Có nên đốt vàng mã cho người thân đã mất?

05/08/20191:03 SA(Xem: 17662)
Có nên đốt vàng mã cho người thân đã mất?
CÓ NÊN ĐỐT VÀNG MÃ CHO NGƯỜI THÂN ĐÃ MẤT?

HỎI: Tôi là Phật tử, có tìm hiểu Phật pháp. Theo như tôi biết, khi con người chết đi sẽ tùy theo nhân duyên, nghiệp lực đã gây tạo mà sinh về các nơi như sau: Tốt nhất là vãng sinh về Cực lạc của Đức Phật A Di Đà. Thứ nhì là được sinh làm trời, a-tu-la, người. Thứ ba là sinh vào ngạ quỷ, súc sinh. Thấp nhất là bị đày ải ở địa ngục (chưa được tái sinh). Tôi thắc mắc là: Tại sao người thân của ta khi chết đi rồi, hàng năm con cháu phải đốt áo quần, đồ đạc, tiền vàng, nhà cửa, xe cộ… cho họ? Bởi họ đang ở các cõi trên như Cực lạc, cõi trời thì không cần; nếu sinh làm người, vật,… thì có gia đình, quyến thuộc chăm sóc; hoặc bị giam cầm ở địa ngục thì có Diêm phủ lo. Nếu đúng như vậy thì tại sao hiện nay cứ đến tháng Bảy, mùa Vu lan báo hiếu người ta lại nô nức sắm sanh nhà cửa, xe cộ, đồ đạc… đốt gửi cho ông bà, bố mẹ, con cháu đã qua đời. Những người Phật tử có nên làm theo chăng? Rất mong quý Báo giải thích giúp tôi. (VĂN LONG longquydat@gmail.com)

dot-vang-maĐÁP: Bạn Văn Long thân mến!

Bạn đã có nhận thức đúng Chánh pháp về phương diện con người sau khi chết sẽ tùy vào nhân duyên, nghiệp lực đã gây tạo mà sinh vào một cảnh giới tương ứng với nhân quả của mình. Đa phần chúng sinh bị luân hồi trong sáu đường (lục đạo: trời, a-tu-la, người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục) của Dục giới.

Một số ít chư vị có căn lành sâu dày, nếu niệm Phật đạt nhất tâm bất loạn và làm tốt các trợ hạnh thì thành tựu vãng sinh về Cực lạc (theo quan điểm Tịnh Độ tông). Nếu hành giả chuyên tu thiền định (không nguyện vãng sinh Cực lạc) mà chưa đạt giải thoát tối hậu (A-la-hán) thì thuận theo nhân quả sinh vào các tầng trời của Sắc giới.

Riêng việc bạn nhận thức các chúng sinh bị đày ải trong địa ngục là chưa tái sinh thì không đúng. Bởi sau khi chết, theo Phật giáo Nam tông (Nguyên thủy), thần thức lập tức tái sinh vào các cảnh giới tương ứng với nghiệp. Phật giáo Bắc tông (Đại thừa) quan niệm khác hơn, ngoài hai trường hợp tái sinh ngay lập tức (cực thiện tái sinh vào cõi trời và cực ác tái sinh vào địa ngục) thì còn có nhiều trường hợp thần thức trải qua giai đoạn trung gian tối đa là 49 ngày, sau đó tái sinh vào các cảnh giới tương ứng với nghiệp. Sinh vào bất cứ đâu trong ba cõi sáu đường, kể cả địa ngục cũng đều gọi là tái sinh.

Theo Phật giáo, khi tái sinh vào cõi nào thì sự thọ dụng (ăn, mặc, ở, tiện nghi…) hoàn toàn tùy thuộc vào nghiệp lực của loài chúng sinh trong cõi ấy. Đơn cử, nếu đủ phước tái sinh làm trời thì sự thọ dụng của loài trời thắng diệu gấp nhiều lần loài người. Nếu mang những vật phẩm tối hảo của thế gian dâng cho chư thiêncõi trời chỉ khiến họ nhờm gớm, ghê tởm, không thể nào thọ dụng được. Ngược lại nếu chúng sinh tội lỗi nặng nề bị tái sinh vào địa ngục chịu đau khổ vô lượng cũng không thọ dụng được bất cứ thứ gì của cõi người, ngoại trừ đem công đức phước báo hồi hướng cho họ. Chỉ các chúng sinh trong loài ngạ quỷ (và một số quỷ thần trong loài a-tu-la) mới có thể thọ dụng được “mùi vị” của đồ ăn, thức uống, hoa hương của loài người dâng cúng. Họ cũng không thọ dụng được giấy tiền vàng mã mà loài người (đốt) cho họ.

Như vậy, tập tục đốt áo quần, đồ đạc, tiền vàng, nhà cửa, xe cộ… cho người chết thọ dụng là tín niệm, tín ngưỡng dân gian. Tín niệm này có mặt nhiều nơi trên thế giới với các hình thức khác nhau, riêng ở nước ta ảnh hưởng tập tục này từ văn hóa dân gian Trung Quốc. Phật giáo chính thống không có tín niệm này.

phương diện nhân văn, có tâm nghĩ về tiền nhân, ân nhân, những người đã mất và mong muốn gửi gắm hay làm điều gì đó cho họ, tâm hạnh này thật đáng quý và rất đáng trân trọng. Ngoài tâm và hạnh, Phật giáo luôn khuyến nghị phát huy trí tuệ, thấy rõ bản chất cũng như hiệu quả của việc mình đang làm, sao cho có lợi ích thiết thực nhất.

Người Phật tửchánh kiến, nhân mùa Báo hiếu hay ngày giỗ, chúng ta hướng về tổ tiên, ông bà, cha mẹ để niệm ân và báo ân thì tùy duyên làm cỗ cơm nước dâng cúng và phát nguyện làm những điều phước thiện (tụng kinh, lễ Phật, giữ giới, hành thiền, bố thí, cúng dường, giúp sức, hoan hỷ, tán thán việc thiện…) trong khả năng rồi đem phước báo ấy hồi hướng cho những người đã khuất. Dù người thân chúng ta tái sinh vào bất cứ đâu cũng đều nhận được phước báochúng ta hồi hướng đến.

Nếu Phật tử nào chưa đủ trí lực để nói không với tục đốt vàng mã thì trong tinh thần phương tiện có thể “khai” cho, trong lễ phẩm cúng giỗ có sắm phần vàng mã mang tính tượng trưng rồi cúng (đốt) cho lòng thanh thản. Cúng (đốt) vàng mã với số lượng nhiều và giá tiền lớn, trong khi người thân đã mất lại không thọ dụng được thì chẳng những không mang lại lợi ích cho người chết mà người sống cũng bị ảnh hưởng như gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ tạo ra hỏa hoạn, tốn kém tiền bạc, và nhất là rơi vào mê tín nên người Phật tử cần suy xét để chuyển hóa.

Chúc bạn tinh tấn!

Quảng Tánh - Nhiên Như

Xem thêm:
Chuyện Đốt Vàng Mã ở Các Ngôi Chùa Bắc Tông – Tịnh Độ và Mật Tông Du Nhập vào Việt Nam
Đốt Vàng Mã Một Thói Tục Mê Tín Cần Huỷ Bỏ - Hoàng Liên Tâm
Đốt Vàng Mã Là Trái Với Lời Phật Dạy - Minh Hạnh Đức

Thầy Nhật Từ đối thoại cùng diễn viên Cát Tường trong chương trình Ghế Nóng, phát sóng trên một số kênh truyền hình, ngày 05-03-2018





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/08/2010(Xem: 124333)
05/08/2011(Xem: 80832)
18/08/2016(Xem: 9399)
10/10/2017(Xem: 10149)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :