Sương khói sông Hương

04/08/20157:37 CH(Xem: 8248)
Sương khói sông Hương

SƯƠNG KHÓI SÔNG HƯƠNG
Thị Giới

Mưa bay trên cầu Trường TiềnMuốn viết một bài về Huế nhưng viết rồi lại bỏ. Mới chợt hiểu câu thơ của Hàn Mặc Tử “Áo em trắng quá nhìn không ra”.

Mà có lẽ chẳng những áo trắng, mà áo xanh, áo vàng, áo đỏ… cũng sẽ “nhìn không ra” trong màu sương khói của Huế, của sông Hương. Màu đó là màu của không gian pha với màu thời gian, màu âm thanh pha với màu của mùi hương và sự tĩnh lặng.

Màu không gian của sông Hương là màu xanh biếc, có khi lại trắng ngát như cái thấy của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (Chơi Huế – 1921). Màu thời gian của sông Hương là cái màu đọng lại từ thời Huyền Trân công chúa về Chiêm, thời Nguyễn Hoàng mở cõi, Nguyễn Huệ giong thuyền trên dòng sông chưa có tên Hương… Tiếng của sông Hương là tiếng chuông chùa Thiên Mụ từ hòa hòa trong điệu hò câu hát Nam Ai, Nam Bình, nỗi lòng thiết tha muôn thuở của nhân sinh. Mùi của sông Hương là mùi của hương và sen, là mùi của thạch xương bồ, hoặc mùi của huyền thoại nói rằng vì quá yêu con sông nên người dân hai bên bờ nấu nước thơm để đổ xuống dòng sông, hay là cái mùi thoang thoảng của đất trời cỏ cây, mùi của ban mai tinh khôi, của buổi chiều tha thiết…

Chỉ có thể nói màu của Huế, của sông Hương là “màu sương khói”. Và đúng như câu thơ tiếp theo của Hàn Mặc Tử, “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”. Sương khói sông Hương làm cho con người mờ nhạt, cá thể mờ nhạt, bản ngã hòa tan. Phải chăng trong màu sương khói đó, màu áo trắng sẽ hòa với màu của thời gian, màu áo xanh sẽ hòa với màu của không gian, màu áo vàng sẽ hòa với màu của vũ trụ, màu áo tím sẽ hòa với màu của những câu hò, giọng hát…? Và không còn lại gì cho một cá thể!?

Có một cái hồn khép mở nằm sau mọi cảnh vật, mọi con người ở đây. Sông Hương lớn mà mặt nước phẳng lờ. Những ngôi chùa, lăng tẩm cũng có một không khí yên tĩnh, phẳng lờ như vậy, dù ngoài kia thế giới đang gia tốc biến đổi. Hình như khuôn mặt thật của Huế chỉ thấp thoảng phía sau những biểu hiện nghe được, thấy được. Cũng như lời của Hàn Mặc Tử “Lá trúc che ngang mặt chữ điền.” Có một khuôn mặt thật của Huế, cái bổn lai diện mục của Huế, nằm bên sau những thành trì lăng tẩm, những núi Ngự, sông Hương, những chùa chiền am thất…

Một buổi sáng trước khi rời Huế, ngồi trong một quán cà phê phường Vĩ Dạ cạnh bờ sông Hương. Hồn còn phảng phất hương vị trầm lắng yên tĩnh của những cảnh chùa vừa viếng, nhìn sương khói sông Hương dưới mưa phùn. Phải chăng khói sương đó có thể làm cho hồn người chìm đắm mơ màng, cũng có thể làm cho con người tìm về với cội nguồn của cảm xúc, của thấy và nghe?

Nhớ một bài thơ của Basho trong Back Road To Far Town (Oko-No-Hosomichi):

Mùa xuân đi chim khóc cá mắt lệ A Di Đà.

Vâng, nước từ bi thấm đẫm khắp thế gian, cũng như Đức Quán Thế Âm nhỏ lệ A Di Đà để hóa thành những vị Tara ở khắp thế gian. Nước từ bi đó được nhìn thấy rõ ràng hơn ở những nơi có thể đưa tâm hồn vào không gian rộng lớn, vào thời gian xa xăm để cảm nhận được tính chất vô thường, dâu bể của đời sống. Cái lãng mạn của Huế là cái lãng mạn dàn trải xa xăm, cái cô đơn của Huế là cái cô đơn của lòng người giữa đất trời rộng lớn. Trong bài thơ gốc tiếng Nhật của Basho không đề cập đến A Di Đà, nhưng có lẽ đó là cảm xúc thật sự của Cid Corman, cũng là một thi sĩ và có thời gian sống ở Nhật, dịch cùng Kamaike Susumu. Những người niệm Phật A Di Đà, mỗi khi có sự va chạm sâu thẳm trong tâm, hầu như Đức Phật A Di Đà lại hiện về như là một mảng nền yên ả thanh tịnh của tâm.

