiêm bái bức tượng của thiền sư Khương Tăng Hội tại Việt Nam. Khi đó chắc tôi sẽ vui không kém khi chứng kiến quá trình tôn tạc tượng bằng ngọc Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tôi nhớ rằng mình đã theo sát mọi sự kiện và viết cả một chuỗi bài về quá trình hình thành cũng như hành trình “du hành” của tôn tượng trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu.

Tôi cũng mơ màng nghĩ về những ngôi chùa đầu tiên sẽ thờ thiền sư Khương Tăng Hội (Mà biết đâu, ngay bây giờ ở đâu đó trên đất nước ta đã có những ngôi chùa đang thờ Ngài). Rồi tôi nghĩ về những lợi lạc từ khóa tu 5 ngày mang tên Wake Up Asia 2014 mà tất cả 450 thiền sinh chúng tôi gặt hái được.

Ngày xưa chúng tathiền sư Tăng Hội từ nước Nam mang Phật giáo sang Trung Quốc hì ngày nay có Thiền sư Nhất Hạnh mang thiền từ nước Việt sang Pháp và phương tây. Ngày xưa tổ Khương Tăng Hội xuất phát từ thành Luy Lâu để đến Kiến Nghiệp, thì ngày nay thầy Thích Nhất Hạnh xuất phát từ chùa Từ Hiếu của cố đô Huế đến Pháp. Ngày xưa, nhờ thầy Tăng Hội mà dân nước Ngô biết đến thiền và đạo Phật thì ngày nay hàng triệu người châu Âu, người Mỹ nhờ thầy Nhất Hạnh mà có được hạnh phúcbình an ngay trong hiện tại, ngay bây giờ và ở đây. Bài kệ tôi chép bên trên là do ngài Tôn Xước đề lên tượng của thiền sư Khương Tăng Hội còn ngày nay, thế giới của thế kỷ 21 tôn vinh vị thiền sư người Việt Nam chúng taít nhất là thành phố Oakland đã khánh thành Tượng Đài Nhân Đạo với những bức tượng đồng của 25 nhân vật nổi tiếng thế giới, trong đó có Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Chúng ta cùng tự hào về những bậc thầy lớn này.

Tôi không biết, ngày xưa, thầy Khương Tăng Hội có quay lại Việt Nam hoằng pháp hay không nhưng tôi biết rất rõ thầy Thích Nhất Hạnh đã về Việt Nam 2 chuyến. Đó là những năm 2005 và 2007. Tôi biết thầy Nhất Hạnh đang rất bận bịu với rất nhiều khóa tu trên khắp thế giới và đang hết mình hướng dẫn và giúp đỡ hàng triệu thiền sinh của biết bao quốc gia, nhưng Việt Nam vẫn là quê hương của thầy, nơi thầy sinh ra và lớn lên. Vậy nên, tôi và những người mới chập chững bắt đầu học Phật, rất muốn thầy ưu tiên cho quê hương, về lại Việt Nam hướng dẫn chúng con hành thiền và tu tập. Gần đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các chùa trong nước đã mời rất nhiều các thiền sư cũng như những quý thầy nước ngoài vào Việt Nam giảng pháp và tổ chức các khóa tu.

Tôi luôn mãi khắc ghi trong lòng mình rằng thời Lý Trần là thời kỳ thịnh vượng nhất của nước Việt Nam ta. Thịnh vượng thực sự và theo đủ mọi nghĩa của từ này. Thời đó, nhà không cần đóng cửa vì không có kẻ tham lam trộm cắp. Thời đó không có cướp giật và các tệ nạn xã hội bởi Phật giáo phát triển mạnh nhất trong lịch sử của nước nhà, người dân ai ai cũng quy y Tam bảo và giữ 5 giới nghiêm túc. Sáng nay tôi ngủ dậy từ 4h40, ngồi tọa thiền, rồi thiền hành, rồi niệm Phật. Tôi tĩnh tâm và thầm mong đất nước Việt Nam ta sẽ có đạo Phật phát triển như thời Lý Trần. Khi đó chắc là tuyệt vời lắm lắm. Mong lắm cảnh “quốc Thái dân an, sơn Hà cẩm tú

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà

Mời đón đọc các bài tiếp theo:

6, Chọn cách lấp đầy các ngăn trống

7, Ta có là ta - Ta mới đẹp, Be beautiful – Be yourself

BÀI ĐỌC THÊM:
http://thuvienhoasen.org/p58a20757/thien-su-khuong-tang-hoi

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.