Thông Điệp Vu Lan

02/09/20201:00 SA(Xem: 4849)
Thông Điệp Vu Lan

blankTHÔNG ĐIỆP VU LAN
Đào Khai Minh (Thích Ngộ Trí Viên)


thich ngo tri vien
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật!
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni! Kính thưa quý vị Phật tử!

Nhân mùa Vu-lan năm 2020, con xin đảnh lễ, kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni thêm một tuổi đạo, thành công hơn nữa trong các Phật sự, nhằm mang lại lợi íchphúc lạc cho nhân sinh. Con kính chúc các bậc làm cha mẹ thêm một tuổi đời, làm nền tảng đạo đứchạnh phúc cho con cháu trong gia đình và họ tộc. Con kính chúc tất cả các anh chị, các cháu thanh thiếu niên, đề cao đạo lý hiếu kính cha mẹ ông bà, thể hiện tinh thần tự lập, xa lánh các thói hư tật xấu, các thói quen nghiện ngập, hưởng thụ ăn chơi, để sống một cuộc đời hữu ích, và làm cho cha mẹ được hạnh phúc hiện tiền. Nhờ đó, có một tương lai tươi sáng.

Mùa tháng Bảy âm lịch, theo truyền thống của Phật giáo Bắc truyền, không chỉ là mùa đạo hiếu đối với cha mẹtổ tiên hiện đời, cũng như quá vãng. Thuyết bốn trọng ơn của Phật giáo là một trong những trụ cột quan trọng của xã hội Phật giáo, theo đó, đức Phật kêu gọi mọi người ứng xử với văn hóa biết ơn, và đền ơn.

BỐN NGUỒN ÂN NGHĨA

Thứ nhất, biết và đền ơn cha mẹ ông bà, vì đã hiến tặng chúng ta sự sống với tư cáchcon người. Do đó, chúng ta có cơ hội hiểu được Phật pháp, sống nền minh triết và đạo đức Phật dạy. Ngoài việc khép lại các nỗi khổ, niềm đau, mở ra cơ hội trải nghiệm an vui, hạnh phúc trong đời. Là con thảo cháu hiền chúng ta nên xem cha mẹ ông bà như các vị Phật trong nhà. Hiếu kính về phương tiện vật chất, hiếu kính về phương diện tinh thần, bao gồm tự lập, tự lực, sống hạnh phúc, thành công, đỗ đạt, có một tương lai tươi sáng hạnh phúc hiện tiền.

Ngoài ơn và đền ơn cha mẹ ông bà, người tu học Phật còn tri ân và đền ân ba ngôi tâm linh, gồm đức Phật Thích-ca - người khai sáng đạo Phật, Giáo pháp - có khả năng khép lại khổ đau, mang lại hạnh phúc, và Tăng đoàn Phật giáo - những vị chân sư, từ bỏ cơ hội hưởng thụ, dẫn dắt mọi người đến với chánh đạo, nhờ đó vượt qua các nỗi sợ hãi, sống bình anhạnh phúc trong đời.

Ở một phương diện khác, các bậc thầy tâm linh còn có thể hiệu rộng rõ ra nữa là các thầy cô giáo, những người truyền trao tri thức, chữ nghĩa, để lập nghiệpthành công trong việc hướng đến một sự nghiệp, nhờ đó, có công ăn việc làm ổn định ở hiện tại cũng như trong tương lai.

Nguồn ân nghĩa thứ ba người tu học Phật cần thể hiện, đó là ơn Tổ quốc, bao gồm các vị nguyên thủ quốc gia yêu nước thương dân, tạo các điều kiện thuận lợi cho đất nước được thanh bình, dân chủ, công bằng, tự do. Mỗi người có thể sống được bằng đồng lương của mình, với sức lao động của mình, sống và làm việc hợp đạo đức, hợp luật pháp, và hợp lương tâm. Các anh hùng dân tộc, các nghĩa sĩ bỏ mạng quên mình cho độc lập chủ quyền của đất nước, cũng như những con người đã góp phần trực tiếp hay gián tiếp, xây dựng phát triển đất nước. Theo đó, cuộc sống của chúng ta được bình an, chúng tađiều kiện biến những ước mơ thành hiện thực.

Nguồn ân nghĩa thứ tư, đó là ơn đồng loạichúng sinh, bao gồm con người, bắt đầu từ những người Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Rộng hơn nữa là toàn thể nhân loại gồm bảy tỷ ba người trên hành tinh này. Tất cả chúng ta cùng đền ơn họ, là bởi vì mỗi người đã tình nguyện làm việc, tham gia vào mọi lĩnh vực, ngành nghề, do đó, chúng ta không phải làm hết tất cả mọi thứ vẫn có được cơ hội giao hoán trong cuộc sống. Do đó, chúng ta đầu tư trở thành những người chuyên môn, và chuyên gia trong các lĩnh vực mà mình theo đuổi.

Bốn trọng ân là các đối tượng cao quý mà người tu học Phật cần phải đền đáp, như một lối ứng xử đạo đứcvăn hóa cao quý. Nhân dịp này, con cũng muốn chia sẻ thêm với các quý Phật tử, hãy cùng nỗ lực lăn bánh xe chân lý vào đời, bằng cách giúp cho mọi người không nên tiếp tục mê tín, nghĩ rằng, tháng Bảy là tháng cô hồn. Quan niệm tháng Bảy là tháng cô hồn phát xuất từ Lão giáo (thế kỷ IV TCN). Quan điểm này cho rằng, vào ngày mùng 2 /7 âm lịch, thì Diêm Vương, ở dưới âm phủ, mở Quỷ Môn Quan, cho phép hàng tỷ người đã chết trong lịch sử của nhân loại có cơ hội lên dương giới, để có thể sống tự do trong vòng 14 ngày. Và ngày cuối cùng, là 12 giờ khuya của rằm Tháng Bảy thì tất cả phải quay trở về trước khi cửa ngục đóng lại. Từ quan niệm sai lầm đó, người Trung Hoa và thông qua văn hóa của người Trung Hoa, áp đặt lên văn hóa của người Việt Nam, cũng như văn hóa của một số nước trong khu vực, xem ngày mùng 2 cho đến ngày rằm Tháng Bảy là ngày cô hồn. Từ đó, có rất nhiều quan niệm sai lầm đã làm cho nhiều người hoang mang, sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, bất an, không được tổ chức hỏi, cưới, quan hệ giới tính, sinh hoạt vợ chồng trong tháng cô hồn, không ký hợp đồng, không giao dịch mua bán, không đầu tư thêm, không đốt giấy vàng mã ở những ngày này, cũng như không đi ban đêm, vì sợ rằng tháng cô hồn, các loại ma quỷ có mặt tràn lan ở trên dương giới, và họ lợi dụng vào những bất cập của chúng ta có thể giết mình, hoặc là làm cho mình bất cẩn dẫn đến cái chết. Do đó, thế mạng để từ đó họ được tái sinh. Đó là quan niệm rất tai hại, và rất tiếc nhiều người Việt Nam tin vào những niềm tin sai lệch này. Theo học thuyết 12 nhân duyên sự sống, được đức Phật thuyết giảng trong Kinh Tương Ưng Bộ nói riêng, và nhiều kinh điển, bao gồm kinh điển Pali, kinh điển A-hàm, và kinh điển Đại thừa nói chung, thì ở mắt xích thứ ba, sau khi thật sự chết, tâm thức của con người không mất đi, thoát ra khỏi cơ thể và lập tức có mặt trong bào thai, nơi mà người nam và người nữ mới quan hệ giới tính trong thời điểm người nữ có khả năng thụ thai và không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Trong cùng thời điểm đó, có một hoặc nhiều người trên quả địa cầu này vừa chết, mà mẫu số nghiệp của họ là tương đương. Từ đó, những người chết trở thành một phôi thai mới trong bào thai của một người mẹ. Theo đó, sau 10 tháng, được tái sanh làm những cô, cậu bé – đối với những người có quá trình được hạ sinh thông thường. Những người sanh muộn thì mất trung bình 10 tháng rưỡi, những người sanh non thì khoảng 8 tháng rưỡi, thì sự tái sanh cũng lập tức được diễn ra. Do đó, một mặt, biết rõ về quy luật tái sinh, không thể trì hoãn được, không thể thương lượng được, không thể tương nhượng được, những người tu học Phật, vì đền ơn đáp nghĩa bốn trọng ân như tôi vừa nêu, cho nên đến những ngày lễ giỗ hàng năm, tháng bảy âm lịch, con thảo cháu hiền, thân bằng quyến thuộc thường tổ chức lễ tưởng niệm, hoặc tại chùa, hoặc tại tư gia. Mục đích không phải là cầu siêu, vì tự thân người chết đã được siêu thoát theo nghiệp rồi. Vấn đề chúng ta tổ chức là để tưởng nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, ơn nghĩa của Tam Bảo, thầy cô giáo, ơn tổ quốc, ơn đồng loại, để chúng ta cam kết, giữ gìn truyền thống cao quý này. Do đó, tôi rất mong mỗi người Phật tử hãy trở thành những cánh tay nối dài của chân lý Phật, giúp cho người đời dừng lại những mê tín, đồng thời, không phí phạm nguồn tài chính của gia đình vào việc mua giấy vàng mã, nhà vàng mã, người vật vàng mã, đốt để trở thành tro bụi, ô nhiễm. Thay vào đó, sử dụng nguồn tiền đó làm  việc Phật sự, việc nghĩa, việc nhân đạo, nhân danh cha mẹ ông bà đã quá vãng làm, để mang lại phúc lạc hạnh phúc cho các mảnh đời kém may mắn hơn chúng ta. Vì tháng Bảy là tháng đền ơn, nên nhân dịp đó làm các việc nghĩa, thì kẻ còn lẫn người mất đều được lợi lạc. Theo kinh Địa Tạng, người quá cố, nhờ cộng hưởng nhân quả sẽ tiếp nhận được một phần bảy công đức do thân bằng quyến thuộc còn sống làm. Những người trực tiếp làm, theo quy luật của nhân quả thì họ sẽ được hưởng sáu phần bảy công đức. Như vậy, hành động này chẳng những có lợi ích cho kẻ còn lẫn người mất ở trong mỗi họ tộc, đồng thời, thông qua mỗi việc nghĩa, việc phước, việc nhân đạo được làm, thì nhiều thành phần cơ nhỡ được lợi lạc và an vui. Mùa tháng Bảy cũng là thời điểm mà trước đó vài tuần hoặc vài tháng, do mưa to, các đập thủy điện trên tổng số một ngàn hai trăm mấy chục đập ở Việt Nam xả lũ, dẫn đến những tổn thất về nhân mạng, tài chính, mùa màng... sức khỏe, dẫn đến rất nhiều nỗi khổ và niềm đau, thì chúng ta hãy nhân mùa tháng Bảy âm lịch, với trọng trách đền đáp Bốn Trọng ân, thì tất cả chúng ta hãy làm từ thiện thật nhiều, nhất là đối với những thành phần cơ nhỡ bị các trận lũ chi phối, tấn công, gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống.

