Mùa thuvô thường

29/09/20162:42 CH(Xem: 6942)
Mùa thu và vô thường

MÙA THUVÔ THƯỜNG
Mark Knickelbine | Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Practice Circle: Autumn And Impermanence - Mark Knickelbine)

 

Mùa Thu, Và Vô ThườngLỜI NGƯỜI CHUYỂN NGỮ (NCN):

Nơi tôi ở tuần vừa qua, ngày 22/9/2016 là ngày bắt đầu vào mùa thu. Năm ngoái, ngày 23/9/2015 là ngày bắt đầu vào mùa thu, bài viết của tác giả nầy đã được đăng trực tuyến vào ngày 25/9/2015.

 

Cách đây hai hôm trời đã bắt đầu chuyển sang mùa thu, và ở vùng Bắc Mỹ nơi tôi đang sinh sống, sự hiện diện của mùa thu thì không thể nào làm cho chúng ta nhầm lẫn được. Những chiếc lá mầu xanh héo khô đi, rồi được sơn phết lên bằng nhiều mầu sắc như mầu cam, mầu đỏ, và mầu vàng lóng lánh. Vào buổi tối, trời trở nên mát mẻ và mau sẫm tối. Rồi chẳng mấy chốc, sự phong phú và tốt tươi của phong cảnh sẽ nhường chỗ cho cái lạnh lẽo của một mùa đông cằn cỗi. Đây là thời điểm thích hợp để chúng ta suy ngẫm về vô thường.

Tôi đang theo học một chương trình trực tuyến tuyệt vời trên Coursera có tên là "Thiền Phật Giáo Tây TạngThế Giới Hiện Đại", mô tả tất cả mọi cách thực tập suy ngẫm của người Tây Tạng, cùng với nhiều điều thú vị khác. Lớp học thiền căn bản dành cho tất cả mọi người (chưa biết gì về thiền) là Những Sự Thực Tập Dự Bị Thông Thường, các sự suy ngẫm được tạo ra để khắc sâu vào tâm người học những điều căn bản trong triết lý Phật Giáo. Một trong những điều căn bản đứng đầu là sự suy ngẫm về vô thường, và một lần nữa, tôi đã được nhắc nhở rằng sự hiểu-biết tưởng nhầm là đơn giản nầy, đúng ra là điều quan trọng nhất trong tất cả mọi trí tuệ của Đạo Phật

Vô thường, xảy ra ngược với những gì chúng ta mong muốn, là nền tảng trong Ba Dấu Ấn Của Đạo Phật (= Ba Dấu Ấn Trong Cuộc Sống Con Người: gồm có vô thường, vô ngã, và sự đau khổ). Bởi vì tất cả mọi sự vật trong sự hiểu biết của chúng ta thì tạm thời, không chắc chắn vì ở trong các điều kiện luôn luôn thay đổi, chẳng có sự vật nào có tính vĩnh viễn, và ổn định lâu dài; từ sự hiểu biết sâu sắc nầy, khái niệm về vô-ngã (anatta) đã được bắt nguồn. Nếu các sự vật nầy thật-sự không phải như là chúng ta trông-thấy, và ngay cả những gì mà chúng ta thương yêu cũng không tồn tại vĩnh viễn, thì nếu chúng ta cố gắng đi tìm sự thoải mái và sự hài lòng trong các sự vật có điều kiện, thì điều nầy chắc chắn sẽ dẫn chúng ta đến các mức độ khác nhau của sự thất vọng, của sự đau khổ, và của sự tuyệt vọng (dukkha). Ba Dấu Ấn Của Đạo Phật được công nhận là những yếu tố xác định các kinh nghiệm của con người, cũng là nền tảng cho Bốn Sự Thật Cao Quý, cho Con Đường Cao Quý Có Tám Phần, và cho các sự thật khác mà Đức Phật đã giảng dạy cho chúng ta.

Dù tốt hay xấu, vô thường luôn luôn sẵn có trong sự nhận biết tỉnh thức của chúng ta. Chúng ta có thể bắt đầu, nếu chúng ta muốn, nhìn vào sự thay đổi liên tục nơi cảnh vật chung quanh chúng ta. Nơi tôi sống, chúng tôi nhìn thấy sự biến-đổi dễ gây xúc-động của thiên nhiên, rồi chúng tôi biết thêm rằng sự tăm tối của mùa đông sớm muộn gì rồi cũng sẽ đến. Nơi chốn mà bạn đang sống có thể khác biệt, tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bạn vẫn có thể nhìn thấy những đổi-thay tinh tế trong cường độ ánh sáng ban ngày và ban đêm, cũng như các dấu hiệu đổi-thay tất nhiên của thời tiết lúc sang mùa. 

