Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc 2013

19/05/201312:00 SA(Xem: 8412)
Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc 2013
phatdan-title

THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN PL 2557 DL 2013
CỦA TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC
unlogo_blue_sml_en

bankimonNgày lễ Phật đản (Vesak Day) là ngày lễ dành cho Phật tử khắp thế giới và cũng là cơ hội cho tất cả thành viên của cộng đồng quốc tế thừa hưởng từ tín ngưỡng lâu đời này.

Lễ Phật đản năm nay diễn ra trong bối cảnh sự nghèo đóixung đột lan rộng, đây chính là dịp để kiểm chứng giáo lý đạo Phật có thể thấm nhuần vào chúng ta như thế nào trước những thách thức hiện tại.

Chấp nhận đương đầu với những khó khăn đang đặt ra đối với thế giới chúng ta rất phù hợp với tinh thần Phật giáo. Chính Đức Phật khi là một hoàng tử, đã từ bỏ sự an bình trong cung điện để đi tìm bốn nỗi thống khổ của sinh, bệnh, già và chết.

Khi không thể tránh khỏi những thực tế khổ đau, Phật giáo đã chỉ ra những cách nhìn sâu sắc vào việc làm thế nào để chuyển hóa chúng. Lịch sử đạo Phật cung cấp rất nhiều ví dụ đầy cảm hứng về khả năng chuyển hóa của giáo lý Phật giáo.

Đại đế Asoka huyền thoại, người từng trị vì một chế độ bạo tàn tại Ấn Độ vào khoảng ba thế kỷ sau thời kỳ Đức Phật nhập Niết-bàn, khi thành tâm hướng về Phật giáo, đã từ bỏ bạo lực và hướng đến nền hòa bình.

Các giá trị mà vua Asoka theo đuổi bao gồm quyền con người, nền dân chủtôn trọng những giá trị của cuộc sống trở nên phổ biến đối với tất cả các tôn giáo lớn. Những điều nhà vua kiên trì thực hiện sau nhiều năm của chiến tranh thảm khốc là bằng chứng xác thực rằng thiện chí của các cá nhân có thể dẫn đến chấm dứt khổ đau hiện thời. Hơn bao giờ hết, chúng ta rất cần tinh thần bất bạo động để có thể giúp duy trì nền hòa bình và giảm thiểu xung đột.

Tôi chân thành gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể tín đồ đang đón mừng ngày lễ Phật đản và những hy vọng chân thành rằng, chúng ta có thể vẽ nên những lý tưởng tâm linh để tăng cường sự kiên định trong việc cải thiện thế giới chúng ta.

Bảo Thiên dịch (theo UNDV)

______________________________________________________________________________________________

Nguyên văn bản Anh ngữ:

17 May 2013

 blank

Secretary-General

SG/SM/15031


Department of Public Information • News and Media Division • New York

Secretary-General, in Message, Calls Vesak Day Occasion to Examine How Buddhist

Teachings ‘Can Inform Our Response to Prevailing Challenges’

Following is UN Secretary-General Ban Ki-moon’s message for Vesak Day, to be observed on 24 May:

Vesak Day is a celebration for Buddhists worldwide and an opportunity for all members of the international community to benefit from their rich traditions. This year’s observance, falling at a time of widespread strife and misery, is an occasion to examine how Buddhist teachings can inform our response to prevailing challenges.

Confronting the troubling problems facing our world is consonant with Buddhism. The Buddha himself, as a young prince, left the safety of his palace to discover the four sufferings of birth, sickness, old age and death. While such painful realities cannot be avoided, Buddhism offers insights into how to cope with them. Its history is replete with inspiring examples of the transformative power of Buddhist philosophy.

The legendary King Ashoka, a conqueror who presided over a brutal reign in India some three centuries after the Buddha’s passing, ultimately converted to Buddhism, renounced violence and embraced peace. The values that King Ashoka espoused, including human rights, democratic governance and respect for the dignity of life, are common to all great religions. The fact that he was able to embrace them after years of brutal war offers proof that the goodwill of individuals can end widespread suffering.

Now more than ever, we need the spirit of non-violence to help inspire peace and quell conflict. I offer my best wishes to believers celebrating Vesak Day, and my sincerest hopes that we may all draw on spiritual ideals to strengthen our resolve to improve our world.

http://www.un.org/News/Press/docs/2013/sgsm15031.doc.htm


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.