Phật giáoâm nhạc

30/04/20154:14 SA(Xem: 7069)
Phật giáo và âm nhạc

PHẬT GIÁO VÀ ÂM NHẠC

Hồng Quang

     blankVào tuần thứ 3, tháng 4.2015, trang nhà www.thuvienhoasen.org có đăng một số ý kiến về Phật GiáoÂm Nhạc, mà trọng tâm là đặt thành vấn đề Tăng Ni “trẻ” Phật Giáo có nên ca hát không? Và dựa trên tiêu chuẩn nào để trả lời câu hỏi. Hòa Thượng Thích Thiện Tánh, Trưởng Ban Kiểm Soát Trung Ương GHPGVN, và cư sĩ Bình Anson là hai nhân vật có nhiều thẩm quyền, về chức vụ và kiến thức, để trả lời câu hỏi.

      Hai vị không những dựa vào lời Phật dạy để giải đáp câu hỏi mà còn căn cứ trên một số hình ảnhcử chỉ “khó nhìn” xẩy ra ở vài tăng trẻ trong buổi trình bày công cọng. Vì quá bận nên hôm nay tôi mới có vài ý kiến thô thiển về vấn đề nầy.

     Căn cứ vào kinh sách và giới luật của Phật dạy thì ý kiến của HT Thích Thiện TánhCư sĩ Bình Anson là hoàn toàn có cơ sở và nên y giáo phụng hành. Tuy vậy, nếu đi xa hơn chúng ta cũng thấy Phật dạy nên theo con đường trung đạo, và hợp với khế lý, khế cơ và khế thời. Căn cứ vào lời dạy của Phật như thế, chúng ta phải chăng nên suy nghĩ kỷ, lúc áp dụng âm nhạc trong Phật Giáo, và các TN trẻ cũng nên cẩn trọng lúc ra hướng dẫn âm nhạc cho tín đồ, nhất là đối với các em trẻ trong GĐPT.

     Thứ đến, nếu quan sát một buổi lễ của Cơ Đốc Giáo trong nhà thờ chúng ta sẽ thấy, sự tác dụng tâm linh qua âm nhạc để đưa con chiên đến gần hay tin tưởng mãnh liệt vào một đấng Thần linh mà họ tôn thờ.

     Còn buổi lễ của Phật Giáo, không có âm nhạc đã đành còn tụng tiếng Hán, tiếng Pa- Li hoặc Sanskrit dài lê thê, ít người hiểu nghĩa, nên trở thành nhàm chán. Nhìn vào một vài buổi lễ công cọng của Phật Giáo, sau khi lễ xong thì số tín đồ dự lễ đã biến mất gần hết. Hoặc giả, các buổi lễ Phật Đản, hoặc Vu Lan v.v.. mà không có văn nghệ, thì rất ít tín đồ tham dự nhất là tuổi trẻ. Ngay cả nhiều buổi lễ, phần đầu là nghi lễ Phật giáo, kế tiếpvăn nghệ. Nhiều Phật tử, đợi phần lễ Phật xong mới đến dự. Nói cách khác, quần chúng và phần đông Phật tử thích xem văn nghệ hơn là dự lễ. Vì lễ của Phật Giáo tín đồ thường phàn nàn là khô khan, nhàm chán, thiếu hấp dẫn.

      Mặt khác, nên nhìn một chức sắc của vài tôn giáo chúng ta thấy, nếu vị đó vừa giảng giáo lý vừa biết xử dụng cây đàn và hát vài dòng nhạc vui hài hước, thì buổi truyền giáo của vị ấy có kết quả rất tốt.

      Nhiều bản nhạc của Trịnh Công Sơn chuyển tải triết lý nhà Phật là điều rất đáng trân trọng.

      Thi Sỹ Phạm Thiên ThưThi Sỹ Phạm Thiên Thư cũng đã diễn một số kinh Phật qua hình thức Thơ. Và nếu có một thiên tài nào đó điễn kinh Phật qua những bài nhạc lại càng rất cần thiết, tại sao không?

     Nhiều tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo hiểu giáo lý nhờ các bài vè. Và vè phải chăng có ít nhiều âm hưỡng nhạc tính mà chúng ta nên tìm hiểu?

     Đi xa và thực tế hơn, âm nhạc còn được xử dụng để chữa trị bệnh tật. Tại nước Mỹ, có nhiều thính phòng trang bị Nhạc Thiền. Ai bị căng thẳng thì mua vé 10 mỹ kim vào nghe. Tình trạng căng thẳng sẽ được thuyên giảm.

      benh vay nenbenh vay nen 2Chữa bệnh vảy nến (psoriasis) [ Hình bên dưới ] bằng âm nhạc. Bệnh nhân được đặt vào trong một lồng kính có tia tử ngoại màu tím*. Nếu bệnh nhân ấy vừa nằm trong lồng kính vừa được cho nghe Nhạc Thiền, thì kết quả lành bệnh nhanh hơn gấp 4 lần so với bệnh nhân không được nghe nhạc Thiền. Sự diệu dụng của âm nhạc, nhất là Nhạc Thiền như thế, ai dám bảo xướng ca vô loại?

      Ngắn gọn, chúng ta cần những người, hoặc nên có một ban đặc trách, nghiên cứu nên hay không xử dụng âm nhạc trong các sinh hoạt Phật Giáo. Nếu xử dụng thì Tăng Ni có nên được khuyến khích đóng góp hay không? Tại sao nên tại sao không? Và phải chăng nên đưa âm nhạc vào trong các buổi lễ Phật.

     Dẫu gì đi nữa, việc tuân thủ lời dạy của Phật là cần thiết, nhất là Tăng Ni, nhưng việc tuân thủ nên chọn con đường trung đạo và hợp với khế lý, khế cơ, khế thời để đạo Phật dễ đến với quần chúng nhất là với tuổi trẻ. Hiện nay, khoa học ngày càng làm chứng cho những lời dạy của Phật qua phương tiện Thiền và Nhạc Thiền.

      Chúng ta, phải chăng nên cập nhật những thông tin đúng, mang tính khoa học và thời đai? Trong đó, âm nhạc là một chương trình không thể thiếu.

                                          Hồng Quang

                                            30.4.2015

                                                  oOo

 *Theo “Sức Khỏe và Đời Sống”, cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế Việt Nam.

Bài Đọc Thêm:
Nghệ thuật Phạm-bối trong kinh điển Phật giáo (Chúc Phú)

Vì Sao Nhà Sư Không Được Ca Hát
Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của Ngài ca hát và nghe ca hát? (Kinh Tương Ưng)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.