Có khi nhìn thấy sương khói sông Hương thì đồng thời cũng thấy được sự êm đềm, tĩnh lặng, nét dịu dàng trầm tư của sông Hương. Khi nghe tiếng chuông chùa vang vọng tan biến vào hư không trên sông Hương, đồng thời nghe được sự tĩnh lặng vô cùng của vũ trụ, của thời gian, và của lòng mình.

phải chăng đó là những giọt nước mắt đậm đà, chất nước từ bi đã sinh ra những bậc cao tăng, nhân tài xứ Huế.

Trong tiếng chuông Thiên Mụ thả xuống dòng sông Hương lan tỏa khắp Huế là những giọng hò réo rắt, là những tà áo trắng thơ ngây, những mối tình lãng mạn. Và trong tiếng chuông chùa đó cũng là chí nguyện giải thoát độ sanh, những tâm tư vì đạo vì đời, những con người mang ý chí hiến dâng cho tổ quốc quê hương.

Đến Huế tự nhiên người ta hướng tâm vào không gian tĩnh mịch, vào thời gian mịt mờ dâu bể. Sương khói ở đây hoặc làm cho con người không nhận rõ được mình, hoặc làm cho con người nhận ra được vị trí thật của mình trong trong cái vũ trụ bao la. Con người ở đây hoặc chìm trong ảo mộng, hoặc biết mình đang ở trong một cơn mộng lớn.

Kinh đô của bất cứ nơi nào cũng đều là nơi chứng kiến nhiều cuộc dâu bể tang thương. Và qua lịch sử xây dựng bờ cõi và giữ gìn đất nước, Huế cũng trải qua nhiều dâu bể tang thương. Nhưng Huế cũng đã giữ được nét thanh bình sâu lắng của một dòng sông. Tiếng ca buồn thăm thẳm quyện trong tiếng chuông chùa thanh thoát làm cho Huế như ảo như thật, như có như không.

Theo các bậc Đạo sư, tính chất chân thật của Tâm hay của pháp giới là rỗng không, thức giác và vô ngại hay vô biên. Nói theo kinh Hoa Nghiêm thì rỗng không hay Không cũng đồng nghĩa với vô ngại hay vô biên. Trong pháp giới vô biên đó, có những thế giới của không gianthời gian, và những thế giới đó dù phân biệt riêng rẽ nhưng đồng thời cũng ở trong nhau và hòa điệu nương vào nhau.

Như sương khói sông Hương. Phải chăngthế giới nương trên màu sắc, có thế giới nương trên âm thanh, có thế giới nương trên mùi hương, có thế giới nương trên thời gian, có thế giới nương trên hư không, hoặc nương trên tất cả những thứ đó. Tùy theo tâm thức của người đối diện mà thấy một thế giới hay nhiều thế giới đó. Và phải chăng đạo Phật Huế cũng đã nương trên đó mà tồn tạitrang nghiêm. Và tính chất như huyễn như mộng, như thực như hư đó đã làm Huế trở thành Huế, làm sông Hương trở thành sông Hương? Và phải chăng đất trời đó đã làm cho Phật giáo Huế – cái nôi của Phật giáo Việt Nam – nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung tuy bàng bạc mà không tách rời với lịch sử, với đời sống.

Có sự trùng hợp vô tình hay cố ý giữa cái tên Hương Giang của Huế với Hương Thủy trong kinh Hoa Nghiêm. Trong kinh Hoa Nghiêm, những con sông Hương Thủy và biển Hương Thủy được coi là cái nền của mọi thế giới hay pháp giới.

Kinh nói rằng có vô số những con sông Hương Thủy bao quanh những biển Vô Biên Diệu Hoa Hương Thủy. Biển Hương Thủy đứng yên nhưng những con sông Hương Thủy thì chảy vòng chung quanh biển theo phía hữu. Và trong biển Vô Biên Diệu Hoa Hương Thủy và sông Hương Thủy này có vô số thế giới với vô số tướng trạng được thành lập, mỗi thế giới lại có vô số thế giới bao quanh. Những thế giới đó đều được xây dựng trên nghiệp hay tâm của chúng sanhnguyện lực của chư Phật, và luôn luôn có bóng dáng của Đức Phật Bất Động Tỳ Lô Giá Na.

Phải chăng “nước hương” (hương thủy) chính là những đam mê và niệm tưởng của chúng sinh từ cõi dục đến cõi vô sắc? Và các thế giới nương vào đó và vào nguyện lực vô vi của chư Phật để được hình thành? Và phải chăng Huế cũng đã được xây dựng trên những đam mê, ước muốn và sức nguyện?

Chùa Thiên MụỞ Huế, nơi chúng tôi đến viếng đầu tiên là chùa Thiên Mụ. Nơi đây, ý chí và cái nguyện đầu tiên của người dân xứ Huế và các chúa Nguyễn được hình thành: Xây dựng nền tảng của đời sống an lạc thái bình trên tinh thần đạo Phật.

Ngôi chùa được dựng trên đồi Hà Khê nằm cạnh sông Hương, sáng và tối thả đều những tiếng chuông từ hòa lan khắp Huế và theo dòng sông Hương đi vào cõi vô cùng. Có thể nói người dân xứ Huế lớn lên và trưởng thành trong tiếng chuông chùa đó.

Các chúa Nguyễn đều là những Phật tử và có chúa đã thọ Bồ-tát giới, sống theo giới luật nhà Phật và lấy từ hòa để đối nội cũng như đối ngoại.

“Ngay khi chúa Nguyễn Hoàng vào cát cứ ở Đàng Trong đã chăm lo phát triển mở rộng đất đai; vừa làm cho vùng đất này trở nên trù phú vừa lo vũ khí, lương thực chống lại chúa Trịnh. Là người Phật tử thuần thành, chúa Nguyễn Hoàng xây dựng chùa trên đồi Hà Khê (huyện Hương Trà, xứ Thuận Hóa) ứng theo giấc mộng được sự chỉ bảo của Tiên Bà (1601) mà đặt tên là chùa Thiên Mụ. Chúa còn trùng tu chùa Sùng Hóa (1602), lập chùa Bửu Châu ở Trà Kiệu – Quảng Nam (1607), lập chùa Kính Thiên ở Xã Thuận Trạch (Quảng Bình) và trọng đãi các bậc Thiền Tăng.” (Thích Nguyên Hạnh – Phật giáo và chúa Nguyễn trong cuộc đồng hành Nam tiến).

Thiên Mụ còn để di tích của cuộc đấu tranh bất bạo động của Phật giáo là chiếc xe mà cố Hòa thượng Thích Quảng Đức sử dụng để đi đến nơi tự thiêu. Tôi hình dung được dáng vẻ ung dung từ tốn của Ngài như những lời trong bức thư Ngài để lại. Có lẽ một trái tim mạnh là một trái tim hiền. Ra đi, Ngài để lại một bức thư hiền, một bức thư đầy khoan dung độ lượng, và một trái tim không thể đốt cháy.

Sau đó chúng tôi viếng chùa Từ Đàm và Thuyền Tôn, tổ đình của hai vị Thầy mà tôi có nhân duyên gần gũi là cố HT Thích Thiện Siêu và cố HT Thích Thiện Minh. Cố HT Thích Thiện Minh là bổn sư truyền Tam quyNgũ giới cho tôi ở chùa Long Sơn, Nha Trang. Chùa Tỉnh hội Khánh Hòa (Long Sơn), Hải Đức Nha Trang và Già Lam Gia Định là những nơi mà tôi có duyên được gần gũi ba vị Thầy, một vị như cây cổ thụ ẩn mình thoát tục trong khu rừng Thiền, dùng sự học rộng hiểu sâu để giáo huấn hậu bối; một vị như đám mây lớn tưới tẩm mưa pháp không mệt mỏi trong rừng tứ chúngđời sống vẫn tiêu dao; một vị như con voi chúa đi giữa trần đời. Những vị đó là cố HT Thích Thiện Siêu, cố HT Thích Trí Thủ và cố HT Thích Thiện Minh.

Như một duyên lành, chúng tôi đến Từ Đàm đúng ngày hoàn kinh Pháp Hoa, được tham dự đạo tràng Pháp Hoa, tụng kinh lễ Phật với chúng ở đó. Kinh Pháp Hoa hình như chỉ được trì tụng phổ biếnViệt Nam bắt đầu vào khoảng đầu thập niên 1960. Người ta tung tin đồn rằng tụng kinh Pháp Hoa cũng như một số kinh Đại thừa khác sẽ bị “đổ nghiệp”. Như má tôi, cũng sợ bị “đổ nghiệp”, và chỉ bắt đầu tụng kinh này khi được cố HT Thích Trí Thủ là bổn sư của bà bảo tụng. Và phải chăng có những kết nối vô hình thiêng liêng nào đó từ những lời khuyên của cố Hòa thượng trên hơn nửa thế kỷ trước với chúng tôi bây giờ!? Sau khóa lễ, chúng tôi vòng ra sau lễ bàn thờ Tổ. Bức hình cố HT Thích Thiện Siêu trên bàn thờ với chiếc áo tràng màu vàng mỏng, một xâu chuỗi đeo cổ và một xâu chuỗi trên tay. Ngài vẫn đơn giảntự nhiên như đời sống của Ngài, một đời sống dường như không thể đơn giản hơn. Nhìn hình Ngài, nghĩ đến Ngài tâm tôi thường có cảm giác như được dừng lại và rơi rớt hết mọi sự, đạo cũng như đời.

Rời Từ Đàm, chúng tôi lên đường đi đến chùa Thuyền Tôn. Một bác cư sĩ ở chùa Từ Đàm đưa chúng tôi một đoạn đến Đàn Nam Giao rồi chỉ đường cho chúng tôi đi đến chùa Thuyền Tôn. Chạy xe trên những con đường nhỏ, chúng tôi đi đến một cảnh chùa im vắng. Thầy trụ trì đi vắng, chúng tôi xin một vị sa-di mở cửa để lễ Phật và sau đó xin phép được lễ bái các tháp.

Sau khi lễ tháp Ôn cố HT Thích Giác Nhiên, chúng tôi được hướng dẫn lễ tháp cố HT Thích Thiện Minh cũng ở gần đó. Nhìn qua tháp bên cạnh, thấy đề ba chữ “Huyền Không tháp”, tôi nghĩ có lẽ là tháp cố HT Thích Mãn Giác. Và quả thật, đối diện với tháp là bia nói về hành trạng của Ngài. Tháp cố HT Thiện Minh thì không thấy có bia.

Cố HT Thích Mãn Giác tôi không được gần gũi nhiều ngoài những giao tình với song thân tôi. Thỉnh thoảng HT từ Mỹ gọi điện thoại qua thăm và gởi tặng sách, hoặc thăm hỏi khi có sự mất mát trong gia đình. Giọng và lời của HT thật từ hòa. Năm 1994, sau khi cố HT Thích Minh Châu tham dự Hội nghị Tăng-già Quốc tế tại Vancouver, Canada hoàn mãn, chúng tôi cung thỉnh Hòa thượng cùng Ni sư Thích nữ Trí Hải và Thầy Thích Giác Dũng lúc đó làm thị giả cho Hòa thượng về nhà tôi nghỉ ngơi một tuần trước khi bay về lại Việt Nam. Trong thời gian nầy xảy ra một số lời thị phi bên ngoài nhắm vào tôi. Cố HT Thích Mãn Giác có gọi điện thoại qua thăm cố Hòa thượng Thích Minh Châu, đồng thời an ủi chúng tôi về những lời thị phi kia, dù tôi vẫn biết rằng những chuyện thị phi xảy ra hàng ngày trong đời sống của mỗi người…

Đó là một số những vị Thầy, những hình ảnh đặc trưng của Tăng-già Việt Nam mà đâu tiên tôi muốn viết về. Trong rừng Thiền đó có những vị âm thầm hành trì mà ánh sáng đạo đứctâm linh đã và đang soi sáng cho giáo chúng và xã hội; có những vị học rộng hiểu sâu hướng dẫn, dìu dắt lớp hậu học không mệt mỏi; có những vị như những con bướm đem hương và nhụy của Phật pháp gieo rắc trong mọi chốn quần sanh; có những vị thong dong vô úy đi giữa trần đời… Đạo Phật đó cũng không tách biệt với lịch sử đất nuớc. Chùa Việt Nam dù thâm nghiêm nhưng cổng chùa luôn mở rộng để chia sẻ những thăng trầm, vinh nhục của dân tộc.

Những nhân duyên trong đời sống thì trùng trùng, những ân tình với đời sống, những con suối mát của tình thầy-trò, bạn đạo… tràn ngập trong đời sống người Phật tử Việt Nam. Đời sống chắc chắn sẽ khác đi nếu gắn kết với những nhân duyên khác. Thầy tôi thường nói: “Sai một li, đi một dặm”. Và bóng mát của những vị Thầy, của Tăng-già Việt Nam, những ngôi chùa, những người bạn đạo có thể đã chuyên chở hình bóng của Đức Phật A Di Đà, cho tôi niềm tin về nguyện lực của chư Phật trong đời sống này, cảm nhận được bóng dáng của Đức Tỳ Lô Giá Na trong sương khói sông Hương, hay của những nơi nào khác…  (Văn Hóa Phật Giáo)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/06/2014(Xem: 9613)
12/03/2018(Xem: 14630)
17/04/2018(Xem: 8965)
03/06/2018(Xem: 7591)
23/11/2022(Xem: 54396)
04/02/2016(Xem: 9832)
28/02/2015(Xem: 6187)
27/11/2019(Xem: 9239)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.