Vị Đạt Lai Lạt Ma Cuối Cùng?

01/07/20191:02 SA(Xem: 8069)
Vị Đạt Lai Lạt Ma Cuối Cùng?
blank
VỊ ĐẠT LAI LẠT MA CUỐI CÙNG?
Dịch bởi tạp chí tri thức zeally
Tác giả: Pankaj Mishra - Nguồn: The New York Times 
Biên dịch: Tài | Hiệu đính: Nguyên

dalai-lama-457x540
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 – Tenzin Gyatso. Ảnh: Wikimedia.
Đạt Lai Lạt Ma là một nhà sư thuộc dòng Gelug (còn được biết đến với tên gọi “Mũ Vàng”), dòng mới nhất của Phật giáo Tây Tạng. Các Đạt Lai Lạt Ma trị vì cao nguyên Tây Tạng từ năm 1642 đến những năm 50 của thế kỉ 20 (trừ khoảng thời gian 1705 – 1750). Chính phủ Đạt Lai Lạt Ma nhận sự bảo hộ của các vị hoàng đế Mông Cổ (1642 – 1720) và Mãn Thanh (1720 – 1912). Năm 1950-51, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đánh chiếm Tây Tạng. Năm 1959, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 bỏ trốn sang Ấn Độthành lập một chính phủ lưu vong ở đây.

Vào một ngày Chủ nhật ẩm ướt tháng 6, tại lễ hội Glastonbury, hơn 100.000 người quy tụ tại đây cùng hát vang bài “Chúc mừng sinh nhật.” Trên sân khấu, Tenzin Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, thổi ngọn nến duy nhất trên chiếc bánh sinh nhật to bự trong lúc siết chặt tay Patti Smith, người đứng cạnh ngài. Nhà sư nổi tiếng nhất thế giới chọt ngón tay mình vào đuôi tóc màu bạc của Smith. “Nghệ sĩ này tóc đã bạc.” Nhưng “giọng nói và hành động,” nhà sư nói thêm với chất giọng nam trung âm vang của mình, “thì vẫn mạnh mẽ”. Trong lúc Smith cười khúc khích, nhà sư nói tiếp: “Điều này động viên tôi. Tôi hiện đã 80 tuổi, nhưng tôi nên như chị – vẫn nhanh nhẹn như vậy!”

Đám đông, vốn đã quen với sự tự cao của các thần tượng của họ – Kayne West vừa tuyên bố anh ta là “siêu sao còn sống vĩ đại nhất trên thế giới” vào đêm trước đó – ngập ngừng trước khi vỗ tay và hò reo nhiệt liệt. Vị Đạt Lai Lạt Ma sau đó hoà mình vào đám người nổi tiếng ở hậu trường, khập khiễng bước đi vì đầu gối ngài đang bị đau. Ngài trông vô cùng hứng thú và ngạc nhiên khi Lionel Richie tiến tới, cúi đầu và hỏi, “Ngài khoẻ không?” “Khoẻ, khoẻ”, ngài trả lời, nắm chặt tay Richie.

Khi vị Đạt Lai Lạt Ma bước vào phòng thay đồ, tôi và nhà sư Tây Tạng ngồi cạnh vội vàng đứng dậy. “Ngồi, ngồi đi”, ngài nói. Ngài để ý có một tấm hình trắng đen chụp cảnh đàn ông và phụ nữ khoả thân nhảy múa tại lễ hội Glastonbury mùa đầu tiên. Vị Đạt Lai Lạt Ma nhìn tôi, cười tinh quái, “Xin hãy ngồi và thưởng thức bức tranh.” Rồi ngài quay sang nhà sư kia và nói rất nhanh bằng tiếng Tây Tạng, cười phá lên: “Những khoái lạc này không dành cho chúng ta.”

Vậy mà rồi ở giữa lễ hội diễn ra trên khu đất rộng 900 mẫu Anh (khoảng 364 ha) của vùng nông thôn lầy lội nước Anh, một nơi hẻo lánh cách xa những con đường núi, những đồng cỏ dập dờn và vùng bình nguyên Tây Tạng quê hương ngài, nơi mà người dự tiệc nào cũng ăn vận hào nhoáng, vị Đạt Lai Lạt Ma vẫn chọn mặc cái áo choàng đỏ thẫm – “chỉ là một nhà sư Phật giáo bình thường”, như ngài vẫn thường tự mô tả mình. Trong phần lớn cuộc đời 80 năm của ngài, Đạt Lai Lạt Ma đã tham dự nhiều sự kiện kì lạ nơi tôn giáo, giải trí và địa chính trị giao thoa với nhau như vậy. Trong những tấm hình cũ, bạn có thể thấy ngài khi còn là đứa bé 9 tuổi nhận quà là một chiếc đồng hồ Patek Phillipe từ cố Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt. Ở một tấm hình khác, ngài đang giật bộ râu xồm xoàng của nghệ sĩ hài Russell Brand, cười thân mật với cựu Tổng thống George W. Bush ở Nhà Trắng, hoặc hô hào khẩu hiệu “Think Different” (Tạm dịch: Nghĩ khác đi) trong một quảng cáo của Apple.

Đạt Lai Lạt Ma vẫn chưa xài máy tính bao giờ, chiến dịch quảng cáo “Think Different” vào những năm 90 nhắc ta rằng ngài là biểu tượng của sự toàn cầu hoá vào giai đoạn đầu, khoảng thời gian giữa sự kiện bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 và vụ khủng bố 11/9. Trong thời kì tinh khôi ấy, sự chiến thắng của chủ nghĩa tư bảndân chủ tự do trông như một điều tất yếu, khi mà các nhà nước – quốc gia mới xuất hiện khắp châu Âu và châu Á, Liên minh châu Âu hình thành, hệ thống phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi bị xoá bỏ, và hoà bình được lập lại ở Bắc Ireland. Nhiều người cho rằng việc Tây Tạng dành được độc lập chỉ còn là vấn đề thời gian.

Sự hùng mạnh của kinh tế Trung Quốc đã khiến Đạt Lai Lạt Ma trở thành một nguy cơ chính trị cho nhiều lãnh đạo trên thế giới, những người mà giờ né tránh ngài vì sợ phải đón nhận cơn thịnh nộ từ Trung Quốc.

Vị Đạt Lai Lạt Ma vẫn công du vòng quanh thế giới đầy nhiệt huyết dù ngài thường đùa ngài đã già (“Đã đến lúc nói lời tạm biệt”). Tài khoản Twitter, Facebook và Instagram của ngài giúp ngài có một chỗ đứng vững chắc trong thế giới quay cuồng ngày nay. Nhưng mục tiêu Tây Tạng độc lập khỏi Trung Quốc, dù từng được các chính trị gia và ngôi sao giải trí ủng hộ một thời, đã chìm vào quên lãng sau vụ khủng bố 11/9. Thế giới trở nên kết nối hơn, nhưng vì chiến tranh triền miên không lối thoát, các vụ tấn công khủng bố thường xuyên, và sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, nó làm người ta cảm thấy lo âu và hoang mang hơn là hi vọng. Từ nơi ở của ông ở Dharamsala, một thị trấn nhỏ gồ ghề bên cạnh chân dãy núi Himalaya ở Ấn Độ, vị Đạt Lai Lạt Ma bất lực nhìn quê hương mình, vốn đã bị tước đoạt bởi Cách mạng Văn hoá của Mao Trạch Đông, bị ép buộc thực hiện chương trình hiện đại hoá đầy rủi ro dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh.

Sự hùng mạnh của kinh tế Trung Quốc đã khiến Đạt Lai Lạt Ma trở thành một nguy cơ chính trị cho nhiều lãnh đạo trên thế giới, những người mà giờ né tránh ngài vì sợ phải đón nhận cơn thịnh nộ từ Trung Quốc. Kể cả Giáo hoàng Francis, vị giáo hoàng táo bạo nhất trong nhiều thập kỉ qua, được cho rằng đã từ chối gặp nhà sư Tây Tạng ở Rome vào tháng 12 năm ngoái. Khi vị Đạt Lai Lạt Ma qua đời, không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra với sáu triệu người Tây TạngTrung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc, dù trên lí thuyết là vô thần, sẽ phụ trách việc tìm một hiện thân mới của vị Đạt Lai Lạt Ma hiện tại. Với sự truyền thụ giáo lí và kiểm soát của đảng Cộng sản, vị lãnh đạo tiếp theocủa người Tây Tạng có thể giúp Bắc Kinh củng cố sự bá chủ của Trung QuốcTây Tạng. Ngoài ra, cộng đồng 150.000 người Tây Tạng tha hương, vốn ngày càng bị chia rẽ, hiện vẫn đoàn kết là nhờ Đạt Lai Lạt Ma. Nhà thơ và nhà hoạt động Tây Tạng Tenzin Tsundue, người bất đồng với các chiến lược của Đạt Lai Lạt Ma, nói với tôi rằng sẽ có một khoảng cách lớn trong cộng đồng người Tây Tạng khi vắng bóng Đạt Lai Lạt Ma. Em trai của Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Choegyal, còn nhấn mạnh rằng: “Chúng ta sẽ kết thúc khi Ngài không còn nữa.”

