Thông Điệp Phật Đản PL 2567 của GHPGVNTN

18/06/20235:10 SA(Xem: 3760)
Thông Điệp Phật Đản PL 2567 của GHPGVNTN

blankGIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG
HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG


THÔNG ĐIỆP
PHẬT ĐẢN 2567
PDF icon (4)Thong-diep-Phat-dan-2567 GHPGVNTN

Nam-mô Lâm-tì-ni viên, Vô ưu thọ hạ, thị hiện đản sanh,
BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT

Một Con Người, này các Tỳ-kheo, xuất hiện thế gian; xuất hiện thế gian vì nhiều tăng ích, nhiều an lạc cho thế gian; vì thương tưởng thế gian; vì mục đích cứu cánh, vì tăng íchan lạc của trời và người. Một Con Người ấy là ai? Là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác.”

Một Con Người đã vượt qua tất cả mọi hạn chế của con người, trong hạn chế của tư duynhận thức, bị ràng buộc bởi những cảm nghiệm phù phiếm về bản thânthế giới; bị thúc đẩy bởi khát vọng sinh tồn mù quáng, ám ảnh bởi sợ hãi trước những sức mạnh vô hình luôn luôn đe dọa sự sống và sự chết; trong bóng tối kinh sợ của vô minhkhát ái, không tìm thấy nơi nương tựa an toàn, nhiều người tìm đến nương tựa, cầu khẩn thần núi, thần rừng, thần vườn, thần cây, thần miếu.

Một Con Người đã xuất hiện trong thế giới sinh loại, trong thế giới nhân sinh; trong thời trục định hướng cho lịch sử văn minh nhân loại, định hướng cho tư duy triết học, khoa học, và tôn giáo, từ hai nguồn suối dị biệt Đông Tây, tưởng như không thể có một nền văn minh tổng hợp của nhân loại mà chỉ có thể hợp nhất bằng bạo lực, như con người đã từng quỳ lạy trước các hiện tượng thiên nhiên không thể hiểu, đã tha hóa năng lực tự giác ngộ và tự giải thoát của tự thân, tự tâm để sùng bái các uy lực thần thánh; cuối cùng phát hiện một cá nhân chỉ có khả năng tồn tại an toàn dưới sự lãnh đạo một cá nhân sáng suốt, biết rõ mọi vấn đề, có khả năng khống chế mọi người khác dưới sức mạnh của bạo lực; con người khôn ngoan, bằng năng lực của trí tuệ, biết khống chế mọi người bằng bạo lực, bạo hành, con người ấy được tôn sùng là đấng Nhân chủ. Xã hội con người cần một đấng Nhân chủ, công bằngsáng suốt; cũng vậy, thiên giới hiển nhiên cũng được ngự trị bởi một Đấng Thiên Chủ, toàn trítoàn năng, để quan phòng trật tự thiên nhiênbảo đảm an toàn cho con người trong thế giới sinh vật.

Lịch sử văn minh nhân loại quả thực đã được định hình và định hướng tư duy kể từ đó, từ trên 25 thế kỷ về trước. Nhưng vận mệnh lịch sử của thế giới được tính chỉ trong 20 thế kỷ, và ngày tận thế của thế kỷ 20 đã trở thành ám ảnh đầy sợ hãi của hầu hết nhân loại trong các cộng đồng dân tộc và tôn giáo khác nhau trên quy mô thế giới. Ám ảnh ấy vẫn tùy thời xuất hiện cho đến nay từ những biến động do thiên tai cho đến những đe dọa chiến tranh thế giới.

Để tránh khỏi những ám ảnh đe dọa này, các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đã thảo luận các biện pháp an ninh, trật tự trong các cộng đồng quốc gia mỗi năm. Tuy vậy, mọi người đều biết rằng những biện pháp ấy chỉ tồn tại trong các bản văn nghị quyết, không có dấu hiệu khả thi trong từng quốc gia cá biệt.

Dù vậy, các nguyên thủ quốc gia, tuy dị biệt về thể chế chính trị, được phân biệt theo thế lực ảnh hưởng quốc tế, cảm thấy cần giữ đốm lửa hy vọng về một thế giới an toàn, hòa bình an lạc giữa các cộng đồng nhân loại. Như vậy cần phải suy tôn một con người hiện thực, đã tồn tại hiện thực trong lịch sử của nhân loại. Con người ấy, các vị nguyên thủ ấy đã chọn lựa đức Thích-ca Mâu-ni như là biểu tượng hiện thực, cụ thể cho khát vọng hòa bình thế giới. Không phải vì Ngài là một vị thần linh tối cao, hay hơn thế; nhưng Ngài là một Con Người như mọi con người khác trong thế giới sinh vật; một Con Người tự nhận cũng đã chịu mọi đau khổ khốn cùng như mọi sinh vật khác, trải qua vô tận thời gian; và con người ấy đã từng sống trong cung vàng điện ngọc của giai cấp thống trị, tưởng chừng như không biết gì đến những đau khổ của thần dân của mình, nói chi đến đau khổ của muôn loài. Con Người ấy, trong tuổi thiếu niên phủ đầy nhung lụa, chỉ một lần chứng kiến cảnh tượng đấu tranh sinh tồn quyết liệt, tàn bạo trên một cánh đồng, giữa các sinh vật chim, cá bé bỏng, cho đến con người và tạo vật, đã không ngớt trầm tư về ý nghĩa sống chết của mọi loài chúng sinh. Rồi một lúc khác, trong tuổi thanh niên cường tráng, chỉ một thoáng chứng kiến một con người già yếu, một con người tật bệnh, và một con người đã chết, giữa vô số thần dân đang chào mừng vị Nhân chủ tương lai của mình trong cảnh tượng huy hoàng; chỉ một thoáng ấy, với tâm đại bi vô lượng, đã xúc cảm trước vô biên khổ lụy nhân sinh. Từ đó quyết chí tầm cầu ý nghĩa đích thực của sinh-lão-bệnh-tử. Rồi trong một đêm tối, giữa giấc ngủ êm đềm của cung điện, vị Hoàng đế tương lai quyết chí từ bỏ tất cả, cưỡi con tuấn mã âm thầm vượt thành, để lại đằng sau biết bao hy vọng của thần dân, và của thân quyến quý tộc quyền uy.

Con Người ấy, sau khi tuyên bố đã giác ngộ, hiểu rõ ý nghĩa khổ lụy nhân sinh, đã khám phá con đường dẫn đến cứu cánh diệt khổ. Sự công bố giáo lý diệt khổ ấy dù được công nhận phổ biến hay không bởi các cộng đồng văn minh dị diệt, nhưng sự thực lịch sử được thấy rõ: ngôn ngữhành vi của Con Người tự tuyên bố đã Giác ngộ ấy, trải dài trên 25 thế kỷ trong một vòng tròn Á châu rộng lớn, chưa hề dẫn đến hận thù, khiêu khích đấu tranh, bạo hành cách mạng, xứng đáng là biểu tượng cho hy vọng hòa bình, bao dungnhân ái trong một thế giới có nguy cơ hủy diệt bởi hận thù tranh chấp từ các cộng đồng dân tộc, bởi mâu thuẫn giáo điều không thể bao dung giữa các tôn giáo, nhất là từ những tham vọng bá chủ thế giới của các cường quốc tự nhận văn minh thịnh vượng hàng đầu trong thế giới.

Điều có ý nghĩa là các nguyên thủ quốc gia, trong đó chỉ một số nhỏ là quốc giatruyền thống Phật giáo, tất cả đồng thanh nghị quyết chọn ngày Phật đản làm ngày lễ Liên hiệp quốc, như là ngày khát vọng hòa bình của nhân loại. Sau nghị quyết ấy, lễ kỷ niệm Phật đản được tổ chức tại văn phòng Tổng thư ký Liên hiệp quốc từ năm 2000, cho đến năm 2004 về sau do chính phủ Hoàng gia Thái lan đăng ký tổ chức, và năm 2008 do chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam đăng ký tổ chức.

Trong các đại lễ kỷ niệm ấy, giáo nghĩa về hòa bình của Đức Thích Tôn được tuyên dương trong các hội trường, và cũng chỉ tồn tại trong các bản văn được công bố từ các hội trường. Đó là chưa nói đến ẩn ý sau các bản văn tuyên dương, với ý hướng nâng cao vị thế của quốc gia hay chính thể của mình trong sứ mạng đấu tranh cho hòa bình thế giới, hoặc để thanh minh chính sách tự do tôn giáo của chính thể mình trước nghi kỵ của một số quốc gia cần có quan hệ thân hữu, trong môi trường đấu tranh quyền lực khốc liệt của thế giới.

Trong thời kỳ đang diễn ra những trận chiến đẫm máu giữa các quốc gia tranh quyền bá chủ, đại diện chính phủ của một quốc gia Phật giáo có thể đề nghị biện pháp hòa giải xung đột dẫn lời Đức Phật, về từ bi, như là giải pháp tốt đẹp nhất. Nhưng làm thế nào để cải hóa một nhân vật đầy quyền lực, đầy tham vọng khó thỏa mãn trở thành con người từ ái bao dung? Không một đề nghị thực hành cụ thể nào ngoài những tán dương dẫn Phật ngôn một cách sáo rỗng.

Phật tử chân chính tự hỏi, trong số vô lượng pháp mônĐức Phật đã tuyên thuyết để đối trị vô lượng phiền não ô nhiễm của chúng sanh, hiện không có pháp môn nào khả dĩ tu tập một cách chánh hành, như lý để phát huy tâm từ quảng đại, chứ không chỉ là thiện bẩm sinh, hiền lành như một con nai, và chỉ chừng ấy chứ không thể lớn hơn? Câu trả lời: có thể. Đức Phật được xưng tán như là Đại y Vương, như một y sĩ thiện xảo, chẩn đoán chính xác nguyên nhân căn bệnh và bốc thuốc đúng bệnh thích hợp với thể chất, với cơ địa tâm địa, nhưng bệnh nhân phải uống thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian chỉ định, hay tự dung nạp thuốc theo kiến thức y học tai hại của mình.

Người học Phật, tu Phật cũng thế. Trong thế giới nhiễu nhương, bởi những thông tin nhiễu loạn, từ những nguồn nhận thức điên đảo bởi khát vọng sinh tồn mù quáng, dẫn đến tà chánh khó phân, Phật với Ma khó biệt, thế thì cứu cánh giải thoátgiác ngộ được hướng đến chỉ mơ hồ như ảo ảnh, thậm chí là quái tượng, trong sa mạc.

Phật tử Việt nam có thể tự hào với lịch sử dân tộc và đạo pháp đồng hành trong suốt hai nghìn năm, niềm tự hào ấy chỉ để thỏa mãn, tự mãn, tự nhận ta là đệ tử kế thừa xứng đáng. Nhưng niềm tự hào ấy không đủ căn và lực để cải thiện tự tâm, để nâng cao phẩm chất đạo đứctrí tuệ, để vững bước trên Thánh đạo, không nhầm lẫn giá trị thế tục với Thánh đạo.

Kể từ mùa Pháp nạn Quý mão đau thương, máu của các Oanh vũ Phật tử bé bỏng đã đổ xuống vì tham vọng ngông cuồng của quyền lực thế tục và từ đêm hôm ấy, ngọn lửa BI HÙNG của Tăng-Ni Phật tử lần lượt bùng lên, tự đốt cháy thân mình để tự soi sáng mình bước đi trên Thánh đạo trong đời này và vô tận đời sau, để cúng dường cho sự tồn tại của Chánh Pháp rạng ngời trên Quê hương, soi tỏ bước đi của Dân tộc trong dòng tiến hóa vinh quang đầy bao dungnhân ái.

