Không Sợ Điều Chưa Biết

02/06/20224:16 SA(Xem: 2597)
Không Sợ Điều Chưa Biết
KHÔNG SỢ ĐIỀU CHƯA BIẾT
Vĩnh Hảo

phuong timMàu trời xanh biếc. Nắng mai ngập trên sân cỏ và những lối đi ngoằn ngoèo của khu xóm. Những cành phượng vươn lên, trổ đầy hoa, che khuất đi những nhánh lá đang còn xanh tươi, khiến cho nhìn từ xa, chỉ thấy một màu tím. Hai chú sóc liến thoắng rượt đuổi nhau từ nhành này qua nhành kia trong khi con quạ già trên cây không buồn dịch chuyển. Bên cửa số nhìn ra, lão già chống cằm trầm ngâm ý tứ cho một bài thơ chưa có câu đầu. Nhưng mọi thứ thực sự đã bắt đầu từ lâu. Những gì đang hiển hiện chỉ là những chớp lòe liên tục nối nhau trong dòng chảy xiết của nhân-duyên-quả.

Gã thanh niên dắt chó đi dạo hóa ra là cậu bé học mẫu giáo của hai mươi năm trước. Năm ấy cậu còn ngại ngùng gõ cửa xin được nhặt trái banh rớt vào sân sau của nhà lão già. Bẵng đi một thời gian không thấy cậu ra vào; giờ đã thành chàng trai cao lớn, rậm râu.

Cô bé đương độ tuổi mới lớn, ở dãy nhà đối diện thường vác ba-lô đi học mỗi sáng, mấy năm nay cũng không thấy quay lại, có lẽ vì đã ra trường, đi làm, lập gia đình ở một thành phố nào đó.

Con mèo tam thể thường nằm phơi nắng trước căn nhà đầu góc, năm nay không thấy nữa, thay vào chỗ đó là một con ếch bằng đồng.

Căn nhà nằm xéo phía bên phải thì cũng đã thay đổi chủ mấy lần. Giờ chẳng biết ai là chủ nhân. Thỉnh thoảng đi bộ ngang đó, nghe tiếng chó sủa từ trong.

Đổi thay xảy ra trong từng khoảnh khắc chứ không phải ở khoảng cách một năm, năm năm, hai mươi năm. Trong diễn trình sinh-diệt liên tục của một vật thể, sự thể, thời gian có vẻ trôi chậm đối với cậu bé; và lướt qua thật nhanh đối với lão già. Tuổi già, như hình ảnh thường được ví, đi về hướng tương lai bằng cuộc trổ dốc sau khi lên đến đỉnh đồi. Có một trạng thái hay cảnh giới mơ hồ đang chờ đợi trước mắt. Cái mơ hồ, bất định ấy làm người ta sợ hãi, lo âu. Trong tâm lý học, có thuật ngữ “sợ cái chưa biết” (fear of the unknown), “không chịu đựng nổi điều chưa chắc chắn” (intolerance of uncertainty) để diễn tả nỗi sợ hãi bất an trước người lạ, hoặc đối với điều mà người ta chưa biết đến, hoặc thiếu thông tin về nó.

Cái chết là một trong những nỗi sợ phổ thông nhất của con người. Mặc dù ai cũng hiểu chết là gì qua sách vở, lời kể, và chứng kiến tận mắt cái chết của người thân, của người khác, nhưng chưa ai thực sự trải nghiệm cái chết. Vì vậy mà sợ. Sợ cái chưa biết. Chưa biết vì chưa trải qua.

Đạo Phật dạy cách vượt qua sống-chết – thoát ly sinh-tử. Có nhiều phương cách phù hợp với mọi trình độcăn cơ, hoàn cảnh của mỗi người. Nhưng cách căn bản, dễ nhận thức, dễ thực hiện nhất để không còn sợ hãi sanh-lão-bệnh-tử ngay trong kiếp sống hiện tại là, không làm những điều xấu-ác, đồng thời tích cực thực hiện những điều lành trong cả ý nghĩ, lời nói và hành động.

Có những điều chúng ta chưa biết, chưa chắc chắn ở tương lai và đời sau, nhưng nguyên lý nhân-quả là lẽ tự nhiên, tất định, không thể sai khác; ai cũng có thể suy nghiệm, hiểu biết và tin vào. Vì vậy, khi một người chỉ tâm tâm niệm niệm tránh xa các điều ác, tận tụy làm những điều lành, sẽ nắm chắc hạnh phúc an vui trong hiện tại, trong tương lai gần, tương lai xa, mà không cần phải tìm hiểu cảnh giới nào sẽ chờ đón mình. Người thiện sẽ đi về cảnh giới thiện. Mạnh dạn bước tới, không sợ hãi, âu lo.

California, ngày 20/5/2022
Vĩnh Hảo


(Nguyệt San Chánh Pháp Số 128 | 1-6-2022)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/01/2020(Xem: 10629)
30/09/2012(Xem: 9714)
30/08/2014(Xem: 5985)
06/06/2019(Xem: 13873)
01/10/2013(Xem: 7009)
01/10/2013(Xem: 5133)
02/11/2023(Xem: 1254)
26/10/2021(Xem: 3713)
27/09/2015(Xem: 4567)
03/10/2022(Xem: 2726)
23/09/2018(Xem: 8723)
01/06/2023(Xem: 2193)
25/09/2014(Xem: 10226)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.