Thành lập câu lạc bộ thiền ở đại học Hoa Kỳ

28/08/20151:58 CH(Xem: 6517)
Thành lập câu lạc bộ thiền ở đại học Hoa Kỳ

THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ THIỀN
ĐẠI HỌC HOA KỲ

Pháp Cẩn

Meditation Club 1
Poster Câu Lạc Bộ Thiền Mùa Hè

Thầy Pháp Hoan xa nhớ, 
Đầu năm 2015 tôi thành lập một Câu Lạc Bộ Thiền (Meditation Club) ở một đại học Hoa Kỳ. Việc này phải trải qua một số giai đoạn. Nay xin chia sẻ cho thầy hay. Tôi vẫn đang giảng dạy hàng tuần nơi đây cho phần lớn sinh viên và một số giáo sư cũng như nhân viên văn phòng. Họ là người Mỹ và người ngoại quốc. Tôi vẫn mong một duyên lành mời thầy về đây để giảng dạy. Những chuyến trợ giảng của thầy ở Đức, Ý, Hà Lan,… đã làm bao người dân Châu Âu hoan hỷ. Với khả năng của thầy, nhiều người sẽ thích lắm khi thầy về giảng dạy nơi đây.

Các trường Mỹ có khá nhiều Câu Lạc Bộ (clb) để phục vụ cho sinh viên, giáo sư và nhân viên. Một trường có thể có vài chục clb. Để xin lập mới một clb, họ đòi hỏi mình phải có một số lượng chữ kí của người trong trường muốn tham dự clb đó. Tôi phải thuyết trình vài lần trong vài dịp để thuyết phục một số người kí vào và để lại số thẻ sinh viên, email và số điện thoại rồi nộp cho trường. Tôi cũng không nhớ nhưng hình như cần 20 chữ kí thì phải.

Mời Mọi Người Tham Dự Thiền!

Meditation Club 3
Cảm ơn Barbara, vị giáo sư theo Thiên Chúa Giáo,
đã đỡ đầu chúng tôi

Sau đó, trường yêu cầu phải có chữ kí chấp nhận đỡ đầu clb từ một giáo sư. Theo kinh nghiệm thì đó là giáo sư trưởng khoa hay chủ nhiệm bộ môn nào đó. Với uy tín vị này, trường sẽ dễ quản lí clb vì nếu có chuyện không hay trường sẽ làm việc với vị gs này. Tôi đã thuyết phục gs Barbara, bà là chủ nhiệm chương trình nâng cao (Director of Honors Program) mà tôi đang học, kí vào. Là một người theo Thiên Chúa Giáo, tuy rất ngưỡng mộ Đức Giáo Hoàng nhưng thích thiền từ trước, bà đã vui vẻ chấp nhận đỡ đầu tôi.

Tiếp theo, tôi phải kí vào vài chục tờ giấy. Nào là phải chịu trách nhiệm trong thời gian clb vận hành, phải kết hợp với Ban Bảo Vệ nếu có thiên tai, khủng bố…Trong phần này, có một điều mà tôi thấy hay là mình không được giảng dạy, chia sẻ, hay truyền đạt tôn giáo ở clb. Hoa Kỳ có sự tách biệt giữa giáo dục thế tục (secular education) và tôn giáo (religion).

Meditation Club 4
Cảm ơn Barbara, vị giáo sư theo Thiên Chúa Giáo,
đã đỡ đầu chúng tôi

Một vòng nữa, có vẻ quan trọng nhất là bầu cử thành lập clb. Có một uỷ ban, gồm vài giáo sư và mười mấy sinh viên, có quyền bầu cử cho hay không cho thành lập clb. Nhiệm vụ của tôi, với tư cách sẽ chủ nhiệm clb (President of Meditation Club), là phải thuyết trình (và thuyết phục) về lợi ích của clb này trước uỷ ban ấy. Tôi đã dùng máy chiếu để thuyết trình về Những Lợi Ích Của Thiền Tập (The Benefits of Meditation) khoảng 20 phút. Sau đó mời uỷ ban đặt các câu hỏi và trả lời. Cuối cùng, vị chủ toạ uỷ ban ấy biểu quyết cho hay không cho thành lập. Vài cánh tay chống giơ lên, trong khi nhiều cánh tay đồng ý hơn giơ lên. Thế là clb đã được chính thức chấp nhận. Chúng tôi có tên clb trong website chính thức của trường kèm thời khoá sinh hoạt và số đt, email liên lạc.

