Ba món độc

18/10/20164:20 SA(Xem: 8413)
Ba món độc
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA HƯƠNG SEN TINH KHIẾT 
Thích Nhuận Châu dịch

PHẦN III : 
NHỮNG BÀI VIẾT VÀ PHÁT BIỂU CỦA
ĐỨC ĐẠT-LẠI LẠT-MA
 
BA  MÓN ĐỘC

Vòng tròn được mô tả bên trong có năm ngăn biểu tượng cho sự sinh hoạt ở các cảnh giới là những bình diện khác nhau của khổ, được phát sinh qua nghiệp đã tạo (karma). Vòng tròn có hai phần. Nửa phần ở phía trên, có nền màu trắng, với hình vẽ con người nhìn và di chuyển hướng lên phía trên, biểu tượng cho các nghiệp thiện lành. Có hai dạng, chí thiện và kiên định, những nghiệp như vậy có nghĩa là sẽ thọ nhận cuộc sống là người, á thần, hay thiện thần. Nửa phần kia của vòng tròn, có nền màu xám, với những hình người hướng xuống dưới, biểu tượng cho nghiệp bất thiện, bắt buộc phải thọ thân trong những cảnh giới thấp kém hơn.

Từ yếu tố nào mà những nghiệp nầy được xem là nguồn gốc tạo thành nỗi khổ? Xuất phát từ một nguồn gốc xa hơn của sự khổ đau – đó là tham muốn, sân hậnsi mê được trình bày ở phần trung tâm nhất của vòng tròn, nơi có một con heo, một con rắn, một con gà trống quấn quít nhau (miệng con vật nầy ngậm đuôi con vật kia, tạo thành một vòng tròn). Con heo biểu tượng cho si mê, con rắn biểu tượng cho sự sân hận, con gà biểu tượng cho lòng tham lam.

Trong một vài phiên bản khác, đuôi của con gà trống và đuôi rắn được ngậm bởi con heo, biểu tượng rằng tham lamsân hận có cùng gốc rễ là si mê. Cũng vậy, đuôi của con heo lại được gà và rắn ngậm biểu tượng mỗi thể hiện của tham, sân, sẽ tác động lại vào sự phát sinh của si mê (vô minh).

Biểu tượng của ba vòng tròn nầy, từ trong ra ngoài, là tướng trạng của ba món độc: tham, sân và si (vô minh), khiến tạo nên các nghiệp thiện và bất thiện, mà đến lúc, sẽ tái hiện nên những bình diện khổ khác nhau trong cuộc luân hồi sinh tử. Vành ngoài biểu tượng cho mười hai nhân duyên, giải thích thế nào là nguồn gốc của khổ – nghiệp và ba món độc – tạo nên sự sống trong vòng sinh tử luân hồi – vị ác thần (ma vương) ngậm bánh xe biểu tượng cho vô thường. Tôi nói có vẻ khôi hài, vì đó không phải là biểu tượng của vị thần sáng tạo!

Điểm cốt yếu là biểu tượng về vô thường, đây là lý do có vị ác thần phẫn nộ miệng ngậm vòng tròn, mặc dù không cần phải trang hoàng hình ảnh như vậy ở nơi đây. Có lần tôi nhờ người vẽ một bức tranh như vậy, trình bày với bố cục nền là một vị thần chỉ để biểu tượng rõ nét hơn về vô thường.

Mặt trăng ở phía góc phải biểu tượng cho sự giải thoát. Hình ảnh đức Phật ở bên trái đang chỉ mặt trăng, biểu tượng rằng sự giải thoát sẽ giúp cho con người vượt qua biển khổ luân hồi sinh tử, là điều mọi người nên thực chứng.

Nhìn về lịch sử của bức tranh nầy, vào thời đức Phật Thích-ca Mâu-ni còn tại thế, một vị vua trị vì một lãnh thổ xa xôi, tên Ưu-điền[97] (udyana) gởi tặng quốc vương Tần-bà-sa-la (Bimbisara) nước Ma-kiệt-đà   (magadha) một món quà là chiếc ngự bào bằng ngọc quý. Quốc vương Ma-kiệt-đà không tìm ra một món quà nào có giá trị tương xứng để tặng lại vua Ưu-điền. Quốc vương Tần-bà-sa-la (s: Bimbisāra)  lo nghĩ rất nhiều, bèn đến thỉnh ý đức Phật. Đức Phật bảo rằng Quốc vương nên cho người vẽ một vòng luân hồi có năm ngăn và gởi kèm theo bài kệ nầy:

Hành trì theo giáo lý của đức Phật

Thực hành điều thiện và từ bỏ việc ác

Sẽ phá được thế lực của thần chết.

Cũng như con voi phá ngôi nhà tranh.

Những người thường chú tâm tinh tấn

Thực hành giáo lý tinh nghiêm nầy.

Nhờ chuyển hoá luân hồi sinh tử

Nên khổ đau sẽ được tiêu trầm.

Mười hai nhân duyên được biểu tượng bằng mười hai hình ảnh bố trí quanh vòng ngoài. Trước hết, trên đỉnh, là một người già cả, mù lòa đang chống gậy – biểu tượng cho vô minh, là nhân duyên thứ nhất. Trong ngữ cảnh nầy, vô minh là sự tối tăm mê muộiđặc biệt đối với dạng thực tế sống động của các hiện tượng. Vì từ đó, các trường phái triết học Phật giáo có bốn hệ thống giáo lý chính và trong những trường phái nầy, lại còn có nhiều hệ phái khác nhau, có rất nhiều cách hiểu vô minh là gì? Không những chúng ta không có thời gian để thảo luận về tất cả các giáo lý nầy, mà cả tôi cũng không nhớ hết được các giáo lý ấy.

Nói chung, đối với vô minh, có một yếu tố chính là bất khả tri về cách mà các pháp hiện hữu, một yếu tố không gì hơn là tối tăm mê muội. Cũng thế, trong kinh luậndiễn tả 19 loại khác nhau của vô minh – những thứ tà kiến liên quan đến các cực đoan. Tuy nhiên, trong phạm trù 12 nhân duyên trong bài nầy, vô minh được giải thích như là tâm thức điên đảo dẫn đến nhận thức sai lầm về cách mà các pháp thực sự hiện hữu như thế nào.

Vô minhchủ tể của các món độc mà chúng ta đang xác định để loại trừ, mỗi món độc có hai dạng: bẩm sinh và thu thập qua tri thức hiểu biết. Các món độc do tri thức hiểu biết xuất phát từ sự thiếu sự thâm nhập tường tận vào hệ thống các giáo lý, dẫn đến tình trạng tâm thức quy lỗi hay tạo nên những phiền não mới thông qua khái niệm. Đây không phải là những món độc mà các loài hữu tình thường có và không thể là cái mà ở ngay căn để của sự hoại diệt của từng sinh thể. Cái sau mới là bẩm sinh.

Như Bồ-tát  Long Thọ phát biểu trong »Thất thập không tính luận tụng«[98]:

»Những pháp được nhận biết qua tâm thức – được phát sinh nhờ vào các nhân duyêncho đến sự hiện hữu tuyệt đối (của các pháp). Đều được đức Phật nói là do vô minh. Từ đó mà mười hai nhân duyên sinh khởi

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.