Thông bạch chương trình hoằng pháp của đạo sư Hungkar Dorje tại Việt Nam 2016

09/09/20164:06 SA(Xem: 7568)
Thông bạch chương trình hoằng pháp của đạo sư Hungkar Dorje tại Việt Nam 2016

THÔNG BẠCH
CHƯƠNG TRÌNH HOẰNG PHÁP CỦA
ĐẠO SƯ HUNGKAR DORJE
TẠI VIỆT NAM 2016

 

Từ 23 tháng 9 năm 2016 đến ngày 08 tháng 10 năm 2016 tại Chùa Sủi (Hà Nội), Chùa Tùng Vân (Vĩnh Phúc) và Chùa Hạnh Nguyện (TP. Hồ Chí Minh) Việt Nam 

pdf_download_2
Thong bach-5-9-2016 - Final-new




Tiểu sử vắn tắt của
HUNGKAR DORJE RINPOCHE
Lạt Ma Sherab Dorje – Thanh Liên Việt dịch

 

Hungkar Dorje RinpocheHungkar Dorje Rinpoche là một Đạo sư được xác nhận của dòng Nyingma và là Tu viện trưởng Tu viện Thubten Chokor Ling tại Golok, Tây Tạng. Rinpoche sinh năm 1970 trong một gia đình du cư gồm những yogin chứng ngộ vĩ đại ở Golok. Cả hai bên nội ngoại của gia đình ngài đều là những vị trì giữ dòng truyền thừa, những đại thành tựu giảĐạo sư Phật Giáo vĩ đại được truy nguyên nhiều thế hệ từ thời đại của Guru Rinpoche ở Tây TạngĐức Phật Thích Ca Mâu NiẤn Độ

Trong đời này Hungkar Rinpoche sớm được những Đạo sư Phật Giáo như H.H. Orgyen Kusum Lingpa, H.H. Dodrupchen Rinpoche, H.H. Penor Rinpoche, và sau này, H.H. Dalai Lama xác nhậnHóa Thân của Do Khyentse Yeshe Dorje và hiện thân về tâm của Jigme Lingpa. Những dòng Hóa Thân Khyentse (chẳng hạn như Beru Khyentse, Dzongsar Khyentse, Dilgo Khyentse, Khyentse Chokyi Lodro) từng là những bậc tiên phong trong việc phát triển và bảo tồn truyền thống Nyingma ở Tây Tạng và những nơi khác trong vài trăm năm.

Thời thơ ấu Rinpoche gặp nhiều chướng duyên ngăn cản không cho ngài chú tâm vào việc nghiên cứuthực hành Phật Giáo. Thật may mắn là những Đạo sư Phật Giáo cao cấp khác đã che chở ngài bằng cách giữ bí mật thân thế thiêng liêng của ngài, nhờ đó năm lên chín tuổi, ngài có thể tới Tu viện Palyul ở Golok và hoàn tất việc tu tập căn bản Phật Giáo, nó bao gồm trên mười năm nghiên cứuthực hành Đại thừaKim Cương thừa như Ngondro, Tsalung và Dzogchen. Trong thời gian này, Tulku Hungkar có may mắn được học tập với nhiều vị Thầy gốc tôn kínhTây Tạng, kể cả Đạo sư vĩ đại Akong Khenpo.


Trong mùa đông năm 1989, đáp lại tiếng gọi của hứa nguyện trong đời trước của ngài là một Đạo sư Phật Giáo không bộ phái, người truyền bá những giáo lý của mọi dòng truyền thừa, Hungkar Dorje đã trốn khỏi Golok và bí mật du hành xuyên qua Tây Tạng trong mùa đông, gặp nhiều gian khổ và suýt chết, trước khi cuối cùng tới Tu viện Drepung của dòng Gelugpa bên ngoài Lhasa. Ở đây, Rinpoche đã nghiên cứu trong hơn hai năm trong khi những tu sĩ bảo vệche dấu chỗ ở của ngài. 

Năm 1991, với sự giúp đỡ của những Đạo sư Phật Giáo thâm niên, Rinpoche rời Lhasa trốn sang Ấn Độ. Một lần nữa, ngài đối mặt với nhiều gian khổ và thử thách khốc liệt khi vượt qua rặng Himalaya, nhưng những trở ngại này đã được khắc phục nhờ sự gia hộ của các Hộ Pháp. Nhiều câu chuyện kỳ diệu có thể được thuật lại từ cuộc hành trình của ngài là bằng chứng của năng lực của Tam Bảo và chư vị Hộ Pháp.

Rinpoche đã cư trú và thực hành trong ba năm tại thánh địa Varanasi (Ba La Nại), “Xứ của Ánh sáng Linh Thánh,” gần Sarnath, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ban bài thuyết pháp đầu tiên sau khi Giác ngộ. Trong thời gian này, Rinpoche tiếp xúc mật thiết với H.H. Dalai Lama, Người sắp xếp cho ngài tới Dharamsala để tiếp tục việc tu hành cao cấp trong dòng Gelugpa. Năm năm sau, ngài tốt nghiệp thủ khoavới cấp bậc Geshe (Tiến sĩ Phật Học). Mọi phí tổn trong việc sinh hoạtnghiên cứu của ngài được văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma bảo trợ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Năm 1994, Rinpoche được chính thức đăng quangHóa Thân của Do Khyentse Yeshe Dorje và Jigme Lingpa. Lễ đăng quang được cử hành ở Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) dưới sự bảo trợ của dòng Nyingma, H.H. Dalai Lama và những vị lãnh đạo cao cấp nhất của những dòng truyền thừa Phật Giáo khác. Bài kệ “Lời Cầu nguyện Trường thọ cho Hungkar Dorje Rinpoche”(*) được H.H. Dalai Lama biên soạn, biểu thị rõ ràng mối liên hệ của Hungkar Rinpoche với những đời trước, và tiên đoán những thành tựu trong tương lai của ngài... Xem tiếp: http://thuvienhoasen.org/a13163/mot-tieu-su-van-tat-cua-hungkar-dorje-rinpoche-lat-ma-sherab-dorje-thanh-lien-viet-dich 










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/07/2016(Xem: 5662)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.