Phật đản năm nay, sau ngày Pháp nạn Quý mão, trải qua 60 năm của một chu kỳ Hoa giáp, một vận hội thiên diễn trong truyền thống lịch pháp phương Đông, Đông Á, kể từ ngày Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất được thiết lập, ghi dấu một giai đoạn lịch sử truyền thừa, định hướng phát triển và tự đảm nhận sứ mệnh trong sự nghiệp chung của dân tộc, phát huy truyền thống bao dung nhân ái trong sự nghiệp giáo dục, văn hóa, tiến bộ xã hội; dù khiêm tốn nhưng cũng đã thành tựu được số nhỏ trong khoảng 10 năm của một đất nước đang bị tàn phá bởi cuộc chiến huynh đệ tương tàn; và nói chung, Phật giáo Việt nam đã làm được gì sau trên 50 năm hòa bình mà hận thù phân hóa dân tộc chưa được hóa giải?

Dưới những áp bức của các thế lực vô minh đang đè nặng lên tầng lớp quần chúng khốn cùng trong cơn đại dịch, đốm lửa tình tự dân tộc đã âm thầm sưởi ấm đồng bào trong những ngày cùng khốn, chia sẻ nhau từng đấu gạo từng bó rau để vượt qua tai họa rập rình bên bờ vực sống chết, không nương tựa nơi nào khác ngoài sự nương tựa chính mình và anh em cùng khốn như mình.

Để cúng dường Phật đản Quý mão, sau 60 năm Pháp nạn Quý mão, người con Phật tự mình tu dưỡng, để từ đốm lửa tình tự dân tộc ấy thắp sáng lên thành ngọn đuốc sáng cho chính mình và cho mọi người chung quanh, kiên cố Bồ-đề tâm, thắng tiến Bồ-đề nguyện và Bồ-đề hành, vững bước trên Thánh đạo tiến đến cứu cánh giải thoátgiác ngộ cho mình và cho nhiều người.

Kính lễ Đấng Tam giới Chí tôn, Tứ sanh Từ phụ,
Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Phật đản 2567,
Phật Ân tự, mồng tám tháng Tư năm Quý mão
Thừa ủy nhiệm
Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương,
Chánh Thư Ký
(Bản PDF có ấn ký)
Thiện Thệ Tử Thích Tuệ Sỹ


Bản tiếng Anh:

Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV)

Supreme Central Council Sangha (Sangharaja Institute)

******

The Council Of The Supreme Sangha

___________________________________________________


THE BUDDHA'S BIRTHDAY MESSAGE OF 

THE SUPREME CENTRAL COUNCIL SANGHA

Buddhist Calendar 2567

Homage to the Sakya Muni Buddha, who was born peacefully in his marvelous manifestation at Lumbini Gardens 

“One person, mendicants, arises in the world for the welfare and happiness of the people, out of compassion for the world, for the benefit, welfare, and happiness of gods and humans. What one person? The Realized One, the perfected one, the fully awakened Buddha. This is the one person, mendicants, who arises in the world for the welfare and happiness of the people, out of compassion for the world, for the benefit, welfare, and happiness of gods and humans.” *

He is a Person who has surpassed all human cognitive and perceptual limitations. Humans are enslaved by deceptive feelings about themselves and the world; driven by irrational desires for survival; and preoccupied by irrational fears of invisible forces threatening life and death. In the terrible darkness of ignorance and desires, they are unable to find safety anywhere else and must seek refuge with the spirits of mountains, forests, gardens, trees, or shines.

He is a Person who emerges in the living world, the human world, during the Axial Age of human civilization, a time during which philosophical thought, science, and religion were shaped and oriented from the East and West. There appears to be no possible synthesis of these two sources of human civilization, and the only means of unification is through the use of force. They have alienated themselves, their own nature, by attributing their own abilities to their self-realization and self-liberation by seeking veneration for supernatural powers; but eventually, they realized that an individual can only survive safely under the leadership of a person who comprehends all human problems and has the capacity to protect others from violence. This wise and just individual is revered as the Lord of Mankind.

  Human society requires a just, wise, and perceptive ruler, the Lord of Men, just as the heavenly realm must be ruled by an omnipotent and omniscient Lord of Heavens, a wise and powerful Ruler of the Heavenly Realm, in order to protect all natural orders and ensure the safety of all living beings.

The history of human civilization was indeed oriented and shaped, endowed with thought, by this thinking since then, more than 25 centuries ago, but the historical fate of the world was only determined within 20 centuries; and the end of the world in the 20th century has become a fearful obsession of nearly all humans in different communities and religions around the globe. This obsession persists to this day, depending on the frequency of natural disasters or the threat of a world war. 

A few times per year, world leaders discuss the security measures or orders in various nations in order to avoid this threatening obsession. People are aware that these measures exist only in the text of resolutions and are not applicable to every nation.

Despite the fact that different nations follow different political systems, distinguished by their influence in the world, their leaders feel the need to maintain a glimmer of hope for a safe, peaceful, and happy global community. Consequently, it is essential to venerate a real person who existed in the actuality of human history. The Person chosen by world leaders is Sakya Muni Buddha, as He is the actual and concrete symbol of hope for world peace. This is not because He is a supreme saint or beyond, but because He is a Person like any other in the living world—a Person who has endured all the same sufferings as any other human being for an infinite number of times. That Person resided in the opulent Royal Palace of the ruling class, as if He were unaware of the sufferings of his fellow citizens, let alone all sentient beings.

When that Person was a teenager living in luxury and saw the fierce fighting for survival in a field, among the birds and fish, and between people and nature, he became constantly reflective on the meaning of life and death for all sentient beings. He went on an excursion outside the palace wall when his people were welcoming their future king in a spectacular event, and he saw an old man, a sick man, and a corpse. It was only for a brief moment, but those human conditions moved his compassionate heart. Since then, he has been determined to discover the true meaning of birth, old age, and death. Then, one night, while sleeping peacefully at the Royal Palace, that future King decided to give up everything, quietly riding his horse out of the palace wall, leaving behind all the hope of his powerful royal family and his people. 

That Person, after claiming to be fully enlightened, understood the meaning of human sufferings and discovered the path to the abolition of all sufferings. Whether publicly accepted or not by various communities of different cultures, the historical reality is clear: for over 25 centuries, the Enlightened Person's language and actions have never led to hatred, provocative fighting, or revolutionary violence in the circle of all Asian nations. In a world where hatred and irreconcilable dogmatic conflicts between various nations and religions, especially among the most powerful and developed nations aspiring to be world leaders, he deserves to be a symbol of hope for peace, tolerance, and compassion.

Significantly, despite the fact that only a handful of nations observe Buddhist traditions, all world leaders have unanimously agreed to designate the Buddha's Birthday as United Nations Vesak Day to express hope for world peace. In accordance with this resolution, the celebration of the Buddha's Birthday was held at the United Nations General Secretary's Office from 2000 to 2004, when the Royal Thai government began to host the UN Vesak Day, and in 2008, the Socialist Republic of Vietnam registered to host this event.

In all of those Vesak Day celebrations, the meanings of peace in the Buddha's teachings were praised in all great halls, but they only existed in the texts issued from those celebrations, not to mention the implications behind those praises, with the intention of promoting the status of some nations or political systems, in their mission to fight for world peace, or to clarify their policies of religious freedom amidst the suspicion of some other nations that they are promulgating these policies to suppress religious freedom.

At a time when nations are waging bloody wars for dominance over the rest of the world, representatives of a Buddhist nation can propose a peaceful resolution to all of these conflicts by citing the Buddha's words on loving-kindness as the best standard. But how does one transform a powerful individual with lofty goals into a compassionate and tolerant individual? With the exception of a few trite praises of the Buddha's words, there has been no concrete suggestion for practice.

True Buddhists frequently ask: Is there a Dharma door that can be practiced correctly, in accordance with the Buddha's true teachings, to develop great loving-kindness in people who do not have inborn good nature, not the gentleness and kindness of a deer that cannot develop further, among the innumerable Dharma doors that the Buddha taught to overcome the innumerable defilements that sentient beings encounter? The answer is possibly affirmative. Buddha is commonly regarded as the Great King of Medicine, a skilled physician who accurately diagnoses the causes of people's illnesses and prescribes the correct medication based on their health conditions and mental backgrounds. However, it is the patient's responsibility to take the correct dose of medication at the appropriate time or to take it based on his own incorrect understanding of medicine. 

The same can be said of Buddhist practitioners. Who is the Buddha and who is Mara in this world of fake news and conflicting ideas, which arise from the deceptive and erroneous perspectives of people with blind survival desires, making it difficult to distinguish between right and wrong? Consequently, the ultimate objective of liberation and enlightenment is an illusion or a strange mirage in the desert.

Vietnamese Buddhists can be proud of their more than two thousand years of living in harmony with Buddhism. This pride is merely a sense of self-satisfaction and contentment that we are deserving heirs to the Buddha's legacy. This pride, however, lacks the foundation and strength necessary to transform our own minds, improve our moral qualities and wisdom, walk firmly on the Noble Path, and avoid confusion between worldly values and the Noble Path. 

Since the Buddhist catastrophe of the Year of the Cat (1963), when a large number of young Buddhists were killed by the irrational ambitions of secular powers, the tragic and heroic fire of Buddhists has begun to burn. As a sacrifice to the existence of the True Dharma, they self-immolated their bodies, illuminating every step of our people's glorious evolution with tolerance and compassion.

This year, on the Buddha's Birthday, sixty years after the Buddhist catastrophe, the Chinese calendar completes a full circle, ushering in a new era in the tradition of Eastern and East Asian calendars. Since the establishment of the United Vietnamese Buddhist Congregation, there has been a period of historical inheritance, development orientation, and taking responsibility for the common interests of our people in order to develop our traditional tolerance, compassion in our educational and cultural mission, and social advancement. In the past decade, we have made modest contributions to a nation in shambles due to fighting between ideologically opposed brothers. After more than 50 years of peace, what have Vietnamese Buddhists accomplished, given that animosity and division between the North and South have not been resolved?

Under the oppressive power of ignorant forces who put so much pressure on the poor and disadvantaged classes during the pandemic, the fire of our traditional loving-kindness quietly warmed the hearts of our fellow people in difficult times, sharing every bowl of rice or bunch of vegetables to help them overcome the catastrophe that was threatening their lives.  They sought refuge only within themselves or among those unfortunate individuals. 

After sixty years of Buddhist calamity, Buddhists should practice transforming the light of loving-kindness into a bright torch for ourselves and those around us, keeping our Bodhicitta unshakeable, leading to Bodhi vows and Bodhi practices, and walking steadily on the Noble Path towards ultimate liberation and enlightenment for ourselves and many others.

Homage to Sakya Muni Buddha, the Blessed One, the Compassionate Father of all sentient beings.

The Buddha's Birthday - 2567. Phat An Temple, on the 8th of April, Year of the Cat (2023)

On the blessing of The Supreme Central Council Sangha

Chief Secretary of the Sangharaja Institute

Son of the Awakened One, Bhikkhu Thich Tue Sy

* Source: Ekapuggalavagga—Bhikkhu Sujato, https://suttacentral.net/an1.170-187/en/sujato?layout=plain&reference=none&notes=asterisk&highlight=false&script=latin










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.