§

Có một nền tảng lịch sử ẩn sau cảm giác cô lập và bất lực của Tây Tạng. Cuối năm 1951, khi mà nhiều thuộc địa cũ của châu Âu ở châu Á và châu Phi đang muốn trở thành các quốc gia-nhà nước độc lập, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chiếm Tây Tạng. Không lâu sau đó, áp phích khổng lồ vẽ Mao Trạch Đông xuất hiện ngay trước cung điện Potala ở Lhasa, nơi cư ngụ của Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạouy quyền lớn nhất dòng Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng và là lãnh tụ tinh thầnthế tục của Tây Tạng.

Vị Đạt Lai Lạt Ma không có lựa chọn nào ngoài việc đầu hàng Trung Quốccông nhận chủ quyền của Trung QuốcTây Tạng.

Các vị Đạt Lai Lạt Ma đời trước có quyền lực chính trị bao quát một vùng lãnh thổ rộng lớn – gấp 2 lần diện tích nước Pháp – trải dài hơn phân nửa cao nguyên Tây Tạng và được hỗ trợ bởi một bộ máy nhà nước và hệ thống thuế má phức tạp. Nhưng cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng Tây Tạng có một lịch sử dài là một phần của Trung Quốc. Trên thực tế, trong nhiều thế kỷ giữa các hoàng đế Trung Hoa và Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng đã tồn tại một mối quan hệ phức tạp và dễ thay đổi. Đầu thập niên 50, người Tây Tạng, dưới sự lãnh đạo của vĩ lãnh tụ rất trẻ của họ là vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện tại, thất bại trong việc đòi quyền độc lập. Họ cũng không tìm được sự ủng hộ nào từ nước ngoài. Ấn Độ, đất nước vừa được giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, lúc ấy còn đang cố gắng xây dựng quan hệ gần gũi với Trung Quốc, nước láng giềng châu Á lớn nhất của họ. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì lại đang phải chú tâm vào cuộc chiến tranh Triều Tiênvì vậy không thể giúp Tây Tạng được.

Cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng 2Cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng, nơi ở của các vị Đạt Lai Lạt Ma. Ảnh: Wikimedia.


Vị Đạt Lai Lạt Ma không có lựa chọn nào ngoài việc đầu hàng Trung Quốccông nhận chủ quyền của Trung QuốcTây Tạng. Đổi lại, ngài được hứa sẽ có quyền tự trị và giữ vị trí lãnh đạo (dù hạn chế) của người dân Tây Tạng. Nhà sư đến Bắc Kinh vào 1954 để gặp Mao Trạch Đông và bị ấn tượng bởi tuyên ngôn Cộng sản về công bằng xã hộibình đẳng.

Nhưng chương trình xoá bỏ “chế độ phong kiến nông nô” ở Tây Tạng đã gây nên sự oán giận. Năm 1956, nhiều cuộc nổi loạn vũ trang nổ ra ở đông Tây Tạng. Lúc đó, Cơ quan Tình báo Trung ương (Central Intelligence Agency – C.I.A.) Hoa Kỳ đã nhắm Tây Tạng là một nơi tiềm năng để làm nền móng cho việc lật đổ cộng sản Trung Quốc. Anh trai thứ hai của Đạt Lai Lạt Ma, Gyalo Thondup, đã giúp C.I.A. huấn luyện du kích Tây Tạng ở tiểu bang Colorado và những nơi khác, rồi cho họ nhảy dù vào vùng cao nguyên này. Hầu hết các chiến binh vì tự do này đều bị bắt và xử tử. (Gyalo Thondup bây giờ lại cáo buộc lính Mỹ máu lạnh đã dùng người Tây Tạng để quấy rối Trung Quốc.) Sự đàn áp ngày càng tàn bạo của Trung Quốc dẫn đến một cuộc nổi dậy bài Trung ở Lhasa vào năm 1959. Cuộc nổi dậy thất bại, và Đạt Lai Lạt Ma bị buộc phải bỏ trốn.

Vị Đạt Lai Lạt Ma có một chuyến hành trình nguy hiểm vượt dãy Himalaya để tới Ấn Độ, nơi ngài rút lại các cam kết với Bắc Kinh và thành lập một chính phủ lưu vong. Ngài nhanh chóng làm quen với ngôi nhà mới – ở Tây Tạng Ấn Độ được tôn sùng là cái nôi của Phật giáo – và xem Mahatma Gandhi là người truyền cảm hứng cho mình. Nhưng vị chủ nhà Ấn Độ lại cẩn trọng với ngài. Jawaharlal Nehru, vị thủ tướng Ấn Độ lúc bấy giờ, đã cam kết sẽ xây dựng mối quan hệ anh em hữu hảo với các lãnh đạo Trung Quốc. Ông gạt bỏ ước muốn độc lập của Tây Tạng, coi đó như một ảo tưởng. C.I.A. cũng ngừng tài trợ cho những người Tây Tạng lưu vong khi tổng tống Mỹ Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger bắt đầu liên lạc với Mao Trạch Đông vào đầu thập niên 70. Sự ủng hộ ngoại giao của phương Tây cho Đạt Lai Lạt Ma suy giảm, dù trước đó có tăng vì sự kiện thảm sát Thiên An Môn vào năm 1989. Đến 2008, nước Anh thậm chí còn xin lỗi vì trước đó không công nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc.

Tây Tạng trong lúc đó đã chuyển hoá triệt để. Vùng lãnh thổ từng dưới quyền Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ của ngài ở Lhasa giờ được gọi là “Khu Tự trị Tây Tạng,” dù có khoảng một nửa trong số 6 triệu người Tây TạngTrung Quốc sống ở các tỉnh lân cận. Người Trung Quốc đã cố gắng cải cách hoàn toàn đời sống xã hộitôn giáo ở nơi đây. Vào năm 1995, chính quyền Trung Quốc bắt cóc đứa trẻ được Đạt Lai Lạt Ma xác định là vị Ban Thiền Lạt Ma kế vị,truyền nhân đời thứ 11 trong một dòng Lạt Ma được đầu thai

. Chính phủ sau đó chỉ định một ứng viên của họ, tuyên bố rằng trong lịch sử các hoàng đế Trung Quốc ở Bắc Kinh đã tạo ra một hệ thống chọn ra lãnh tụ tôn giáoTây Tạng. (Việc vị Ban Thiền Lạt Ma được Đạt Lai Lạt Ma chỉ định đang ở đâu là một bí mật quốc gia của Trung Quốc. Có khả năng rằng, nếu trốn thoát, vị Lạt Ma này sẽ làm theo Đại Bảo Pháp Vương, một vị Lạt Ma đại diện cho một nhánh Phật giáo khác ở Tây Tạng, người dù được chính phủ Trung Quốc chính thức thừa nhận nhưng đã bỏ trốn sang Ấn Độ vào 1999.)

Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng Tây Tạng, nhờ đầu tư và trợ cấp của chính phủ, có tốc độ răng trưởng GDP cao hơn toàn Trung Quốc. Quả thực như vậy, Bắc Kinh đã đem cầu đường, trường học, và mạng lưới điện đến vùng này. Trong những năm gần đây, chính quyền đã kết nối cao nguyên Tây Tạng với vùng ven biển bằng một đường xe lửa trên cao. Nhưng dự án hiện đại hoá này đã gây ra những hậu quả tiêu cực. Sông băng trên cao nguyên Tây Tạng, vốn làm nhiệm vụ điều chỉnh nguồn nước của các con sông Ấn, Brahmaputra, Mê Công, Salween, Trường Giang và Hoàng Hà, đã và đang rút dần vì hiện tượng nóng lên toàn cầu, và đang tan ra ở mức đáng báo động, đe doạ cuộc sống của hàng trăm triệu người. Lhasa, cấm thành huyền thoại, giờ đầy rẫy các quán karaoke của người Trung Quốc, các phòng xoa bóp, và tụ điểm cơ bạc. Sự tàn nhẫn của tăng trưởng kinh tế – thứ đã đẩy dân du mục Tây Tạng ra khỏi đồng cỏ của họ, mang người Hán vào các thành phố của Tây Tạnggia tăng khoảng cách giữa thành thị-nông thôn – đã làm cho người bản địa cảm thấy họ bị tước đoạt quyền lợi vốn dĩ họ phải được hưởng.

Như thể đáp lại những khủng hoảng ở quê nhà, Đạt Lai Lạt Ma đã có những thay đổi kỳ lạ trong suy nghĩ.

Trong những thập kỉ gần đây, các nhà sưni cô Tây Tạng đã biểu tình phản đối sự thống trị của Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc đáp trả với những biện pháp mạnh tay, bao gồm ban bố thiết quân luật, tiến hành định cư ép buộc đối với người du mục, đặt trạm cảnh sát ngay trong các tu viện, và tổ chức các buổi giáo dục tư tưởng mà trong đó người Tây Tạng phải lặp lại không ngừng nghỉ các khẩu hiệu như “Tôi phản đối bè đảng Đạt Lai Lạt Ma” và “Tôi yêu đảng Cộng sản”. Sự tuyệt vọng đã khiến 140 người, bao gồm hơn hai mươi tư nhà sưni cô, tự sát tập thể

.

Như thể đáp lại những khủng hoảng ở quê nhà, Đạt Lai Lạt Ma đã có những thay đổi kỳ lạ trong suy nghĩ. Năm 2011, ngài từ bỏ vị trí lãnh đạo người dân Tây Tạngtuyên bố rằng ngài sẽ tập trung vào những công việc tâm linh và văn hoá. Ngày nay, người đàn ông mà trong những bức ảnh cũ của Tây Tạng làm những lễ nghi tôn giáo và đội một cái nón vàng cao – trước những thangkas, hay những cuộn giấy vẽ những con quái vật đang giận dữ hoặc những vị thần đang giao hợp –  lại nói về việc “vượt lên trên tôn giáo” và ủng hộ “luân lý thế tục”: những nguyên lý về sự quên mìnhlòng trắc ẩn trong những ý niệm Phật giáo về sự kết nối giữa người và người.

Càng ngày vị Đạt Lai Lạt Ma diễn thuyết trước các đám đông phi giáo phái càng nhiều và có vẻ như rất quyết tâm làm xói mòn uy quyền nhánh Phật giáo của chính ngài. Ngài từng gợi ý rằng vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp có thể là phụ nữ. Ngài khẳng định rằng những kinh Phật bị khoa học chứng minh là sai nên bị vứt bỏ. Ngài cũng gợi ý – nhiều lần, trong những tháng mà tôi gặp ngài – rằng thể chế Đạt Lai Lạt Ma đã sống lâu hơn mục đích của nó. Bắt đầu chối bỏ cái tôi trong kỉ nguyên selfie, ngài hiện đang ve vãn những tư tưởng táo bạo hơn. Một buổi sáng nọ vào tháng 5 năm nay, trong dinh thự ở Dharamsala, ngài nói với tôi rằng ngài sẽ đến Trung Quốc vào một ngày nào đó, nhưng không phải với tư cáchĐạt Lai Lạt Ma.

§

Vị Đạt Lai Lạt Ma sống trong một khu tổ hợp bên đồi được canh gác cẩn mật ở một vùng ngoại ô Dharamsala được biết đến với tên gọi McLeod Ganj. Người ngoài hiếm khi được vào nơi ở của ngài, một toà nhà hai tầng nơi ngài ngủ và thiền. Nhưng không khó để đoán rằng ngài tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp của thung lũng Kangra ở phía nam và những đỉnh núi Himalaya tuyết trắng vĩnh cửu ở phía bắc. Tiếng quạ kêu từ rừng tuyết tùng lân cận đúng nhịp như tiếng gõ mõ tụng kinh từ ngôi đền kế bên. Lúc nào trong ngày bạn cũng có thể thấy những người Tây Tạng lưu vong đang già đi với những bánh xe cầu nguyệnchuỗi hạt trên tay, tạo thành một trong những cung đường hành hương nổi tiếng nhất Lhasa, cung đường chạy quanh cung điện Potala, xây vào thế kỉ 17 và bao gồm một ngàn phòng mà Đạt Lai Lạt Ma bỏ lại phía sau vào năm 1959 và tới giờ vẫn chưa quay lại.

Để đến được sảnh tiếp tân khiêm tốn nơi Đạt Lai Lạt Ma gặp gỡ du khách, bạn cần qua vòng kiểm tra an ninh gắt gao. Chính phủ Ấn Độ, vốn lo ngại nguy cơ khủng bố từ trong nước cũng như quốc tế, dành mức độ an ninh cao nhất cho nhà sư. Người ta thường phải đợi rất lâu cho đến khi ngài xuất hiện, được vây quanh bởi thông dịch viên và các thư ký của ngài.

Tôi được thấy Đạt Lai Lạt Ma ở thị trấn Bodh Gaya đầy bụi vùng bắc Ấn Độ vào năm 1985, bốn năm trước khi ngài được trao tặng giải Nobel Hoà Bình. Phát biểu mà không cần dùng giấy ghi chú cho cả ngày, ngài giảng giải, với một nguồn năng lượng tràn trề, về kinh Phật trước một đám đông nhỏ ở nơi Đức Phật được khai sáng. Ba mươi năm sau, tháng 5 năm trước, vào lần gặp gỡ đầu tiên giữa tôi và ngài, Đạt Lai Lạt Ma vẫn minh mẫn. Là người lằng nghe chăm chú, ngài luôn hướng người về phía trước khi nói chuyện. Khi tôi hỏi ngài về vụ tự sát tập thể của các nhà sưTây Tạng, ngài trông rất đau đớn.

“Tuyệt vọng,” ngài đáp. Nhưng điều quan trọng, ngài nhấn mạnh, là những người tự sát không nuôi thù hận với người Trung Quốc. “Họ đã có thể giết vài người khi họ tự sát,” ngài nói, “nhưng họ không hề bạo lực.”

Sau đó ngài nhanh chóng nhắc tôi rằng ngài đã từ bỏ trách nhiệm chính trị của mình, kết thúc một truyền thống kéo dài 4 thế kỷ mà trong đó vị trí Đạt Lai Lạt Ma nắm quyền cai trị về mặt chính trị cũng như tâm linh với người Tây Tạng. Trong một phần cải tổ dân chủ, một lãnh đạo được bầu bởi chính phủ Tây Tạng lưu vong sẽ chăm lo các vấn đề thế tục; người này cũng sẽ giải quyết các vấn đề ngoại giao và địa chính trị. “Điều tôi quan tâm lúc này,” vị Đạt Lai Lạt Ma nói, “là bảo tồn văn hoá Tây Tạng.”

Ngài nói với tôi rằng ngài không phản đối sự hiện đại hoá. Ví dụ, đường sắt trên cao nối bờ biển Trung Quốc với Tây Tạng có thể mang lại nhiều lợi ích cho người dân nơi đây. Hiện đại hoá phụ thuộc vào việc người Trung Quốc muốn đạt được điều gì. Sau đó, ngài chỉ một ngón tay vào tôi, “có lẽ là muốn làm cho Ấn Độ khiếp sợ!” và bắt đầu cười.

Tôi cũng cười, dù hơi bối rối bởi sự thay đổi mau lẹ của ngài từ nghiêm túc sang bông đùa. Những tháng sau đó tôi phát hiện khi ở gần Đạt Lai Lạt Ma, nhãn quan vô ngã kì lạ nhưng đậm chất lịch sử thế giới của ngài khơi dậy sự khó chịu, bối rối, và hoài nghi, cũng như sự khâm phục. Ngài là hiện thân của một trường phái tâm linh và triết lí cổ đại ra lệnh phải nghi ngờ cái tôi cá nhânham muốn của nó, và xem trọng trách nhiệm đạo đức hơn là quyền lợi chính trị và kinh tế. Đồng thời, ngài cũng đại diện – và không thể không đại diện, mặc cho những lời nói gần đây của ngài – một dân tộc không quốc gia trong một thế giới được định nghĩa bởi những ranh giới quốc gia, và mưu cầu những lợi íchquyền lợi cũng phi quốc gia như vậy. Cuộc đời vị Đạt Lai Lạt Ma như một sự nỗ lực dài và hào hùng nhằm giải quyết các mâu thuẫn giữa vai trò là một nhà sư tận tâm và việc trở thành một chính trị gia bất đắc dĩ.

§

Vị Đạt Lai Lạt Ma hiện tại sinh ra với tên gọi Lhamo Thondup trong một gia đình nông dân ở tỉnh Amdo vùng đông bắc Tây Tạng. Vào năm 1937, khi lên 2 tuổi, ngài được một nhóm các nhà sư xác định là hiện thân đầu thai của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 vừa mới qua đời. Bị đem đi khỏi căn nhà xây bằng bùn và đá đến cung điện Potala, ngài chỉ mới vừa lên nắm quyền được một thời gian ngắn thì Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng.

Ước tính rằng đã có hàng trăm ngàn người Tây Tạng bị giết vào những năm 50 và 60, và cộng sản Trung Quốc, những người đã phá huỷ đền chùa và tu viện Tây Tạng, đã rất hung hãn như những kẻ Hồi giáo cực đoan ngày nay. Dù thế, vị Đạt Lai Lạt Ma dường như lại không hề bị vấy bẩn bởi sự thù hằn và sự tự thương hại – cái cảm giác “mình-là-nạn-nhân” mà đã khơi mào nhiều cuộc xung đột đòi lại lãnh thổ, tài nguyên, và danh dự.

Quả thực vậy, kể cả khi ngài trông như hình mẫu của sự tha thứ thánh thiện, ngài vẫn toát ra một vẻ bình dị. “Tôi là một người bình thường như bao người khác,” tôi từng nghe ngài nhắc đi nhắc lại như vậy trong những buổi xuất hiện trước công chúng vào năm ngoái. Ở Tây Tạng, ngài nói với tôi, có quá nhiều điều mê tín dị đoan đã che lấp mong muốn của đạo Phậttìm hiểu về quy luật hoạt động của trí óc. Người Tây Tạng tin rằng ngài “có sức mạnh siêu nhiên,” ngài nói. “Vô lí!”, ngài hét to. “Nếu tôi là thánh sống, thì tại sao tôi vẫn không chữa được chứng đau đầu gối của mình?”

Trong buổi gặp mặt những người đựơc trao giải Nobel Hoà Bình ở Rome vào tháng 12, ngài cũng lại nhấn mạnh về sự phi-siêu-nhiên của mình. Tờ Newsweek thuật lại rằng, khi cựu thị trưởng thành phố hỏi ngài làm thế nào để đối phó với chứng lệch múi giờ, vị Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một lời lí giải phi tôn giáo. Ngại nói rằng, mình có thể luyện tập trí não để có một giấc ngủ ngon (ngài đi ngủ lúc 7 giờ tối và thức giấc lúc 3 giờ sáng để thiền). “Chu du vòng quanh thế giới – sự lệch múi giờ – không phải là vấn đề,” ngài nói thêm, “nhưng nhiều khi việc đi cầu không thuận theo ý tôi. Nhưng sáng nay, nhờ phúc của các vị – sau 7 giờ sáng, ra hết cả rồi. Nên giờ tôi rất thoải mái.”

Đạt Lai Lạt Ma luôn cố gắng tạo không khí thân mật với người nghe, thường bằng cách khiêu khích hoặc chọc cười họ. Ở đại học Princeton mùa thu vừa rồi, ngài có một buổi nói chuyện về luân lý thế tục

với hơn 4000 sinh viên và nhân viên nhà trường trong khi đùa giỡn với cái nón cam đặc trưng của Princeton (những vật đội đầu buồn cười thường là cách để ngài khiến mình trở nên gần gũi hơn). Ngài thường xuyên cười. Khán giả của ngài, vốn không quen với việc đánh đu chóng mặt giữa sự nô giỡn và sự nghiêm túc của ngài, vẫn giữ vẻ nghiêm trang.

Bầu không khí trở nên trầm lắng khi một sinh viên hỏi vị Đạt Lai Lạt Ma bí quyết hạnh phúc là gì. Ngài trông có vẻ suy tư. Và rồi với chất giọng trầm của mình ngài tuyên bố:

“Tiền!”

“Tình dục!”

Đám đông, bị lừa bởi quãng ngừng của ngài, mãi mới hiểu ý của vị Đạt Lai Lạt Ma, vốn đã ngả đầu ra phía sau và bắt đầu cười lớn. Khi được hỏi ý kiến về nghề ngân hàng đầu tư, ngài lặp lại ba từ ưa thích của mình: “Tôi không biết.” Ngài nói để trả lời được câu hỏi này ngài cần phải làm một năm ở một ngân hàng đầu tư. Sau đó, rất đúng lúc, ngài thêm vào, “với mức lương cao ngất ngưỡng!”

Dù là trước đám đông nào – người vô thần và người Hồi giáo, các nhà quản lí quỹ đầu cơ và nông dân Ấn Độ, Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute) và các nhà hoạt động cánh tả – ngài không bao giờ nhân nhượng. Ngài thường tuyên bố trước đám đông bảo thủ

 ở Hoa Kỳ rằng, “Tôi là một người Mác-xít” (ngài quả thực là một Mác-xít – chí ít là trong việc ngài phê phán sự bất bình đẳng). Ngài cũng tuyên bố mình là một chiến binh thánh chiến

 trong việc chống lại những “cảm xúc tiêu cực” hằng ngày. Ở Washington tháng 2 này, ngài nói trước một đám đông Hồi giáo rằng “George Bush là bạn tôi,” trước khi tiết lộ ngài đã viết thư cho ông ấy ngay sau sự kiện 11/9 cầu xin một phản ứngchừng mực và sau đó khiển trách vị cựu tổng thống vì đã kéo dài vòng xoáy bạo lực.

Sự lưu vong và những mất mát của Đạt Lai Mạt Ma khiến ta cảm nhận được một cảm xúc có tính “người” hơn là sự hoà giải không hồi kết: Tây Tạng nên là một phần của Trung Quốc; kẻ thù hôm nay là bằng hữu ngày mai; mọi sự tồn tại trên thế gian đều liên quan chặt chẽ đến nhau; và nhiều lời thuyết pháp khác đã tạo nên “luân lý thế tục” của ngài. Và khi bạn hẳn nhiên không cho rằng Đạt Lai Lạt Ma giống như những gì chính quyền Trung Quốc mô tả – một cán bộ Đảng từng nói ngài là “một con sói đội lốt cà sa, một con quái vật với gương mặt người và trái tim thú dữ” – thì kể cả những người đồng ý với Desmond Tutu rằng nhà sư Tây Tạng không phải như vậy cũng không thể không công nhận thất bại của Đạt Lai Lạt Ma trong việc đàm phán chính trị.

Việc Đạt Lai Lạt Ma sẵn sàng thỏa hiệp đã không đem lại sự khoan nhượng từ phía Trung Quốc. Tây Tạng – giàu khoáng sản (quặng đồng, kẽm, sắt) và là nơi đặt nhiều căn cứ tên lửa hạt nhân – quá quý giá về mặt lãnh thổ để người Trung Quốc có thể trao đổi với một nhà sư không quyền lực. Cộng đồng Tây Tạng lưu vong, vốn bị từ chối quốc tịch ở Ấn Độ, ngày càng bị xé lẻ, từ Ấn Độ lan sang châu Âu và Bắc Mỹ. Một vài thành viên đã phê phán quyết định đồng ý tự trị của Đạt Lai Lạt Ma thay vì trở nên độc lập hoàn toàn khỏi Trung Quốc, một yêu sách ngài đã từ bỏ từ cuối thập niên 80. Những nhánh hiếu chiến trong cộng đồng Tây Tạng lưu vong cũng đã lên tiếng. Đạt Lai Lạt Ma bị theo sát bởi những người nổi dậy ở bất cứ nơi nào ngài đến họ la to “Đạt Lai Lạt Ma giả, đừng lừa gạt nữa!” Họ là thành viên của Cộng đồng Shudgen Quốc tế (International Shudgen Community), một nhánh Phật giáo buộc tội Đạt Lai Lạt Ma đã khai trừ và tẩy chay những người thờ Dorje Shudgen, một vị thần trong truyền thuyết Tây Tạng, và, kì dị hơn, buộc tội ngài là một tín đồ Hồi giáo.

Việc Đạt Lai Lạt Ma sẵn sàng thỏa hiệp đã không đem lại sự khoan nhượng từ phía Trung Quốc.

Và việc ngài sẵn sàng chấp nhận sự tự trị ở trong lãnh thổ Trung Quốc – trao thêm tiếng nói cho người Tây Tạng trong những chính sách ảnh hưởng tới giáo dục, tôn giáo, điều kiện môi trường và dân số của người dân nơi đây – đã không thuyết phục được Trung Quốc rằng ngài không phải là kẻ “gây chia rẽ” hay li khai. Những cuộc đàm phán chính thức giữa Đạt Lai Lạt MaTrung Quốc, được bắt đầu lại vào 2001, đã không đi đến đâu trước khi kết thúc vào 2010. Những cuộc tranh luận không chính thức vẫn tiếp diễn, và Đạt Lai Lạt Ma từng nói rằng ông sẽ hành hương đến núi Wutai, một địa điểm Phật giáoTrung Quốc. Giới tinh hoa Tây Tạng hi vọng rằng cuộc hành hương sẽ mở đường cho Đạt Lai Lạt Ma trở về Tây Tạng lâu dài. Trong đoạn cuối của cuốn hồi ký “Người làm mỳ ở Kalimpong,” Gyalo Thondup, người đóng vai trò trung gian lâu năm giữa Đạt Lai Lạt Ma và các lãnh đạo Trung Quốc, thuật lại một buổi họp trong đó em trai của ông rằng ông phải giữ gìn sức khoẻ. “Chúng ta phải trở về Tây Tạng cùng nhau,” vị Đạt Lai Lạt Ma nói. Tuy nhiên khả năng cao là Trung Quốc sẽ đợi ngài qua đời trong lúc lưu vong hơn là chịu rủi ro cho ngài trở về nhà.

§

Viễn cảnh một thế giới khôngĐạt Lai Lạt Ma tạo ra một tình cảnh khó khăn cho cộng đồng Tây Tạng lưu vong, nhất là khi cộng đồng này vẫn dựa vào ngài như một người dẫn đường chỉ lối. Một thập kỉ trước, tôi đến thăm Dharamsala để viết một bài báo cho một tạp chí nọ về vấn đề người trẻ Tây Tạng bất mãn với sự lãnh đạo của Đạt Lai Lạt Ma. Họ thuộc tổ chức 35.000 thành viên Đại hội Người trẻ Tây Tạng (Tibetan Youth Congress – T.Y.C.), một nhóm hoạt động kêu gọi độc lập. Vào thời điểm đó, gương mặt nổi bật nhất của thế hệ các nhà hoạt động này là nhà thơ Tenzin Tsundue. Ông đã tổ chức biểu tình ở các thành phố Ấn Độ trong những chuyến công du của Thủ tướng Trung Quốc và sau đó bị cảnh sát cấm di chuyển trong Ấn Độ. Tuy nhiên, Tenzin Tsundue nói với tôi, về sau áp lực lên nhà thơ không phải đến từ chính phủ Ấn Độ mà đến từ giới tinh hoa Tây Tạng ở Dharamsala – những kẻ vốn gọi những người Tây Tạng đòi độc lập là “phản đối Đạt Lai Lạt Ma.” Theo đánh giá của Tenzin Tsundue, Đạt Lai Lạt Ma cố gắng ra tín hiệu cho phía Trung Quốc thấy rằng ngài đại diện cho toàn thể người dân Tây Tạng khi yêu cầu tự trị: “Độc lập là hoàn toàn không thể,” ngài nói. “Tại sao phải phí phạm sức lực yêu cầu độc lập?” Tenzin Tsundue nói với tôi rằng T.Y.C đã bị chia rẽ dưới sức ép này.

Chủ tịch đương nhiệm của Đại hội, Tenzing Jigme, là một ca sĩ nhạc rock từng sống 15 năm ở Mỹ. Tôi gặp anh tại quán Moonpeak Café ở Dharamsala. Trên con đường đầy gió trước mặt chúng tôi, đông nghịt những xe đẩy bán trang sức ngọc lam và san hô, là một dòng người hỗn độn mà nhà báo nào đến đây cũng hào hứng bàn tán: các nhà sư mặc áo choàng đỏ, khách du lịch tóc dài trên xe gắn máy, phụ nữ Tây Tạng trong trang phục chubas sọc ngang sặc sỡ, người Sikh du ngoạn, người bán thảm Kashmir, và dân ba lô từ Anh, Đức, và Israel. Nhưng chuyến thám hiểm của sự toàn cầu hoá đã tê liệt ở đây như ở Lhasa. So với một thập kỉ trước đó, Dharamsala hiện tại đón nhận ít kẻ phương Tây tìm kiếm minh triết phương Đông hơn. Chánh niệm (mindfulness) giờ đã được chấp nhận như là một phương thức tăng sự hiệu quả cho doanh nghiệp. Và những kẻ đầu cơ bất động sản Ấn Độ giờ đã nghĩ khác khi phủ xi măng lên những ngọn đồi quanh dinh thự của Đạt Lai Lạt Ma.

Dòng người tị nạn từ Tây Tạng, từng có thời lên tới vài ngàn, đã thu hẹplại như một tia nước. Nhiều người lưu vong đã trở về Tây Tạng, nơi mà thu nhập thành thị lẫn nông thôn đã tăng lên. Và cuộc sống của người dân Tây Tạng bình thường ở Dharamsala ngày càng khó khăn. Họ vẫn không thể sở hữu tài sản, và ngày càng nhiều người muốn di cư sang phương Tây. (Nhiều nhà hoạt động T.Y.C. tôi phỏng vấn vào 2005 giờ đang sống rải rác khắp nơi trên thế giới). Mỹ là điểm đến được ưa thích; một vài người Tây Tạng đang làm ăn rất khấm khá ở đó, nhưng nhiều người cuối cùng phải làm công việc rửa chén hoặc lao công. Những người khác thì là mồi ngon cho bọn lừa đảo thị thực.

Trong giới tinh hoa, các cáo buộc tham nhũng và gia đình trị làm rúng động cộng đồng Tây Tạng lưu vong vốn rất khăng khít. Trong scandal gần nhất, Gyalo Thondup cáo buộc cha của chị dâu mình lấy cắp vàng và bạc của chính phủ lưu vong. Chị dâu của ngài thì bác bỏ cáo buộc này trong một bài đăng được lưu truyền rộng rãi Facebook.

Tenzing Jigme không đổ lỗi cho Đạt Lai Lạt Ma vì những sự cố thế này. Thực ra, ông còn công nhận công lao của ngài trong “sự biến chuyển theo hướng dân chủ trong cộng đồng” – sự xuất hiện của những lãnh đạo dân cử. “Ngài luôn chuẩn bị chúng tôi cho tương lai,” ông nói. Nhưng ông cũng cho rằng người Tây Tạng đang trong thế chính trị đường cùng. Khả năng bạo động sau khi Đạt Lai Lạt Ma qua đời ngày càng cao.

Cuộc gặp giữa Mao Trạch Động (giữa), Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (phải), Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 (trái), Lưu Thiếu Kỳ (ngoài cùng bên phải), và Chu Ân Lai (ngoài cùng bên trái) nhân dịp mừng năm mới Tây Tạng vào năm 1955 tại Bắc Kinh. Ảnh: Wikimedia.

Ông lạc quan hơn Tenzing Jigme, rất vui vẻ, và có thiên hướng theo đuổi chính sách thực dụng kiểu cũ. Một năm trước, ông nói với tôi ông hi vọng chính phủ mới của Ấn Độ gồm những người theo chủ nghĩa dân tộc Hindu sẽ đứng lên đối đầu với Trung Quốc. Sự mong đợi này có vẻ được gia tăng bởi những thất bại ngoại giao của cộng đồng Tây Tạng lưu vong với phương Tây. Đạt Lai Lạt Ma được sắp xếp công du tới Oslo vào tháng 5/2014 để ăn mừng kỉ niệm 25 năm ngày ngài giành giải Nobel Hoà Bình, nhưng ngay cả vị chủ tịch Quốc hội Na Uy, người từng dẫn đầu uỷ ban ủng hộ Tây Tạng, cũng từ chối gặp mặt ngài. Lobsang Sangay không tin được điều này. “Đây là Na Uy, một quốc gia giàu có nhờ dầu mỏ! Rõ ràngTrung Quốc muốn phương Tây phải cúi đầu.”Tổ chức hi vọng sẽ ngăn cản được tương lai đen tối này là chính phủ Tây Tạng lưu vong, được biết đến với tên gọi Chính Phủ Trung Ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration – C.T.A.). Ở dinh thự Đạt Lai Lạt Ma vào mùa xuân này, tôi gặp Lobsang Sangay, người được bầu chọn làm thủ lĩnh chính trị của C.T.A. vào 2011. Một nhân vật oai nghiêm ở độ tuổi ngoài 40, Lobsang Sangay là người Tây Tạng đầu tiên học ở trường Luật Đại học Harvard, và cũng là người đầu tiên không phải là nhà sư mà vươn lên cao trong bộ máy Tây Tạng. Từng là thành viên của Đại hội Người trẻ và một nhà cổ vũ cho độc lập, ông giờ đảm đương công việc khó khăn là nhấn mạnh lợi ích của chính sách “nửa đường” (middle way) – sự tự trị dưới quyền Trung Quốc.

Khi tôi gặp lại ông vào cuối tháng 5 năm nay, Lobsang Sangay nói ông hi vọng Trung Quốc sẽ học được điều gì đó từ tình trạng tâm lý phản kháng Trung Quốc đại lụcĐài Loan và Hồng Kông, và suy nghĩ lại về chính sách Tây Tạng của mình. Đây là một mong đợi chung từ giới tinh hoa Tây Tạng, dù mong đợi này không lan rộng trong cộng đồng bên ngoài. Đạt Lai Lạt Ma nói với tôi người Trung Quốc “đang ở thế lưỡng nan.” Ở Tây Tạng, “họ cố hết sức để xoá sổ, như sự kiện Thiên An Môn, nhưng họ đã thất bại.”

Trong lúc này, điều bắt buộc là, Lobsang Sangay nói với tôi, người Tây Tạng phải đoàn kết. Theo ông, người Tây Tạng cần nhớ bốn điểm chính: sinh tồn, duy trì, củng cố, và thành công. Lobsang Sangay phác hoạ nhanh một viễn cảnh mà ở đó người Tây Tạng giàu lên và tháo vát hơn nhờ kinh tế tư nhân. Ông nói, “Mahatma Gandhi, suy cho cùng, nhận những tờ séc trống cho các hoạt động của ông từ những nhà kinh doanh lớn người Ấn Độ.”

Vị lãnh đạo cũ của C.T.A., một nhà sư lớn tuổi tên Lobsang Tenzin nhưng vốn được biết đến với cái tên Samdhong Rinpoche, cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc đi “con đường giữa” với Trung Quốc và cũng tự nhận là một người theo chủ nghĩa Gandhi. (Ông là một trong những cố vấn chính trị thân cận nhất của Đạt Lai Lạt Ma). Chỉ có Tenzin Choegyal, em trai của Đạt Lai Lạt Ma và là người thân có sức ảnh hưởng nhất trong gia đình của ngài, không đồng ý với chính sách của giới tinh hoa. T.C. (cách ông thường được gọi) nghi ngờ cả hai vị lãnh đạo của C.T.A. Ông nói, “Lobsang Sangay đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tiếp theo.” Còn Samdhong Rinpoche lại quá cứng nhắc.

T.C. vốn là một nhà sư – ông được phát hiện là một rinpoche, hay còn gọi là một Lạt Ma được đầu thai – trước khi từ bỏ áo cà sa. Những phát ngôn liều lĩnh của ông làm ông trở thành kẻ lập dị của cộng đồng Tây Tạng lưu vong. Tự trị, ông nói với một tờ báo Pháp gần đây, sẽ giúp người Tây Tạng đặt được một chân vào nhà của mình. Họ sẽ dùng chân còn lại để đá người Trung Quốc ra. Giới truyền thông Trung Quốc nhanh chóng chộp lấy cơ hội này để chứng tỏ “đường lối gây chia rẽ” của Đạt Lai Lạt Ma.

§

Tôi gặp T.C. lần đầu vào tháng 2 năm nay, tại một buổi nói chuyện về luân lý thế tục của Đạt Lai Lạt Ma ở Basel. Hàng ngàn người – vài người Tây Tạng, nhưng phần đông là người châu Âu – đến đông nghịt tại sân vận động St. Jakobshalle. Vị Đạt Lai Lạt Ma ngồi trên sân khấu cạnh thị trưởng của Basel, người trông có vẻ bất tiện khi choàng cái khatag

 quanh bộ âu phục ông đang mặc. Đạt Lai Lạt Ma lặp lại nhiều điều tôi đã được nghe từ những buổi nói chuyện khác của ông: người trẻ nắm trong tay trách nhiệm mang lại hoà bình trong thế kỉ này. Nếu điều đó nghe phi thực tế, thì họ nên “quên nó đi.” “Thế hệ tôi,” ông nói, ”thuộc thế kỉ 20. Thời của tụi tôi đã qua. Đã đến lúc nói, ‘tạm biệt.’” Khi được hỏi liệu ngài có dự định đầu thai, Đạt Lai Lạt Ma hô to, “Không!” Bất thình lình, ngài hướng sang phía thông dịch viên và hỏi bằng tiếng Tây Tạng, “chủ đề buổi nói này là gì vậy?”

T.C. quay sang tôi và thì thầm, “Đức Ngài càng già càng đãng trí!”

T.C. giống y hệt anh trai mình với gò má cao, đôi mắt sắc sảo, và vẻ ngoài ân cần. Ông nói tiếng Anh với nhịp điệu Anh-Ấn, kết quả của việc học trường nội trú và tham gia quân đội Ấn Độ. Trong lúc Đạt Lai Lạt Ma nói, T.C. trông càng u sầu. Ông tin rằng người Tây Tạng không có tương lai. Người Tây Tạng không hề an toànẤn Độ; họ có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào bởi chính phủ Ấn Độ. Nhiều Lạt Ma hiện thân lưu vong làm tiền từ những người khách du lịch phương Tây cả tin thực ra rất bè phái, cũng như nhánh Shugden. Tuy nhiên, ông cũng thấy vài tia hi vọng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho rằng đang suy nghĩ lại vấn đề Tây Tạng. Vị Đạt Lai Lạt Ma có quan hệ thân thiện với cha vị chủ tịch ở Bắc Kinh. Ngoài ra, vợ của Tập theo đạo Phật và từng thăm Lhasa. Và liệu tôi có biết rằng vợ của một lãnh đạo cấp cao Trung Quốc dan díu với một chủ quán ăn ở đây?

Tôi không biết. Tôi nhìn vào số người Tây Tạng ở Basel. (Người Tây Tạng bắt đầu định cư ở Thuỵ Sĩ vào những năm 60.) Nhiều tình nguyện viên kiểm soát đám đông trên sân khấu là con của các nhà quản lý quỹ đầu cơ và ngân hàng. Một trong số đó là con trai của T.C. Nhìn chung, T.C. nói, một phần nhỏ dân lưu vong Tây Tạng phát đạt trong xã hội cưu mang họ.

Cắt đứt mối liên hệ với Tây Tạng và Dharamsala, người Tây Tạng ở phương Tây có thể rất nhiệt huyết và tận tuỵ với vị lãnh tụ của họ. Trong phần hỏi đáp, một thành viên của Shugden chỉ có thể nói vỏn vẹn “Hàng triệu người Shugden –” trước khi bị các tình nguyện viên Tây Tạng giật mất microphone và đưa đi mất. Vị Đạt Lai Lạt Ma giải thích lập trường của mình rằng, ngài không hề cấm, chỉ là không tán thành việc thờ phụng vị thần Shugden. Tôi nói với T.C. rằng lẽ ra nên để cho thành viên của Shugden phát biểu. T.C. đồng ý. Thành viên Shugden, ông nói, “muốn Đức Ngài mất bình tĩnh. Nhưng chuyện đó sẽ không xảy ra.”

§

Suốt 2 ngày, Basel trở nên nhộn nhịp bởi hàng ngàn người Tây Tạng xa xứ trong khăn quàng đỏ thẫm và áo khoác gấm thêu kim tuyến. Họ đợi Đạt Lai Lạt Ma bên ngoài khách sạn nơi ngài ở, giữ ấm trong cái lạnh thấu xương bằng cách hát và nhảy, tiếng trống rộn ràng của họ nhấn chìm khẩu hiệu “Đạt Lai Lạt Ma giả, ngưng lừa dối!” của những người biểu tình Shugden.

Thời thế thay đổi; những hệ thống này phải thay đổi. Vì thế, thể chế Đạt Lạt Ma, tôi xin hân hạnh và tự nguyện kết thúc.

Vào một đêm nọ, bên trong khán đài, Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu bài diễn thuyết của mình bằng cách cố gắng xoa dịu khán giả của mình. Ngài thú nhận rằng lần trước ngài tới đây, ngài đã hứa mình sẽ sớm trở về Tây Tạng. Nhưng Thuỵ Sĩ cũng là “vùng đất tuyết.” Và, ngài nói thêm, “tôi cảm thấy như thể đang ở đó (Tây Tạng) vậy. Chúng ta đều đến từ vùng đất tuyết, không chỉ những người sinh ra ở Tây Tạng mà còn cả những người sinh ra ở đây nữa.”

Sau đó ngài bắt đầu động viên. Người Tây Tạng nên tự hào về chính bản thân họ, ngài nói. Người Tây Tạng và văn hoá Tây Tạng giờ được kính trọng trên toàn thế giới. Khoa học hiện đại đang xác nhận những lời dạy của Phật giáo Tây Tạng và những giả định của y học Tây Tạng rằng thể xác và trí óc không thể tách rời. Hàng triệu người Trung Quốc cũng bị hấp dẫn bởi Phật giáo Tây Tạng. Nhưng quan trọng là người Tây Tạng không được tự mãn, và phải duy trì “văn hoá đạo đức của lòng trắc ẩn của mình”.

Khi Đạt Lai Lạt Ma rời khán đài, len qua đám đông người Tây Tạng – nói chuyện, nắm tay, cụng đầu với những em bé – nhiều người đã rưng rưng nước mắt. Người Tây Tạng tụ hội về đây là những người hết lòngĐạt Lai Lạt Ma nhất, những người mà ngài đã gắn bódẫn đường, như Moses vậy, đến với thế giới hiện đại. Bài diễn văn của ngài cho thấy rõ rằng với ngài, Tây Tạng không chỉ là một thực thể địa lý và chính trị; nó giờ còn là một ý tưởng cao quý, một cách sống khác biệt trên thế giới này. Sự trọn vẹn của nó không yêu cầu chủ quyền chính trị chứ đừng nói chủ nghĩa dân tộc. Nó có thể được thực hiện hoá ở bất kì đâu trên thế giới và ai cũng làm được, dù có phải người Tây Tạng hay không.

Những kẻ hoài nghi cho rằng Đạt Lai Lạt Ma đã bị cuốn theo cái thứ chủ nghĩa quốc tế không rõ ràng; những người khác thì nghĩ rằng ngài có động cơ thực dụng: ngài phải liên tục ứng biến để hoà giải với Trung Quốc, kẻ nắm trong tay tương lai người Tây Tạng. (Như Tenzin Tsundue đã nói với tôi, Đạt Lai Lạt Ma gần đây đặt niềm tin vào Tập Cận Bình. Nhưng Tập ngày càng cứng rắn với Tây Tạng. Nên giờ Đạt Lai Lạt Ma nói “nhiều người Trung Quốc theo đạo Phật, và điều đó sẽ đem lại sự thay đổi ở Trung Quốc”.)

Nhưng cả hai chủ nghĩa hoài nghi lẫn thực dụng đều không thể giải thích được lập trường của ngài. Có thể ngài đang cố gắng hiện thực hoá những tầm nhìn ngài có được khi chu du vòng quanh thế giới sau sự kiện bỏ trốn khỏi Tây Tạng – rằng ngài đã biến sự không quê hương của mình thành một viễn cảnh tự do theo lời dạy của Phật giáo vốn nhấn mạnh sự thay đổi và tính vô thường. Trong những tháng trước ngài bày tỏ vài phiên bản khác nhau của viễn cảnh này: Thể chế Đạt Lai Lạt Ma đã sống thọ hơn mục đích của nó, ngài nói. “Nếu nó không còn cần thiết, thì nên bỏ đi.”

Nhưng cả hai chủ nghĩa hoài nghi lẫn thực dụng đều không thể giải thích được lập trường của ngài.

§

Một vài tháng sau khi chúng tôi gặp nhau ở Basel, tôi tìm đến T.C. ở tư gia cô tịch nằm bên đồi của ông ở Dharamsala, cách dinh thự của Đạt Lai Lạt Ma 15 phút đi bộ. Một ngôi nhà 2 tầng hiện đại, từ đây có thể nhìn ra ngôi nhà một tầng kiểu Anh nơi mẹ của Đạt Lai Lạt Ma từng ở và giờ là nhà khách. Ngồi trong phòng đọc sách, T.C. trông tuyệt vọng hơn hồi ông ở Basel. Ông cho biết, chẳng có động thái nào về Tây Tạng từ Tập Cận Bình, và có nhiều dấu hiệu rằng thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là một tên hai mặt. Đạt Lai Lạt Ma được đưa vào dinh thủ tướng ở Delhi trong đêm một cách bí mật. “Như thể Đưc Ngài là tội phạm vậy,” T.C. giận dữ nói. Modi sau đó còn hỏi những câu thô lỗ, ví dụ như: Tại sao Đạt Lai Lạt Ma lại tổ chức một buổi họp mặt các lãnh đạo tôn giáo ở Delhi?

“Là một người Tây Tạng,” T.C. nói, “tôi bị tổn thương bởi điều này.” Đạt Lai Lạt Ma hàng thập kỉ qua là “sứ giả tốt nhất” của Ấn Độ, đưa những tinh hoa của triết học và văn hoá Ấn Độ đến với thế giới. T.C. cũng cảm thấy nhục nhã bởi cuốn sách của anh trai ông, Gyalo Thondup, và những quan điểm phản đối giới tinh hoa Tây Tạng trong cuốn sách. “Sao lại viết một cuốn sách như vậy?” Giới tinh hoa Tây Tạng đang mất đoàn kết dần. “Anh cứ thử nhìn các giám đốc và nhà sư của chúng ta mà xem; họ không hề vững vàng về mặt tâm linh.”

T.C. nói thêm một chút về chủ đề ưa thích của ông: căn bệnh của tôn giáo có tổ chức, so với tâm linh cá nhân. Hệ thống Đạt Lai Lạt Ma, theo ông, khá là “phản động”. Ông bảo thêm, “nói với Đức Ngài là tôi nói thế.”

Khi tôi đến dinh thự của Đạt Lai Lạt Ma vào sáng hôm sau, đã có một hàng dài đứng xếp hàng: những nhà sư Mông Cổ, các khách du lịch ba lô Thuỵ Điển, và những người tị nạn Tây Tạng vừa tới Ấn Độ. Được kẹp hai bên bởi đoàn tuỳ tùng quen thuộc – hai trợ lý thân cận, một hoặc hai nhà sư cấp cao, nhiều vệ sĩ – vị Đạt Lai Lạt Ma kiên nhẫn và hồ hởi siết tay những vị khách đến dinh thự và làm dáng chụp ảnh.

Ngài cười khúc khích khi tôi bảo em trai ngài nghĩ vị trí của ngài đã quá đát. Sau đó, đột nhiên nghiêm túc, ngài thêm rằng mọi thể chế tôn giáo, kể cả Đạt Lai Lạt Ma, được phát triển vào thời phong kiến. Bị hệ thống đẳng cấp làm cho đồi bại, những thể chế này bắt đầu phân biệt nam nữ, và bị thoả hiệp bởi những sản phẩm văn hoá như luật Sharia và hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ. Nhưng, ngài nói, “thời thế thay đổi; những hệ thống này cũng phải thay đổi. Vậy nên, thể chế Đạt Lai Lạt Ma, tôi xin hân hạnh và tự nguyện kết thúc.”

“Cho nên,” ngài kết luận, “nó lạc hậu rồi.”

Chúng tôi ngồi trong phòng tiếp khách, kẹp giữa hai bên là các trợ lý và người thông dịch viên mà ngài quay sang mỗi khi cần nói nhanh bằng tiếng Tây Tạng. Ngài hỏi người thông dịch viên liên tục sau khi tôi hỏi rằng ngài liệu sẽ đến Trung Quốc. Ngài nói điều đó là thỉnh cầu của mọi người Tây Tạng. Ngài đã sẵn sàng nếu nhận được lời mời. “Tôi cảm thấy tôi vẫn còn hữu dụng trong ít nhất 10 năm nữa.” Ngài bảo hiện tại có 400 triệu người Trung Quốc theo đạo Phật, lượng tín đồ Phật giáo lớn nhất trên thế giới. Vậy nên ngài “rất, rất muốn trở về,” nói thêm rằng “không phải với tư cách Đạt Lai Lạt Ma.” mà là “với tư cách là một người theo đạo Phật.”

Tôi nói ngài về một lời mời tôi nhận được từ một hội thảo về “ý thức tâm linh” ở Bắc Kinh được đảng Cộng Sản công nhận. Ngài đột nhiên hứng thú về hội thảo này. Ngài bảo tôi nên tham dự, và nếu tôi được mời lần nữa, tôi nên nói thẳng với người Trung Quốc rằng: “Các ông nên phê phán thể chế Đạt Lai Lạt Ma, như em trai tôi vậy.”

Tôi cười, nhưng ngài tiếp tục nói lí do vì sao. “Chúng tôi tự nguyện thay đổi điều đó. Tại sao? Nếu thứ gì đó tốt, thì không cần thay đổi. Nhưng vì nó đã lỗi thời.” Ngài nói thêm, “là tín đồ Phật giáo, chúng ta phải thực tế.”

“Bức tranh thế giới này,” theo ngài, thật ảm đạm. Mọi người trên thế giới đang nhân danh tôn giáo mà tàn sát lẫn nhau. Kể cả nhà sư Phật giáo ở Miến Điện cũng đang hành hạ những người Hồi giáo Rohingya. Đây là lí do tại sao ngài rũ bỏ tôn giáo có tổ chức, tìm hiểu về vật lí lượng tử và bắt đầu nhấn mạnh đức hạnh thế tục của lòng trắc ẩn. Ngài cho rằng gây dựng một sự tồn tại đạo đức dựa trên tôn giáo truyền thống trong xã hội đa văn hoá này là không còn khả thi.

Khi ngài bước vào hiên, ngài thấy một người phụ nữ đứng đó và kêu lên vui sướng. Bà là người Pháp và đến thăm Dharamsala mỗi năm để gặp Đức Ngài. Đạt Lai Lạt Ma ôm và giới thiệu bà là một người bạn ngài làm quen trên chuyến công du tới châu Âu lần đầu vào năm 1973. “Nhiều khi,” ngài nói, “tôi bảo bà ấy là bạn gái tôi.”

Người phụ nữ Pháp, một người hoạt bát ở tuổi 96, lém lỉnh đáp trả “ông có thể kiếm người trẻ hơn!” Cười khúc khích, Đạt Lai Lạt Ma bước xuống hiên, giữ bà bên hông.

§

Ở Glastonbury vài tuần trước, Đạt Lai Lạt Ma bước xuống từ một chuyến trực thăng trong cơn mưa phùn mùa hè, theo sau là T.C. Để ý thấy một nhà sư trong đoàn người tiếp đón, ngài chắp tay lại và nhẹ nhàng cụng trán mình vào trán nhà sư đó, và quan sát xung quanh một cách hiếu kỳ.

Từ một chỗ đứng thuận lợi nhìn bao quát khu lều trại mọc lên vào mỗi mùa hè, ngài hỏi ban tổ chức một loạt các câu hỏi khó hiểu. “Bao lâu rồi?” “Khi nào?” và – chắc chắn rồi, vì chuyện đi cầu lúc nào cũng làm ông lo lắng – “Nhà vệ sinh?”  Ở Green Fields, một khu đất rộng 60 mẫu Anh (khoảng 24ha) được dành cho “hoà bình, lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu,” ngài bước xuyên đám đông với một cái áo thun quấn quanh đầu và bắt đầu bài nói chuyện với câu, “Chúng ta đều là con người.”

Tôi trú mưa với T.C. ở trong một chiến xe Land Rover. T.C. bảo Modi đã cử một bộ trưởng tới chúc mừng sinh nhật Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng ông vẫn lo lắng. “Ai biết được Modi sẽ làm gì với người Tây Tạng ở Ấn Độ?” Ông cũng vẫn bực tức về chuyện cuốn sách của anh trai ông. Gyalo Thondup đã đến Dharamsala để ăn mừng sinh nhật Đạt Lai Lạt Ma. Ba anh em gặp nhau nhưng không bàn về cuốn sách. “Sao lại viết nó?” T.C. nói lần nữa.

Dưới cơn mưa, Đạt Lai Lạt Ma định nói những điều vui vẻ nhưng sắc bén về những “đứa trẻ hoa” ngái ngủ của nước Anh. Người Anh, hay “Britishers các người!”

 như ngài thường gọi họ bằng thứ tiếng Anh thô kệch của ngài, đã hưởng lợi nhiều từ chủ nghĩa Đế quốc và tính vụ lợi. Giờ là lúc họ cần thừa nhận họ sống trong một thế giới liên kết với nhau.

Vào bữa trưa – một bữa ăn tự chọn chay tổ chức bởi Greenpeace – Đạt Lai Lạt Ma thấy và mời tôi ngồi vào cái ghế trước mặt ngài. Tôi ngồi xuống, nhận thấy rõ ánh mắt ghen tị của nhiều người muốn ngồi ăn trưa với Đạt Lai Lạt Ma. Ngài nhìn đĩa của tôi. “Ông không ăn súp sao? Tôi ăn súp trước rồi mới ăn các món khác!”

Một thành viên ban tổ chức của Greenpeace than phiền rất nhiều về chính phủ của Modi vốn đang đàn áp các tổ chức phi chính phủ phương Tây. Đạt Lai Lạt Ma lắng nghe chăm chú và nói, “Sự chỉ trích chính phủ Ấn Độ của Modi đang ngày càng gia tăng”.

Ở một buổi toạ đàm về biến đổi khí hậu được tổ chức bởi tờ báo The Guardian, ngài chỉ trích quyết định củng cố kho vũ khí hạt nhân Nga của Vladimir Putin và ủng hộ sự kêu gọi hành động đạo đức của Giáo hoàng Francis. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của trách nhiệm cá nhân. Nhưng khi người điều phối chương trình quay sang hỏi ngài với một giọng nghiêm trang và khẩn cầu, “Chúng ta nên làm gì?” thì Đạt Lai Lạt Ma trả lời, “Tôi không biết.” Trước đó, ở Green Fields, ngài được hỏi về âm nhạc. Ngài không nghĩ nhiều về điều đó, và nói: “Nếu âm nhạc mang lại sự bình an cho tâm hồn, thì với Syria và Iraq – hai đất nước đang giết chóc lẫn nhau – nếu đem âm nhạc mạnh tới, họ có bớt tức giận không? Tôi không nghĩ vậy.”

Trong khi ngồi chờ cắt bánh sinh nhật, ngài nhìn Patti Smith và những nhạc công khác biểu diễn. Ngày hôm sau tôi đọc được rằng Smith kết thúc buổi biểu diễn bằng cách giơ cao cây guitar và hét to: “Nhìn đây, thứ vũ khí vĩ đại nhất thế hệ tôi!” trước khi đập gãy cây đàn. Tôi tự hỏi với ý kiến về “âm nhạc mạnh” của mình, Đạt Lai Lạt Ma sẽ nghĩ gì về tiếng hét này. Nhưng lúc đó ngài đã đang trên đường tới London rồi. Ba ngày sau, ngài lại cắt một cái bánh khác với ông bạn George W. Bush, người có chung sinh nhật với ngài, tại Trung tâm Tổng thống Bush ở Dallas, và phát biểu trước các thành viên đảng Cộng hoà, “Tôi yêu George Bush, dù về mặt chính sách của ông thì tôi hơi e dè”.

 

Đính chính: 13 tháng 12, 2015

Một bài viết vào ngày 6 tháng 12 về Tenzin Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, ghi sai ngày ngài và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp nhau. Buổi gặp mặt diễn ra vào tháng 8 năm 2014, không phải tháng 10.


 

Giới thiệu về tác giả

Pankaj Mishra là một nhà văn, nhà tiểu luận người Ấn Độ. Ông được đại học Yale (Mỹ) trao giải thưởng văn học Windham-Campbell cho hạng mục phi hư cấu vào năm 2014. Năm 1992, ông chuyển tới sống ở làng Mashobra, vùng núi Himalaya, nơi ông viết tiểu luận văn họcphê bình cho nhiều tờ báo văn họcẤn Độ. Các bài viết của ông cũng từng được đăng trên các tờ báo nổi tiếng ở phương Tây như The New York Times, The New Yorker, và The Guardian. Cuốn sách vừa được xuất bản gần đây của ông là “From the Ruins of Empire: The Revolt Against the West and the Remaking of Asia” (Tạm dịch: Từ tàn tích một đế chế: Cuộc Cách mạng chống lại phương Tây và Khôi phục Châu Á).
(Nguồn: Nghiên Cứu Lịch Sử)

 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.