Meditation Club 5
Roma, một sinh viên Ấn Độ Giáo đang giúp phát tờ rơi

Việc tiếp theo dễ hơn. Để clb hoạt động, trường cần có 4 người cùng vận hành là chủ tịch (president), phó chủ tịch (vice president), thư kí (secretary), và thủ quỹ (treasurer). Vị chủ tịch (tôi) có quyền chỉ định (cũng như sa thải) 3 người kia. Sau một thời gian, những vị trong ban điều hành clb này có quyền bầu cử lại chủ tịch rồi vị chủ tịch có quyền chỉ định lại ba người nào đó làm các việc trên. Nhưng có thể hợp nhất thư kí và thủ quỹ cho một người. Tôi đã đề cử anh chàng Carl làm phó và cô bé Gladys làm thư kí kiêm thủ quỹ.

Tiếp theo, tôi đi kiếm một phòng để làm nơi thiền tập. Tôi chọn phòng trong Honors Center có đủ chỗ cho khoảng ba mươi người ngồi với máy lạnh, đèn, máy chiếu, internet, và máy tính. Trong khi chọn phòng, tôi đã cân nhắc sao cho lúc sinh hoạt thiền là lúc không có lớp nào giảng dạy tại đây, tức là tôi đã ấn định luôn thời gian để thiền tập (một buổi một tiếng đồng hồ cho một tuần).

 

Meditation Club 6Meditation Club 7
Ban điều hành clb (trái qua) gồm thư ký Gladys, phó chủ tịch Carl và tôi

Hình bên trái: 

Gladys, một người mẫu Thiên Chúa Giáo xinh đẹp từ Argentina giúp quảng bá poster

            Cơ sở vật chấtthời gian đã xong, tôi nhờ người thiết kết poster, tờ rơi, và facebook để dán quanh trường cũng như nhờ gs Barbara email cho nhiều sv và giáo sư. Thế là clb đã chính thức vận hành ở trường.

Meditation Club 8
Cảm ơn bạn Richard đã cho tôi cảm hứng lập clb thiền

Ý tưởng để lập clb thiền khá tình cờ. Một lần gặp một người bạn trên trường, Richard, anh  hỏi tôi bắt đầu ngày mới như thế nào? Tôi bảo dậy 4:30 để ngồi thiền 1:30 phút, tập yoga 45 phút, rồi ăn sáng, và lên trường…Tôi lại hỏi anh cùng câu hỏi. “Tôi bắt đầu ngày mới bằng việc ngồi thiền 15-20 phút,” Richard bảo. “Ai dạy anh thiền?” “Bạn chứ ai!” Tôi nhớ lại là trong lớp học Oral Communication cùng anh năm trước, tôi có thuyết trình về Thiền (lợi ích, phương pháp,...) và mời cả lớp cùng thực tập. Thì ra anh này đã thấy hay và thực tập thiền thường xuyên. Điều này làm tôi vui và có cảm hứng mở clb để nhiều người được lợi lạc

Meditation Club 9
Nhiều giáo sư, nhân viên văn phòng thích clb này
nên treo ảnh ở văn phòng họ

Thiền sinh phần lớn là người Mỹ và người ngoại quốc. Cũng có một, hai em sv Việt nhưng đến 1 lần rồi thôi. Thỉnh thoảng hỏi nhau thì biết họ là người Tin Lành, Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo, Ấn Giáo…và không có tôn giáo. Cũng có một vài vị Đạo Hồi.

Kinh nghiệm cho thấy khi thành lập, tôi thiết lập sao cho không chỉ người trong trường mà dân trong Florida đều có thể đến thiền tập. Thế là có hôm, có anh chàng Piter đem mẹ đến thiền. Rồi hôm sau anh đem bạn gái. Hôm nữa đem anh trai và bạn bè đến. Rất vui vẻ. Anh chàng này hay đọc sách thiền và thỉnh thoảng lại mở sách hỏi tôi những điều anh chưa hiểu cũng như anh hỏi liên tục sau khi tôi giảng xong. Một kinh nghiệm nữa là mình thiết lập sao cho có thể mở thêm những sự kiện (event). Tôi muốn sau này có thể mời những vị thiền sư giỏi đến chia sẻ trong clb, cũng như thuyết pháp ở hội trường trong đh.

Clb đã trở nên nổi tiếng trong trường. Nhiều người biết đến và trong số đó có khá nhiều người thích. Nhiều lần tôi thấy ảnh clb được dán ở văn phòng vị giáo sư hay nhân viên nào đó. Họ quý lắm mới dán ảnh lên văn phòng họ thầy Pháp Hoan ạ.  Riêng văn phòng bà Barbara có dán ảnh hai người thôi là Đức Dalai Lama và ảnh tôi trong tờ rơi clb.

 Meditation Club 12

Ảnh đức Dalai Lama (trên bên phải dưới TV) và clb ở văn phòng Barbara

Meditation Club 13
Tôi được mời dự ăn chiều nơi rất sang trọng

Một lần tôi được mời đi ăn chiều do trường chiêu đãi. Phải là người có đóng góp gì nổi bật cho trường mới được mời. Hỏi ra thì do clb thiền đã có ảnh hưởng sâu rộng với nhiều phản hồi tích cực nên tôi được mời. Chắc trường cũng có cơ chế theo dõi sự hoạt động các clb.

Meditation Club 14
Bắt tay chụp ảnh với bà hiệu trưởng

Tiếng đồn về một vị thầy đến từ Á Châu đang dạy thiền ở trường đã lan đến nhiều sinh viên, giáo sư và những vị điều hành trường. Một lần, tôi gặp bà hiệu trưởng trường đang ngồi ăn gần thư viện. Tôi chào và bảo tôi là sv của trường, tức sv của bà. Bà vui vẻ gật đầu, trong khi vẫn ngồi đó. Nhưng khi tôi giới thiệu là chủ tịch clb thiền, bà liền cùng 2 người khác ngừng ăn đứng dậy bắt tay. Có vẻ họ rất lịch sự hay quý chuyện tâm linh thầy Hoan ạ.

 

Kinh nghiệm cũng cho thấy để dạy tốt ở clb cần có 4 khả năng chính:

            Có hiểu biết Phật Phápđặc biệt là Thiền.

            Có kinh nghiệm thực tập thiền để có thể hướng dẫn cũng như trả lời những thắc mắc.

            Đủ khả năng tiếng Anh để giảng dạy cũng như lắng nghe và trả lời câu hỏi.

            Có hiểu biết văn hoá, văn minh Tây Phương để có thể sử dụng những tri thức ấy đem vào giảng dạy vì mình không được nói tôn giáo (Phật Pháp).

            Đây có thể là một con đường thực tế và khá dễ để có thể đem thiền tập vào thế giới Tây Phương, để giúp nhiều người xứ này chuyển hoá khổ đau trở thành an lạc. Xứ này bắt đầu nhiều người hiểu biết và yêu thích thiền tập thầy Pháp Hoan ạ. Tôi không biết họ có thích Phật Giáo hay không nhưng với thiền, cũng như Yoga, họ rất có thiện cảm.

Xứ Mỹ này nhiều người đã thích và dành thời gian thiền tập. Josh, một người bạn học có đến clb tham dự. Anh này đã từng thiền ở nhà khá thường xuyên.

Viết đến đây, tôi thấy trào dâng một lòng tri ân lớn lao với những vị tổ sư từ nhiều quốc gia Á Châu đã đem thiền tập cũng như Phật Giáo trao truỳên cho người Tây Phương như Suzuki (Nhật Bản), Tuyên Hoá (Trung Hoa), Mahasi Sayadaw (Miến Điện), Ajahn Chah (Thái Lan) và đặc biệt hiện nay là đức Đạt Lai Lạt Ma 14 (Tây Tạng), và thiền sư Nhất Hạnh (Việt Nam). Ngày đêm tôi lạy Phật mong nhận được năng lượng gia hộ, chở che từ Ngài và các bậc tổ sư để chúng tôi có thêm năng lực hành đạo.

Meditation Club 16Thiền sư Nhất Hạnh (trái) và đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại là hai vị có công bậc nhất trong việc hoằng dương chánh pháp cho người Tây Phương nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.

            Trong clb, thỉnh thoảng tôi thấy một số người Hồi Giáo cũng đến dự. Chính vì chỉ đi vào nội dung thực tập mà không cần tôn giáo, lễ nghi mà người ta có thể đến thực tập được.

Thi thoảng có người Hồi Giáo đến dự. Cô quấn khăn này đã tu tập rất tinh chuyên nhiều tháng với chúng tôi.

Tu sĩ không thiếu nhưng để hội tụ 4 yếu tố trên cũng không dễ. Tôi đã nhờ thầy trụ trì chùa Pháp Vũ kiếm người thay tôi mà không kiếm ra được.

Tôi nghĩ với khả năng của thầy, thầy sẽ đủ sức làm chủ tịch clb và phát triển clb lên những tầm cao mới nữa. Khi nào thầy qua đây?

Trân trọng và nhớ nhiều,
Florida mùa Vu Lan 2015
Pháp Cẩn.


Meditation Club 17Meditation Club 15Meditation Club 11

Meditation Club 10
Piter, một sinh viên không tôn giáo rất thích thiền





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/07/2016(Xem: 5351)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.