Vài Nét Về Hội Phụ Nữ Phật Giáo Quốc Tế Sakyadhita

03/09/201012:00 SA(Xem: 8394)
Vài Nét Về Hội Phụ Nữ Phật Giáo Quốc Tế Sakyadhita


VÀI NÉT VỀ HỘI PHỤ NỮ 

PHẬT GIÁO QUỐC TẾ SAKYADHITA
 

Hiệp hội Nữ giới Phật giáo Quốc tế Sakyadhita (Sakyadhita: International Association of Buddhist Women), còn được gọi là hiệp hội những người con gái của đức Thế Tôn (Sakyadhita: Daughters of the Buddha), là một tổ chức của Ni giới và nữ Phật tử trên khắp thế giới

- Thành lập: Năm 1987, toàn thể đại biểu tham dự Hội nghị Quốc tế về Ni giới lần thứ I (The first International Conference on Buddhist Nuns) tổ chức tại Bodhgaya, Ấn Độ đã tập trung thảo luận các vấn đềnữ giới Phật giáo quan tâm và đồng tâm nhất trí thành lập Hiệp hội Nữ giới Phật giáo Quốc tế Sakyadhita. Tại buổi lễ ra mắt sự kiện lịch sử này, 1500 đại biểu nữ giới Phật giáo và một số chư Tăng đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới vinh dự cung nghinh đức Dalai Lama đến chứng minh và ban đạo từ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, một tổ chức của nữ giới Phật giáo thế giới được thành lập

- Sứ mệnh: Sứ mệnh của Hiệp hội Nữ giới Phật giáo Quốc tế Sakyadhita là:

1. Thúc đẩy nền hòa bình thế giới thông qua giáo lý của đức Phật.
2. Phát triển một mạng lưới quốc tế về truyền thông, thông tin liên lạc trong nữ giới Phật giáo
3. Thúc đẩy hạnh phúc tinh thần và thể xác của nữ giới Phật giáo
4. Khuyến khích các dự án giáo dụctu tập dành cho nữ giới Phật giáo
5. Thúc đẩy việc giáo dục của nữ giới Phật giáo trong tư cáchpháp sư, giảng sư.
6. Cung cấp việc hướng dẫn và hỗ trợ cho nữ giới Phật giáo quan tâm tu thiền định và thụ giới Tỳ kheo ni.
7. Tiến hành nghiên cứuấn hành các tác phẩm về lịch sử của nữ giới Phật giáocác chủ đề liên quan đến nữ giới Phật giáo
8. Thiết lập một liên minh nữ giới Phật giáo thế giới nhằm tiến tới thành lập Giáo đoàn Ni giới Quốc tế.
9. Khuyến khích phát triển văn hóagiáo dục Phật giáo.
10. Thúc đẩy sự hòa hợp trong các truyền thống Phật giáo và đối thoại liên tôn.
11. Ủng hộ việc bảo tồn các địa điểm di tích thiêng linh của Phật giáo.
12. Khuyến khích các hoạt động từ thiện xã hộiphúc lợi của nhân loại.

- Cơ cấu tổ chức: Hiệp hội Nữ giới Phật giáo Quốc tế Sakyadhita gồm có 3 cấp tổ chức:

1. Ban Cố vấn Quốc tế (The International Advisory Board): Gồm 14 thành viên là các nữ lãnh đạo Phật giáo, các chuyên gia và học giả từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hoạt động với tư cách là những nhà cố vấn về chiến lược, về xuất bản và về các vấn đề liên quan đến mỗi quốc gia cụ thể và các truyền thống.

2. Ban Trị sự (The Board of Directors): Gồm 12 thành viên là các nữ lãnh đạo Phật giáo, các chuyên gia và nhà nghiên cứu từ 5 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các thành viên trong Ban trị sựtrách nhiệm phát triển chiến lược, tổ chức hội nghị, xuất bản sách, tin tức, các tham luận hội nghị, duy trì trang web của hiệp hội Sakyadhita, kêu gọi tài trợ, theo dõi thông tin liên lạc và là phát ngôn nhân của quốc gia và quốc tế về Phật giáo, về nữ giới và về các vấn đề khác.

3. Toàn thể Hội viên (The General Membership): Gồm khoảng 2000 hội viên là các lãnh đạo Phật giáo, lãnh đạo cộng đồng, các chuyên gia và nhà nghiên cứu từ khắp thế giới. Các hội viên giúp tổ chức các hội nghị quốc tế và địa phương, hỗ trợ việc phát triển và thông tin liên lạc, điều hành các trung tâm nghiên cứu, trung tâm thiền, các tự việnđề xướng các kế hoạch hoạt động của cộng đồng.

-Thành quả: Sau 22 năm thành lập, Hiệp hội Nữ giới Phật giáo Quốc tế Sakyadhita gặt hái được một số thành quả nổi bật như sau:

a. Tổ chức hội nghị nữ giới Phật giáo quốc tế.

Hai năm một lần, Hiệp hội Nữ giới Phật giáo Quốc tế Sakyadhita lại tổ chức Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới. Kể từ ngày thành lập năm 1987 đến nay, hiệp hội đã tổ chức thành công 11 hội nghị nữ giới Phật giáo quốc tế tại: 1/ Bodh Gaya, Ấn Độ năm 1987; 2/ thủ đô Bangkok, Thái Lan năm 1991; 3/ thủ đô Colombo, Sri Lanka năm 1993; 4/ thủ phủ Leh thuộc bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ năm 1995; 5/ thủ đô Phnom Penh, Cambodia năm 1997-98; 6/ tại vườn Lumbini, Nepal năm 2000; 7/ thành phố Đài Bắc, Đài Loan năm 2002; 8/ thủ đô Seoul, Hàn Quốc năm 2004; 9/ thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia năm 2006; 10/ thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ năm 2008, và 11/ thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam năm 2009-10.

b. Tổ chức hội nghị nữ giới Phật giáo quốc gia và các sự kiện Phật sự địa phương.

Ngoài việc tổ chức các hội nghị quốc tế, Hiệp hội Nữ giới Phật giáo Quốc tế Sakyadhita còn tổ chức các khóa tu thiền, các nhóm nghiên cứuhội nghị tại nhiều địa phương. Hội Sakyadhita Hawai`I đã tổ chức thành công viên mãn chuyến thăm và hoằng pháp của đức Dalai Lama tại Hawai`I, Hoa Kỳ vào tháng 4-1994. Trong chuyến thăm và hoằng pháp 4 ngày này của đức Dalai Lama đã thu hút hơn 10.000 người tham dự. Tại các quốc gia: Anh, Đức, Ấn Độ, Thái Lan và Sri Lanka, các chi nhánh của Hiệp hội Sakyadhita đã đăng cai tổ chức thuyết giảnghội nghị Phật giáo quốc gia. Tại Hoa Kỳ, các diễn đàn Phật giáo cũng được tổ chức tại Đại học Claremont Graduate, Đại học Smith và nhiều địa phương khác.

c. Xuất bản các ấn phẩm Phật giáo.

Những bài tham luận xuất sắc trong các Hội nghị Nữ giới Phật giáo Quốc tế đã được hiệp hội xuất bản thành các tập kỷ yếu hội nghị theo từng chủ đề. Vô số tác phẩmdự án nghiên cứu được trước tác từ các hoạt động của hiệp hội Sakyadhita, tạo nên một nền văn học mới của nữ giới Phật giáo, đã được xuất bản. Các dịch phẩm của các tác phẩm này cũng đã xuất hiện tại các quốc gia: Miến Điện, Đức, Marathi, Tây Tạng, và sắp tới sẽ được dịch sang tiếng Trung Quốc, Mông Cổ và các ngôn ngữ khác. Ngoài ra, hiệp hội còn sản xuất các băng đĩa CD, DVD liên quan đến các hội nghị, hội thảo và các buổi thuyết pháp, thuyết trình v.v của nữ giới Phật giáo trên khắp thế giới.

Thích Minh Trí biên soạn

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.