Điếu Văn Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu Thích Nhật Từ

02/09/201212:00 SA(Xem: 12007)
Điếu Văn Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu Thích Nhật Từ


 ĐIẾU VĂN TƯỞNG NIỆM 
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU 

Thích Nhật Từ

 

Tại Kim Thành, Quảng Nam, năm Mậu Ngọ

Trưởng lão chào đời, xứ xứ mừng vui

Danh gia vọng tộc, Nho giáo truyền trao

Kinh sử chuyên cần, tài năng vượt trội.

 

Hưởng ứng phong trào “An Nam Phật học”

Bỏ nghề quan luật, theo Phật tu nhân

« Phật học Đức Dục » dẫn dắt thanh niên

Cùng phát triển « Gia đình Phật hóa phổ »

 

Kể tử đó, thanh thiếu niên theo Phật

Mười bảy hội miền Trung thêm phát triển

Lo bảo trợ Phật học đường Báo Quốc

Đưa Tăng vào Nam học hỏi dấn thân.

 

Năm 46, vào chùa Tường Vân tu tập

Được đức Tăng thống thế phát xuất gia

Ba năm sau, tại Chùa Báo Quốc uy nghiêm

Đăng đàn tiếp nhận giới Tỳ-khưu cao sáng.

 

Năm 51, ngài giảng Kinh khắp xứ

Hiệu trưởng Bồ-đề đất Huế đầu tiên

Tham gia vào Phật hội hóa duyên

Đem Phật pháp giúp bao người thoát khổ.

 

Năm 52, sang Tích Lan tu học

Du hành đất Phật, nghiên cứu Pali

Đại học Nalanda danh giá ngày xưa

Lão thông Tam tạng, xứng tầm đại sĩ.

 

Năm 61, ngài học xong tiến sĩ

« So sánh Trung Bộ, Trung A-hàm » nổi tiếng

Suốt ba năm dạy tại Nalanda

Ba tác phẩm[1] sáng danh hàng Thích-tử.

 

Năm 64, ngài vinh quy về nước

Lập đại học Vạn Hạnh, báo đáp thâm ân

Dịch Kinh Pali ra Việt ngữ đầu tiên

Xiển dương Phật pháp, giúp người thoát khổ.

 

Năm 79, cùng chung nhiều tôn đức

Vận động ba miền hợp nhất Phật môn

Ba năm sau, Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Được thành lập với niềm vui khôn tả.

 

Ba nhiệm kỳ với 15 năm liên tiếp

Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký điều hành

Phò Phật giáo đứng vững lúc nguy nan

Đạo pháp huy hoàng, ngày càng phát triển.

 

Năm 89, ngài lập Viện Nghiên cứu

In Đại Tạng Kinh tiếng Việt linh thiêng

Cùng nhiều sách Phật triết lý cao siêu

Mang thông điệp Phật truyền đi khắp chốn

 

Năm 97 làm Thường trực Hội đồng Trị sự

Mười năm lèo lái pháp Phật nhiệm mầu

Giúp bao người thoát khỏi cảnh bể dâu

Để lại cho đời tấm gương sáng chói.

 

Ngài dã dịch năm bộ Kinh nguyên thủy

Hai lăm tác phẩm dẫn dắt quần sinh

Cuộc đời ngài hơn vầng trăng sáng

Soi thế gian bằng Phật pháp cao siêu.

 

Phật giáo thế giới nhờ ngài nối kết

Hình ảnh Phật Việt được biết khắp nơi

Nhiều huân chương ghi nhận công lao

Cho đạo pháp, cho quê hương nước Việt.

 

Sáu bốn hạ lạp, chín mươi lăm tuổi

Sống sâu thiền định, cõi thế bình yên

Thuận dòng vô thường, nhập diệt an nhiên

Tấm gương sáng ngời, ngàn sau còn mãi.

 

Bảy mươi năm giáo dục, không hề mệt mỏi

Hai mươi lăm năm phiên dịch, kinh pháp lưu thông

Gương sáng đạo đời có một không hai

Sinh tử chim bay, không lưu vết tích.

 

Nam mô tự Lâm Tế Chánh Tông, Tứ thập tam thế, Tường Vân Tổ đình Trú trì, Vạn Hạnh Thiền viện khai sơn, Việt Nam Phật giáo Giáo hội Phó Pháp chủ, húy thượng Tâm hạ Trí, tự Minh Châu, hiệu Viên Dung, trưởng lão Hòa thượng Giác linh thùy từ chứng giám. 

 Sài Gòn, ngày 2 tháng 9 năm 2012

 Thành kính khể thủ

 Học trò cũ Thích Nhật Từ

 


[1] Trong thời gian dạy tại Nalanda, Hòa thượng đã xuất bản 3 quyển sách: “Huyền Trang nhà chiêm bái và học giả”, “So sánh Milinda-Panha với Kinh Na tiên Tỷ kheo chữ Hán” “Pháp Hiển nhà chiêm bái”.

 

(Đạo Phật Ngày Nay)

 

Trở về mục lục: ● TƯỞNG NIỆM TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/09/2012(Xem: 12297)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :