Ký: Chùa Linh Sơn Phước Điền khiêm cung bên bờ sông yên ã

26/08/20236:12 SA(Xem: 1562)
Ký: Chùa Linh Sơn Phước Điền khiêm cung bên bờ sông yên ã

Bút ký

blank

Chùa Linh Sơn Phước Điền khiêm cung bên bờ sông yên ã

 

        Linh Sơn Phước Điền là một ngôi Ni tự toạ lạc bên bờ sông mát mẻ thanh vắng thuộc thôn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), thành phố Nha Trang.

        Từ trung tâm thành phố Nha Trang đến Chùa có hai lộ trình. Đi từ hướng cầu Bình Tân rẽ vào Tỉnh lộ 3 chạy dài sẽ thấy bảng tên Chùa hiện ra phía bên tay phải, chạy theo bảng hướng dẫn vào chừng nửa cây số sẽ thấy Chùa hiện ra bên tay trái. Đi từ hướng đường Phong Châu, qua cầu Quán Trường, chạy vào đến Ngã ba Đồng Bò thì rẽ trái đi trên Tỉnh lộ 3, qua cầu Phước Thượng một đoạn là thấy bảng tên Chùa nằm bên đường phía tay trái.

        Địa chỉ chính xác hiện nay là 24A/41 đường Tỉnh Lộ 3, (thôn Phước Điền, xã Phước Đồng).

blankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblank

        Hiển hiện ở chốn đìu hiu ít người qua lại lui tới 40 mươi năm về trước chỉ là một tịnh am tịnh thất của người xuất gia tu hành xa tránh dòng đời lao xao uế trược, mang tên Hoa Sơn Tịnh Cốc.

        Năm 1995, nương nhờ ân đức của Hoà thượng bổn sư Thích Như Ý, là Viện chủ Tổ đình Linh Sơn Pháp Bảo (ở Phú Nông- Cầu Dứa, xã Vĩnh Ngọc), Ni sư Thích Nữ Tâm Hiền đã cải tạo tịnh cốc, kiến thiết nên ngôi Tam Bảo bằng gỗ trụ vách ván bình dị, an danhLinh Sơn Phước Điền để hoằng pháp lợi sanh tri ân cội nguồn Thầy Tổ.

       Thật là kỳ diệu! Địa danh của thôn làng hoang vu đã sẵn có là Phước Điền, một thuật ngữ của nhà Phật có nghĩa là Ruộng Phước, thửa ruộng để gieo sạ thiện lành tu nhân tích đức đã ứng với tâm nguyện của người xuất gia cầu đạo giải thoát. Trên đường đi đến "Ruộng Phước" này còn đi qua một cây cầu mang tên Phước Thượng, phước từ bên trên ban xuống, phước của bề trên gia ân hộ trì!

        Trước mặt Chùa là bờ sông, một nhánh sông nhỏ của dòng sông Tắc, có cây bồ đề toả bóng, nhánh lá sà xuống soi gương nước trong lành, bên cạnh đó là chiếc cầu ván ngắn đơn sơ đón đưa những chiếc ghe, chiếc xuồng tấp đến rồi rời đi, hoặc neo đậu nghỉ ngơi nơi yên tĩnh có bướm lượn chim hót và tiếng mõ chuông dặt dìu ngân vang từ Ni tự hiền hoà...Thật là:

 

Huy hoàng thế thưở rong rêu

Bồ đề tỏa bóng, mái chèo hạnh hương

Trí đăng ngời sáng nẻo đường

Tịnh Thiền sự lý viên dung nhiệm mầu.

        và:

 

Biển sông đón một mái chèo

Chân không lên đỉnh cheo leo hành trì

Nâu sồng bạc thếch mà đi

Vướng chi hào nhoáng, bám gì phẩm danh?

blankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblank

 

       Tôi đến Chùa lễ Phật, được yết kiến và hầu chuyện Ni sư trụ trì, sau đó được phép vãng cảnh ghi hình để giới thiệu sơ qua đến đại chúng. Chư vị đạo hữu nào thuận duyên hãy dành thời gian đến thăm ngôi Ni tự khiêm tốn này để gieo duyên tích phước, vì nơi đây đang giáo dưỡng khoảng từ 5 đến 6 tiểu điệu còn sơ cơ ngây ngô trong điều kiện thiếu thốn, chật vật.

        Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát ma ha tát!

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

blankblankblankblankblankblankblank

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/08/2010(Xem: 122406)
05/08/2011(Xem: 80371)
18/08/2016(Xem: 8989)
10/10/2017(Xem: 9793)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :