Toàn Tập Trưởng Lão Hòa Thượng Hộ Tông

22/10/20214:00 SA(Xem: 5000)
Toàn Tập Trưởng Lão Hòa Thượng Hộ Tông
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA
Toàn tập
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG
(VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)

Cố vấn Chỉ đạo: Hòa thượng Viên Minh - Hòa thượng Thiện Tâm
Chủ biên: Đại đức Thiện Minh
Thư ký - Trưởng Ban Thực hiện: Tu nữ Quang Kiến
Ban Thực hiện: Tu nữ Phước Thanh Phật tử Tuệ Tâm Phật tử Giới Thường Nhóm Phật tử Diệu Hiền
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC DL.2017 – PL.2560

oàn Tập Trưởng Lão Hòa Thượng Hộ Tông (2)

 

LỜI GIỚI THIỆU

Sưu tập và biên khảo về cuộc đờihành trạng của Ngài Trưởng lão Hoà thượng Hộ Tông - vị Tổ sáng lập và cũng là đức Tăng thống đầu tiên của Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già Nguyên Thuỷ Việt Nam - còn rất ít. Ngoài tác phẩm Thắp Lửa Tâm Linh của Hoà Thượng Giới Đức chỉ có một vài bài viết về tiểu sử của Ngài, nên tôi thầm mong có thêm nhiều biên khảo giá trị khác. Do đó, tôi vô cùng hoan hỷ khi Thượng toạ Thiện Minh cho tôi xem bản thảo Toàn tập Trưởng lão Hoà thượng Hộ Tông mà Thượng toạ là chủ biên, đã sưu tầm được những hình ảnh, bút tích, những văn thư trong thời Ngài đang tại nhiệm cấp lãnh đạo tối cao của Giáo hội TGNTVN, cũng như kết tập được những tác phẩm, dịch phẩm, Kinh tụng chư Tăng, Nhật hành cư sĩ v.v… mà Ngài đã biên soạn, trước tác, như những dấu ấn đầu tiên để gìn giữlưu truyền cho hậu thế.

Tuy chắc chắn sẽ còn bổ túc thêm nữa những tư liệu về Ngài chưa tìm được, nhưng tôi vẫn chân thành tán dương công đứcvô cùng tri ân Thượng toạ Thiện Minh đã thực hiện công tác Phật sự hết sức trọng yếu này mà chúng tôi hằng kỳ vọng nhưng chưa làm được. Kính mong chư Tôn đức Tăng già, quý vị học giả, những Phật tử lão thành và quý bạn đọc đóng góp tư liệu nếu có giúp Thượng toạ Thiện Minh bổ sung thêm cho tập sách ngày càng đầy đủ hơn.

Trân trọng,
Hoà Thượng Viên Minh
Viện chủ Chùa Tổ Bửu Long
TV Hội Đồng Chứng Minh TWGHPGVN

 

LỜI TỰA

Hơn 70 năm trôi qua, Phật giáo Nguyên Thủy Nam Tông Việt Nam đã trở nên phổ biến trong cộng đồng nhân dân Việt Nam và lan rộng sang các nước bạn bè trên thế giới. Thành tựu đó nhờ công đức cao dày của các vị trưởng lão trong phái đoàn hoằng pháp Trưởng lão Hộ Tông. Chúng tôi là hàng hậu học tiếp nối những truyền thống hoằng pháp kế thừa và phát triển những di sản mà quý Hòa thượng để lại. Truyền thống dân tộc Việt Namtruyền thống ‘uống nước nhớ nguồn’, ‘ăn trái nhớ kẻ trồng cây’, ‘ôn cố tri tân’ để làm sáng tỏ công đức, trí tuệ, cuộc đời, đạo nghiệp của các Trưởng lão Phật giáo Nguyên Thủy. Thời gian qua, chúng tôi đã thực hiện một số nghiên cứu biên tập sưu khảo những tác phẩm của quý vị Hòa thượng, nhằm giới thiệu đến quý vị độc giả gần xa để thấy rõ sự cống hiến của chư vị Trưởng lão Hòa thượng Phật giáo Nguyên Thủy cũng là hình thức thống kê các tác phẩm, những dịch phẩm đã in và phổ biến trong thời gian qua.

Trước đây, chúng tôithực hiện quyển Thiền sư Hộ Pháp một thời để nhớ, Hòa thượng Siêu Việt một thời để nhớ, đặc biệt quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn đã giới thiệu đến Chư Tôn thiền đức Tăng, Ni và quý Phật tử gần xa, môn đồ pháp quyến của Hòa thượng vô cùng hoan hỷ. Qua tác phẩm trên, có nhiều Tăng, Ni và Phật tử bày tỏ cảm xúckhen tặng chúng tôi về những công trình thực hiện sưu tầm, phân loại những tác phẩm của Hòa thượng Bửu Chơn, những hình ảnh, những văn bản đã gắn bó suốt cuộc đờisự nghiệp của ngài. Những lời động viên khích lệ ấy là niềm đam mê hoan hỷ của chúng tôi để tiếp tục thực hiện quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Hộ Tông.

Trưởng lão Hộ Tông là một vị cao tăng thạc đức của Phật giáo Nguyên Thủy, là vị tổ khai sáng Phật giáo Nguyên Thủy vào năm 1938, thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam vào năm 1957. Ngài là vị Tăng thống đầu tiên của Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam. Mặc dù bề bộn Phật sự của Giáo hội nhưng Ngài cũng dành thời gian để dịch thuật, sáng tác hơn 30 tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau, nhằm để đáp ứng nhu cầu cho Tăng, Ni, Phật tử tu học trong buổi khai sơn phá thạch của Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam.

Nội dung Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Hộ Tông chỉ là một tác phẩm sưu tập, thống kê, sắp xếp trình tự các tác phẩm của Hòa thượng đã xuất bản trước và sau năm 1975. Chúng tôi phân chia quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Hộ Tông có 3 phần như sau:

1. Phần mở đầu có:
- Lời tựa
- Tiểu sử
- Những văn bản hành chánh
2. Các tác phẩm
- Luật tạng có 2 tác phẩm về luật xuất gia
- Kinh tạng có 27 tác phẩm về nhiều thể loại khác nhau
- Vi Diệu pháp có 2 tác phẩm
3. Kết luận - Tiểu luận những ngày cuối đời của ngài Hộ Tông
- Hình ảnh
- Lời kết 
- Danh sách thí chủ

Trong 30 tác phẩm của ngài Hộ Tông, đa số là những tác phẩm được phiên dịch từ tiếng Campuchia và Pháp. Thường những tác phẩm này có số lượng trang không dày, có những quyển mỏng nhất là 20 trang, có những quyển dày nhất là 300 trang.

Trong 30 tác phẩm này, chúng tôi nhận thấy trên mạng internet đã giới thiệu hơn 10 tác phẩm, còn lại những tác phẩm được Ban Thực hiện chúng tôi phân chia, nhờ sự hỗ trợ của chư Tăng, Ni và Phật tử đánh vi tính lại. Đa số những tác phẩm của Ngài đã giới thiệu trên internet lại có những phần, điểm, những chương và một số từ ngữ không giống với bản gốc mà Hòa thượng in trước và sau năm 1975. Cho nên, Ban Biên tập chúng tôi phải mất nhiều thời gianđối chiếu lại với bản gốc và giữ lại văn cú theo tinh thần của bản gốc để tôn kính tác phẩm người quá cố. Chúng tôi dàn trang lại, sắp xếp bố cục, làm mục lục cho phù hợp của quyển Toàn tập này. Từ lúc thực hiện cho đến ngày hoàn thành mất thời gian khoảng 7 tháng. Chúng tôiý định sẽ giới thiệu quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Hộ Tông vào dịp lễ giỗ lần thứ 35, ngày 26/7/2016 của Hòa thượng nhưng không thực hiện kịp. Công trình thực hiện quyển Toàn tập Tưởng lão Hòa thượng Hộ Tông nếu có điều chi sơ xuất, xin Chư tôn thiền đức Tăng, Ni, quý vị học giả, thiện trí thức và môn đồ pháp quyến của Ngài hỷ xả cho. Chúng tôi cũng mong đợi những ý kiến đóng góp của chư tăng, ni và quý vị. Tất cả phần công đức thanh cao chúng tôi thực hiện trong thiện sự này xin dâng đến chư vị tiền bối hữu công Phật giáo Nguyên Thủy, Cố Trưởng lão Hộ Tông.
Cầu nguyện ân đức Tam bảo gia hộ cho quý Ngài an vui nơi cõi an lạc.
Thay mặt Ban Thực hiện
Chủ biên Đại đức Thiện Minh

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU.. 

PHẦN A. DẪN NHẬP

LỜI TỰA.. 

TIỂU SỬ GIÁC LINH CỐ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG SƠ TỔ PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VIỆT NAM

NHỮNG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH.. 

  1. Đại hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam ngày 11, 12, 13 tháng 7 năm 1958. 
  2. Biên bản buổi họp Tam cá nguyệt ngày 5/11/1958. 
  3. Văn thơ gửi Ban Quản trị hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam.. 
  4. Biên bản Phiên hội bất thường của Ban Chưởng quản GHTG ngày 10/3/1959. 
  5. Thư mời dự phiên hội bất thường ngày 11/3/1959. 
  6. Thư gửi ông bà Phan Tài 
  7. Điều lệ về thọ nhận động sản và bất động sản. 
  8. Bản Danh sách nhân viên Ban Chưởng quản năm 1959. 
  9. Thông cáo gửi Tăng đồTín đồ
  10. Thư gửi ngài Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
  11. Thư gửi ngài Đại đức Trụ trì Bửu Quang tự. 
  12. Thư gửi ông bà Đông. 
  13. Thư gửi ngài Đô trưởng.
  14. Thông tư ngày 26/3/1959. 
  15. Thông tư gửi nhân viên Ban Chưởng quản và tăng đồ về việc thống nhất kinh nhật hành. 
  16. Biên bản Đại hội Khoáng đại ngày 2/1/1972. 
  17. Điều lệ Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam..

PHẦN B. CÁC TÁC PHẨM

PHẦN C. KẾT LUẬN.. 

TIỂU LUẬN NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI CỦA TRƯỞNG LÃO HỘ TÔNG.

  1. Ghi lại phút cuối cùng của cao tăng Cố Đại đức Hộ Tông. 1206
  2. Hoài niệm Sư tổ Hộ Tông. 
  3. Điếu Cố Đại Lão Hòa Thượng Hộ Tông. 
  4. Kỷ niệm Lễ húy nhật lần thứ 35 Cố Đại Lão Hòa Thượng Hộ Tông. 

HÌNH ẢNH.. 

LỜI KẾT. 


pdf_download_2
Toan Tap Truong Lao Hoa Thuong Ho Tong (Vansarakkhita Maha Thera)

Xem thêm:
Bộ Sách Ebook Của Ngài Hộ Tông


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/07/2021(Xem: 3449)
09/04/2020(Xem: 5070)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.