Cây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.”
Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợnma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công những chú cừu non và những động vậtyếu đuối không thể tự vệ; chúng sống như thể để giành nhau rúc rỉa các xác chết. Quạ nương bầy đàn để kiếm ăn, nhưng khi có quyền lợi thì chỉ biết tranh giành cho riêng mình; gặp nguy hiểm, chúng không đoàn kết, chỉ lo tự thoát thân.
Người minh triết sống không tranh.
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
Có chăng một chữ ‘tranh’ thì đó là tranh thủthời gian và cơ hội để mang lại lợi ích và hạnh phúc cho người, cho đời.
Người không tranh là người khiêm nhường. Khiêm nhường chẳng phải là tự ti, cho rằng ai cũng hơn mình; mà chính là tự biết khả năng giới hạn của mình đối với sự vô hạn của đời sống.
(Khiêm nhường không phải là làm bộ tự hạ để kẻ khác nâng mình lên; không phải giả vờ thối lui để người ta đẩy mình ra trước; không phải đóng kịch tâng bốc người khác để họ đáp lại bằng sự ngợi ca mình gấp bội)
Khiêm nhường là đặt mình ra khỏi vòng thị-phi, tranh chấp; nhưng không từ chối trách nhiệm làm đẹp cuộc đời bằng những gì có thể làm được; và bằng những gì có thể làm được, kẻ khiêm nhường luôn giốc hết sức mình cho phúc lạc của số đông.
Trên con lộ nhỏ dẫn qua khu xóm, mấy con quạ giành nhau xác chết của một chú sóc. Nơi kia, giữa những cành lá bạch đàn lao xao trong gió, các chú chim non chưa rời tổ tiếp tục gọi mẹ đòi ăn, và những con chim hiền lành vẫn thản nhiêncất tiếng hót thanh tao đón chào bình minh mới.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.