Từ đó, chúng ta hãy tập trung sự nhận biết của chúng ta vào những người chung quanh chúng ta, vào những thay đổi giúp cho con người trưởng thành, lập gia đình, rồi họ có con cái, vào những thay đổi về hoàn cảnh của con ngườichúng ta không thể tiên đoán được, vào những thay đổi bất thường mà con người không thể tránh khỏi được như bệnh tật, như tuổi già, và như cái chết. Và, chúng ta chắc chắn nhìn thấy được thân thểcuộc đời của chúng ta đã đang thay đổi, rồi chúng ta nhận ra bản chất thật-sự của vô thường qua sự trải nghiệm của chính mình, trong mỗi khoảnh khắc.

Suy ngẫm về vô thường có thể làm chúng ta phải đương đầu với nỗi sợ hãi, cùng với sự buồn bã. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể chịu đựng được sự thật nầy, chúng ta sẽ nhận ra rằng sự hiểu biết sâu sắc về vô thường có thể giải thoát tâm chúng ta ra khỏi sự bám víu vào các sự vật tạm thời, và có thể cho phép tâm chúng ta cảm thấy hết sức nhẹ nhõm, vì chúng ta đang thả lỏng bàn tay kềm kẹp vào các sự vật (mà cho dù chúng ta muốn, cũng không thể nào nắm giữ được). Và, điều nầy nhắc nhở chúng ta nhớ rằng cuộc đời của chúng ta, và của mọi người chung quanh chúng ta, thì rất là ngắn ngủi, và quý báu, để tâm chúng ta rộng mở, rồi chúng ta mang sự tử tế, và mang lòng từ bi đến cho mọi người, mà đang cùng sẻ-chia kiếp sống mong manh, giống như chúng ta.  

Source-Nguồn: http://secularbuddhism.org/2015/09/25/practice-circle-autumn-and-impermanence/

 

Practice Circle: Autumn And Impermanence
Mark Knickelbine - Source-Nguồn: secularbuddhism.org - Posted on 9/25/2015

We’ve crossed the Equinox, and here in the northern USA where I live, the arrival of autumn is unmistakable. Green leaves dry and are touched with orange, red and gold. The evening turns cool and dark. Soon the lush profusion of life will give way to the barren cold of winter. It’s a very good time to contemplate impermanence.

I’m taking a great online program on Coursera called “Tibetan Buddhist Meditation and the Modern World,” which, among a lot of other fascinating things, is delineating all the various kinds of contemplative practices of Tibet. The introductory course of meditation for all novices is the Ordinary Preliminary Practices, contemplations designed to inculcate the basics of Buddhist philosophy. One of the earliest of these is contemplation on impermanence, and I was reminded once again of how this deceptively simple understanding undergirds all the wisdom of the Buddhist path.

Impermanence is, ironically, the foundation of the Three Marks of Existence. Because everything in our experience is temporary and contingent on ever-changing conditions, nothing has a permanent, stable identity; from this insight the concept of not-self (anatta) can be derived. If things are not what they seem to be, and if even that which is dearest to us can’t last, then trying to seek comfort and satisfaction in conditioned things will inevitably lead to varying degrees of disappointment, anguish and despair (dukkha). The recognition that the Three Marks are the defining factors of human experience is in turn the foundation of the Four Noble Truths, the Eightfold Path, and everything else that Buddhism teaches.

For better or worse, impermanence is always available to our mindful awareness. We can start, if we like, with the constant change in the world around us. Where I live we have the poignant transformation of nature that we know will soon lead to the dark of winter. Where you live the transformations may be different, but you probably still observe more subtle changes of light and climate that mark the inexorable turn of the seasons.

From there we might turn our awareness to the people around us, how children grow and change, how they become adults and have children of their own, how their circumstances are subject to unpredictable change, including the inevitable vagaries of sickness, aging and death. And we can certainly see how our own bodies and lives change, and recognize the truth of impermanence in our own experience, moment by moment.

Contemplating impermanence may confront us with sadness and fear. But if we can abide in this awareness, we may come to see that the insight of impermanence can free us from our compulsion to cling to temporary things, and can allow us the profound relief of relaxing our grip on that which we can’t hold on to anyway. And it may help us remember how brief and precious is our own life, and that of everyone around us, and to open ourselves more deeply in kindness and compassion to the fragile humanity we all share.









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/04/2013(Xem: 19046)
11/06/2014(Xem: 9691)
12/03/2018(Xem: 14725)
17/04/2018(Xem: 9039)
03/06/2018(Xem: 7678)
23/11/2022(Xem: 54513)
04/02/2016(Xem: 9943)
28/02/2015(Xem: 6289)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.