Dân Mạng Choáng Với Clip "Chém Lợn" Rùng Rợn Quốc Lê

17/09/201112:00 SA(Xem: 25158)
Dân Mạng Choáng Với Clip "Chém Lợn" Rùng Rợn Quốc Lê

DÂN MẠNG CHOÁNG VỚI CLIP "CHÉM LỢN" RÙNG RỢN
Quốc Lê

Nhiều người đã bày tỏ sự hãi hùng, thương xótphẫn nộ khi chứng kiến cảnh hành quyết một chú lợn trong lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh.

Được đăng tải trên Youtube cách đây ít ngày, đoạn clip ghi lại cảnh một chú lợn sống bị lật ngửa, bốn chân bị trói và banh ra bốn phía, được rước vào sân đình giữa một đám đông cuồng nhiệt. Sau khi thực hiện một số động tác nghi lễ, một người đàn ông cầm lưỡi dao dài chém ngang bụng lợn 3 lần làm chú lợn bị xẻ làm đôi, máu xối ra lênh láng, nhuộm đỏ một mảng sân trong tiếng reo hò của đám đông. Trong số những người chứng kiến cảnh tượng này có cả trẻ em… 

Đoạn clip này được cho là ghi lại cảnh tế lợn trong lễ hội chém lợn truyền thống, được tổ chức vào ngày 6/1 Âm lịch hàng năm tại thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội liên này quan đến tín ngưỡng phồn thực: Chém lợn tế thánh. Tục truyền rằng, vị tướng cuối đời Lý tên Lý Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, người dân đã mở hội chém lợn hằng năm để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này. 

chemlon_503071095

Một chú lợn bị hành quyết trong lễ hộiẢnh: Yêu du lịch.

Theo tín ngưỡng dân gian của vùng quê Kinh Bắc, máu lợn trong lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn trề, mùa màng bội thu...

Đoạn clip nhanh chóng bị gỡ bỏ do vi phạm chính sách của Youtube về nội dung gây sốc và phản cảm. Tuy vậy, nó cũng đã kịp lan truyền trên nhiều diễn đàn và gây nên một làn sóng phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng. Thậm chí, trên mạng xã hội Facebook, một hội mang tên Kêu gọi nghiêm cấm Lễ Hội "Chém Lợn Tế Thần" ở Tiên Du - Bắc Ninh đã được thành lập và thu hút hơn 300 thành viên chỉ sau ít ngày.

Đa số những người xem clip đều bày tỏ sự hãi hùng. “Mình mất ngủ vì những hình ảnh này, vì cảm giác buồn nôn ghê sợ…”, thành viên Meggi Huynh , mạng xã hội Facebook thổ lộ

Nhiều người tỏ ra kinh ngạc khi một tục lệ “đẫm máu” như vậy vẫn còn tồn tạiViệt Nam. Phần đông đều cho rằng cần phải xem xét lại tính nhân văn của lễ hội này, dù một số ý kiến cho rằng đây là một nét văn hóa đã có từ xưa, cần được bảo tồn.

“Không không, văn hóa là những truyền thống tốt đẹp , những truyền thống man rợ thế này không được xếp vào hàng văn hóa. Không nên tầm thường hóa văn hóa như vậy”, thành viên nick Soulation, diễn đàn Linkhay thốt lên. 

Đồng tình với ý kiến trên, thành viên vietbio bình luận: “Văn hóa cũng có cái hủ lậu cái đẹp đẽ, ko phải phong tục nào cũng phải phục hồi hết, phục hồi hết thì trở về thành xã hội phong kiến rồi chẳng còn cái văn minh nào cũng nhân loại nữa”.

So sánh lễ hội này với việc mổ lợn để giết thịt, điều được xã hội chấp nhận, thành viên desger, diễn đàn Vozforums cho rằng: “Con người thịt thú vật để ăn, để sinh sống thì không nói. Vấn đề là cái lễ hội này lấy việc chém giết máu me làm vui. Cùng là giết thịt con lợn, nhưng cách thể hiện, tính chất nó khác hẳn cái người ta làm trong lò mổ. Kết luận, những kiểu lễ hội như vậy nên dẹp bỏ là vừa. Truyền thống, văn hóa cái nào tốt thì giữ, cái nào xấu thì phải sàng lọc bỏ đi chứ. Nói văn hóa như thế nên giữ, vậy cha ông ta ngày xưa ăn lông ở lỗ, bây giờ có phải cũng nên như thế?”.

Ngoài ra, có cả những ý kiến lo ngại về ảnh hưởng xấu của lễ hội chém lợn đối với tâm hồn nhạy cảm của trẻ con, hoặc liên hệ tới vụ Lê Văn Luyện, khi kẻ giết người hàng loạt này đã từng quen với cảnh máu me vì gia đình làm nghề mổ lợn. Có người đề xuất nên thay lợn sống bằng lợn giả trong lễ hội chém lợn để tập tục hiến tế này dễ chấp nhận trong đời sống hiện đại.

Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, có lẽ những nhà quản lý văn hóaViệt Nam không thể không suy nghĩ về việc thay đổi cách thức tiến hành lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh - vùng đất vốn nổi tiếng về truyền thống nhân văn với làn điệu quan họ dịu dàng và những mái chùa cổ kính.

Theo: baodatviet.vn

Video clip: MỘT LỄ HỘI TẮM MÁU Ở TỈNH BẮC NINH, VIỆT NAM


Phản hồi (10 bài gửi):

Nhuận Nguyên vào lúc 14/09/2011 12:52
A Di Đà Phật. đúng là một việc làm tàn độc. động vật cũng ham sống sợ chết như chúng ta mà. Tại sao lại coi thường mạng sống của chúng như thế. Chúg nào có tội lỗi gì đâu. Xin Chư Phật thương xót phóng quang cứu độ những sinh vật đó, và chỉ đường cho những con người ấy sớm giác ngộ.

huynh cong tinh
vào lúc 14/09/2011 13:06
nam mo a di da phat, toi loi toi loi

Huỳnh Minh Nhẫn
vào lúc 14/09/2011 15:59
Thiện tai thiện tai. Nam mô a di đà phật.

Ngọc Trâm
vào lúc 14/09/2011 17:03
Bắc Ninh là địa danh nổi tiếng của đất Kinh Bắc, có bản sắc văn hóa lâu đời về văn thơ, có cảnh quan thiên nhiên đẹp như gấm, lụa. Những làn điệu quan họ đã làm say mê những người mộ điệu dân ca. Thật là tiếc cho xứ Kinh Bắc lại được xem là "nổi tiếng" với nghệ thuật chém heo tế thần.
Theo như trong ảnh thì thấy có cả cán bộ lãnh đạo địa phương, nhưng tay dao chém heo đều là thay niên trai tráng. Cho thấy dường như cái thú "chém" gia súc này thể hiện rõ những người tham gia cảnh chém giết gia súc này không một chút lòng từ bi.
Tục chém heo dã man này được tổ chức theo nghi lễ, chắc là nghi lễ này đã có truyền thống ở địa phương. Thế nhưng thực tế có những nghi lễ xưa không còn phù hợp với sự tiến bộ văn hóa của xã hội, nó đã chở thành lỗi thời, cổ hủ. Đã là lỗi thời, cổ hủ thì phải bài trừ. Chưa nói đến có những nghi lễ do dân tự tạo ra theo kiểu lệ làng. Nhưng chính quyền địa phương cần xem xét những nghi thức nào mang bản sắc văn hóa thì mới duy trì để gìn giữ cho mai sau. Hủ tục chém heo này hy vọng là các ban ngành của địa phương nên sáng suốtkiên quyết bài trừ. Hy vọng là cảnh bức tử con vật vô tội như thế này để tế thần không còn diễn ra vào năm sau nữa.

Nếu còn diễn ra cảnh này nghĩa là chính quyền địa phương cố tình nuôi dưỡng tính độc ác dã man của con người với con vật từ đời này tới đời sau, phản tác dụng giáo dục cho thế hệ trẻ, nhất là tuổi thơ. Các bé chứng kiến cảnh này, rất có thể sẽ bị ấn tượng mãi suốt đời.

Quảng Văn
vào lúc 14/09/2011 17:43 ghê quá!!!!!!!!

Quảng Hoa
vào lúc 14/09/2011 20:14 Cứ thế nhân gian càng gieo thêm "oán hận càng tăng". Một lễ hội phi nhân bản, đã nói lễ hội là mang 2 chữ: Văn Hoá, mà Văn Hoá là đạo đức là nét đẹp truyền thống của người dân Việt. Được thể hiện qua việc làm Chánh Kiến.
Đem thù đến trả thù
Mình người đều đau khổ
Tình thương xoá hận thù
An lạc tận ngàn thu. 

TT vào lúc 14/09/2011 22:47
Đúng là "dã man chi phong tục".Thế mà còn tâng bốc nhau nào là văn hoá,nào là thượng võ.Nên xóa bỏ lễ hội này.

Nguyễn Xuân Linh vào lúc 15/09/2011 10:56
Kêu gọi là lễ hội văn hóa, mà đâm chém mà cũng gọi là lễ hội văn hóa, không biết đó là văn hóa của phong tục tập quán mà ghê tỏm đến rợn người như thế, vậy mà sao cũng có những người vui mừng reo họ đến thế,

Tran Manh Tien
vào lúc 16/09/2011 18:52
Tôi chỉ thấy có ý kiến chống đối chứ chưa thấy có biện pháp cấm đoán. Không biết năm sau họ còn tiếp tục làm như vậy nữa hay không?

giotnangbenthem
vào lúc 17/09/2011 15:17 ....
và con , cháu người chém lợn đã chém người không gớm tay hắn chính là Lê văn Luyện vụ cướp tiệm vàng ở Bắc giang là con của một gia đình bán thịt lợn.
http://dantri.com.vn/event-1788/Dien-bien-vu-tham-sat-ca-gia-dinh-tiem-vang-o-Bac-Giang.htm

(Nguồn: http://www.phattuvietnam.net/diendan/16314.html)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.