Lời ca của gã cùng tử

26/04/20163:53 SA(Xem: 8819)
Lời ca của gã cùng tử

LỜI CA CỦA GÃ CÙNG TỬ
Vĩnh Hảo

 

cay co don
Photo by Gerd Altmann

Dòng sông đen ngòm chảy quanh thành phố; lặng lờ trôi bên những lầu đài và những căn nhà tồi tàn xiêu vẹo; luồn dưới những cây cầu nhỏ bắc qua hai bờ rác rến. Ai người thức/ngủ bên sông. Đêm ngày lao xao tiếng nói, giọng cười, và đôi khi là tiếng gầm thét của bão giông, sấm chớp. Lang thang đầu ghềnh, cuối bãi. Vời vợi mắt nhìn trời xanh. Ngồi một chỗ lắng nghe sông dài chuyển động. Quyện theo gió vẫn là hương thơm quen thuộc từ đồng nội kéo về. Ôi, nhớ nụ cười của Cha.

Ngày con bỏ nhà đi hoang, Cha không buồn cản lối. Lặng lẽ ngó theo. Ngón tay điểm về đầu núi biếc có vầng trăng lơ lửng tầng không. Con ương ngạnh, hãnh tiến, không quay đầu. Ngày dài tháng rộng trôi lăn dòng đời cuộn sóng. Si mê khát ái dìm con ngập ngụa sình lầy. Chới với chơi vơi cũng chỉ níu được một ngón tay suông. Dật dờ lê theo bóng mộng. Khóc tràn những giấc mơ hoa. Thoạt khi tỉnh giấc, chỉ muốn quay về nũng nịu bên Cha, vòi một cái xoa đầu. Nhưng con đường, sao dài xa hun hút.  Ôi là nhớ, mắt hiền Cha vẫn dõi theo. Không lời oán trách con hư. Nhẫn nại ngón tay điểm nguyệt.

Bên dòng sông đen, nồng nặc vạn loại tử thi và rác rưởi, con đã nhiều lần buồn nôn, quay mặt. Thế nhân sao đầy tham lam, ngoa ngụy, cuồng si, hiểm ác…! Nhưng nhớ về Cha: đã từng chăm sóc, tắm rửa cho người học trò bệnh kiết lỵ té vào đống phân và nước tiểu hôi hám; đã từng thu nhận kẻ gánh phân làm môn đồ thân cận; đã từng tận tụy xỏ kim vá áo giúp người học trò mù… Cha là bậc tôn quý, không nhờm gớm người bệnh, không phân biệt giàu/nghèo quý/tiện, từ ái bao dung với tất cả… thì một cùng tử vô minh bạt mạng như con có gì đáng hổ thẹn, đáng kiêu hãnh mà quay lưng với Cha, quay lưng với đời!

Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn. Dòng sông sẽ ngầu đục thêm. Và thế nhân, như những người mù quờ quạng, suốt đời bám víu vào những ngẫu tượng, cúi mình làm nô lệ cho những thần linh. Không có những cuộc tìm trăng thơ mộng. Không có những cuộc lang thang kỳ thú. Không có Cha, bóng đêm sẽ che lấp tất cả con đường…

 

Rồi từng ngày qua, con vẫn lê la bên dòng sông đen kịt, đặc quánh những tạp chất; nhưng con biết Cha vẫn tin yêu đứa con hoang nghịch; con biết Cha không bao giờ bỏ rơi con, vẫn từ hòa an nhẫn chờ đợi ngày con trở về… Và ở tận cùng sâu thẳm bản tâm, con thâm cảm như Cha từng dạy, rằng nơi một cùng tử lang bạt vẫn hàm tàng khả tính yêu thươngtrí tuệ như Cha, rằng từ dòng sông đen nghịt kia, vẫn có thể sinh xuất những kỳ hoa dị thảo, và dù thế nào, vẫn có thể phản chiếu ánh vàng rực rỡ của vầng trăng bất diệt.

Kính dâng Cha Lành nhân Mùa Phật Đản, 2016

Vĩnh Hảo
www.vinhhao.net





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/01/2020(Xem: 11786)
30/09/2012(Xem: 10085)
30/08/2014(Xem: 6407)
06/06/2019(Xem: 15114)
01/10/2013(Xem: 7355)
01/10/2013(Xem: 5556)
02/11/2023(Xem: 2132)
02/04/2024(Xem: 878)
26/10/2021(Xem: 4598)
02/07/2024(Xem: 1173)
27/09/2015(Xem: 4889)
03/10/2022(Xem: 3294)
23/09/2018(Xem: 9550)
01/06/2023(Xem: 3167)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :