Tu tập quyết tâm như bác Lâm

28/11/20164:02 SA(Xem: 5144)
Tu tập quyết tâm như bác Lâm

TU TẬP QUYẾT TÂM NHƯ BÁC LÂM
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 

Bác Lâm 2Chúng tôi tham gia khóa thiền 10 ngày tại Sóc Sơn, Hà Nội. Trong số gần 50 thiền sinh có 4 quý vị tu sỹ xuất gia, có bác sỹ, kỹ sư, có họa sỹ, giáo viên, có quản lý ngân hàng, chuyên gia kiểm toán, có lãnh đạo 1 số doanh nghiệp,… Tuy nhiên tôi rất ấn tượng với 1 phật tử. Đó là bác Lâm. Nhờ bác tinh thần quyết tâm tu tập của tôi cao hơn hẳn. Có lẽ bác là động lực thu tập không chỉ cho mình tôi.

Bác Lâm sinh năm 1960. Năm 1974 tức khi bác 14 buổi thì bác bị co rút 2 chân lại và không duỗi thẳng ra được nữa. Chân cứ thế co gập lại và bị liệt. Một cánh tay cũng vậy. Bị co rút lại không duỗi ra được, không cử động được. Tưởng như cuộc đời đến chỗ nát tan.

Bác Lâm kể rằng năm lên 9 tuổi bác có may mắn đi chùa. Nhờ chút phước duyên lành này mà bác đã nghĩ đến đến và quyết tâm tu tập. Thì ra thế. Thì ra vì vậychúng tôi may mắn có bác là bạn đạo trong khóa tu này.

Bác Lâm không đi lại được. Từ trên xe xuống xe lăn là phải có người bế. May thay, bác vẫn còn 1 cánh tay hoạt động nên vẫn có thể tự ăn cơm, tự rửa mặt mà làm nhiều việc khác.

Bác Lâm ngồi nghe giảng pháp rất chăm chú như nuốt lấy từng lời. Bác tâm sự với tôi rằng, có lúc như muốn khóc. Hạnh phúc vô cùng khi được nghe pháp của Phật.

Khi chúng tôi ngồi tọa thiền, bác Lâm ngồi thiền trên xe lăn. Khi chúng tôi thiền hành, bác hành thiền trên xe lăn. Khi nghe giảng pháp, hoặc là bác ngồi trên xe lăn, hoặc là nằm trên sàn. Bác bị liệt và không thể tự ngồi trên ghế hoặc dưới sàn được.

Bác Lâm rất quyết tâm tu tập. Tôi cảm nhận rất rõ điều này. Tôi nói với bác Lâm và mọi người rằng, chính sự nỗ lực quyết tâm của bác làm động lực tu tập cho tất cả chúng tôi. Quả thật là vậy, nhìn vào tấm gương của bác Lâm, tất cả chúng tôi ai ai cũng cố gắng tu tập hơn.

Bác Lâm 3Bác Lâm tâm sự rằng, dù mình bị liệt nhưng vẫn may mắn còn thân, có nghe được, nhìn được, ngửi được, nếm được mùi vị, xác chạm bằng 1 tay và phần thân. Không có lý do gì không tu. Quan trọng nhất là bộ não vấn minh mẫn, vẫn tiếp thu được pháp của Phật nên không thể không tu.

Bác Lâm còn 1 tay nên ngồi xe lăn vẫn có thể đọc được kinh sách. Như vậy, văn tư tu vẫn được bác Lâm thực hành khá tốt.

Tự nhiên tôi ngồi và nhớ đến những lời vàng ngọc của Phật. Đức Phât như thấu tận tâm cam mỗi chúng sinh. Tôi như nhớ rất rõ đoạn hỏi đáp sau đây:

- Khi chúng con rơi vào cảnh ngộ trái ngang, nên nhân nhượng cầu toàn hay hăng hái chống trả?
Phật dạy: Buông xuống.

- Những thứ mất đi, có nhất thiết truy đòi không?
Phật dạy: Những thứ mất đi, kỳ thực chưa bao giờ thật sự thuộc về con, không cần thương tiếc, càng không cần truy đòi.

- Cuộc sống quá mệt mỏi, làm sao nhẹ nhõm?
Phật dạy: Cuộc sống mệt mỏi, một nửa là do sinh tồn, một nửa là do dục vọng và tị nạnh.

Đối với bản thân, đối với người khác như thế nào?
Phật dạy: Đối với bản thân tốt một chút, vì cuộc đời không dài. Đối với người bên cạnh tốt một chút, bởi kiếp sau chưa chắc có thể gặp gỡ.

- Chúng con làm thế nào xác định mục tiêu của mình?
Phật dạy: Nếu con biết đi đâu, cả thế giới sẽ nhường đường cho con.

- Làm sao cân bằng vui vẻ và bi thương?
Phật dạy: Mỗi người chỉ có một trái tim, nhưng có hai tâm nhĩ thất. Một tâm chứa đựng vui vẻ, một tâm chứa đựng bi thương. Đừng cười quá to tiếng, nếu không sẽ đánh thức nỗi bi thương ở bên cạnh.

Khi còn trẻ, chúng ta đợi khi già mới tu. Khi còn khỏe, chúng ta đợi khi ốm đau bệnh tật mới tu. Khi chúng ta giàu có, đợi khi phấ sản, sạc nghiệp mới tu. Khi chúng ta thành công, đợi thất bại mới tu. Khi chúng ta đang chức, đang quyền, đợi về hưu mới tu. Hỡi ôi, vô thường không đợi ta. Một hơi thở vào mà không thở ra được nữa thì đâu còn tấm thân này mà tu.

Khóa thiền 10 ngày dần kết thúc. Mỗi khi thấy mình lười biếng, dễ dui, tôi lại nhìn vào hình ảnh của bác Lâm, một người bạn đạo gương mẫu tuyệt vời, một thiền sinhquyết tâm tu tập cao và tinh tấn. Tự nhiên năng lượng trong tôi tràn đầy, tự nhiên chánh niệm và tỉnh giác trong tôi dâng cao.

Tu là rất quan trọng. Hành thiền là rất quan trọng. Chánh niệm là chìa khóa đưa chúng ta đi theo con đường Bát chánh đạo. Chánh niệm là chìa khóa vàng giúp chúng ta bớt khổ và dần dần thoát khổ. Con thành tâm biết ơn Phật và xin đảnh lễ Ngài. Xin biết ơn bác Lâm tuyệt vời. Nhờ có bác mà em đã có những tiến bộ lớn trong khóa thiền 10 ngày này.

Còn bạn, người đang đọc những dòng chữ này.  Bạn có còn đủ 6 căn và tay chân không. Nếu còn, bạn đã thực sự tu tập quyết tâm như bác Lâm chưa.

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/03/2015(Xem: 12536)
12/08/2023(Xem: 1247)
12/12/2011(Xem: 32835)
09/10/2020(Xem: 7922)
14/09/2015(Xem: 5992)
31/12/2016(Xem: 9025)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.