Nhân mùa Vu Lan 2018, một lần nữa, con xin kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni an lạc thân tâm, pháp hỷ sung mãn, Phật sự viên thành. Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho tất cả những người đã quá vãng tái sanh ngay lập tức, có cảnh giới tái sanh an lành, lệ thuộc vào tổng thể nghiệp thiện, đạo đức, và lợi ích mà họ đã tạo trong một kiếp người. Nguyện cho đạo hiếu cũng như pháp bốn trọng ân ngày càng tỏa sáng, để các gia đình trên thuận, dưới hòa, con cháu biết ơn cha mẹ ông bà, đền ơn đáp nghĩa, để theo đó, mọi thành viên trong gia đình đều được hạnh phúc, bình an. Chúc tất cả moị người nhân mùa hiếu hạnh đầy đủ được năm phước lành, bao gồm phước tướng, phước sức khỏe và tuổi thọ, phước tài sản đủ đầy, phước thuận duyên được người giúp đỡ, và trí tuệ, khép lại những nỗi khổ và niềm đau, mở ra an vui hạnh phúc. Nguyện cầu mọi người đời đời kiếp kiếp thường làm bà con Phật Pháp, quyến thuộc từ bi, sống an vui hạnh phúc trong đời!

Nam-mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ-tát Ma-ha-tát!

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/08/2010(Xem: 124325)
05/08/2011(Xem: 80831)
18/08/2016(Xem: 9399)
10/10/2017(Xem: 10147)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :